You are on page 1of 2

Vấn đề 1: Quá trình phá vỡ và tái lập truyền thống tôn trọng lẫn nhau trong sinh hoạt

chính trị giữa quốc


vương và nghị viện tại Anh đã diễn ra như thế nào trong những 1603 - 1689.

- Trước khi xảy ra xung đột giữa quốc vương và nghị viện( nội chiến nước Anh 1642 - 1649 ) ở thế kỉ XIII,
sinh hoạt chính trị tại Anh đã dần tạo nên truyền thống cai trị đồng thuận, tôn trọng nhau giữa nhà vua
và nghị viện. Dưới thời kỳ hoàng kim của Nữ hoàng Elizabeth I thì bà là nữ hoàng rất có quyền lực nhưng
bà hiểu rằng quyền lực của mình không phải là tuyệt đối. Vì để có được ngai vàng này bà biết rằng sự cai
trị này có sự chấp thuận từ Quốc hội và người dân. Không lâu sau, trước khi qua đời bà đã nói với Quốc
hội rằng" Mặc dù Chúa đã nâng tôi lên cao, nhưng tôi vẫn coi vinh quang của chiếc vương miện mà tôi
đã trị vì là tình yêu của bạn" qua đó cho thấy nghị viện rất được coi trọng. Năm 1603, khi Nữ hoàng
Elizabeth I qua đời vì không có con trai nối dõi vương miện của bà nhường lại cho anh họ là vua Scotland
- James Stuart dựa trên quan niệm quyền lực chuyên chế, do thiên định " Quốc vương không bị ràng
buộc bởi luật pháp của tiên vương càng không bị ràng buộc bởi luật pháp do chính mình ban hành. Quốc
vương có quyền bãi bỏ, sửa đổi hoặc thay thế lực mà không cần sự tán thành của thần dân". Tiếp theo
tới con trai Charles I người cai trị sao ông đã xung đột với nghị viện, hội đồng đã tư vấn cho các vị vua
Anh từ những năm rất lâu trước đây 1200s. Nghị viện không được vua Charles I tôn trọng và suốt 11
năm không được phép triệu tập. Nền cai trị chuyên chế do vua Jame I đặc biệt là vua Charles I thiết lập
đã tạo ra những bất ổn về chính trị, cản trở sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang thành
hình ở Anh. Tuy nhiên, khi cần tăng thuế hoặc ra sắp thuế mới vua Charles I mới chịu tập nghị viện. Nghị
viện từ chối và không thông qua các thứ thuế ấy. Bị từ chối, Charles I dẫn quân tấn công nghị viện. Sau
khi được cứu thoát các lãnh đạo nghị viện đã thành lập quân đội tấn công lại nhà vua. Xung đột giữa
quốc vương và nghị viện bắt đầu bùng cháy phá vỡ sự coi trọng vốn có trước đây giành cho nghị viện đã
không còn. Cuộc đấu tranh quyền lực đã phát triển giữa nhà vua và nghị viện. Cả James I và Charles I
không cho phép nghị viện họp và nghị viện phản ứng lại bằng cách cố gắng hạn chế quyền lực của nhà
vua. Nội chiến Anh bùng nổ đỉnh điểm khi Charles I triệu tập nghị viện vào năm 1640 do cần kinh phí để
đàn áp cuộc trỗi dậy tại Scotland. Nghị viện đương nhiên không đồng ý mà còn bắt xét xử và xử tử một
số quan đại thần của nhà vua đồng thời tuyên bố rằng sẽ không bị giải tán nếu không có sự đồng ý của
chính nghị viện. Xảy ra nội chiến giữa lực lượng trung thành với nhà vua và lực lượng trung thành với
nghị viện. Về phía phe nghị viện dưới sự lãnh đạo của Oliver Cromwell 1 vị tướng tài giỏi và rồi phần
thắng đã nghiêng về lực lượng của nghị viện. Năm 1649, vua Charlas I bị bắt và bị tòa án xét xử và kết án
tử với tội danh là bạo quân... kẻ thù của quần chúng" đến 30/1/1649 vua Charles I bị gạch đầu trên đoạn
đầu đài trước sự chứng kiến reo hò của đông đảo quần chúng.

- Sau nội chiến nghị viện bãi bỏ chế độ quân chủ O.Cromwell cai trị nước Anh thông qua ủy ban của nghị
viện. Anh trở thành nước Cộng Hòa nhưng đến năm 1653 O.Cromwell xưng là " Bảo hộ công" và thiết
lập chế độ độc tài quân sự. Chế độ quân chủ được khôi phục 1660 chỉ sau 2 năm cái chết O.Cromwell
dưới sự trở lại cầm quyền của các vị vua thuộc Vương Triều Stuart. Các nhà lãnh đạo nghị viện muốn có
một vị vua theo đạo Tin Lành. Năm 1688 họ mời Mary con gái theo đạo Tin Lành của Jame và chồng cô
hoàng tử Hà Lan William xứ Orange để Giải Cứu Quốc Gia và tôn giáo. Khi quân đội của Mary và William
đổ bộ vào Anh, thì James đã trốn sang Pháp. Cuộc lật đổ Jame II không đổ máu này còn được gọi là cách
mạng vinh quang( hay là cách mạng không đổ máu). Nghị viện chính thức dâng ngai vàng cho 2 người
với điều kiện là họ phải chấp nhận bản Dự luật về các quyền. Năm 1689, William và Mary đồng ý, và Anh
trở thành một chế độ quân chủ lập hiến, hoặc một chính phủ trong đó quyền lực của quốc vương bị giới
hạn bởi một bộ luật.

- Sự thiết lập nền quân chủ lập hiến đã khẳng định vị thế của nghị viện và giới hạn quyền lực chuyên chế
của nhà vua. Truyền thống tôn trọng lẫn nhau trong sinh hoạt chính trị giữa vua và nghị viện được tái
lập.

You might also like