You are on page 1of 5

Nghị luận về vấn đề Bạo lực học đường chi tiết - mẫu 2

Bạo lực học đường đã và đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong trường học hiện nay, nó gây ảnh
hưởng đến tâm lý chung và sự phát triển chung của học sinh.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lí đạo đức xúc phạm, trấn áp
người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hình thức và thật đáng buồn, đáng hổ thẹn thay khi những con
người còn đang ngồi trên ghế nhà trường, những con người đã và đang hàng ngày hàng giờ tiếp xúc với
những kiến thức sách vở, toàn là những kiến thức văn minh, văn hóa, đạo đức mà lại chỉ thích xúc phạm,
lăng nhục, chà đạp lên nhân phẩm, danh dự người khác, làm tổn thương về mặt tinh thần thông qua lời nói,
đánh đập, tra tấn, hành hạ dã man làm tổn thương về sức khỏe, xâm phạm cơ thể con người thông qua
những hành vi bạo lực.
Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực học đường đang trở thành một vấn nạn lớn ngày càng gia tăng
làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy
ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Cũng theo thống kê của Bộ GDĐT,
cứ khoảng trên 5.200 học sinh (thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi
học vì đánh nhau, cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau… Bạo lực học đường đã trở thành
mối quan tâm của rất nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng
mà nó gây ra.
Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy
ngày nay học sinh bị tác động nhiều của các phương tiện truyền thông, phim ảnh, internet. Những phim
ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm lan tràn trên các trang mạng xã hội đã làm vẩn đục tâm
hồn của học sinh và sinh viên, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước
mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ thực dụng, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm
nhiễm theo lối sống không lành mạnh.
Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta còn quá lỏng lẻo, chưa thực
sự thiết chế nội quy chặt chẽ. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên
tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị phát hiện.
Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em
mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học
hành như thế nào. Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao… Tâm tư, tình cảm của tuổi mới lớn, cha mẹ cũng
không nắm bắt kịp hoặc là không có thời giờ để quan tâm.
Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối
sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rượu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã
phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến
nạn bạo lực học đường.
Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh mặc áo dài trắng thướt tha mà lại ngoắt
một cái có thể lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau, những cảnh học sinh lớp này và học
sinh lớp kia trong một trường đánh nhau tập thể như những tên xã hội đen thực thụ, rồi chính người trong
cuộc còn tung lên mạng trong sự hả hê mà không hề biết rằng đã làm đau nhói trái tim của những bậc sinh
thành và những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.
Trước hết, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, phải đặt nặng vấn
đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời
những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào sự bế tắc khó gỡ bỏ. Bên cạnh đó,
gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường.
Đồng thời, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar… và mở ra nhiều sân chơi bổ
ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân vận động, câu lạc bộ thể thao,
các câu lạc bộ về những môn nghệ thuật để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình
bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường.
Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như
ma túy, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào tâm hồn tuổi trẻ
luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống
hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ
của tuổi trẻ hôm nay sống không có lý tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lý có tự nghìn xưa của dân tộc,
sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.
Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà
còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao
hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp…
Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục
nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức
trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.
Toàn xã hội phải cần quan tâm, cần có những biện pháp quản lí, ngăn chặn những hành động có hại đến
môi trường văn hóa, xã hội. Quan tâm, nâng cao văn hóa gia đình, người lớn cần phải làm gương, ứng xử
đúng mực, mạnh dạn lên án, loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Phối hợp ba môi trường giáo dục:
Gia đình - Nhà trường – Xã hội. Nhà trường cần quan tâm tổ chức thực hiện việc dạy kĩ năng sống cho học
sinh một cách nghiêm túc, hiệu quả. Mỗi học sinh cần biết kiềm chế bản thân, giữ cho trái tim luôn ấm
nóng tình yêu thương, ý thức rõ ràng về hành động và hậu quả mình gây ra.
Khi có tình trạng bạo lực xảy ra trong học đường thì tất cả mọi học sinh, dù không liên quan thì cũng
không nên chỉ biết đứng nhìn mà nhanh chóng báo cáo với ban giám hiệu nhà trường, báo cáo cho các cơ
quan công an địa phương… để hạn chế những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Tình trạng bạo lực học đường đã và đang gây nhức nhối cho xã hội, thế nhưng chúng ta không nên đánh
mất niềm tin vào con người. Hiện tượng bạo lực học đường chỉ là một mảng tối trong bức tranh của toàn xã
hội hiện nay. Nhưng không vì thế chúng ta mất niềm tin vào thế hệ trẻ, cần phải có biện pháp triệt để vấn
đề này, lôi những nạn nhân đang bế tắc ra nơi ánh sáng.
Cần nhận thức đúng đắn về vấn nạn bạo lực học đường. Cần sống có lí tưởng, sống với trái tim đạo đức và
đầy sự yêu thương, chung tay cùng với gia đình, nhà trường và toàn xã hội đẩy lùi bạo lực ra khỏi học
đường, hãy diệt trừ tận gốc mầm mống đầu tiên bằng cách răn đe và xử phạt thật nghiêm minh.
Với mục tiêu giáo dục những mầm non tương lai của đất nước, vấn đề bạo lực học đường cần được thật sự
chú trọng quan tâm.
8. Nghị luận về vấn đề Bạo lực học đường chi tiết - mẫu 3
Trước kia, chúng ta thường có tâm lí chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi, ít
xảy ra, không phổ biến. Cũng do đó, mọi người cũng không ý thức về tầm ảnh hưởng, tác động, hậu quả
nghiêm trọng của hiện tượng này. Song, thời gian gần đây, nó lại trở thành một vấn đề nóng bỏng trên các
báo, các trang web. Đứng trước thực trạng này chúng ta cần có nhận thức và hành động như thế nào?
Bạo lực học đường diễn ra rất nhiều ở các trường học, từ Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông
tới cả Đại học mà nhiều nhất là ở các trường THCS và THPT trên quy mô cả nước. Chỉ cần một thao tác rất
nhanh trên google ta có thể tìm thấy hàng loạt các video clip quay cảnh bạo lực của cả nữ sinh lẫn nam
sinh. Dường như bạo lực học đường đã trở thành một “mốt” thời thượng của học sinh, để khẳng định vị trí
của mình với mọi người, cho mọi người biết ta đây hơn người và chính vậy đã khiến bạo lực học đường
diễn ra mạnh mẽ, rầm rộ hơn.
Bạo lực học đường có nhiều hình thức khác nhau. Nhẹ thì tát, đấm, túm tóc, đá, đạp, nặng hơn thì dùng dao
rạch mặt, dùng giày cao gót đánh vào đầu... thậm chí còn chém đứt tay, chém ngang người, nguy hiểm đến
tính mạng và tinh thần. Bạo lực học đường có thế diễn ra giữa học sinh cùng trường hay khác trường, giữa
cá nhân hay một nhóm người, giữa thầy cô và học sinh... Có một sự thật không thể phủ nhận là hiện tượng
bạo lực học đường ngày càng diễn ra nhiều hơn và quy mô rộng hơn. Không phải chỉ có những trường ở
thành phố, thành thị mới có bạo lực học đường mà ngay cả những trường vùng ven, miền núi hay nông
thôn cũng không hiếm. Không chỉ “solo” đánh tay đôi mà những hiện tượng bạo lực học đường còn có sự
tham gia của các băng nhóm hội tụ các tay anh, tay chị trong trường.
Nhưng bên cạnh những trận đánh giữa các học sinh còn có một phần nhỏ những xích mích giữa giáo viên
và học sinh. Học sinh xúc phạm, lăng mạ, chà đạp nhân phẩm của giáo viên cũng có mà giáo viên đánh
đập, sỉ nhục, đay nghiến học sinh cũng không phải là ít. Bạo lực học đường đang diễn ra một cách mạnh
mẽ, sôi động, rầm rộ ở nhiều trường học trên phạm vi cả nước với nhiều hình thức khác nhau.
Gây bạo lực học đường là tự làm hỏng tương lai chính mình, gây nguy hại cho xã hội và khiến mọi người
lên án, xa lánh, căm ghét. Chúng ta cần có những biện pháp gì để chống bạo lực học đường? Những người
gây ra bạo lực học đường cần cố gắng mở rộng nâng cao nhận thức, giữ cho trái tim luôn ấm nóng tình yêu
thương và ý thức rõ ràng về hành động do bản thân thực hiện. Hiện nay xã hội nói chung và nhà trường nói
riêng đều đang tìm cách để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường diễn ra. Chính vì vậy, bản thân là một
học sinh chúng ta nên tránh những hành vi xấu mang tính không lành mạnh trong khu vực giảng đường,
hãy cư xử như một người học sinh đúng mực.
9. Nghị luận về vấn đề Bạo lực học đường chi tiết - mẫu 4
Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng
được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo
viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.
Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học
sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã
tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.
Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng
lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang
bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học
đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường
học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để “xử lý” nhau theo “luật giang
hồ”.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá
lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản
thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được
nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn
sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.
Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa
rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn
kia chỉ vì lý do “giật” mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã
để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm
nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.
Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh
hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang “tán” gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành
vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.
Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều
giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một
người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.
Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập,
sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi
chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.
Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát từ việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có
một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu
và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.
Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà
trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ
cụt.
Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên
giảm vấn nạn này.
Dàn Ý Nghị Luận Xã Hội Tác Hại Của Thuốc Lá

1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tác hại của thuốc lá.
2. Thân bài
a. Nêu lên những biểu hiện và thực trạng hút thuốc lá trong xã hội hiện nay
b. Trình bày những hậu quả nghiêm trọng do việc hút thuốc lá gây ra
- Là một trong những nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm.
- Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của những người xung quanh.
c. Nguyên nhân của việc hút thuốc lá
- Chất ni-cô-tin có trong thuốc lá là một chất gây nghiện.
- Lạm dụng thuốc lá như một phương pháp để giảm căng thẳng, mệt mỏi và kích thích sự tỉnh táo...(Còn
tiếp)
>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận xã hội Tác hại của thuốc lá tại đây
 
II. Bài Văn Mẫu Nghị Luận Xã Hội Tác Hại Của Thuốc Lá
Kể từ khi xuất hiện, thuốc lá đã trở thành một trong số những hiểm họa chính gây ra hậu quả nghiêm trọng
đối với sức khỏe và cuộc sống của con người. Với những thành phần độc hại, thuốc lá có ảnh hưởng vô
cùng tiêu cực đối với chúng ta và sự phát triển của xã hội.
Theo nghiên cứu khoa học, thành phần cấu tạo của thuốc lá có chứa ni-cô-tin. Đây là hoạt chất có tính gây
nghiện cực cao và ảnh hưởng xấu đến người dùng thông qua việc chi phối và tác động trực tiếp đến hệ thần
kinh, khiến người sử dụng dần lệ thuộc vào thuốc. Ni-cô-tin cũng là một trong những thành phần chính của
ma túy, thuốc phiện, thuốc lắc - những chất độc âm thầm dẫn con người đến với cánh cửa của tử thần. Một
thực trạng đáng buồn là hiện nay, tỉ lệ người hút thuốc lá luôn ở mức cao và báo động, bất chấp việc tác hại
của nó được in ấn ngay trên bao bì sản phẩm. Người sử dụng vẫn không mảy may quan tâm đến hình ảnh
những lá phổi đen sì vì khói thuốc, những lời cảnh báo "Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe", hoặc "Hút thuốc
lá là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi",...
Theo thống kê, thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm như
viêm phổi, ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, ung thư tuyến tụy,... bởi trong khói thuốc có chứa hơn năm
mươi hoạt chất gây ung thư. Trong số đó có những chất vô cùng nguy hiểm như nicôtin - gây tăng nhịp đập
của tim, hắc ín - nhựa thuốc lá, benzene - chất gây ung thư thường được sử dụng để điều chế thuốc trừ sâu
bọ,... Đặc biệt, khói thuốc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng mà còn là mối nguy hại đe dọa
sức khỏe của những người xung quanh. Có biết bao đứa trẻ đã ra đời với các căn bệnh liên quan đến đường
hô hấp chỉ vì trong thời gian mang thai, người mẹ hít phải khói thuốc từ thói quen hút thuốc lá của những
ông bố vô tâm, có biết bao người phụ nữ dù chưa bao giờ hút thuốc nhưng cũng nhiễm những căn bệnh
hiểm nghèo do ảnh hưởng từ khói thuốc của người chồng,.... Như vậy, dù không trực tiếp hút thuốc nhưng
việc hít phải khói thuốc thụ động cũng gây ra những hậu quả khôn lường đối với sức khỏe của toàn cộng
đồng.
Để ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lá, việc in ấn những thông tin cảnh báo về tác hại của thuốc lá
đã được áp dụng trên bao bì sản phẩm, những tấm biển "No smoking" cũng được sử dụng phổ biến tại
không gian công cộng như bệnh viện, công viên,.. Tuy nhiên, những giải pháp này vẫn chưa đưa lại những
hiệu quả như mong đợi, bởi trong xã hội vẫn luôn tồn tại những con người vô tâm, thờ ơ với chính sức
khỏe của bản thân và gián tiếp hủy hoại sức khỏe của những người thân xung quanh. Họ bị đánh lừa về
khoái cảm bởi nicôtin là một hoạt chất gây nghiện, dẫn đến việc lạm dụng thuốc lá như một phương pháp
để giảm căng thẳng, mệt mỏi và kích thích sự tỉnh táo của hệ thần kinh. Đặc biệt, tình trạng hút thuốc lá lại
diễn ra phổ biến ở tầng lớp học sinh, sinh viên bởi tâm lí đua đòi, học theo bạn bè, xem việc hút thuốc là
minh chứng của sự trưởng thành.
Những tác hại tiêu cực mà thuốc lá gây ra đã đặt ra bài toán về vấn đề phòng và chống lại khói thuốc. Để
làm được điều này, trước hết, chúng ta cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng hơn nữa về ảnh hưởng của
thuốc để nâng cao ý thức của con người. Đồng thời giảm tỉ lệ người hút thuốc bằng việc áp dụng và đẩy
mạnh các phương pháp hỗ trợ cai thuốc, từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá,...
Qua những gì đã phân tích, ta có thể thấy được những hiểm họa khôn lường mà khói thuốc gây ra. Là học
sinh, chúng ta cần góp sức vào cuộc chiến chống lại khói thuốc bằng việc không sử dụng thuốc lá và nhắc
nhở những người xung quanh về tác hại do thuốc lá gây ra.

You might also like