You are on page 1of 4

Đề cương GDCD 8

Câu 1: Thế nào là giữ chữ tín? Ý nghĩa của việc giữ chữ tín? Lấy 2 câu cao dao, tục ngữ,
danh ngôn về việc giữ chữ tín.
Câu 2: Xử tình huống:
H là học sinh lớp 8, lấy xe mô tô chở 2 bạn cùng lớp đi chơi với tốc độ cao, không đội mũ
bảo hiểm và xảy ra tai nạn gây thương tích..
a. Theo em, H đã vi phạm những vấn đề gì? Sẽ bị xử lý như thế nào ?
b. Nếu em là bạn của H, trong trường hợp đó em sẽ làm gì ?
Câu 3: Thế nào là pháp luật và kỉ luật? Bản nội quy của nhà trường, những quy định của
một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Tại sao? Bản thân em rèn luyện ý thức
chấp hành pháp luật và kỉ luật như thế nào?
Câu 4: Thế nào là liêm khiết? lấy 3 ví dụ về việc làm liêm khiết của bản thân em ở tại
trường học?
Gợi ý
Câu 1:
- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và
biết tin tưởng nhau.
- Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với
mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ đàng hợp tác với nhau.
- 2 ca dao tục ngữ, danh ngôn về việc giữ chữ tín:
“Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”

“Kiếm củi ba năm thiêu một giờ


Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.”

“Một lần bất tín, vạn lần bất tin.”


“Chữ tín còn quý hơn vàng.”

Câu 2:
a. H đã vi phạm kỉ luật của nhà trường và pháp luật của nhà nước. Sẽ bị xử phạt
hành chính (bố mẹ là người chịu trách nhiệm chính) và chịu sự kỉ luật của nhà
trường (phê bình, cảnh cáo, hạ hạnh kiểm...)
b. Nếu là bạn của H, trong trường hợp đó em sẽ ngăn cản H lấy xe máy, giải thích
cho bạn hiểu những qui định của PL, tác hại của việc lái xe khi chưa đủ tuổi sẽ dẫn
đến những hậu quả khôn lường như thế nào và có ảnh hưởng tới bạn, tới gia đình
bạn và nhà trường ra sao. Trong trường hợp nếu bạn vẫn cố tình không nghe và
thực thi hành động ấy thì em sẽ ngay lập tức báo cho người lớn biết (thầy, cô, bố
mẹ, bạn...) hoặc các cơ quan gần nhất để có biện pháp xử lí và để bạn chịu trách
nhiệm hình sự cho việc bạn đã làm.
Câu 3:
- Pháp luật là những quy tắc xử xự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành,
được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục,
cưỡng chế.
- Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (tập thể) về những hành vi
bắt buộc mọi người cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống
nhất chặt chẽ của mọi người.
- Ý nghĩa:
+ Xác định được trách nhiệm cá nhân.
+ Bảo vệ quyền lợi của mọi người.
+ Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển.
- Bản nội quy của nhà trường, những quy định của một cơ quan không thể coi là
pháp luật vì pháp luật là dùng chung cho tất cả mọi người trong xã hội và do nhà
nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục,
cưỡng chế…….
- Bản thân em:
+ Tôn trọng và thực hiện chủ trương pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi như:
Trường, lớp, cộng đồng dân cư.
+ Nhắc nhở, tuyên truyền với bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những
quy định của PL và kỉ luật... Giúp cho mọi người nhận định được cái nào sai cái
nào đúng.
+ Đồng tình, ủng hộ hành vi tuân thủ đúng PL và KL. Đồng thời phê phán những
hành vi vi phạm PL và KL như: Trộm cắp, đánh nhau, nói chuyện trong giờ học...

Câu 4:
Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống trong sạch,
không hám danh hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỉ.
3VD về liêm khiết ở bản thân em:
+ Em đã cố gắng vươn mình lên, cần cù nhẫn nại để đạt thành tích cao trong học
tập.
+ Em không bao giờ quay cóp bài của bạn khác trong giờ kiểm tra, bởi vì nó thể
hiện đức tính không trung thực và mưu cầu vào sự nỗ lực của người khác.
+ Em giúp đỡ những bạn học kém hơn mình bằng cách giảng lại cho bạn những
chỗ bạn chưa nắm bắt, theo kịp trên lớp.
+ Khi nhặt được của rơi, em mang đến phòng đoàn đội đưa trực tiếp cho cô/ thầy
tổng phụ trách để phối hợp tìm ra người làm rơi và đem trả lại cho họ.

You might also like