You are on page 1of 4

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

“Tình bạn là lá là hoa

Tình bạn là cả bài ca trên đời….”

Quả vậy, tình bạn là một cảm xúc luôn được trân trọng và tôn vinh trong tình cảm
con người. Thế nhưng thực tế phản ánh có rất nhiều người đi ngược lại với tình
cảm ấy. Nhiều học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã xảy ra những xích
mích, những sự xung đột ko đáng có với bạn bè của mình, làm mất đi tình bạn.
Nhiều trường hợp những xung đột ấy không được chính những học sinh kiểm soát
tốt và gây ra một vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội: bạo lực học đường.

Vậy bạo lực học đường là j? Nói một cách dễ hiểu, Đó là những hành vi ứng xử
thô bạo gây tổn hại thân thể, tinh thần của người khác bất chấp lí lẽ. Bạo lực học
đường là điểm nóng của ngành giáo dục hiện nay và đang có xu hướng ngày một
gia tăng. Đối tượng của bạo lực học đường không chỉ gói gọn là giữa học sinh mà
còn là cả thầy cô giáo. Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực học đường
đang trở thành một vấn nạn lớn ngày càng gia tăng làm đau đầu các nhà quản lí
giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Tại Việt Nam, trên các phương
tiện truyền thông đã đưa tin có rất nhiều vụ các em học sinh có hành vi dùng vũ
lực đánh nhau, có nhiều trường hợp dùng vũ khí cũng như đánh nhau tập thể ở
trong và ngoài nhà trường đến mức công an phải vào cuộc. Bạo lực học đường
không chỉ xảy ra ở các học sinh nam mà hiện nay xu hướng các bạn học sinh nữ
đánh nhau đang ngày càng gia tăng ở mức độ khó lường. Chỉ cần lên Google đánh
cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây), kết quả google tìm kiếm là
3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những
khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc, chỉ cần
vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh
quay lại và tung lên mạng. Nó lôi kéo sự tham gia không chỉ của một cá nhân mà
thông thường là một nhóm sẽ cùng xúc phạm, đánh đập đối tượng nào đó. Chúng
ta thấy xôn xao trên dư luận vụ nhóm nữ sinh cấp ba ở Hưng Yên đánh đập, lột đồ
bạn học chỉ vì xích mích cá nhân. Rồi mười nữ sinh ở Quảng Ninh đánh hội đồng
hai bạn học vào chiều ngày 6 tháng 4 năm 2019. Rất nhiều vụ việc bạo lực học
đường thương tâm như vậy đang ngày ngày xảy ra. Những thước phim quay cảnh
đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo,
lột quần, túm tóc gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với
những nhân cách đang bị hủy hoại nghiêm trọng.

Vậy đâu là nguyên nhân của bạo lực học đường? Nó có thể bắt đầu xảy đến từ
những hành vi tưởng chừng vô hại, là “chuyện nhỏ” như nói móc, nhìn đểu, ghen
ghét trong học tập, yêu đương. Các em học sinh còn quá nhỏ để nhận thức được
hành vi và dễ dàng bị tác động từ phim ảnh, sách báo bạo lực. Suy nghĩ, hành
động trong cơn nóng giận đến mất kiểm soát. Sự giáo dục thiếu hoàn chỉnh do non
nớt trong tư duy cùng với sự thờ ơ của gia đình. Song song với đó, do ý thức chủ
quan của các bạn học sinh còn kém, chưa có đủ nhận thức về hậu quả của bạo lực
học đường, việc kiểm soát hành vi cũng chưa thực sự tốt, chỉ vài lời nói kích động
cũng có thể nổ ra cuộc bạo lực. Bên cạnh đó, tình trạng bạo lực học đường còn là
do sự quản lí còn lỏng lẻo của gia đình và nhà trường, chưa định hướng cho các
em tư duy đúng đắn dẫn đến những hành động lệch lạc. Tất cả tạo điều kiện nuôi
dưỡng mầm mống bạo lực học đường và khi có điều kiện nó sẽ gây ra những hậu
quả nghiêm trọng.

Như chúng ta đều đã biết, những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra đối với cả
hai đối tượng là nạn nhân và người gây ra bạo lực là rất nghiêm trọng. Nạn nhân
của hành vi bạo lực học đường sẽ chịu tổn thương cả về thể xác, tinh thần. Sẽ trở
thành ám ảnh trong cuộc đời các em. Cha mẹ, bạn bè người bị hại thì hoang mang
lo lắng cho nạn nhân. Trong họ và xã hội đều có cái nhìn cảnh giác với môi trường
học tập. Người gây ra bạo lực cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả cho những sai
lầm của mình. Người đó sẽ bị xa lánh, ghét bỏ, làm hỏng tương lai của chính mình
và trở thành nỗi xấu hổ của cha mẹ, thầy cô, bạn bè. Cùng với đó, những nam nữ
sinh có hành vi bạo lực học đường sẽ có nguy cơ cao dẫn tới những hành vi vi
phạm pháp luật. Nếu không phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để
những hành vi bạo lực học đường thì hậu quả sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm
pháp luật ở ngoài phạm vi trường học mà ra toàn xã hội, gây ra những hậu quả
lớn. Có thể là những căn bệnh nguy hiểm về tâm lí, sức khỏe và thậm chí là tính
mạng của người gây ra bạo lực, nạn nhân và những người có liên quan. Sự nghiệp
học tập, cuộc sống của họ cũng bị đảo lộn, đi theo chiều hướng tiêu cực. Có thể
nói bạo lực học đường phá hủy cuộc đời của bao thanh thiếu niên khi mà đáng nhẽ
tương lai tươi sáng đang chờ đón ở phía trước. Đối với xã hội, bạo lực học đường
là một trong những nguyên nhân chính gây ra những tệ nạn xã hội, gây hỗn loạn
xã hội và mất đoàn kết trong tập thể. Dưới áp lực từ dư luận, dù là nạn nhân hai
người bạo hành thì hậu quả để lại của bạo lực học đường đều rất nghiêm trọng đối
với tương lai và sự phát triển của họ.

Liệu có những giải pháp nào dành cho “Bạo lực học đường”? Bốn giải pháp cấp
thiết xóa bạo lực học đường:Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng
môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế
tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm
cấm các game bạo lực .Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình,
người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ
bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi
trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. Đồng thời, giáo dục cũng nên
nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về bạo lực học đường- đó là yếu tố then chốt.
Cần phải nhân rộng sự hiểu biết của mọi người để phòng tránh, ngăn chặn những
hành vi không tốt. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ
nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học
sinh.Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu quả nhất.Hãy kết nối mọi
người với nhau bằng tình yêu thương sự bao dung và lòng nhân ái. Phối hợp chặt
chẽ giữa gia đình nhà trường và xã hội để tạo ra môi trường giáo dục và tạo điều
kiện cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Còn đối với những trường hợp
cố tình vi phạm, pháp luật phải có những xử lý, răn đe cho phù hợp để ngăn chặn
bạo lực học đường dù chỉ là mầm mống.Mỗi cá nhân hãy cùng đóng góp sức lực
để ngăn chặn bạo lực học đường. Phải có quan điểm nhận thức rõ ràng, biết phân
biệt phải trái, đúng sai. Hình thành, rèn luyện, tu dưỡng những đức tính tốt đẹp.
Tuyệt đối không ai đua theo bè kết phái và làm ra những hành vi đáng xấu hổ.
Đừng để con quỷ giận dữ trong bạn điều khiển. Trở thành nạn nhân hay người gây
ra bạo lực học đường đều không phải mong muốn tốt đẹp. Hãy có ý thức để tự bảo
vệ chính bản thân bạn và người xung quanh bạn. nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực
học đường.

Bản thân là một trong những mầm non tương lai của đất nước, chúng ta cần
nghiêm túc kiểm điểm lại chính mình, biết kiềm chế được, biết nhận lỗi khi mình
làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.Với học sinh cá biệt, cần có sự quan
tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm
bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành
mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người
lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo những giá trị tốt đẹp
của tâm hồn

You might also like