You are on page 1of 4

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 9

QUẢNG TRỊ Khóa ngày tháng 3 năm 2019


MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1.(3,0 điểm).


Hiện nay, trên các trang mạng xã hội có đăng tải một số hình ảnh, clip, bài viết về tình
trạng bạo lực học đường. Đây là hiện tượng tiêu cực của xã hội đang được mọi người quan
tâm. Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề này và đề xuất các biện pháp giúp giảm thiểu
hiện tượng tiêu cực trên?
Câu 2.(3,0 điểm).
Chị M bị nhiễm HIV gần 10 năm nay. Chị có đứa con gái 8 tuổi, sức khỏe bình thường.
Mỗi ngày bé một lớn, chị sợ nhất chuyện bé biết mẹ là bệnh nhân AIDS. Mỗi buổi tối, chị hay
thủ thỉ kể chuyện về người nhiễm HIV cho cháu nghe. Một hôm, chị bạo gan hỏi: "Nếu mai
này mẹ bị nhiễm HIV/AIDS con có xa lánh mẹ không?". Bất ngờ cháu bé trả lời: "Cô giáo dạy,
AIDS không lây khi mẹ ôm hôn, nắm tay con, sao con lại phải bỏ mẹ". Chị Phương như trút đi
được gánh nặng trong lòng. Chị nói: "Chính con tôi đã đem lại sự sống, sự tự tin, niềm an ủi
duy nhất cho phần đời còn lại của tôi".
a. Vì sao em bé 8 tuổi lại có thể đem lại "sự sống" cho mẹ?
b. Theo em điều mà người có HIV cần nhất ở cộng đồng là gì?
c. Để phòng chống HIV/AIDS pháp luật nước ta quy định như thế nào?
Câu 3.(4,0 điểm).
Dựa vào nội dung Bài 13: Phòng chống tệ nạn xã hội (GDCD 8) và chương trình giáo
dục địa phương bài “Học sinh Quảng Trị với việc phòng chống tệ nạn ma tuý”. Em hãy viết
một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) nói về trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống tệ
nạn ma túy học đường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Câu 4.(4,0 điểm).
Theo cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, năm 2017, trên địa bàn cả
nước ta xảy ra trên 4.100 vụ cháy, nổ, làm 119 người chết và 270 người bị thương, thiệt hại
ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra gần 3.000 vụ
cháy, làm chết 73 người, bị thương 163 người; thiệt hại về tài sản 1.590 tỷ đồng.
Theo thống kê từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mỗi năm Việt Nam có khoảng 250-
500 vụ ngộ độc thực phẩm với 7.000-10.000 nạn nhân và 100-200 ca tử vong.
a. Em có suy nghĩ gì về những thông tin trên?
b. Trình bày hiểu biết của em về phòng ngừa vũ khí cháy nổ và các chất độc hại?
Câu 5.(6,0 điểm).
A (15 tuổi) được bố mẹ cho đi xe máy có dung tích xi lanh 50cm 3 để đi học, khi qua ngã
tư thấy đèn đỏ, A vội phóng nhanh và đã đâm vào xe máy của ông B đang đi đến từ phía
đường tín hiệu báo đèn xanh. Xe máy của ông B bị hỏng nặng còn ông B chỉ bị xây xát nhẹ.
Hoảng quá A phóng xe bỏ chạy, sau đó A bị người dân và cảnh sát giao thông bắt giữ.
a. Nhận xét hành vi và chỉ ra các vi phạm của A.
b. Những ai phải chịu trách nhiệm trong trường hợp này (nêu cụ thể trách nhiệm đó).
c. Vì sao pháp luật phải có những quy định về trật tự an toàn giao thông? Là học sinh
em cần phải làm gì để góp phần giảm bớt tình trạng tai nạn giao thông hiện nay?
-----------Hết------------
( Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
HƯỚNG DẪN CHẤM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 9 THCS
Khóa thi ngày: /3/2019
Môn thi: Giáo dục công dân
( Hướng dẫn chấm có 03 trang)
Câu Hướng dẫn chấm Điểm
1 - Khẳng định vấn đề bạo lực học đường là hiện tượng tiêu cực của xã hội. Hiện 0,5
nay bạo lực học đường xảy ra khá nhiều vụ học sinh đánh nhau hội đồng, thậm
chí số vụ bạo lực học đường của học sinh nữ còn nhiều hơn nam. Nhiều vụ ẩu đả
bắt nguồn từ những lý do vu vơ như: thấy “ngứa mắt”, bị “nhìn đểu”, thấy bạn…
xinh và học giỏi. Mức độ bạo lực đi từ “võ mồm”, đến túm tóc, cào cấu, xé quần
áo giữa đám đông và cao hơn nữa là sử dụng đủ loại “vũ khí”, từ giày, dép,
guốc, cặp sách, ghế ngồi đến gậy gộc, gạch đá, dao lam, tuýp nước… Đã có
nhiều vụ việc gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.
- Hậu quả: Gây hoang mang, lo lắng cho học sinh và phụ huynh; ảnh hưởng đến 0,5
tinh thần và sức khoẻ, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của nhiều bạn học
sinh.
- Nguyên nhân : Xuất phát từ nhiều nguyên nhân đôi khi chỉ là những xích mích 0,5
rất nhỏ của học sinh, không làm chủ được bản thân, thiếu hiểu biết, chưa có đủ
kỹ năng để ứng phó, giải quyết các tình huống xảy ra cuộc sống hàng ngày, sự
thay đổi về tâm sinh lý lứa tuổi, các bạn muốn tự khẳng định mình, do sự
buông lỏng quản lý của cha mẹ, của nhà trường, ảnh hưởng của Internet, của các
trò chơi bạo lực…
- Đề xuất hướng khắc phục : 1
+ Mỗi học sinh cần phải xây dựng cho mình một ý thức lập trường vững chắc, tự
làm chủ suy nghĩ và hành động; không để bạn bè, người xấu lôi kéo vào những
hoạt động, những mối quan hệ thiếu lành mạnh.
+ Đối với gia đình: Các bậc cha mẹ thường xuyên quan tâm gần gũi con cái, theo
dõi các mối quan hệ, diễn biến tâm trạng và phân tích phải trái, đúng sai giúp
con mình có nhận thức đúng đắn và điều chỉnh hành vi kịp thời
+ Đối với nhà trường: Thường xuyên theo dõi, giáo dục tính cách, hành động,
hướng các em biết ứng xử tốt, biết cảm ơn, biết xin lỗi; có các biện pháp ngăn
ngừa và hóa giải các mâu thuẩn nhằm tránh xảy ra bạo lực; xử lý nghiệm những
hành vi vi phạm của học sinh.
+ Đối với xã hội: Củng cố nâng cao chất lượng môi trường xã hội văn minh tiến
bộ; có các biện pháp ngăn chặn, lên án những hoạt động tác hại đến môi trường
xã hội lành mạnh.
- Khẳng định ngăn chặn nạn bạo lực học đường là nhiệm vụ cấp bách, là trách
nhiệm chung của toàn xã hội.
- Liên hệ bản thân: Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; chăm chỉ học tập; 0,5
tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường và địa phương; khi xảy ra mâu
thuẫn phải bình tĩnh để tìm cách giải quyết, những sự việc không tự giải quyết
được cần tìm đến sự giúp đỡ của thầy cô, bố mẹ…
2 Em là một người con hiếu thảo: Biết chia sẻ, yêu thương, kính trọng mẹ (cả khi 0,75
mẹ bị măc căn bệnh thế kỷ). Em đã có những hiểu biết chính xác về HIV/AIDS
Điều mà người có HIV cần nhất ở cộng đồng là: Sự thông cảm, đồng cảm; sự 0,75
quan tâm, giúp đỡ…để họ có thể vượt qua được những mặc cảm tự ti, có thể hòa
đồng được với xã hội.
Để phòng chống HIV/AIDS pháp luật nước ta quy định: 1,50
- Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống việc lây truyền
HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội.Tham gia các hoạt động
phòng, chống HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng.
- Nghiêm cấm các hành vi mua bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi làm
lây truyền HIV/AIDS khác.
- Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật vì tình trạng bị nhiễm
HIV/AIDS của mình.
- Không bị phân biệt đối xử nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng chống
lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
3 * HS dựa vào những kiến thức của các bài học viết thành một bài văn, lập luận
chặt chẽ, với những yêu cầu sau:
- Giới thiệu về các tệ nạn xã hội, đặc biệt ma túy đang là vấn đề bức xúc của 0,5
toàn nhân loại. Ma tuý là một số chất tự nhiên hoặc chất tổng hợp khi đưa vào cơ
thể người dưới bất cứ hình thức nào sẽ gây ức chế hệ thần kinh, làm giảm đau
hoặc gây ảo giác.
- Tác hại của ma túy: Huỷ hoại sức khỏe dẫn đến cái chết, nguy cơ lây nhiễm 1
căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. Thiệt hại về kinh tế. Băng hoại đạo đức, phá vỡ hạnh
phúc gia đình. Suy giảm sức lao động xã hội, suy thoái giống nòi, mất trật tự an
toàn xã hội nãy sinh nhiều tệ nạn khác như: trộm cắp, cướp của, giết người.
- Tình hình tệ nạn ma tuý ở Quảng Trị:
+ Số vụ buôn bán, vận chuyển và số người nghiện ma túy ngày càng gia tăng.
+ Quảng Trị là một trong những điểm nóng của cả nước về buôn bán, tàng trữ, 0,5
sử dụng chất ma túy. Đặc biệt là tình trạng sử dụng ma túy trong lứa tuổi thanh
thiếu niên ngày càng báo động.
- Như vậy, ma túy là một hiểm họa đối với thế hệ tương lai. Vậy làm thế nào để
học sinh có thể chủ động tránh xa ma tuý.
Giải pháp (Tuỳ theo cách trả lời của học sinh để ghi điểm):
Để phòng chống ma túy trong học đường, học sinh cần hiểu rõ trách nhiệm của
mình trong phòng, chống ma tuý.
+ Ngoan ngoãn, vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo.Thi đua chăm chỉ học
hành tiến bộ. 2
+ Có lối sống lành mạnh, không ăn chơi đua đòi, buông thả.
+ Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào; không tàng trữ, vận chuyển,
mua bán hoặc làm những việc khác liên quan đến ma tuý;
+ Khuyên nhủ bạn học, người thân của mình không sử dụng ma tuý hoặc tham
gia các hoạt đông vận chuyển, mua bán ma tuý;
+ Khi phát hiện những học sinh, có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn
buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo để có biện pháp ngăn
chặn, nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm
phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.
+ Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ các bạn học
sinh sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh vào hoạt động vận chuyển, mua bán
ma tuý; báo cáo kịp thời cho cha mẹ hoặc thầy, cô giáo.
+ Quan tâm, động viên, chia sẻ, giúp đỡ những người cai nghiện tái hòa nhập
cộng đồng. Không kì thị, xa lánh người cai nghiện.
+ Tìm hiểu kỹ năng đối phó với các cảm xúc tiêu cực (buồn chán, thất vọng), các
tình huống nguy cơ dẫn đến sử dụng ma túy.
+ Tuyên truyền, vận động cho mọi người cùng phòng tránh ma túy./.
4 Những thông tin cho chúng ta thấy tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc
hại đã để lại những hậu quả vô cùng nặng nề cho con người và xã hội và có
chiều hướng gia tăng. Vì vậy cần phải tăng cường công tác phòng ngừa tai nạn 0,75
vũ khí cháy nổ và chất độc hại.
Hiểu biết của em về phòng, ngừa vũ khí cháy nổ và chất độc hại: 0,75
- Nêu được tính chất nguy hiểm, tác hại của các tai nạn đó cho cá nhân gia đình
và xã hội: Gây tổn thất về tính mạng, tài sản và tinh thần.
- Nguyên nhân: Do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, bất chấp
pháp luật, vì lợi ích cá nhân hoặc do sơ suất, bất cẩn của con người ...

- Để phòng ngừa vũ khí cháy nổ và chất độc hại pháp luật nước ta quy định: 1,5
+ Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất
cháy, chất nổ chất phóng xạ và chất độc hại.
+ Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho
phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất
phóng xạ và độc hại.
+ Cơ quan cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ
khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn luyện về
chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và tuân thủ quy định về an toàn.
- Trách nhiệm của công dân, học sinh: 1,0
+Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai
nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.
+ Tuyên truyền vận động gia đình bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt
các quy định về phòng ngừa.
+ Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định
trên.
5 - Hành vi của A vi phạm pháp luật giao thông đường bộ
- Chưa đủ tuổi để sử điều khiển xe máy. 1,25
- Vượt đèn đỏ .
- Phóng nhanh, gây tai nạn.
- Bỏ chạy khi vi phạm.
Trong tình huống này, A và bố mẹ A phải chịu trách nhiệm. 2,5
- Trách nhiệm của A:
+ Bị phạt cảnh cáo (Vì theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP và Luật xử lý vi phạm
hành chính 2012 quy định: Phạt cảnh cáo đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện)…)
+ Xin lỗi ông B và cùng ông B tới bệnh viện.
+ Báo cho bố mẹ biết để chăm sóc, bồi thường cho ông B.
- Trách nhiệm của bố mẹ A :
+ Phải chịu xử phạt hành chính về việc giao xe cho con chưa tuổi điều khiển.
+ Có trách nhiệm giáo dục A thực hiện đúng quy định của pháp luật khi tham gia
giao thông
+ Bồi thường thiệt hại cho ông B (trả tiền viện phí và sửa xe).
Pháp luật phải có những qui định về trật tự an toàn giao thông là nhằm bảo đảm 1,25
an toàn GT cho mình và mọi người, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả
đau lòng cho bản thân và mọi người; bảo đảm GT được thông suốt, tránh ùn tắc,
ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.
Để góp phần giảm bớt tai nạn giao thông học sinh cần phải 1,0
- Thực hiện đúng những quy định của giao thông đường bộ.
- Tuyên truyền phổ biến rộng rãi về luật giao thông đường bộ cho mọi người,
nhất là trong gia đình, cộng đồng dân cư.
- Tích cực tham gia các hoạt động do lớp, trường, địa phương tổ chức nhằm
truyên truyền luật giao thông đường bộ.
- Đấu tranh ngăn chặn những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.
------------------Hết-------------------

You might also like