You are on page 1of 13

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT LÊ MINH XUÂN



BÀI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU:

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TUỔI VỊ THÀNH


NIÊN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giảng viên hướng dẫn : Lê Hoa (bộ môn Ngữ Văn)


Học sinh thực hiện : Nhóm 4
Lớp : 11B16

... tháng ... năm ...

1
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................3
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn........................................................................3
a) Ý nghĩa khoa học:......................................................................................................3
b) Ý nghĩa thực tiễn........................................................................................................4
5. Từ khóa bài nghiên cứu...............................................................................................4
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHÍNH.......................................................................................5
1. Khái niệm về tuổi thanh thiếu niên.............................................................................5
2. Đặc điểm tâm lý của thanh niên trung học..................................................................5
3. Khái niệm về bạo lực..................................................................................................6
4. Khái niệm về bạo lực học đường................................................................................6
5. Thực trạng của bạo lực học đường hiện nay...............................................................6
6. Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường.........................................................................8
6.1 Yếu tố chủ quan........................................................................................................8
6.2 Yếu tố khách quan....................................................................................................8
7. Hậu quả của bạo lực học đường.....................................................................................9
7.1 Đối với nạn nhân.......................................................................................................9
7.2 Hậu quả đối với bạn bè người xung quanh...............................................................9
7.3 Đối với người bạo hành............................................................................................9
7.4 Những hệ luỵ cho gia đình và xã hội........................................................................9
8. Biện pháp giải quyết.....................................................................................................10
8.1 Đối với học sinh......................................................................................................10
8.2 Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục.............................................10
8.3 Đối với giáo viên....................................................................................................10
8.4 Đối với gia đình......................................................................................................11
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN.................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................13

2
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Bạo lực học đường luôn là 1 vấn đề nếu không muốn nói là 1 vấn nạn gây
xôn xao dư luận trong nhiều năm nay. Không ít những bộ phim đã lên án tình trạng
này nhưng có vẻ chúng vẫn còn tồn tại rất nhiều trong xã hội. Đâu đó trên đất nước
ta, tệ nạn bạo hành học đường vẫn không ngừng tiếp diễn. Xã hội càng phát triển,
nhiều vấn nạn cũng có xu hướng phát triển theo, trong đó có tình trạng bạo lực học
đường. Tình trạng bạo lực học đường hiện nay có chiều hướng gia tăng và diễn biến
hết sức phức tạp và đang trở thành điểm nóng đáng được quan tâm của nhiều phụ
huynh, thầy cô và cũng đã trở thành vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục và toàn
xã hội. Hiện tượng bạo lực không phải là hiện tượng mới, song thời gian gần đây
hiện tượng này xảy ra liên tục với mức độ đáng báo động, đặc biệt là trong môi
trường học đường. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản
như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các
diễn đàn, mạng xã hội,…

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng “Bạo lực học đường của học sinh tại Thành phố Hồ
Chí Minh”, từ đó nghiên cứu đến nguyên nhân, hậu quả và đề xuất hậu quả phù
hợp.

3. Phạm vi nghiên cứu

- Các bạn học sinh THCS và THPT thuộc phạm vi các trường tại Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Và các đối tượng liên quan đến học sinh THCS và THPT tại các trường
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

a) Ý nghĩa khoa học:

Nghiên cứu giúp tìm hiểu: bản chất, các yếu tố ảnh hưởng đến nạn bạo
hành thể chất giữa học sinh với học sinh ở các trường THCS tại Thành phố
3
Hồ Chí Minh và tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về nạn bạo
hành thể chất của học sinh. Từ đó, nghiên cứu đóng góp vào hệ thống tri thức
của Việt Nam về nạn bạo hành thể chất, các yếu tố ảnh hưởng đến nạn bạo
hành thể chất của học sinh; đặt nền móng cho các nghiên cứu chuyên sâu của
chủ đề này ở Việt Nam; góp phần tạo nên một nước Việt Nam mà ở đó không
có nạn bạo hành thể chất. Nghiên cứu giúp làm sáng tỏ cơ sở lý luận, pháp lý
và đánh giá đúng thực trạng nạn bạo hành thể chất giữa học sinh với học sinh
ở các trường THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Ý nghĩa thực tiễn

Cuộc khảo sát này mang lại những thông tin về thực trạng, nguyên
nhân cũng như những giải pháp về thực trạng bạo hành thể chất giữa học sinh
với học sinh ở các trường THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh. Báo cáo này sẽ
đem lại những thông tin hữu ích, một hình thức truyền thông về phòng chống
nạn bạo hành thể chất giữa học sinh với học sinh ở các trường THCS tại
Thành phố Hồ Chí Minh cũng như trên cả nước, qua đó phản ánh được thực
trạng bạo lực học đường và chỉ ra những giải pháp để phòng chống nạn bạo
lực học đường.

5. Từ khóa bài nghiên cứu

Các từ khóa: bạo lực học đường, bạo lực, học đường, tuổi vị thành
niên, tuổi thanh thiếu niên, trẻ em.

4
CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm về tuổi thanh thiếu niên

Thanh thiếu niên hay còn gọi lóng là tuổi thần tiên, tuổi ô mai, tuổi teen (13-
19 tuổi, trong tiếng Anh dải số này được đọc với đuôi là "-teen" nên khoảng tuổi
này được gọi là "teenage", và người trong giai đoạn này cũng được gọi là
"teenager", "teenage boy/girl") là một giai đoạn chuyển tiếp thể chất và tinh thần
trong sự phát triển của con người diễn ra giữa giai đoạn trẻ em và trưởng thành. Sự
chuyển tiếp này liên quan tới những thay đổi về sinh học (ví dụ dậy thì), xã hội và
tâm lý, dù những thay đổi về sinh học và tâm lý là dễ nhận thấy nhất. Về lịch sử,
tuổi dậy thì thường gắn liền với tuổi teen (13-19) và sự bắt đầu của sự phát triển
tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự bắt đầu giai đoạn dậy thì
đã có một sự gia tăng trong thiếu niên (đặc biệt là nữ, như được thấy với dậy thì
sớm); thỉnh thoảng tuổi thiếu niên được kéo dài tới sau cả tuổi teen (đặc biệt ở
nam). Những thay đổi này đã khiến việc định nghĩa một cách chắc chắn khung thời
gian của tuổi thiếu niên trở nên khó khăn.

5
2. Đặc điểm tâm lý của thanh niên trung học

Giai đoạn đầu thamh niên, hầu hết các em đầu tham gia học tập tại các trường
THPT, các trung tâm giáo dục thường xuyên hay các cơ sở giáo dục. Vì vậy người
ta thường gọi tuổi này bằng những cái tên gọi khác như : tuổi học sinh trung học
phổ thông, tuổi thanh niên học sinh hoặc tuổi trẻ vị thành niên. Là lứa tuổi mộng
mơ, thích cái mới lạ, khao khát sáng tạo và tìm tòi ra cái mới, hang hái, nhiệt huyết
trong công việc…. nhưng cũng rất dễ bi quan, chán nản khi thất bại, dễ bị lung lay ý
chí, chủ quan nông nổi,…. Vì đây là lứa tuổi có những sự thay đổi và phát triển tâm
lý một cách rõ rệt, gây ra những khó khăn trong cách giáo dục cũng như quản lý cho
nhà trường. Ngoài việc dần hình thành tính độc lập, tự chủ, kĩ năng nhận thức,… thì
còn một số vấn đề lớn mà giai đoạn này gặp phải như có lối sống không lành mạnh,
dính dáng vào tệ nạn xã hội, gian lận, mắc các chứng bệnh trầm cảm,… và đặc biệt
không thể không kể đến bạo lực học đường, vấn đề gây nhức nhối và ngày càng sảy
ra nhiều trên các hình thức khác nhau.

3. Khái niệm về bạo lực

Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong,
tổn hại một ai đó. Bạo lực thể chất có thể là đỉnh cuộc xung đột.

6
4. Khái niệm về bạo lực học đường

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược bất chấp công lý,
đạo lý, xúc phạm, gây chấn áp người khác, gây nên những tổn thương về thể xác lẫn
tinh thần diễn ra trong phạm vi trường học. Không chỉ vậy bạo lực học đường còn là
sự trấn áp bạn học, thái độ ngang ngược đe dọa hoặc lạm dụng sức mạnh cá nhân,
tập thể để đánh đập, xô đẩy bạn học, thậm chí là xúc phạm, lăng mạ cô lập bạn học.
Ngoài ra còn sử dụng phương tiện điện tử, truyền thông ngôn từ nhằm quấy rối, sỉ
nhục, mạo hành……

5. Thực trạng của bạo lực học đường hiện nay

Hiện nay theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì Việt Nam đang là một
trong những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường và đang có dấu hiệu gia tăng
và chưa có dấu hiệu dừng lại. Những vụ bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số
lượng mà còn gia tăng về mức độ nguy hiểm của nó. Đáng chú ỳ là những hành vi
bạo lực học đường chủ yếu bắt nguồn từ những xô xát rất nhỏ nhặt nhưng lại trở
thành nghiêm trọng. Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xuất hiện ở một cá
nhân, một trường hợp mà đã lan rộng đến môi trường của nhiều trường học và mọi
nơi từ nông thôn cho đến thành thị. Đối tượng của bạo lực học đường cũng có sự đa
dạng và phức tạp, diễn ra tại các cấp bậc từ tiểu học cho đến đại học. Bạo lực học
đường không chỉ xảy ra ở những đối tượng là nam giới mà còn cả ở nữ giới (Đặc
biệt đối với cấp bậc THCS và THPT) , không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn
có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh. Theo một số thông
tin, dữ liệu của Bộ giáo dục và đào tạo, trung bình chỉ trong khoảng thời gian một
năm học xuất hiện khoảng 1600 vụ bạo lực học đường trong phạm vi trong và ở
ngoài nhà trường. Theo thống kê này thì cứ khoảng 5200 học sinh thì lại có 1 vụ
đánh nhau và khoảng 11000 học sinh lại có một em phải nghỉ học vì đánh nhau. Ở
Việt Nam bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở hình thức đánh nhau tác động đến
thể chất mà còn nhiều hành vi tấn công về mặt tinh thần như hâm dọa, chửi rủa,….
Điều này có thể làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển hoàn chỉnh của học sinh sau
này.

7
6. Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường

6.1 Yếu tố chủ quan

Do sự thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi nên các em luôn muốn khẳng định
mình, dễ dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát và thiếu khiềm chế bản thân

6.2 Yếu tố khách quan

a) Từ gia đình

Cha mẹ quá khắt khe, kỳ vọng hoặc dạy dỗ bằng biện pháp kỉ luật sẽ gây áp
lực tâm lý cho các em. Ngược lại, nếu cha mẹ chiều chuộm con quá mức, cho đi
mà không đòi hỏi nhận lại cũng làm cho con có tâm lý háo thắng, thích gì được
nấy và dễ dàng tụ tập, bị lôi kéo bởi hành vi xấu.

b) Từ nhà trường

Hiện nay, nội dung chương trình giáo dục đạo đức công dân còn nặng nề lý
thuyết, chưa cuốn hút học sinh, chưa có nhiều hoạt động trải nhiệm giúp học
sinh nhận thức được các bài học về giá trị của long nhân ái, bao dung, sự tôn
trọng và trách nhiệm của bản thân đối với những người xung quanh

8
c) Yếu tố từ xã hội

Có thể nói những mặt trái của sự phát triển xã hội hiện đại đã tác động, cuốn
giới trẻ theo lối sống thực dụng, đua đòi, đề cao bản thân và tiếp xúc dễ dàng,
thường xuyên với những hành vi bạo lực trên internet, phim ảnh và trò chơi điện
tử. Bên cạnh đó, một số địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ, huy động sức
mạnh tổng hợp trong việc ngăn chặn hành vi bạo lực ở giới trẻ cũng như quản
lý, giáo dục họ.

7. Hậu quả của bạo lực học đường

7.1 Đối với nạn nhân

Nạn nhân của bạo lực học đường phải chịu những tổn thương về tinh thần
suy sụp ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý. Khi thể chất bị tổn thương, tinh thần
căng thẳng, việc học hành của trẻ tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ sợ hãi việc
đến trường, thậm chí trốn học. Từ đó dẫn đến học hành sa sút hoặc phải ở lại
lớp. Vấn nạn có thể kéo dài từ mầm non cho đến lúc vào học cấp 3.

7.2 Hậu quả đối với bạn bè người xung quanh

Do xấu hổ, tự ti, nhiều trẻ không dám chia sẻ việc bị bạo hành với bất cứ ai.
Nếu bị bạo hành dưới sự chứng kiến của nhiều người mà không nhận được sự
giúp đỡ; sẽ thấy mất niềm tin vào những người xung quanh. Lâu dần, hậu quả

9
của bạo lực học đường khiến nạn nhân trở nên khép kín, sống cô độc; từ chối
chia sẻ và kết giao các mối quan hệ bên ngoài.

7.3 Đối với người bạo hành

Vấn nạn này không chỉ để lại tác hại khó lường cho nạn nhân, mà còn gây ra
những vết thương cho cả người gây ra bạo lực .Lâu dần, lối sống bạo lực sẽ làm
sai lệch sự phát triển nhân cách. Hậu quả của bạo lực học đường đối với kẻ bắt
nạt đó là càng dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề, mất đi tính thiện trong bản
năng. Khi bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng và bị pháp luật trừng trị; sẽ gánh
chịu hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến tương lai.

7.4 Những hệ luỵ cho gia đình và xã hội

Gia đình và nhà trường phải mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để
giải quyết vấn nạn này. Bên cạnh đó, nếu không có biện pháp ngăn chặn, bạo lực
học đường rất dễ gia tăng như một trào lưu. Thế hệ trẻ thường muốn chứng tỏ
mình, và dễ bị kích động. Nếu vấn đề xảy ra tràn lan, nguy cơ hình thành một
thế hệ trẻ bạo lực và vô cảm là điều có thể xảy ra. Lúc này, bạo lực học đường
không chỉ là vấn nạn của học đường, mà đã trở thành tệ nạn của toàn xã hội.

8. Biện pháp giải quyết

8.1 Đối với học sinh

Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với
thầy cô giáo ,chấp hành tốt nội quy trường lớp. Tránh xa bạo lực. nói không với
bạo lực. Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường,
thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí. Học
cách kiềm chế cảm súc.Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà
trường tổ chức nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.

8.2 Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục

Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng
sống vào trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình
nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học
10
sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân. Có hình phạt và cách giáo
dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình
thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực. Tổ chức tuyên truyền
tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh.
Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc
phòng tránh bạo lực học đường.

8.3 Đối với giáo viên

Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh
trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ
nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống. Có biện pháp can ngăn giáo dục
kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong
lớp chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy.

Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt
động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học
sinh trong cùng lớp, cùng trường.Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong
sáng lành mạnh. Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp
thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.

8.4 Đối với gia đình

Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái
Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời
nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

11
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Qua bài khảo sát ta thấy bạo lực học đường xuất hiện ngày càng nhiều,
chiếm tỉ lệ cao ở các trường THPT. Điều này cho thấy đây là vấn đền đáng
được hết sức quan tâm. Sau khi quan sát và tìm hiểu sâu về vấn đề này em
nhận thấy được phần lớn học sinh có hành vi bạo lực thường chọn địa
điểm hẹn trước cụ thể là học sinh đã nhắn qua phương tiện điện tử đe dọa,
quấy rối nhau rồi rồi hẹn nhau ở một địa điểm nào đó ngoài nhà trường.
như vậy hành vi này sẽ ngoài tầm kiểm soát của nhà trường. khi bạo lực
học đường sảy ra trong nhà trường phần lớn các em đều phải chịu là những
lời mỉa mai nhục mạ đến từ các bạn học hay bị mọi người cô lập. Qua bài
luận trên chúng ta cũng có thể thấy được bạo lực học nguyên nhân là do sử
dụng các phương tiện truyền thông. Từ những hậu quả khôn lường này,
mỗi người học sinh chúng ta cần ý thức được tác hại của vấn nạn này,
đồng thời chung tay tuyên truyền, kêu gọi mọi người tẩy chay bạo lực ra
khỏi phạm vi học đường, tích cực học tập, rèn luyện bản thân trở thành
một công dân tốt, có ích cho xã hội. Tuổi trẻ là mầm non, là tương lai của
đất nước, chúng ta hãy biết phấn đấu, trau dồi bản thân ngay từ hôm nay
để có thể cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bạo lực học đường: Nguyên nhân và biện pháp phòng tránh – Trường
THCS Ngoại ngữ – Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN
(vnu.edu.vn)
2. https://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_thi%E1%BA%BFu_ni
%C3%AAn#D%E1%BA%ADy_th%C3%AC
3. https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/de-bao-luc-hoc-duong-khong-
con-dat-song-577869.html
4. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-doanh-va-
cong-nghe-ha-noi/tieng-viet-thuc-hanh/tieu-luan-ve-bao-luc-hoc-
duong/51429537
5. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghiep-
thanh-pho-ho-chi-minh/phuong-phap-luan-nghien-cuu-khoa-hoc/nhom-
3-industrial-uni/20260241

13

You might also like