You are on page 1of 13

CHỦ ĐỀ 3: HÀNH VI LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC

PHẦN 1: KHÁI NIỆM HÀNH VI LỆCH CHUẨN:

1.1. Khái niệm hành vi lệch chuẩn:

Trong Tâm lý học hiện đại, con người là chủ thể tích cực của hoạt động, họ làm chủ bản thân
và làm chủ môi trường chứ không phải chỉ là một cá thể thích nghi một cách thụ động với môi
trường. Những hành vi của con người bao giờ cũng hướng tới những mục tiêu nhất định, hành
vi con người luôn luôn được thay đổi, phát triển chứ không phải bất biến. Hành vi của con
người là những hành vi tích cực để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và có tính chất xã hội rõ
ràng. Hành vi của con người bị chi phối, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, vì vậy xem xét chuẩn
mực hành vi phải xem xét hành vi của con người trong một môi trường nào đó, trong một cộng
đồng người nhất định.

Theo định nghĩa của tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Hành vi lệch chuẩn là toàn bộ hành vi có
tính chất chống đối xã hội, xâm phạm hay khiêu khích được lặp lại và kéo dài. Một hành vi
như vậy trong hình thái cực độ sẽ đưa đối tượng đến chỗ vi phạm các tắc xã hội chủ yếu tương
ứng với lứa tuổi của trẻ, điều này vượt quả hành vi ranh mãnh thông thường và các thái độ nổi
loạn của thanh thiếu niên.

Trong cuốn DSM - IV “Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần”, Bảng phân loại
bệnh của Hoa Kỳ do bác sỹ Nguyễn Văn Xiêm dịch đã đưa ra định nghĩa về hành vi lệch
chuẩn như sau: Hành vi lệch chuẩn là kiểu hành vi lặp đi lặp lại và kéo dài trong đó các quyền
cơ bản của người khác hay các chuẩn mực xã hội hoặc luật lệ lớn phù hợp với lứa tuổi bị vi
phạm.

Như vậy, quan niệm về hành vi lệch chuẩn của các bác sỹ tâm thần Mĩ có rất nhiều điểm giống
với quan niệm của Tổ chức Y tế Thế giới

Giáo sư Debray-Rizen thuộc trường Đại học Y khoa Paris đã định nghĩa: Hành vi lệch chuẩn
là những hành vi không phù hợp với chuẩn mực, mà biểu hiện của hành vi đó nếu thường
xuyên xảy ra sẽ thực sự ảnh hưởng xấu đến sự thích nghi của mỗi cá nhân.

Trong Từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng (2008, NXB từ điển bách khoa) định nghĩa: Hành vi
lệch chuẩn là hệ thống hành vi hoặc các hành vi riêng lẻ đối lập với các chuẩn mực đạo đức
hoặc pháp luật đã được xã hội thừa nhận. Những kiểu dạng hành vi lệch chuẩn chủ yếu là
phạm pháp và những hành vi phi đạo đức nhưng chưa phải chịu trách nhiệm hình sự (say rượu,
1
ăn cắp vặt…). Những hành vi lệch chuẩn thường là cơ sở hình thành các hành vi vi phạm pháp
luật”.

 Hành vi lệch chuẩn là hệ thống hành vi hoặc các hành vi riêng lẻ không phù hợp với
chuẩn mực. Có tính chất chống đối xã hội, xâm phạm hay khiêu khích được lặp lại và
kéo dài. Khi những hành vi này được thường xuyên xảy ra sẽ thực sự ảnh hưởng xấu đến
sự thích nghi của mỗi cá nhân.

- Ví dụ về hành vi lệch chuẩn trong xã hội ta hiện nay: Giết người, trộm cắp, tham ô,
nghiện ngập, mại dâm... Tuy nhiên, thế nào là lệch lạc vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Bởi lẽ
như đã định nghĩa, lệch lạc tùy thuộc vào quan điểm và góc đứng nhìn vấn đề và tùy bối cảnh.
Ví dụ: về cách ăn mặc của thanh niên học sinh, với cùng một hành vi là mặc áo sơ mi ngắn và
quần ngố, nếu học sinh đó ăn mặc như vậy tới trường thì chắc chắn là không phù hợp, sẽ bị
mọi người đánh giá và coi đó là sai lệch chuẩn mực xã hội. Nhưng nếu với bộ quần áo đó mà
học sinh này mặc đi chơi với bạn bè thì lại được coi là rất phù hợp và đứng đắn. Vậy nên một
hành vi có thể sai lệch ở địa điểm này nhưng lại phù hợp ở địa điểm khác. Và chúng ta nên có
sự nhận thức rõ ràng để không phạm phải các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.

Như vậy, hành vi lệch chuẩn có hai mức độ về mặt tâm lý:

*Một là, ở mức độ thấp và chỉ có ở một số hành vi. Cá nhân có những hành vi không bình
thường nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động chung của cộng đồng, đến đời sống cá nhân và
gia đình họ. Mọi người xung quanh vẫn có thể chấp nhận, tuy nhiên không thoải mái.

*Hai là, ở mức độ cao và ở hầu hết các hành vi của cá nhân, từ hành vi trong sinh hoạt đến
hành vi lao động sản xuất, học tập, vui chơi. Những hành vi lệch chuẩn này ảnh hưởng đáng kể
đến cuộc sống cá nhân vì vậy cần được chẩn đoán và chữa trị.

1.2. Hành vi lệch chuẩn đạo đức:

Là hệ thống hành vi hoặc các hành vi riêng lẻ đối lập có sự biến đổi sai lệch, chệch
hướng đi so với cái được coi là chuẩn mực đạo đức của con người đã được qui định.

Các trường hợp sai lệch với chuẩn mực được hiện rõ trên những tình huống trong cuộc sống,
những sự kiện đã diễn ra trong những mối quan hệ giữa các cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân
với tập thể, hay giữa tập thể với tập thể.

2
Ví dụ: Những hành vi, hiện tượng sai lệch trong xã hội xuất hiện trong xã hội ngày nay như
nghiện ngập, hút chích, ăn trộm, ăn cướp, đánh chửi vợ con, hiện tượng say rượu…..

1.2. Căn cứ để xác định hành vi nào là lệch chuẩn đạo đức:
- Trước hết phải xác định các quy tắc văn hoá của xã hội (nhóm) mà chủ thể hành vi đang
sống. Trên cơ sở đó xác định mức độ phù hợp giữa hành vi của cá nhân, nhóm với quy tắc đó.
Một hành vi cá nhân, nhóm bao giờ cũng là một hành vi xã hội. Nó có thể là bình thường hay
lệch chuẩn, tuỳ thuộc vào giá trị của nó đối với xã hội. Nó có thể được thừa nhận là đúng đắn
trong nền văn hoá xã hội này nhưng lại bị coi là lệch chuẩn so với văn hoá xã hội khác.
Ví dụ: Đối với người Việt chúng ta ăn thịt heo không thành vấn đề, nhưng ăn thịt heo đối với
người Chăm theo đạo Hồi giáo là những hành vi lệch lạc.
- Những hành vi mang đến sự ảnh hưởng về sức khỏe, tinh thần đến chính bản thân cá
nhân đó hoặc ảnh hưởng đến người khác, được coi là hành vi lệch chuẩn đạo đức .
PHẦN 2: 3 HÀNH VI LỆCH CHUẨN ĐẠO ĐỨC CỦA HỌC SINH THPT

1. Hành Vi Vi Phạm Pháp Luật Về An Toàn Giao Thông Ở Học Sinh Trung Học Phổ
Thông.

- Đặc Điểm:

Nhiều năm trở lại đây, an toàn giao thông (ATGT) luôn là vấn đề “nóng”. Ở khắp nẻo đường,
khẩu ngữ “ATGT là hạnh phúc cho mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là cảnh báo với những
người tham gia giao thông. Tuy nhiên, hằng ngày, hằng giờ TNGT vẫn xảy ra và thực sự là
vấn nạn khiến gây nhức nhối. Trong nhiều nguyên nhân gây tai nạn, nguyên nhân hàng đầu
(chiếm trên 85% số vụ) là do lỗi chủ quan của người tham gia giao thông.

Hiện nay, học sinh sử dụng xe gắn máy đi học rất nhiều, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật
về an toàn giao thông diễn ra phổ biến như: Chưa đủ tuổi điều kiển xe phân khối lớn, không
đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, vượt đèn đỏ, phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng
ngang,… Bên cạnh đó, có những thanh, thiếu niên còn đi dàn hàng ngang hay đèo ba, đèo bốn,
lạng lách, đánh võng. Rất nhiều xe máy do giới trẻ điều khiển được "biến hóa” khác biệt hẳn
nhãn mác, màu sắc, kiểu dáng ban đầu. Một số còn tự ý tháo biển số xe và lắp hệ thống đèn
chiếu sáng quá kích cỡ, gắn còi ô tô, còi hú trái quy định, đùa giỡn gây mất trật tự khi lưu
thông trên đường. Nhiều trường hợp sau khi va quệt thì thoái thác trách nhiệm, cãi vã, thậm

3
chí gây gổ đánh nhau.… Những hành vi này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều
nguy cơ gây TNGT.

- Lý giải nguyên nhân

Việc vi phạm khi tham gia giao thông của học sinh trước hết do:

+ Các em chưa có ý thức tốt chấp hành pháp luật về giao thông, chưa nhận thức hết những
nguy hiểm khi tham gia giao thông.

+ Trên thực tế, hiện nay rất nhiều trường hợp gia đình học sinh không có người đưa đón,
không thuận tiện trong việc sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

+ Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế một số gia đình khá giả, nên họ chọn phương án mua xe máy
cho con đi học, đó là chưa kể đến việc nhiều học sinh muốn có xe máy để “bằng anh, bằng
em”. Nhiều phụ huynh mua xe 50 phân khối cho con đi học vì cơ quan chức năng cho phép,
mặc dù là xe phân khối nhỏ, nhưng tốc độ cũng khá cao, trong khi đó, các em thiếu kỹ năng lái
xe, thiếu kinh nghiệm phán đoán và xử lý tình huống dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể
xảy ra.

Ngoài ra,

+ Do đặc điểm tâm lý tuổi mới lớn, háo thắng, muốn chứng tỏ, một số học sinh còn đi độ xe,
rồi đua xe, mà không biết mình đang vi phạm pháp luật.

+ Học sinh đi xe phân khối lớn gửi xe gắn máy bên ngoài, nên nhà trường cũng không thể can
thiệp được. Một số trường hợp, học sinh bị lực lượng cảnh sát giao thông lập biên bản xử lý,
thì phụ huynh lại đến đóng phạt ngay.

- Giải Pháp khắc phục:

+ Để khắc phục tình trạng học sinh vi phạm giao thông đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ từ
nhà trường và gia đình. Nhà trường, Đoàn thanh niên cần phối hợp với các cơ quan chức năng
thường xuyên tổ chức tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn các em các quy
tắc bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông.

+ Về phía phụ huynh, nên cân nhắc trước khi mua xe máy cho con. Trang bị kiến thức đầy đủ,
thường xuyên theo dõi và nhắc nhở để các em chấp hành tốt pháp luật về an toàn giao thông…
Các bậc phụ huynh cần quản lý chặt chẽ phương tiện, không giao xe cho con em mình điều

4
khiển khi chưa có giấy phép lái xe; nhắc nhở con em mình phòng tránh các tình huống giao
thông nguy hiểm, tuân thủ đúng Luật Giao thông đường bộ, kể cả đi bộ; khi đưa đón con em,
cần chấp hành tốt Luật Giao thông để làm gương;…

+ Về phía ngành chức năng Phòng CSGT sẽ tích cực tuyên truyền các nội dung học ngoại
khóa về an toàn giao thông để các em hiểu về Luật giao thông từ đó sẽ nghiêm chỉnh chấp
hành. Ngoài các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ, cần
trang bị những kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho thanh, thiếu niên; chỉ đạo
các trường học giáo dục toàn thể thanh, thiếu niên ý thức tự giác chấp hành pháp luật, bảo đảm
ATGT; tổ chức kiểm điểm các em vi phạm, buộc cam kết không vi phạm trật tự, ATGT…

2. Hành vi bạo lực học đường


- Đặc điểm
Hành vi bạo lực học đường là bát kỳ một hành vi bạo lực nào làm hại, gây tổn thương về thể
chất, tinh thần cho hoc sinh một cách cố ý, bao gồm các mức độ khác nhau từ không lời đến có
lời, từ hành động đơn giản đến thù địch, phá phách, sử dụng công cụ,phương hướng tiện...xảy
ra ở trường học hoặc o bên ngoài trường học nhưng do mối quan hệ học đường gây nên.

Có nhiều cách phân chia các hình thức bạo lực học đường, song với nghiên cứu này tôi cho
rằng có 3 hình thức BLHD chính:

- Bạo lực về mặt tinh thần:

Bạo lực tinh thần là sự xúc phạm nhân phẩm như chửi rủa, đe dọa, cô lập, khống chế làm cho
đối tượng sợ hãi, đau đớn về tinh thần, buộc phải chịu khuất phục, chịu thực hiện ý định của
người gây ra bạo lực, cụ thể:

+ Khiến nạn nhân sóng trong bầu không khí bị đe dọa hoặc bị lăng mạ với những lời lẽ mạt
sát, cô lập, tránh tiếp xúc với nạn nhân

+ Nạn nhân bị xúc phạm khiến họ ngộ nhận, bị mất đi niềm tin vào chính bản thân mình, buộc
họ phải tin rằng ho bị hành hạ như thế là đúng

+ Chụp ảnh, quay phim cảnh lăng nhục nạn nhân phát tán trên Internet, trên điện thoại…

- Bạo lực về mặt thể chất

5
Được hiểu là sự xúc phạm thân thể, gây đau đớn hoặc thương tích cho người bị hại, cốt thỏa
mãn sự tức giận hoặc thói thô lỗ của kẻ bạo lực, nhất là dùng sức mạnh đề khuất phục, không
chế nhằm kiểm soát người bị hại trong vòng cương tỏa của mình.

+ Bao gồm những hành vi dùng sức mạnh để tấn công nạn nhân (đánh đá, bạt tai, làm gãy
xương, bầm dập...)

+Dùng các loại vật dụng công cụ đề đánh đập gây tổn thương về mặt cơ thể (roi, gậy, gộc, lưỡi
lam, ông nước vạt nhọn...)

- Bạo lực về mặt kinh tế

+ Lấy, cướp các đồ vật có giá trị (tiền, điện thoại, đồng hồ...)

+ "Nộp phí" hằng ngày (hay hằng tuần , hàng tháng...)

Và dẫn đến hậu quả vô cùng nặng nề,

* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác.

Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự
thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.

Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn
thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp… Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh. Thậm chí, tình trạng
này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể
tập trung vào học hành.

Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng.
Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra
bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành
vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai.

Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên
có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành
vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các
loại ma túy.

* Ảnh hưởng đến nhà trường

Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở
nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.
6
Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ trở thành nỗi bất an của phụ huynh
khi gửi con em mình đến trường, làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lạnh mạnh trong
sáng.

* Ảnh hưởng đến xã hội

Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây
có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ.

Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ
những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai
lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.

- Lý giải nguyên nhân


+ Về mặt Nhận thức

Nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người (nhận thức, tình cảm,
hành động). Nhận thức là sự phản ánh chủ quan về thế giới khách quan trong đầu óc con
người. Trong quá trình hoạt động, con người phải nhận thức, hiểu biết, phản ánh hiện thực
xung quanh và cả hiện thực bản thân mình, trên cơ sở đó, con người tỏ thái độ, tình cảm và
hành động

Tâm lý học xem nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sóng tâm lý con người. Nhận
thức có mối1 quan hệ với thái độ và thành vi.

Nhận thức đúng đúng đắn của học sinh về hành vi bạo lực học đường là nhân tổ quan trọng
giúp hình thành thái độ , tình cảm đúng đắn. Trong khi đó, tình cảm là hệ thống thái độ đối với
những sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan có liên quan đến nhu cầu, động cơ của
con người. Nếu tình cảm không được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn thì nó sẽ thiếu
đi sự sáng suốt và tình cảm sẽ mất phương hướng. Một khi sở hữu nhận thức đúng đắn, hình
thành thái độ, tình cảm đúng đắn, học sinh sẽ đưa ra cách ứng xử đúng đắn với hành vi bạo lực
học đường

Như vậy có thể thấy rằng, nhận thức về hành vi bạo lực học đường đúng hay sai có thể dẫn đến
những hành vi bạo lực hay không bạo lực, bạo lực ở mức độ như thế nào khi chủ thể bắt gặp
tình huống đem lại cho bản thân cảm xúc tiêu cực như tức giận, sợ hãi, xấu hổ..

+ Về mặt Xúc cảm


7
"Trong khi phản ánh thế giới khách quan, con người không chi nhận thức thế giới mà còn tỏ
thái độ của mình với nó. Những hiện tượng tâm lý thể hiện thái độ của con người với những
cái mà họ nhận thức được gọi là xúc cảm và tình cảm của con người"

Xúc cảm là những rung cảm thể hiện thái độ của con người đối với các sự vật, hiện tượng có
liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu của họ.

Thực tế cuộc sống chúng ta đều phải trải qua các cảm xúc: vui, buồn, tức giận, thất vọng, sung
sướng... Theo nghiên cứu của nhà tâm lý học Mỹ D. Goleman, nhờ những hooc - môn tiết ra từ
não mà các cảm xúc tác động lên cơ thể theo các cách khác nhau và gây nên những phản ứng
phù hợp.

Những xúc cảm tiêu cực là những rung cảm không tốt, có thể ảnh hưởng mạnh mẽ, gây nên
những thái độ, hành vi tiêu cực của con người, chẳng hạn như sự khó chịu, tức giận ...Sự giận
dữ làm máu dồn vào bàn tay khiển cá nhân để có những hành động như vơ một vật gi đó làm
vũ khí hoặc đánh vào ke gây sự và hooc-môn được tiết ra nhiều là adrenalin để giải phóng
năng lượng cần thiết cho hành động mạnh. Do đó, sự tức giận quá mức có thể dẫn tới mất
khôn, việc không làm chủ được bản thân trong cơn giận có thể để lại những hậu quả không
lường truớc được. Cảm xúc tức giận có thể khiến chủ thể có xu hướng ứng xử bạo lực .

Tóm lại, khi nghiên cứu các yếu tố tâm lý cá nhân liên quan đến hành vi bạo lực học đường thi
việc quan tâm tới yếu tố nhận thức, xúc cảm đóng vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa nền tảng
giúp chúng ta có thể tìm hiểu, lý giải được nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực học đường của
học sinh THPT.

Bên cạnh đó, Các yếu tố xã hội cũng có tác động đến hành vi bạo lực học đường

- Kinh tế xã hội

Các lý thuyết về bạo lực, gây hấn đã lý giải hợp lí rằng khi con người thất vọng ở bản thân
hoặc rơi vào tình trạng đói nghèo, họ có thể dễ dàng có xu hướng tấn công người khác để giải
thoát những bức bí chồng chất trong người . Các giai đoạn thoái trào kinh tế dẫn đến đói nghèo
cũng dẫn đến sự gây hấn.

Như vậy, có thể thấy rằng yếu tố kinh tế xã hội cũng có thể góp phần quan trọng dẫn đến hành
vi gây hấn, bạo lực . Kinh tế nghèo nàn, thiếu thốn cái ăn có thể là nguyên nhân dẫn đến những
vụ xô xát, bạo loạn đề giành giật nơi ăn, chốn ở. Bên canh đó, thực tế cho thấy những gia đình
nghèo đói, thiếu thốn về kinh tế có thể dẫn đến một số vấn đề như bạo lực gia đình, bố mẹ

8
không quan tâm đến con cái, từ đó những đứa con trong gia đình có thể liên quan nhiều hơn
đến bạo lực trường học.

- Giáo dục gia đình

Gia đình là một hiện tượng xã hội lịch sử, hình thành từ rất sớm và tồn tại bền vững với lịch sử
của loài người. ở góc độ TLH xã hội, gia đình được nhìn nhận như là kết quá của quá trình
hoạt động nhóm với những phẩm chất đặc biệt của nhóm. Trong một gia đình, nếu chuẩn mực
của gia đình phù hợp với sự phát triển của xã hội sẽ trở thành nhân tố tích cực tác động tới quá
trình hình thành nhân cách của trẻ.

Giáo dục gia đình ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh, riêng đối với vấn
đề bạo lực học đường , sự ảnh hưởng này thể hiện ở chỗ khi được bố mẹ dặn dò, các em sẽ
chứng kiến hành vi bạo lực mà không làm gi để giúp đỡ nạn nhân, dù nạn nhân có thể là bạn
thân của mình. Chằng hạn khi phu huynh học sinh dặn dò con cái mình không nên tham gia
can ngăn các vụ bạo lực trường học bởi lẽ các em không đủ sức để thực hiện việc làm đó, nếu
có chuyện không may xảy ra thì người thiệt thân là các em và gia đình thì các em sẽ làm theo
lời dặn của bố mẹ mình.

Mặt khác, nhiều gia đình thiếu quan tâm đến con cái, chi chăm lo đời sống vật chất cho con mà
không tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của con thi điều đó có thể dẫn đến việc các em không
nhận thức đúng về bản thân mình, không có kỹ năng trong các mối quan hệ xã hội và dễ dẫn
đến các hành vi sai lệch, hành vi bạo lực học đường.

- Ảnh hưởng của bạn bè

Hoc sinh ở lứa tuổi THPT có nhu cầu giao tiếp rất lớn, các em muốn mở rộng mối quan hệ
giao tiếp với nhiều người, tuy vậy, đối tượng mà các em hướng tới nhiều nhất là bạn bè cùng
lứa tuổi. Nhu cầu giao tiếp với bạn bè ở lứa tuổi này đôi khi đẩy lùi hoạt động học tập xuống
thú yếu, hạ thấp sự hấp dẫn của giao tiếp với người thân trong gia đình.

Tình bạn ở độ tuổi học sinh THPT có cơ sở , có lý trí và bền vững hơn tuổi thiếu niên. Ở đây,
nổi bật là tình bạn của những bạn bè cùng độ tuổi, cùng giới phát triển mạnh. Việc đánh giá
một người bạn tốt dựa trên những tiêu chuẩn như vậy có nhiều điểm tích cực nhưng trong
những trường hợp cụ thể, mặt tiêu cực cũng không lường hết được. Trong trường hợp các em
gặp được bạn tốt thì các tiêu chuẩn đó là nền tảng để các em xây dựng được một tinh bạn lâu
bền, bạn bè quý mến, giúp đỡ nhau, hướng tới những giá trị tích cực . Tuy nhiên, nếu các em
tiếp xúc với bạn xấu thì các em sẽ để bị ảnh hưởng bởi những giá trị xấu mà nhóm hướng tới.
9
- Giáo dục nhà trường

Môi trường học đường và các yếu tố tâm lý xã hội như thái độ xã hội đối với vấn đề bạo lực ,
đặc điểm/ loại hình trường học, mối quan hệ trong nhà trường và sự giám sát của nhà trường
có vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện phát triển hay giảm bớt sự thường xuyên và
mức độ trầm trọng của bạo lực học đường.

- Giải pháp
+ Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:

-Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, trong đó có giải pháp cần đào tạo lại
giáo viên. Cách thức đào tạo giáo viên của các trường sư phạm cũng phải thay đổi, phải trang
bị cho các em có đủ năng lực để giáo dục học trò. Các nhà trường đang có xu hướng nhốt
nhiều học trò kém đạo đức, học lực yếu vào học cùng nhau, không giáo dục gì nên cũng cần
phải thay đổi.

– Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong
nhà trường.

– Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyện mang tính hướng thiện và định
hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.

– Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực,
và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.

– Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và
học sinh.

– Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh
bạo lực học đường.

* Đối với giáo viên

– Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình
chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy
kỹ năng sống.

10
– Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực đối
với học sinh trong lớp chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy.

– Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường
hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng
trường.

– Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.

– Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng
mắc của học sinh.

* Đối với gia đình:

– Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái

– Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình
hình học tập của con em mình tại trường học.

3. Hành vi lệch chuẩn của HS: Hành vi hút thuốc lá

Theo Điều tra toàn cầu năm 2010 về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành (trên 15 tuổi), Việt
Nam thuộc nhóm 15 nước có số người hút thuốc cao nhất trên thế giới. Tỷ lệ nam giới trưởng
thành hút thuốc là 47,7 %. Việt Nam hiện có 33 triệu người không hút thuốc thường xuyên hít
phải khói thuốc tại nơi làm việc.
Việt Nam là nước có số dân trẻ, việc phòng chống tác hại thuốc lá trong trường học sẽ giúp
ngăn ngừa các em không trở thành người hút thuốc, góp phần bảo vệ sức khỏe của các thế hệ
tương lai của đất nước, giảm tỷ lệ hút thuốc trong cộng đồng, giảm các gánh nặng bệnh tật và
kinh tế cho mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
- Đặc điểm của hành vi hút thuốc lá
Ngoài tác hại đến sức khỏe của việc hút thuốc, việc hút thuốc thụ động cũng là một nguyên
nhân dẫn khiến học sinh trở thành người hút thuốc. Khi bắt đầu hút thuốc, các em chưa nhận
thức đầy đủ tính chất gây nghiện và các nguy cơ mắc bệnh do việc hút thuốc. Hút thuốc càng
sớm, bệnh xuất hiện sớm hơn và hậu quả cũng nặng nề hơn. Bên cạnh đó, hút thuốc trong học
sinh còn là một trong những nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm các tệ nạn xã hội khác như
nghiện ma túy, rượu…

11
Thuốc lá gây nghiện bởi chất nicotine. Nghiện thuốc lá gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về
mặt sức khỏe lẫn tinh thần được biểu hiện qua tình trạng thể chất, trạng thái tâm lý, hành vi
trong cuộc sống, công việc của người nghiện.
Một số biểu hiện của hành vi hút thuốc lá:
 Có sự tăng liều lượng hút thuốc để đạt được cảm giác thoải mái và sự tăng liều càng
mạnh khi các vấn đề về cuộc sống, về công việc, về tinh thần càng phát sinh nhiều hơn.
 Trốn tránh sự giao tiếp trong mối tương tác cá nhân, hoặc nơi cấm hút thuốc để có thể
sử dụng thuốc lá.
 Cố gắng từ bỏ hành vi hút thuốc nhưng không được, xuất hiện hội chứng cai (cảm giác
bức bối, lo lắng, bồn chồn, ray rứt khi không sử dụng thuốc).
 Xuất hiện một số hành vi lệch chuẩn để phục vụ cho việc hút thuốc 
 Sử dụng thuốc lá bất chất những hậu quả về mặt sức khỏe, tinh thần, ảnh hưởng đến các
hoạt động, đến cá nhân khác kể cả người thân trong gia đình.
- Lý giải nguyên nhân theo TLH lứa tuổi
Lứa tuổi thiếu niên là một trong những giai đoạn quan trọng mà ai cũng phải trải qua để hướng
đến sự trưởng thành về cả thể chất và tinh thân của con người. Ở lứa tuổi thiếu niên, trẻ chưa
có suy nghĩ chín chắn, chưa suy xét được hết mức độ thiệt hơn, nên dễ phạm phải sai lầm,
trong đó có việc tham gia sử dụng thuốc lá.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến HS hút thuốc lá có thể kể đến như: Để thể hiện mình
là người lớn; Do buồn phiền; Do mua thuốc lá quá dễ dàng; Bắt chước bố/mẹ hút thuốc; Do
bạn bè xung quanh hút thuốc,....
- Đề xuất giải pháp
Thông thường ở vào lứa tuổi này, trẻ có tính ương ngạnh nên sự kiểm soát của các bậc phụ
huynh đối với các việc làm sai trái của con em mình cần phải linh hoạt. Kết hợp giữa các biện
pháp mềm dẻo và cứng rắn, tránh tạo áp lực cho trẻ, từng bước hướng con em mình tránh xa
những thói hư, tật xấu.
Khi sử dụng phương pháp cứng rắn, vừa tạo áp lực cho trẻ, khiến cho trẻ bất mãn, thậm chí
không thổ lộ, tâm sự của mình đối với cha mẹ. Những thói hư tật xấu của trẻ, không được
kiểm soát kịp thời vì trẻ sẽ giấu diếm, sợ bị phát hiện khi thực hiện hành vi của mình. Trong
khi đó không phải lúc nào các bậc cha mẹ cũng đi cạnh con cái để theo dõi chúng.
Thực tế cho thấy, có nhiều em học sinh tranh thủ giờ nghỉ tụ tập hút thuốc lá, thuốc lào mà các
bậc cha mẹ không thể biết được. Khi sự việc được phát hiện, những trận đòn roi từ cha mẹ, có
thể khiến cho trẻ sợ hãi ngay tại thời điểm đó, để rồi tiếp tục cảnh giác cao hơn khi thực hiện

12
hành vi hút thuốc lá của mỉnh. Do đó việc dạy trẻ cần thiết phải áp dụng biên pháp mềm dẻo.
Phương pháp này là khuyên nhủ, nhắc nhở, động viên con trẻ, để trẻ tự ý thức được các mặt lợi
và hại, từ đó thực hiện chuyển đổi từ hành vi có hại thành hành vi có lợi đối với các thói hư, tật
xấu của mình nói chung, hành vi hút thuốc lá nói riêng.
Hiện nay vẫn còn tình trạng học sinh ngồi trên ghế nhà trường hút thuốc lá trong thời gian nghỉ
giải lao giữa các tiết học, hoặc tụ tập sau giờ tan trường để hút thuốc lá, thuốc lào. Càng nguy
hiểm hơn khi trẻ sử dụng thuốc lá điện tử, vì theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, mức độ
ảnh hưởng đến sức khỏe của loại thuốc này gây ra cho người sử dụng nguy hiểm và nặng nề
hơn so với thuốc lá truyền thống.
Khi hút thuốc lá trong thời gian dài dễ dẫn đến mắc các bệnh nguy hiểm như hen phế quản,
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao, ung thư thổi và các bệnh về tim mạch. Ngoài ra hút thuốc lá
cũng có thể làm tổn thương AND và giảm khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Đối với nam
giới, có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, rối loạn cường dương. Đối với nữ giới
có thể làm cản trở sự di chuyển của trứng và tăng khả năng mãn kinh sớm.
Đối với lứa tuổi thiếu nên, cơ thể chưa phát triển hết về thể chất, cũng có nghĩa các bộ phận
trong cơ thể chưa phát triển hết hoàn toàn, chính vì vậy mà nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe
và sự phát triển của trẻ càng trở nên nặng nề hơn so với độ tuổi trưởng thành. 
Để kiểm soát tình trạng hút thuốc lá trong lứa tuổi thiếu niên, ngoài việc kết hợp hài hòa giữa
cứn rắn và nhẹ nhàng của gia đình, còn cần sự phối kết hợp của giáo viên và nhà trường. Đối
với nhà trường cần thường xuyên nhân cao nhận thức của các em về tác hại của thuốc lá thông
qua các buổi ngoại khóa của lớp, của trường. Đối với giáo viên cần phối hợp với phụ huynh
học sinh trong việc kiểm soát các hoạt động của học sinh trong và ngoài nhà trường. Kịp thời
phát hiện những thói hư, tật xấu của con trẻ, trong đó có hành vi hút thuốc lá, để từng bước
uốn nắn, hướng con trẻ đến các hành vi có lợi cho sức khỏe và có ích cho xã hội, trong đó có
hành vi. Tránh tình trạng phát hiện quá muộn, khi trẻ đã trở nên nghiện thuốc lá thì việc từ bỏ
thuốc là sẽ không còn là điều dễ dàng.

13

You might also like