You are on page 1of 19

Cách

mạng tư
sản Anh
Thành viên nhóm:
Lê Thùy Mai Anh
Phạm Bá Mạnh Dũng
Bùi Tuấn Long
Phan Thu Ngân
Nguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Tiến Thành
01 02 03 04
Nguyên nhân, Lãnh đạo và Diễn biến và Đánh giá, tính
mục tiêu, hình lực lượng tham kết quả chất và ý nghĩa
thức chiến gia
tranh
01
Nguyên nhân, mục tiêu,
hình thức
Nguyên nhân chung:
-Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế
London
nước Anh phát triển nhất châu Âu.

+Thủ công nghiệp: Sản xuất công trường


thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của
phường hội, số lượng và chất lượng sản
phẩm ngày càng tăng như: luyện kim, làm
sứ, len dạ.

+Ngoại thương phát triển mạnh mẽ, chủ


yếu là bán len dạ và buôn nô lệ da đen.

+Nông nghiệp: phương thức sản xuất tư


bản thâm nhập vào nông nghiệp.
- Xã hội:
. + Nhiều địa chủ vốn là quý tộc chuyển
hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ
nghĩa lấy lông cừu để cung cấp cho thị
trường
=> giàu lên nhanh chóng, dần dần tư
sản hóa và trở thành tầng lớp quý tộc
mới.
+ Trong khi đó nông dân bị cướp ruộng
đất để làm bãi cỏ nuôi cừu, gây nên hiện
tượng “Cừu ăn thịt người”.
- Chính trị: 
+ Chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng
sản xuất tư bản chủ nghĩa: Nhiều thứ thuế
được đặt ra, nhà nước nắm độc quyền
thương mại và thu thuế thuyền bè, duy trì
nhiều đặc quyền phong kiến
=> đời sống nhân dân cơ cực.
 - Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với
thế lực phong kiến.
 
“Những con cừu xưa kia ngoan ngoãn, hiền hậu
biết bao, bây giờ đều trở thành những con vật
hung hãn, tham lam. Cừu ăn thịt người, phá
hoại ruộng vườn, nhà cửa và thành thị.”

—Thomas More

Nguyên nhân riêng:
- Xoay quanh vấn đề tài chính.
- Tháng 4-1640, Vua Charles I triệu tập quốc hội
để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của
người Scotland.
- Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính
sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân
đội, tài chính và giáo hội.
- Charles I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất
bại phải chạy lên phía Bắc London chuẩn bị lực
lượng phản công.
Vua Charles I
(Sác-lơ I)
Charles là hoàng tử thứ hai của vua James VI của Scotland,
nhưng sau khi cha ông giành được ngai vàng ở Anh
năm 1603, ông chuyển đến Anh và dành phần lớn thời gian
còn lại của cuộc đời ở đây. Ông trở thành người thừa
kế ngai vàng Anh, Ireland và Scotland sau cái chết của
hoàng huynh, Henry Frederick, Hoàng tử xứ Wales,
năm 1612. Sau khi kế vị, Charles tranh chấp với nghị viện
nhằm củng cố quyền lực. Từ 1642, Charles chiến đấu với
quân đội Nghị viện trong Nội chiến Anh. Sau thất bại năm
1645, ông đầu hàng lực lượng Scotland và rơi vào tay nghị
viện.Charles bị đưa ra xét xử, bị kết án tử hình vì tội phản
quốc vào ngày 30 tháng 1 năm 1649
Hình thức chiến
tranh:
- Là nội chiến quy mô lớn
02
Lãnh đạo và lực lượng
tham gia
Oliver
Cromwell
Oliver Cromwell (25 tháng 4 năm 1599 - 3 tháng 9 năm
1658) là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự. Ông là một
trong những chỉ huy của lực lượng quân đội mới đánh bại
những người bảo hoàng trong cuộc nội chiến Anh. Là một
chiến binh can đảm (biệt danh”sắt thép”) ông được biết tới
là người chỉ huy một đội kỵ binh chống lại toàn bộ quân đội
hoàng gia. Ông là người thứ ba ký vào lệnh xử tử hình
Charles I vào năm 1649. Sau khi vua Charles I của Anh bị
xử tử năm 1649, Cromwell chinh phục Ireland và Scotland
rồi cai trị với tư cách bảo hộ công từ năm 1653 cho tới khi
ông qua đời năm 1658.
Lực lượng tham gia:
- Tư sản, quý tộc mới, quần chúng nhân dân.
03
Diễn biến và kết quả
Diễn biến:
Tháng 8 năm 1642, vua Charles I triệu tập và tuyên
chiến với Quốc Hội. Cuộc nội chiến bắt đầu.
Từ 1642 – 1648 là khoảng thời gian xảy ra cuộc nội
chiến giữa Quốc Hội và nhà Vua.
Ban đầu, quân đội quốc Hội bị đánh bại vì lực lượng
của nhà vua được trang bị tốt và thiện chiến.Tuy
nhiên, được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân,
Oliver Cromwell đã tiến hành cải cách quân đội.
Ông tổ chức 1 đội quân gồm chủ yếu là nông dân,có
kỷ luật, có tính chiến đấu cao, được gọi là “đội quân
sườn sắt” Từ đây, quân đội của Quốc hội bắt đầu
chiếm ưu thế.
Kết quả:
Năm 1648, quân đội của Cromwell đã đánh bại quân đội của
Charles. Cuộc nội chiến kết thúc. Ngày 30 tháng 1 năm
1649 nhà vua bị kết án là "bạo chúa, phản bội, sát nhân và là
kẻ thù của nhân dân" và bị xử tử trước sự chứng kiến của
đông đảo quần chúng, là ông vua đầu tiên của phong kiến
châu Âu bị kết án tử hình.
Anh trở thành nước cộng hòa do Oliver Cromwell đứng đầu.
Cách mạng đạt tới đỉnh cao.
Mặc dù cách mạng đạt tới đỉnh cao nhưng mọi quyền hành
đều thuộc về quý tộc mới và tư sản. Nông dân và binh lính
không được hưởng quyền lợi gì nên tiếp tục đấu tranh đòi tự
do.
04
Đánh giá, tính chất và ý
nghĩa
Đánh giá, tính chất:

Mang tính chất Đây là cuộc cách mạng chỉ Giai cấp tư sản không
là một cuộc cách đem lại thắng lợi cho giai dám duy trì nền cộng hoà
mạng bảo thủ cấp tư sản và quý tộc mới, mà phải liên minh với
không triệt để quyền lợi của nhân dân lao thế lực phong kiến, thiết
động không được đáp ứng. lập nên nhà nước quân
chủ lập hiến.
Ý nghĩa:
Cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ
XVII là một cuộc tấn công vào thành trì
của xã hội cũ để xây dựng chế độ xã
hội mới lật đổ quan hệ sản xuất phong
kiến lạc hậu, mở đường cho chủ nghĩa
tư bản phát triển mạnh mẽ. Cách mạng
tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản
thứ 2 trên thế giới sau Cách mạng Hà
lan nhưng là cuộc cách mạng đầu tiên
có ý nghĩa to lớn đối với quá trình hình
thành chủ nghĩa tư bản trên phạm vi
toàn châu Âu và thế giới.
Cảm ơn cô và các bạn đã
lắng nghe

You might also like