You are on page 1of 3

Tình huống 1: Trong một buổi tham gia hoạt động ngoại khóa tại Thảo Cầm Viên

bạn là
GVCN lớp 3 (SS lớp là 30 em) dù đã dặn dò kĩ lưỡng nhưng vẫn có 2 em học sinh đi lạc.
Bạn sẽ giải quyết thế nào?
 Bước 1: Phân tích dữ kiện
- Đây là tình huống đã lường trước được trong hoạt động này
- Có 2 vấn đề: Đầu tiên cần ổn định các em học sinh còn lại, sau đó tìm kiếm 2 em học
sinh đi lạc.
- Vì là học sinh lớp 3 nên các em còn nhiều hiếu kỳ muốn khám phá Thế giới nên quên mất
đi lời dặn của giáo viên và bị lạc khỏi đoàn, trong tình huống này 2 em khá sợ hãi nhưng
các em cũng đủ nhận thức cầu cứu những người xung quanh.
 Bước 2: Biểu đạt những vấn đề cần giải quyết
Tìm 2 em học sinh đi lạc
 Bước 3: giả thuyết và các phương án giải quyết
+ Đầu tiên cần bình tĩnh
+ Tìm kiếm 2 em ở những nơi đã đi qua
+ Liên lạc ban quản lý Thảo Cầm Viên
+ Hỏi những người xung quanh về các em
+ Liên lạc với phụ huynh
+ Báo cáo với nhà trường
 Bước 4: Chứng minh giả thuyết
Cách giải quyết tối ưu nhất: Đầu tiên, đi tìm hai em ở những nơi đã đi qua sau đó hỏi người
xung quanh, đồng thời liên lạc với ban quản lý Thảo Cầm Viên.
1. Tìm kiếm những nơi đã đi qua thì xác suất cao hơn, vì khi đó các em còn sợ hãi không
dám đi đâu xa.
2. Hỏi những người qua đường để nâng cao hiệu quả tìm kiếm. Vì rất có thể họ đã nhìn thấy
các em và cho mình thêm nhiều thông tin hữu ích.
3. Liên lạc với ban quản lý vì họ nắm rõ những vị trí ở đó, và họ có những phân bổ hợp ký
trong quá trình tìm kiếm.
 Bước 5: Rút ra kết luận sư phạm
- Phòng ngừa, cung cấp cho học sinh số điện thoại của GVCN. Dạy học sinh cách tìm kiếm
sự giúp đỡ từ người lớn uy tín và kĩ năng tự bảo vệ bản thân.
- Khi học sinh đi lạc phải giữ bình tình và tìm kiếm cách giải quyết tốt nhất. Sau khi tìm
thấy học sinh phải hỏi về lý do đi lạc, giúp các em hiểu rõ được sự nguy hiểm và xử lý
khi đi lạc. Tăng cường giám sát đặc biệt là với các em có nguy cơ đi lạc cao.
- Rút kinh nghiệm, phân tích nguyên nhân, xem lại các biện pháp phòng ngừa, tham gia
các lớp tập huấn về cách phòng ngừa và xử lý.
Tình huống 2 : Một học sinh sắp bị đưa ra xét ở Hội đồng kỷ luật do đánh nhau với bạn
học. Phụ huynh em học sinh là người có chức vụ chủ chốt ở địa phương đến đề nghị bạn
với tư cách là GVCN với Hội đồng kỷ luật chiếu cố và cho qua .Nếu là GVCN bạn sẽ
ứng xử thế nào
 Bước 1 : Phân tích dữ kiện
- Một học sinh đánh nhau với bạn học trong nhà trường vào giờ ra chơi, hậu quả là bạn
bị đánh đã phải nhập viện và cách giải quyết của nhà trường là đưa bạn ra Hội đồng
kỷ luật
- Nhưng phụ huynh bạn là người có chức vụ chủ chốt trong địa phương và muốn đề
nghị GVCN chiếu cố và cho qua .
- Tình huống trên đề cập đến đối tượng giáo dục là GVCN, Hội đồng kỷ luật
- Mối liên hệ giữa GVCN và cha mẹ học sinh là vô cùng quan trọng . GVCN đóng vai
trò liên kết giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình
 Bước 2 : Biểu đạt vấn đề cần giải quyết
- Hai em học sinh đã có mâu thuẫn với nhau từ trước, GVCN đã có công tác giáo
dục tư tưởng và chấn chỉnh hành vi của hai em.
- Nhưng tình trạng không tiến triển khả quan đẫn đến việc hai em không kiềm chế
được cảm xúc và đánh nhau. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến học sinh và nhà
trường cần đưa các em ra Hội đồng kỷ luật
 Bước 3 : Giả thuyết và các phương án giải quyết
- Phương án 1 : GVCN đề nghị với phụ huynh đó lên thẳng Hiệu trưởng để trình
bày ý kiến
- Phương án 2 : Nhận rằng sẽ trình bày đề nghị của gia đình trước cuộc họp Hội
đồng kỷ luật
- Phương án 3 : Tóm tắt lại khuyết điểm trầm trọng mà học sinh vi phạm và biện
pháp giáo dục để học sinh có sự nhìn nhận về sai lầm của bản thân
 Bước 4 : Chứng minh giả thuyết
- Phương án 1 và 2 không khả quan vì sẽ gặp khó khăn khi thẳng thừng từ chối vì
vị phụ huynh là người có chức vụ cao,nhất là khi việc này nằm trong tầm tay bạn
có thể giải quyết khi chọn cách xử lí này chắc chắn người GVCN sẽ cảm thấy
thoải mái hơn trong mối quan hệ giữa GV và CMHS. Nhưng sẽ mang lại cho các
em học sinh khác cũng như ánh nhìn xung quanh rằng bạn không phải là một
người công bằng, lý lẽ, gây ra những tin đồn không tốt của bạn trong môi trường
sư phạm, bạn sẽ phải bào chữa như nào đối với trường hợp sai trái ấy của học
sinh. Phương án 1 và 2 này là không khả quan.
- Phương án 3 chắc chắn là phương án tối ưu nhất. Bạn nên giải thích cho vị phụ
huynh đó hiểu được mức độ vi phạm kỷ luật trầm trọng của con họ và biện pháp
để xử lý kỷ luật là cần thiết để giáo dục lại suy nghĩ và hành vi của em học sinh.
Việc đưa ra Hội dồng kỷ luật là nhằm giúp đỡ em nhận ra sai lầm và chịu trách
nhiệm về hậu quả mà mình gây ra. Có như thế em sẽ không tái phạm nữa. Tuy
nhiên bạn phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt từ phía phụ huynh có thể tức giận
khi bạn từ chối nhưng phải giữ vững nguyên tắc và không thỏa hiệp để làm tròn
trách nhiệm một người giáo viên.
 Bước 5 : Rút ra kết luận sư phạm
- Nên giáo dục cho các em học sinh về tình trạng đánh nhau gây ảnh hưởng như thế nào
đối với bạn học và đặc biệt là ảnh hưởng đến bản thân các em như thế nào.
- Có những biện pháp thích đáng cho hành vi của các em. Xử lí công bằng, nghiêm minh.
- Người GVCN phải có tinh thần giữ vững và bình tĩnh giải quyết những trường hợp xấu
như vậy để tránh xảy ra vấn đề tương tự. Làm tròn trách nhiệm của một người GVCN.

You might also like