You are on page 1of 3

Trường học – ngôi nhà thứ hai của học sinh, nơi chắp cánh những ước mơ của

tuổi
học trò, nơi ươm mầm tài năng và phát triển nhân cách con người và cũng là nơi
đong đầy tình cảm thân quý. Nhưng, thật đáng buồn biết bao khi chính tại “ ngôi
nhà” này lại xuất hiện một vấn nạn đáng báo động – bạo lực học đường.
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, cư xử thiếu văn hóa, đi ngược lại với
đạo đức và nó xúc phạm đến tinh thần, thể xác cũng như gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới người khác. Bạo lực học đường có thể xảy ra giữa các học sinh với hau
hay giữa giáo viên và học sinh.
Bạo lực học đường được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: dùng ngôn
ngữ xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp nhân phẩm, làm tổn thương tinh thần
người khác hoặc dùng hành vi thô bạo đánh đập, hành hạ thân thể, sức khỏe của
các nạn nhân.
Trong những năm gần đây, bạo lực học đường đang trở thành một vấn nạn đáng lo
ngại, có chiều hướng gia tăng khiến các bậc phụ huynh nói riêng cũng như toàn xã
hội phải lo lắng. Môi trường học tập trong sáng và lành mạnh đã xuất hiện cảnh
những học sinh sẵn sàng đánh nhau chỉ vì vài xích mích nho nhỏ, làm nhục nhau
bằng những lời nói thô thiển – thứ mà đáng ra một học sinh đang ngồi trên ghế nhà
trường không được phép có, rồi có cả quay clip tung lên mạng… Thậm chí còn
đánh hội đồng, đâm chém nhau ngay tại trường học.
Tại sao những “trang giấy trắng” vốn dĩ ngây thơ, hồn nhiên ấy lại có thể làm ra
những hành động như thế? Có lẽ bởi các em bị ảnh hưởng từ gia đình, từ cuộc hôn
nhân không hạnh phúc của bố mẹ, từ cách cư xử không đúng mực của người thân
trong nhà. Ngày nay, trẻ em được tiếp cận với mạng Internet từ rất sớm. Chính sự
thiếu quan tâm của gia đình đã khiến cho các em, những đứa trẻ chưa ý thức được
sự nguy hiểm của môi trường mạng, bị những âm mưu xấu xa, đồi truỵ của những
kẻ vô văn hoá, thiếu đạo đức tiêm nhiễm vào đầu những thông tin sai sự thật, gây
xích mích, lệch lạc về tư tưởng, dẫn tới bạo lực.
Thật bàng hoàng và xót xa biết bao khi nạn bạo lực học đường ngày một lan rộng.
Nó gây hậu quả rất lớn không chỉ với người bị bạo lực mà cả người bạo lực nữa.
Đối với nạn nhân, bạo lực học đường gây tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần.
Nhẹ thì những vết bầm tím, trầy xước ngoài da; nặng hơn thì gẫy xương, rách da
phải nhập viện; thậm chí có học sinh đã phải tử sát vì những hành vi tưởng như là “
trò đùa trẻ con” này. Những nạn nhân nào may mắn thì vượt qua được thời kì này
nhưng trên con đường tương lai, đó là một bóng ma tâm lý ám ảnh họ suốt cả một
cuộc đời. Còn ngược lại, với những người bạo lực, họ đã quen với việc đánh đấm,
ức hiếp người khác. Điều này sẽ hình thành một lối sống không tốt, nhận thức lệch
lạc và khó trở thành người tốt, người có ích trong tương lai. Các bạn này cũng là
những đối tượng dễ lạm dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy vì cảm giác cô đơn, lo âu
luôn thường trực trong tâm trí họ. Cũng vì đó mà khoảng cách của họ đến với con
đường của tội phạm không bao xa.
Không chi riêng nạn nhân của bạo lực học đường hay người bạo lực mà cả gia đình
của họ cũng phải chịu những tổn thất không nhỏ. Bạo lực học đường ảnh hưởng
đến hạnh phúc, tương lai của mỗi gia đình. Những nỗi đau về mặt tinh thần mà gia
đình nạn nhân hứng chịu thì chẳng gì bù đắp được cho họ. Còn những gia đình có
học sinh bạo lực thì cũng đau đớn chẳng kém gì. Gia đình bị mang tiếng xấu, bị chỉ
trích bởi dư luận và mọi người xung quanh. Thậm chí, họ còn phải có trách nhiệm
dùng tài chính để giải quyết hậu quả do con em mình gây ra.
Bạo lực học đường còn ảnh hưởng tới môi trường học tập của nhà trường, làm xáo
trộn, ảnh hưởng tới tâm lý chung của học sinh. Bạo lực học đường thể hiện sự suy
đồi về đạo đức và sự sai lệch về hành vi đáng báo động cua một bộ phận xã hội
hiện nay. Cũng vì vậy mà trật tự xã hội thiếu ổn định. Những người bạo lực trở
thành gánh nặng của xã hội trong tương lai không xa.
Để phòng chống bạo lực học đường, đầu tiên, cần nâng cao nhận thức của cộng
đồng về vấn đề này. Phụ huynh, giáo viên và học sinh cần phải được biết đến
những hậu quả tiêu cực mà bạo lực học đường mang lại và nắm rõ các biểu hiện
của nó. Cần tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội thể hiện quan điểm, cảm xúc và
góp ý để xây dựng môi trường học tập lành mạnh.
Thứ hai, cần thúc đẩy việc thực hiện chính sách và quy định pháp luật liên quan
đến việc ngăn chặn và xử lý bạo lực học đường. Cần có các cơ quan chức năng và
tổ chức xã hội đảm bảo quyền lợi cho nạn nhân và xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm pháp luật. Đồng thời cần đề cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong
việc đấu tranh chống lại bạo lực học đường.
Cuối cùng, cần thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên liên quan để xây dựng một cộng
đồng học đường an toàn và lành mạnh. Phải tạo điều kiện cho học sinh có môi
trường học tập và phát triển toàn diện. Giáo viên cần được đào tạo về cách phát
hiện và xử lý những tình huống bạo lực học đường. Phụ huynh cần tham gia hoạt
động giáo dục, hướng dẫn và giám sát con em mình trong quá trình học tập. Cùng
với đó, các phụ huynh cần dành thời gian để trò truyện cùng con, lắng nghe con và
thấu hiểu con hơn. Bởi, phụ huynh là một nhân tố cực kì quan trọng trong việc
phòng chống bạo lực học đường.
Trong bối cảnh hiện nay, việc phòng chống bạo lực học đường là một nhiệm vụ cấp
bách đòi hỏi sự chung tay, nỗ lực và sự quan tâm từ tất cả các bên. Chúng ta không
thể chấp nhận việc một học sinh nào phải trải qua nỗi sợ hãi và đau khổ từ bạo lực
học đường. Hãy cùng nhau đứng lên và hành động để xây dựng một môi trường
học tập an toàn, lành mạnh và phát triển bền vững.

You might also like