You are on page 1of 2

Câu 1

* Thế kỉ 13
Truyền thống thỏa hiệp chính trị giữa Vua và Nghị viện đã được hình thành từ thế kỉ
13 bởi Đại Hiến Chương( Magna Carta).
Từ đó nghị viện tồn tại theo thời gian.
* 1640 – 1648
Vua Charles I đã thách thức vị thế của Nghị ciện
Truyền thống thỏa hiệp giữa vua và nghị viện đã không được tiến hành khi trong vòng
11 năm vua Charles không hề triệu tâp nghị viện
Năm 1640 do cần kinh phí để đàn áp cuộc nổi dậy ở Scotland, vua Charles đã triệu tập
nghị viện để đưa ra sắc thuế mới ( trong suốt 11 năm vua không hề triệu tập nghị viện,
chỉ khi cần ban hành thuế phải được nghị viện thông qua thì vua mới triệu tập nghị
viện)
Điều này đã dẫn đến mâu thuẫn giữa vua và nghị viện đỉnh điểm của mâu thuẫn đó là
cuộc nội chiến.
1648 Phe Nghị viện đã giành chiến thắng nhưng bị xóa bỏ bởi Cromwell
Sau khi Cromwell qua đời (1658) với sự hồi phục của chế độ quân chủ và sự lên ngôi
của Charles II con trai của Charles I. Vị thế của nghị viện được khôi phục nhưng
không vững chắc như trước ( không có tài liệu hay bất cứ thứ gì để khẳng định vị thế)
* 1688 – 1689
Phải tận đến khi Mary cùng chồng là William được Nghị viện mời về cai trị nước Anh
với điều kiện họ phải chấp nhận dự luật về các quyền thì vị thế của nghị viện mới
được xác định rõ ràng và vững chắc trở lại.( đã có bill of right khẳng định, minh
chứng)
Từ đó nghị viện trở thành thông lệ
Câu 2:
Sự không phân chia ruộng đất sau cách mạng tại Anh không chỉ duy trì sự giàu có và
quyền lực của tầng lớp địa chủ, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tích tụ tư bản,
cải cách nông nghiệp, và sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, dẫn đến sự bùng nổ
của cách mạng công nghiệp và nền kinh tế TBCN
* Tích tụ tư bản đầu tư vào công nghiệp
Đất đai tập trung phần lơn trong tay các quý tộc, địa chủ. Sự không phân chia ruộng
đất giúp họ duy trì phát triển tài sản và quyền lực. Họ có khả năng tích lũy lượng tư
bản lớn từ hoạt động nông nghiệp nhờ quy mô sản xuất lớn ( thay vì cắt đất thành từng
phần nhỏ chia cho nông dân với số tiền thuê ít ỏi thì họ dữ nguyên miếng đất để nuôi
cừu bán lông cho các công xưởng với số tiền lớn hơn)
Sự tích tụ đất đai cũng thúc đẩy các cải cách nông nghiệp, như cải tiến kỹ thuật
canh tác, luân canh cây trồng, và chăn nuôi gia súc. Những cải tiến này nâng cao năng
suất nông nghiệp, tạo ra lượng thực phẩm dư thừa và nguyên liệu thô cho công nghiệp
(như len cho ngành dệt).
Tầng lớp này sau đó đã đầu tư vào các ngành công nghiệp mới nổi. Ví dụ, nhiều
nhà máy dệt, xưởng cơ khí được tài trợ bởi nguồn vốn từ tầng lớp địa chủ.
* Thay đổi xã hội và lực lượng lao động
Quá trình rào đất và tập trung ruộng đất đã tạo ra một lực lượng lao động tự do lớn.
Những nông dân không có đất canh tác này phải đi làm thuê hoặc di cư vào thành phố
để tìm kiếm việc làm, trở thành lực lượng lao động quan trọng cho các nhà máy và
hầm mỏ. Sự tập trung lao động và đầu tư vào các trung tâm công nghiệp dẫn đến sự
bùng nổ đô thị hóa.
Việc này cũng dẫn đến sự thay đổi cấu trúc xã hội, từ một xã hội nông nghiệp sang
một xã hội công nghiệp. Giai cấp công nhân mới xuất hiện, tạo nên một thị trường lao
động linh hoạt và đa dạng, cần thiết cho sự phát triển công nghiệp.

You might also like