You are on page 1of 21

MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

II. NỘI DUNG.................................................................................................................1

1. KHÁI QUÁT CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH (1642 – 1649).................................1

1.1. Nguyên nhân của cuộc cách mạng tư sản Anh.................................................1

1.2. Ý nghĩa và tính chất của cách mạng tư sản Anh..............................................1

2. Sự phát triển thương mại.........................................................................................2

2.1. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh...................................................................2

2.2. Chủ nghĩa trọng thương....................................................................................2

2.3. Chế độ quân chủ lập hiến.................................................................................3

2.4. Sự phát triển thương mại và vai trò trong việc mở rộng ảnh hưởng của Anh..3

3. Tương quan lực lượng và quá trình trở thành cường quốc hàng đầu thế giới từ đầu
thế kỷ XVIII................................................................................................................4

3.1. Bối cảnh............................................................................................................4

3.2. Tiền đề quan trọng:..........................................................................................5

3.3. Chiến tranh Anh - Hà Lan................................................................................6

3.4. Chiến tranh Anh-TBN......................................................................................7

3.5. Chiến tranh Anh-Pháp......................................................................................7

3.6. Tổng kết:..........................................................................................................7

4. Tiềm lực của Anh trong cách mạng và sau cách mạng...........................................8

4.1. Chính trị............................................................................................................8

4.2. Kinh tế..............................................................................................................9

5. So sánh với các nước châu Âu thời kì này............................................................10

5.1. Về chính trị.....................................................................................................10


5.2. Về kinh tế.......................................................................................................11

5.3. Ví dụ từ nước Ý..............................................................................................11


I. MỞ ĐẦU

Cách mạng tư sản ở Anh, với sự tiến bộ của công nghiệp và sự thay đổi to lớn
trong cách tổ chức sản xuất và xã hội, không chỉ là một sự kiện lịch sử mà còn là một
bước ngoặt quan trọng trong lịch sử của loài người. Từ những nền tảng của cuộc cách
mạng này, xã hội Anh đã chuyển từ một xã hội nông nghiệp truyền thống sang một xã
hội công nghiệp hiện đại, đánh dấu sự xuất hiện của một lực lượng mới mạnh mẽ: tư
sản.

Cách mạng tư sản Anh không chỉ thay đổi toàn diện cấu trúc xã hội và kinh tế
trong nước mà còn để lại những dấu ấn sâu sắc trên cả tương quan lực lượng quốc tế.
Từ những nguồn lực sản xuất mạnh mẽ và sự phát triển của công nghiệp, Anh trở
thành một trong những cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới trong thế kỷ 19. Sức
mạnh kinh tế của Anh đã tạo ra những tác động đáng kể đến tương quan lực lượng
quốc tế, định hình lại bản chất và hướng phát triển của các quan hệ quốc tế trong thời
đại đó.

Tuy nhiên, không chỉ là một cường quốc công nghiệp, cách mạng tư sản Anh
cũng mở ra một loạt các vấn đề mới và những thách thức phức tạp trong quan hệ quốc
tế. Từ việc thách thức các hệ thống thống trị truyền thống đến sự cạnh tranh về tài
nguyên và thị trường, ảnh hưởng của cách mạng này đã lan rộng ra nhiều phương diện
của quốc tế học và chính trị quốc tế.

Trong bài tiểu luận này, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích cách mạng tư sản ở
Anh và cách mà nó đã ảnh hưởng đến tương quan lực lượng quan hệ quốc tế. Chúng
tôi sẽ tập trung vào các yếu tố quan trọng như sự phát triển kinh tế, quan hệ thương
mại, cạnh tranh quốc tế, và các vấn đề địa chính trị mà cách mạng này đã tạo ra, cũng
như cách nó đã định hình lại bối cảnh quốc tế trong thời đại của nó.
II. NỘI DUNG

1. KHÁI QUÁT CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH (1642 – 1649)

1.1. Nguyên nhân của cuộc cách mạng tư sản Anh

- Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của cách
mạng tư sản Anh:

Đầu thế kỷ XVII, bộ mặt kinh tế nước Anh thay đổi nhanh chóng, trở thành
nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu. Sản xuất công trường thủ công trong
nước dần chiếm ưu thế hơn so với sản xuất phường hội. Ngành công nghiệp quần áo ở
Anh phát triển với tốc độ chóng mặt, và các thương gia Anh bắt đầu xuất khẩu vải
thành phẩm hoặc bán thành phẩm với quy mô lớn hơn nhiều. Đồng thời, một sự phát
triển lớn đã diễn ra trong khai thác than; đến năm 1640, nước Anh sản xuất hơn 4/5
lượng than của châu Âu. Than đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của
rất nhiều ngành công nghiệp khác - sắt, thiếc, thủy tinh, xà phòng, đóng tàu.

Sự phát triển về kinh tế kéo theo sự thay đổi trong xã hội Anh. Nhiều địa chủ
vốn là quý tộc đã chuyển hướng kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa, họ đuổi tá điền
đi, biến ruộng đất thành đồng cỏ rồi thuê nhân công nuôi cừu lấy lông cung cấp cho thị
trường. Sau đó, bộ phận quý tộc này đã giàu lên nhanh chóng, dần dần tư sản hóa trở
thành tầng lớp quý tộc mới.
Sự phát triển của bộ phận tư sản và quý tộc mới làm cho vai trò kinh tế của
nhà vua giảm sút. Chế độ phong kiến với chỗ dựa là tầng lớp quý tộc và giáo hội Anh
ngày càng cản trở sự kinh doanh và làm giàu của của tư sản và quý tộc mới. Sác –lơ I
đặt ra nhiều thứ thuế, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến làm cho đời sống nhân dân
hết sức cơ cực làm cho mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới và các thế lực phong kiến
bảo thủ ngày càng thêm gay gắt.
Năm 1640, vua Sác –lơ I triệu tập quốc hội đòi tăng thuế để có tiền chi viện
cho cuộc đàn áp những cuộc nổi dậy của người Scotland ở miền Bắc. Quý tộc mới và
tư sản đã không phê duyệt các khoản thuế do vua đặt ra, kịch liệt phản đối chính sách
bạo ngược của nhà vua. Bị thất bại, Sác lơ I chạy lên vùng núi phía Bắc Luân đôn, tập
hợp lực lượng phong kiến chuẩn bị phản công.
1.2. Ý nghĩa và tính chất của cách mạng tư sản Anh

Cuộc cách mạng kết thúc với sự thắng lợi thuộc về lực lượng cách mạng. Từ
đây, cách mạng tư sản Anh đã lật đổ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời cùng với nền
thống trị của quý tộc phong kiến và Giáo hội Anh. Đất nước xác lập chế độ xã hội mới
tiến bộ hơn – tư bản chủ nghĩa, mở đường cho sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Cách mạng tư sản Anh là cuộc cách mạng tư sản bảo thủ không triệt để. Sau cùng
thành phần phong kiến vẫn tồn tại và quyền lợi của nhân dân lao động chưa được đáp
ứng.

2. SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

2.1. Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh


Đầu thế kỉ XVII, nước Anh có nền kinh tế phát triển nhất, trở thành công
xưởng của thế giới. Anh cũng là đế quốc xâm chiếm nhiều thuộc địa nhất. Đây cũng là
giai đoạn mà nước Anh đang trong thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.

Chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh là giai đoạn đầu tiên của hình thái kinh tế tư
bản chủ nghĩa, ra đời với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Về cơ bản, hệ thống chủ
nghĩa tư bản tự do đặt trọng tâm vào tự do cá nhân, quyền sở hữu tư nhân và sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp. Những đặc điểm cơ bản bao gồm: cạnh tranh giữ vai trò
thống trị trong nền kinh tế, thị trường tự do, cho phép doanh nghiệp và người tiêu dùng
tham gia vào quá trình buôn bán, sản xuất, đầu tư mà không có sự can thiệp lớn từ phía
chính phủ kèm theo đó là một số quy tắc, luật lệ đi kèm; các chính sách tư nhân hóa
được áp dụng nhằm chuyển giao nhiều doanh nghiệp và dịch vụ công vào tư nhân, các
chính sách về thuế cũng áp dụng để thu hút và khuyến khích sự đổi mới kinh tế.

Có thể nói rằng chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã góp phần cho sự phát
triển nền kinh tế Anh lúc bấy giờ thông qua việc buộc các nhà tư bản phải cải tiến về
kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng nâng cao,
từ đó tính linh hoạt, tự chủ trong quá trình sản xuất cũng được đẩy mạnh.
2.2. Chủ nghĩa trọng thương
Ngoài chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, Anh còn áp dụng chủ nghĩa trọng
thương. Chủ nghĩa này thịnh vượng vào giữa thế kỷ 17, thời điểm mà Anh đang khẳng
định sức mạnh của mình ở Thế giới mới. Pháp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng
cạnh tranh với Anh để giành các thuộc địa, bởi họ cho rằng một đế chế lớn không thể
tồn tại và tự cung ứng mà không có nguồn lực thuộc địa .Theo Thư viện Kinh tế và Tự
do, chủ nghĩa trọng thương xuất phát từ niềm tin phổ biến đó, rằng có một lượng tài
sản cố định trên thế giới và cách chủ yếu để gia tăng sự giàu có của một quốc gia là
chinh phục các vùng đất khác.

Theo chủ nghĩa trọng thương, nhà nước cần phải quản lý điều hành nền kinh tế
nhằm đạt được lợi ích quốc gia, được thể hiện qua sự giàu có, quyền lực, và danh
tiếng. Họ không quan tâm đến việc cải thiện cuộc sống của con người hay thúc đẩy
hợp tác giữa các quốc gia trong hệ thống thế giới, mà mục tiêu hàng đầu là tối đa hóa
an ninh quốc gia và quyền lực, đồng thời xem hoạt động kinh tế như một phương tiện
để đạt được những mục đích này.

Những quốc gia đi theo chủ nghĩa trọng thương thường sẽ định hướng nền
kinh tế nội địa để tạo ra thặng dư thương mại. Nói cách khác, mục tiêu của họ là tăng
cường xuất khẩu trong khi hạn chế nhập khẩu.Khoản thặng dư thương mại thu được có
thể giúp các quốc gia này nâng cao sức mạnh bằng cách xây dựng quân đội, mua sắm
vũ khí…, qua đó củng cố an ninh quốc gia và nâng cao vị thế quốc tế. Thứ hai, họ sẽ
định hướng các ngành công nghiệp theo hướng sản xuất các hàng hóa có giá trị thặng
dư cao từ những nguyên liệu thô được nhập khẩu với giá rẻ, vì vậy sản xuất nông
nghiệp thường không được khuyến khích mà thay vào đó là sản xuất công nghiệp

Anh sử dụng chủ nghĩa trọng thương như một cách để bảo vệ, tăng cường lợi
ích của mình. Để duy trì cơ sở tài sản của mình, nước Anh cảm thấy điều quan trọng là
phải giữ hàng hóa và nguyên liệu từ các thuộc địa cho mình. Do đó, những người
thuộc địa không thể buôn bán những vật liệu này sang các nước khác và thu được bất
kỳ của cải nào cho mình. Tất cả lợi nhuận được chuyển đến Anh, và những người
thuộc địa vẫn ở trong tình trạng nghèo đói tương đối. Nếu những người thuộc địa
muốn buôn bán với các quốc gia khác, thì trước tiên các mặt hàng phải được chuyển
đến Anh và sau đó đến các quốc gia khác. Điều này cho phép Anh thu được doanh thu
từ thuế liên quan. Một loạt các thuế có thể kể đến như: Đạo luật Mật ong (1733) nhằm
áp đặt thuế lên nhập khẩu mật ong nước ngoài theo gallon, Đạo luật Đường mía năm
1764, Đạo luật Tem (1765) yêu cầu người nhập cư Mỹ phải trả một loại thuế trực tiếp
cho Anh để hỗ trợ quân đội Anh ở Mỹ đồng thời yêu cầu người dân sử dụng giấy tem
được sản xuất tại Anh, Đạo luật Ủy ban Thuế (1767), Đạo luật Bồi thường (1767), Đạo
luật Townshend (1767-1768) áp đặt thuế lên 72 mặt hàng nhập khẩu từ Anh vào Mỹ,
bao gồm cả thuế trên trà.

2.3. Chế độ quân chủ lập hiến


Nền kinh tế cũng như sự phát triển thương mại ở Anh cũng được tác động rất
lớn nhờ sự kiện 1689 Nghị viện Anh thông qua “Đạo luật về quyền hành”. Từ đấy, chế
độ quân chủ lập hiến ở Anh được thành lập. Một số biện pháp và chính sách được ban
hành bao gồm như tích cực tham gia đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại
quốc tế về việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Tiêu biểu là hiệp định Methuen năm
1703 giữa Anh và Bồ Đào Nha được ký nhằm mục đích đẩy trao đổi hàng hóa giữa hai
quốc gia. Ngoài ra, Anh còn tập trung phát triển và bảo vệ thương mại biển đông và
thương mại ba tư (triangular trade). (Thương mại ba tư là hình thức thương mại giữa
châu Âu, châu Phi và châu Mỹ, với việc chuyển đổi hàng hóa như nô lệ, đường và
rum. Anh đã kiểm soát một phần lớn trong chuỗi cung ứng này và hưởng lợi từ các lợi
nhuận khổng lồ.). Hạ tầng giao thông cũng được chú trọng, đầu tư vào vào cải thiện,
đặc biệt là các cảng biển và tuyến đường biển. Điều này giúp tăng cường khả năng vận
chuyển hàng hóa và tăng cường sự kết nối với các thị trường quốc tế. Chính phủ Anh
còn khuyến khích doanh nghiệp và thương nhân tham gia hoạt động thương mại quốc
tế bằng cách cung cấp ưu đãi và hỗ trợ tài chính.

2.4. Sự phát triển thương mại và vai trò đối với việc mở rộng ảnh hưởng của
Anh
Từ những chính sách cũng như hình thái kinh tế trên (chủ nghĩa tư bản tự do
cạnh tranh, chủ nghĩa trọng thương), quan hệ giao thương, trao đổi hàng hóa giữa nước
Anh với các nước được mở rộng. Nhiều công ty thương mại ra đời hoạt động buôn bán
từ ven biển Ban Tích đến Châu Phi, từ Trung Quốc đến Châu Mỹ như công ty châu
Phi, công ty Mátxcơva, công ty Tây Ban Nha…Đặc biệt là sự ra đời của công ty Đông
Ấn năm 1600 đã giúp nước Anh cạnh tranh với các địch thù như Hà Lan, Pháp trên thị
trường phương Đông

Hệ thống thương mại đế quốc phát triển giúp cho Anh mở rộng ảnh hưởng thị
trường sang các khu vực châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh để bảo vệ và mở rộng lợi ích
kinh tế của mình. Ngoài ra, với sức mạnh kinh tế mạnh mẽ như thế, Nước Anh còn âm
mưu sử dụng nó như đòn bẩy, xâm lược, đặt ách thống trị lên Ấn Độ và các khu vực
khác

3. TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG VÀ QUÁ TRÌNH TRỞ THÀNH CƯỜNG


QUỐC HÀNG ĐẦU THẾ GIỚI TỪ ĐẦU THẾ KỶ XVIII

3.1. Bối cảnh


Từ sau những cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, lịch sử
hàng hải thế giới có những bước phát triển và thay đổi không ngừng. Hoạt động buôn
bán đã chuyển dần từ những vùng biển nhỏ, ven bờ ra đại dương, từ buôn bán theo khu
vực vươn lên thành trao đổi toàn cầu và hình thành những trục đường thương mại mới
trên bản đồ thương mại thế giới. Trong hoàn cảnh đó, cùng với sự trỗi dậy của hoạt
động cướp biển được tổ chức quy củ hơn (nhiều lúc được chính phủ các nước khuyến
khích nhằm kiếm tìm nguồn vốn cho quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản) càng khiến
việc bảo vệ các đội thương thuyền hay tổ chức lực lượng tấn công, đè bẹp đối thủ, xâm
chiếm, giành giật thị trường càng trở nên cần thiết.Chính vì thế, hải quân đã nhanh
chóng trở thành lực lượng quan trọng, đóng vai trò hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của
thương mại hàng hải.
Vượt qua Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Thụy Điển, hai nước Anh và Hà
Lan đã trở thành những ông chủ của biển cả; Hải quân hai nước đã tung hoành trên
nhiều vùng biển khác nhau, đem lại những lợi thế không nhỏ cho sự mở rộng hoạt
động thương mại. Chính vì thế, hiểu rõ được tình hình phát triển hải quân của hai nước
trong giai đoạn cạnh tranh trực tiếp, khốc liệt này chính là một cơ sở quan trọng để
chúng ta hiểu được một cách đầy đủ về nguyên nhân và điều kiện mà Anh từng bước
vươn lên thay thế Hà Lan trở thành cường quốc thương mại hàng hải ở đầu thế kỷ
XVIII.
Bảng so sánh sau đây vừa toát lên được khả năng trang bị hiện đại của hải
quân Anh, vừa biểu hiện phần nào sự thay đổi tương quan lực lượng hải quân các nước
trong thế kỷ XVII.
Bảng: Trang bị đại bác của hải quân các nước trong thế kỷ XVII
(Đơn vị: khẩu/tàu)

Năm TBN Anh Pháp Hà Lan

1558 51 30 2 37

1600 51 34 0 38

1625 60 40 15 114

1650 33 80 35 70

1675 20 60 90 63

1700 26 115 118 86

Nhìn vào bảng số liệu trên, trước tiên thấy rõ sự tiến bộ nhanh chóng của hải
quân Anh, đặc biệt trong những năm cuối thế kỷ XVII và ngược lại là sự suy yếu của
cả Tây Ban Nha và Hà Lan. Sự vươn lên của Pháp chỉ mang tính chất nhất thời trong
giai đoạn cuối thế kỷ XVII bởi tác động từ cuộc cải cách của Colbert nhằm mục đích
sử dụng hải quân như một công cụ hữu hiệu trong chiến tranh với Tây Ban Nha chứ
không hoàn toàn vì tham vọng vươn tầm ảnh hưởng ra đại dương. Chính vì thế, hải
quân Pháp không được coi trọng, không có tính lâu bền, thiếu kinh nghiệm chiến đấu
và nhanh chóng bị bỏ rơi sau cuộc chiến tranh 9 năm và chiến tranh giành quyền thừa
kế ngai vàng Tây Ban Nha. Ngược lại, sự phát triển của hải quân Anh là một quá trình
lâu dài, hội tụ nhiều điều kiện khác nhau và mang tính chiến lược trong sự phát triển
của một quốc gia theo chủ nghĩa trọng thương. Chính vì thế, chất lượng đại bác ngày
càng được nâng cao với số tiền đầu tư lớn. Nếu như năm 1642, Hà Lan chỉ trả 42.000
florins (£3.620) cho 57 đại bác thì đến năm 1692, Anh đã chi tới 83.000 florins
(£9.150) cho việc trang bị vũ khí mỗi tàu.
3.2. Tiền đề quan trọng:
Bước ngoặt trong quá trình phát triển của hải quân Anh là chiến thắng trước
hạm đội Armada năm 1588, nhưng phải nhờ đến những cải cách toàn diện của Oliver
Cromwell sau cuộc nội chiến 1642-1649 thì hải quân mới có được một bộ mặt hoàn
toàn khác biệt: mạnh mẽ, hùng hậu và đóng vai trò lớn trong sự phát triển của cường
quốc thương mại hàng hải Anh sau này.
+ Về mặt lãnh đạo, ông đã cử những vị tướng tài như Monck, Deane và Robert
Blake – những người có kinh nghiệm và tài năng chứ không phải là dòng dõi quý tộc -
chỉ huy hải quân nhằm biến lực lượng này thực sự trở thành chuyên nghiệp, nòng cốt
chứ không chỉ là một bộ phận nhỏ trong quân đội như thời phong kiến.
+ Tính kỉ luật và phục tùng của binh lính được nâng cao đồng thời với việc
đảm bảo vai trò, trách nhiệm của người lãnh đạo.
+ Trong việc xây dựng hạm đội, trước tiên, các xưởng đóng tàu được lập ra ở
những nơi thuận lợi: Chatham, Deptford, Portsmouth, Woolwich với số lượng công
nhân khoảng 1.000 – 2.000 người, và đóng mới được 41 tàu chiến chỉ trong vòng 2
năm 1649 – 1651.
+ Năm 1649, Nghị viện Anh quyết định đóng một loạt các tàu rộng, sức chiến
đấu cao (có thể mang hơn 20 đại bác - đến năm 1654 là 56 đại bác; ba cột buồm lớn
được thiết kế với độ dài 120 – 210 feet, chiều ngang 30-60 feet giúp thuyền di chuyển
nhanh). Trọng tải các tàu chiến được nâng cấp, số lính phục vụ trên tàu ngày càng
tăng, tạo ra lợi thế lớn trong việc áp sát và chiếm lĩnh tàu của đối phương. Anh cũng
sử dụng những tàu chiến nhỏ, linh hoạt và trang bị hiện đại, có tốc độ, khả năng chịu
lực và chịu lửa cao khi đối đầu trực tiếp. Những thương thuyền cũng được thiết kế cho
mục đích phòng thủ, đặc biệt, những tàu trên 100 tấn còn được nhận trợ cấp của chính
phủ để họ có thể biến chúng thành tàu chiến trong chiến tranh nếu cần thiết.

3.3. Chiến tranh Anh - Hà Lan


Sự vươn lên của hải quân Anh được chứng minh bằng thực tế là chiến thắng
cuối cùng trong 3 lần chiến tranh Anh – Hà Lan và lần lượt đánh bại nhiều kẻ thù khác
như Tây Ban Nha, Pháp để từng bước khẳng định địa vị cường quốc hàng hải. Ba lần
chiến tranh với Hà Lan chính là cuộc đụng độ hải quân trực tiếp để tranh giành ảnh
hưởng trên biển. Mục đích và nguyên nhân sâu xa của cả 3 lần chiến tranh chính là
những tranh giành về quyền lợi thương mại ở Đại Tây Dương và những vùng đất giàu
có ngoài châu Âu. Thương nhân Hà Lan đã chiếm đoạt nhiều quyền lợi ở các hải cảng,
vùng biển của Anh trong việc buôn bán len dạ, đánh cá và gây ra bất mãn lớn đối với
thương nhân Anh. Do đó, Cromwell và Nghị viện Anh đưa ra Đạo luật Hộ tống năm
1650 (Convoy Act) và Đạo luật Hàng hải thứ nhất (Navigation Act/ Scobele’s Act)
năm 1651. Đó thực sự là một đòn giáng mạnh vào hoạt động và tham vọng của Hà Lan
- một cường quốc thương nghiệp luôn chú trọng phát triển việc chuyên chở hàng hóa
giữa các quốc gia và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh lần 1 giữa hai
nước.
Trong cuộc chiến tranh lần thứ nhất, Hải quân Anh tổng cộng đã giao chiến
với Hà Lan 8 trận: Goodwin Sands, Plymouth, Kentish Knock, Dungeness, Portland,
Leghorn, Gabbard Bank, Scheveningen. Tuy thất bại trong trận đụng độ đầu tiên
nhưng hải quân Anh đã nhanh chóng củng cố lực lượng và giành thắng lợi trong tất cả
7 trận chiến còn lại. Đặc biệt, trong trận quyết định Scheveningen năm 1653, Đô đốc
Maarten Tromp Harpertszoon và 1.500 thủy thủ đã bị đại bác của hải quân Anh giết
chết, 14 tàu chiến bị phá hủy, đánh dấu thất bại hoàn toàn của Hà Lan. Chiến thắng
của Anh đã dẫn đến “sự kiểm soát hoàn toàn eo biển Channel, nghĩa là phong tỏa
Amsterdam và những cảng khác của Hà Lan, làm băng giá mọi hoạt động thương mại
của đế quốc này”. Thất bại đó buộc Hà Lan phải kí hiệp ước hòa bình Westminster
năm 1654, buộc Hà Lan phải chấp nhận "Luật Hàng hải" quy định nước Anh chỉ nhập
khẩu hàng hóa do tàu Anh và tàu của nước có hàng mang đến. Như vậy, Hà Lan bị
tước vai trò của "Người chở hàng trên biển". Anh cũng tịch thu được 1.700 tàu chiến
để phát triển hơn nữa hạm đội của mình.
Cuộc chiến tranh lần thứ hai tiếp tục là hệ quả của sự cạnh tranh khốc liệt về
mặt thương mại giữa hai quốc gia. Các đạo luật được Charles II liên tiếp đưa ra trong
thập niên 60 của thế kỷ XVII đã đụng chạm mạnh đến sự phát triển của nền hàng hải
cũng như đe dọa hệ thống thương điếm, thuộc địa của Hà Lan tại châu Á và châu Mỹ.
mặc dù Anh đang gặp bất lợi về mặt tài chính cũng như tình hình quốc tế và Hà Lan đã
có những thay đổi trong việc chế tạo thuyền chiến nhưng hải quân chỉ giành được 1
thắng lợi mang ý nghĩa tinh thần, nhưng rồi lại thất bại ở những trận chiến quyết định
khác Lowestoft – Norfolk, North Foreland. Thất bại này một lần nữa dồn Hà Lan vào
thế bị động, buộc phải tìm cách kí hiệp ước chấm dứt chiến tranh. Hiệp ước Breda
ngày 31/7/1667 một lần nữa là sự nhượng bộ rất lớn của Hà Lan cho Anh. Anh chỉ nới
lỏng một số điều khoản trong Đạo luật Hàng hải, còn Hà Lan phải mất rất nhiều quyền
lợi. New Amsterdam rơi vào tay Anh, được đổi tên thành New York và là bước ngoặt
quan trọng giúp Anh tiến sâu hơn trong quá trình chinh phục vùng đất Bắc Mỹ. Ở châu
Phi, Hà Lan chấp nhận để Anh chiếm đóng Cape Coast (Ghana) và nắm độc quyền
buôn bán nô lệ trên một vùng lãnh thổ rộng lớn. Như vậy, Anh đã ngày càng mở rộng
được tầm ảnh hưởng và vùng hoạt động của mình không chỉ trong hoạt động thương
mại mà cả xâm chiếm thuộc địa. Những kết quả ban đầu đó là nền tảng cơ bản cho sự
hình thành một đế quốc rộng lớn, hùng mạnh sau này.
Cuộc chiến tranh lần thứ ba xảy ra với nhiều điểm khác với 2 lần trước bởi có
sự tham gia trực tiếp của Pháp – đồng minh của Anh và sự không đồng thuận giữa vua
Charles II và Nghị viện Anh. Mặc dù không có được nguồn tài chính dồi dào như
trước nhưng hải quân Anh đã phối hợp chặt chẽ với những cuộc tấn công của Pháp
trên đất liền khiến cho Hà Lan liên tục phải vất vả chống đỡ và thực tế là chịu thất bại
liên tiếp. Năm 1672, Hà Lan thất bại trước sức mạnh quá lớn của liên quân tại cửa
sông Thames. Đến giữa năm 1673, Anh đã 3 lần tấn công vào hải quân Hà Lan, gây ra
những tổn thất nhất định, buộc Hà Lan một lần nữa phải kí hiệp ước Westminster lần 2
(1674), theo đó, Anh nhận được 6 triệu tiền bồi thường chiến phí và Hà Lan không
được phép đòi lại vùng đất New York.

3.4. Chiến tranh Anh-TBN


Năm 1651, Cromwell đã lập ra một bản phác thảo về kế hoạch phía tây nhằm
thôn tính những thuộc địa, thị trường thương mại rộng lớn ở Tây Ấn, Bắc Mỹ. Kế
hoạch đó có nội dung chính là tìm cách đánh bật ảnh hưởng của Tây Ban Nha để thiết
lập địa vị của Anh. Với sức mạnh hải quân đang lên, Anh đã liên tiếp tổ chức những
cuộc tấn công, xâm lược lãnh thổ. Lần lượt những vùng đất ở Tây Ấn (vùng biển
Caribbean và Mỹ Latinh) rơi vào tay Anh; những thương cảng của Tây Ban Nha bị
bắn phá, tấn công; những tàu buôn cũng bị cướp biển Anh hoành hành nhiều hơn. Sự
kiện Jamaica rơi vào tay Anh năm 1665 là đỉnh cao trong thắng lợi của Anh trong việc
mở rộng thuộc địa ở châu Mỹ. Chiến thắng của Anh được thể hiện bằng hiệp ước
Madrid 1667 và sau đó là Hiệp ước năm 1670 – hiệp ước về châu Mỹ. Tây Ban Nha đã
quỵ ngã, cánh cửa đến với vùng đất châu Mỹ trù phú đã mở rộng trước mắt đối với
người Anh.

3.5. Chiến tranh Anh-Pháp


Tiếp nối những thành công trong chiến tranh với Hà Lan và Tây Ban Nha, hải
quân Anh tiếp tục khẳng định sức mạnh đang lên của mình trong cuộc chiến tranh 9
năm (1689 - 1697) với Pháp. Do luôn có tham vọng chinh phục cả châu Âu lục địa nên
vua Pháp - Louis XIV đã xây dựng quân đội hùng hậu và tinh nhuệ. Bên cạnh đó, với
những cải cách của Colbert, hải quân Pháp từng bước được chú trọng hơn về cả xây
dựng lực lượng cũng như trang bị vũ khí và trở thành đối thủ đáng gờm của Anh trong
hai thập niên cuối thế kỷ XVII. Sự phát triển của hải quân Pháp tuy mang tính chất
nhất thời nhưng cũng gây nên mối đe dọa lớn cho địa vị của Anh. Liên minh với Hà
Lan cùng một loạt quốc gia khác được thiết lập nhằm mục đích đập tan tham vọng của
Pháp. Như vậy, hải quân Anh không chỉ giành thắng lợi trước Hà Lan, Tây Ban Nha
mà còn giành thắng lợi trước Pháp để vươn lên trở thành cường quốc hải quân đứng
đầu thế giới vào đầu thế kỷ XVIII.

3.6. Tổng kết:


Anh đã có chiến lược lâu dài, đầu tư cần thiết cho sự phát triển của hải quân
trong việc mở rộng thị trường, thuộc địa và nâng cao vị thế trên bản đồ thương mại thế
giới. Anh không chỉ đánh thắng Hà Lan trong ba lần đối đầu trực tiếp mà xen kẽ với
đó là những chiến thắng trước các đối thủ nguy hiểm khác như Tây Ban Nha, Pháp hay
mở rộng được hệ thống thuộc địa ở châu Á và châu Mỹ; tạo điều kiện căn bản cho
bước đột phá lên vị thế cường quốc hàng đầu thế giới từ đầu thế kỷ XVIII. Sự vươn
lên của hải quân Anh không chỉ mang ý nghĩa quân sự đơn thuần mà còn phản ánh sự
thay đổi toàn diện về kinh tế - xã hội, tác động lớn đến tình hình châu Âu, và được thể
hiện như một xu thế đang lên của thời đại – xu thế phát triển theo con đường tư bản
chủ nghĩa một cách toàn diện.
4. TIỀM LỰC CỦA ANH TRONG CÁCH MẠNG VÀ SAU CÁCH MẠNG

4.1. Chính trị

4.1.1. Chính trị trong cách mạng đến trước Cách mạng Công nghiệp Anh

Về chính trị, cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỉ XVII đã đem lại thắng lợi
cho lên minh tư sản và quý tộc mới, chế độ quân chủ đã bị lật đổ và nền Cộng hòa
được thành lập. Quyền lực Quốc hội ngày càng được củng cố. Tôn giáo được tự do
trong nhân dân.

Theo đảng phái Whig, cuộc cách mạng về chính trị trong khoảng thời gian
1688-1689 là cuộc chiến không đổ máu, việc giải quyết cách mạng đã thiết lập quyền
tối cao của quốc hội đối với vương miện, đặt nước Anh trên con đường hướng tới chế
độ quân chủ lập hiến và dân chủ nghị viện.

Chính biến 1688-1689 càng củng cố quyền thống trị của những giai cấp mới
và thiết lập nên một nhà nước quân chủ lập hiến. Vua là người đứng đầu nước nhưng
không điều khiển công việc quốc gia. Tổ chức có quyền hành thực tế là nghị viện và
trong đó, quyền thống trị thuộc về đảng nào chiếm đa số ghế.

Thượng viện ở trong tay bọn đại quý tộc mới có uy lực hơn hạ viện do dân cử
ra. Cuộc bầu cử hạ nghị viện cũng tiến hành theo những quy tắc rất hạn chế, cả nước
có khoảng 7 triệu dân Anh, nhưng chỉ có 25 vạn người có quyền tuyển cử. Gần một
nửa số nghị viên ở hạ nghị viện là những người được bầu ra từ những thị trấn hoang
tàn. Đó là những vùng rất ít dân cư, thường bầu cử theo ý muốn của chúa đất. Khi
mảnh đất được bán đi thì người chủ mới thay thế chủ cũ làm nghị viên đại biểu của nơi
đó. Ghế nghị viện được mua đi bán lại, nhà giàu mua chuộc cử tri và có khi mua hẳn
cả lá phiếu bầu cử. Không những quần chúng lao động mà ngay cả các tầng lớp trung
gian cũng bị tước đoạt quyền chính trị

Quyền lực của nghị viện ngày càng lớn làm cho ngai vàng dần dần trở thành
hư vị. Viện cơ mật từ chỗ là cơ quan tư vấn của nhà vua biến thành nội các. Viện cơ
mật từ chỗ là cơ quan tư vấn của nhà vua biến thành nội các, quản lý công việc trong
nước. Nhà vua không tham gia những buổi họp của nội các mà quyền chủ tọa thuộc về
thủ tướng. Chế độ nội các được củng cố, thủ tướng và nội các không chịu sự ràng buộc
của nhà vua, chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện. Khi không được đa số nghị viện tín
nhiệm thì nội các đổ và thủ tướng phải từ chức. Thủ tướng và nội các là người của
đảng chiếm đa số trong nghị viện, do đảng đó cử ra và được nó ủng hộ. Như vậy, nước
Anh đã hình thành một hệ thống tổ chức nhà nước mới quân chủ lập hiến mà sau đó
trở thành kiểu mẫu cho nhiều nước.

Ý nghĩa của CMTS Anh đối với chính trị Anh sau 1689:

 Đóng vai trò lớn với sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa
 Chính phủ mới chăm lo đáp ứng yêu cầu của giai cấp tư sản, do đó nhiều
biện pháp tích cực nhằm cải thiện kinh tế đã được thi hành
 Chuyển đổi từ nền chính trị quân chủ chuyên chế sang nền chính trị quân
chủ lập hiến

4.2. Kinh tế

4.2.1. Kinh tế Anh từ 1689 đến trước Cách mạng Công nghiệp Anh

Từ năm 1689, Anh đã bị ảnh hưởng bởi không chỉ một mà ba cú sốc kinh tế.
Đầu tiên, cuộc chiến với Pháp - quyền lực quân sự lớn nhất châu Âu - đã thu hút đám
tàu chiến và tàu hải tặc thù địch, gây thiệt hại nặng nề cho thương mại biển Anh, trong
khi các chi phí quân sự cũng dẫn đến việc tăng gấp đôi gánh nặng thuế. Thứ hai, điều
kiện chiến tranh và sự quản lý kém của chính phủ đã gây ra cuộc khủng hoảng tiền tệ
từ năm 1695-7, làm đình trệ nhiều hoạt động thương mại nội địa và gây ra tình trạng
đổ về Ngân hàng Anh mới thành lập. Thứ ba, thời kỳ trị vị của William III đã mang lại
sự tăng giá nhanh chóng của các nhu yếu phẩm, đặc biệt là thực phẩm và nhiên liệu,
dẫn đến tình trạng đói kéo dài từ năm 1693 trở đi. Tuy nhiên, những khó khăn này
hiếm khi được đề cập nhiều trong lịch sử chính trị về Cuộc cách mạng vinh quang và
không dễ dàng phù hợp với câu chuyện về sự mở rộng kinh tế trong giai đoạn Stuart
sau này. Phân tích chi tiết về những “thời kỳ khó khăn” này cho thấy giới hạn của
những lịch sử nhấn mạnh vào sự phát triển dài hạn so với những khủng hoảng ngắn
hạn.
Tuy nhiên nhìn chung, ở thế kỷ 17, ở Anh nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát
triển mạnh trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Sự phát triển
này bị chế độ phong kiến kìm hãm, do đó, một cuộc cách mạng tư sản đã bùng nổ để
lật đổ quan hệ sản xuất lạc hậu, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa
phát triển. Cách mạng Anh là cuộc cách mạng tư sản thứ hai trên thế giới sau Cách
mạng Hà Lan, nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hình thành CNTB trên
phạm vi toàn châu Âu.

Từ trước Cách mạng tư sản Anh, nước Anh đã là một nước có nền kinh tế phát
triển nhất châu Âu. Càng về sau trong thời kỳ cuộc Cách mạng diễn ra, nền kinh tế của
Anh càng ngày càng thịnh vượng Cuộc cách mạng nông nghiệp Anh Trong cách mạng
tư sản Anh, kinh tế phát triển mạnh mẽ. Các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp và
thương nghiệp đều phát triển. Phương thức sản xuất tư bản thâm nhập vào nông
nghiệp, trong khi sản xuất công trường thủ công chiếm ưu thế hơn sản xuất của
phường hội. Số lượng và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng như: luyện kim, làm sứ,
len dạ.

CMTS Anh đã đem đến nhiều tác động tích cực với nền kinh tế Anh thời bấy
giờ. Nghị viện Anh sau cuộc Cách mạng Tư sản công khai cho phép đại chủ chiếm cứ
đất đai công xã, đuổi nông dân, tạo ra một nguồn lực vô cùng lớn về đất để xây công
xưởng, nhà máy và nguồn nhân công dồi dào. Ngoài ra, nhiều biện pháp kinh tế đã
được thi hành trong thời kì này và có những chuyển biến tích cực giúp cho nền kinh tế
tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Nhờ vậy Anh đã trở thành cường quốc kinh tế
hàng đầu thế giới trong thời điểm bấy giờ. Một trong những điều kiện quan trọng nhất
chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp là sự chuyển biến trong chế độ ruộng đất
hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp đóng vai trò là một nhân tố khiến nền
công nghiệp Anh thời kì này phát triển vượt bậc. Với sự bành trướng hệ thống thuộc
địa đạt tới mức độ chưa từng có và cuộc cách mạng ruộng đất ở Anh trong thế kỉ XVII
– XVIII đã mở rộng thị trường trong và ngoài nước, để đáp ứng đòi hỏi một khối
lượng sản xuất công nghiệp lớn nước Anh sau cách mạng đã có nhiều cải tiến các công
cụ, máy móc và thực thi vào sản xuất, giúp năng suất lao động tăng cao. Công thương
nghiệp phát triển rộng rãi bởi số lượng lớn công nhân công nghiệp và cư dân thành thị
ngày càng tăng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thị trường trong và ngoài nước liên tục
mở rộng. Hệ thống ngân hàng và tài chính thời kỳ này cũng vô cùng phát triển. Bên
cạnh đó, nhờ vào sự bành trướng thuộc địa và buôn bán nô lệ da đen, bóc lột nhân dân
thuộc địa, ngoài việc sử dụng làm căn cứ thuộc địa và khống chế đường hàng hải, giai
cấp tư sản Anh còn mang nhiều loại hàng như chè, thuốc, cao su, tiêu,… và nhận được
mức giá cao. Sau Cách mạng nhờ các hoạt động về công thương nghiệp, những cải
cách mới khiến cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ và trở thành nước
đi đầu cho sự phát triển về kinh tế trong khoảng thời gian từ những năm 1689, trở
thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

4.2.2. Kinh tế Anh hiện nay

- Ý nghĩa CMTS Anh đối với kinh tế Anh sau 1689:

+ Cách mạng tư sản Anh đã thúc đẩy tiềm lực kinh tế và chính trị của Anh
phát triển mạnh mẽ.
+ Anh trở thành cường quốc hàng đầu thế giới về kinh tế, chính trị và quân sự.

+ Mở đường cho con đường phát triển kinh tế theo định hướng tư bản chủ
nghĩa ở châu Âu

5. SO SÁNH VỚI CÁC NƯỚC CHÂU ÂU THỜI KÌ NÀY

Cách Mạng Tư Sản Anh không chỉ làm thay đổi nền kinh tế, xã hội, và văn
hóa của Anh, mà còn làm thay đổi diện mạo của toàn thế giới. Với những tính chất đặc
trưng, sự kiện này đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người, đánh dấu sự
bắt đầu của thời đại công nghiệp.

5.1. Về chính trị

Là nơi bắt đầu cách mạng công nghiệp do cách mạng tư sản diễn ra sớm nhất
thế giới, Anh cũng là đế quốc rộng lớn nhất trong lịch sử nhân loại, đánh bại cả
Napoleon đại đế và khiến Tây Ban Nha suy tàn. Anh là quốc gia phát triển nhất về
kinh tế tư bản chủ nghĩa. Cách mạng đã tạo ra sự chuyển biến lớn trong xã hội Anh.
Giai cấp tư sản nắm giữ vị thế quan trọng trong xã hội, trong khi tầng lớp công nhân
công nghiệp ra đời. Đồng thời, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ khi mọi người di cư từ
nông thôn vào thành phố để tìm kiếm công việc trong các nhà máy.

- Các nước châu Âu khác như Pháp, Hà Lan cũng bắt đầu cải cách chính trị,
nhưng mức độ còn thấp hơn so với Anh.

- Hầu hết các nước châu Âu vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế.

- Sau Cách mạng, một số nước châu Âu khác như Pháp, Mỹ cũng thành lập
nền cộng hòa, ngoài ra, nền dân chủ dần trở thành hệ thống chính trị chủ đạo ở châu
Âu, trong đó Anh là quốc gia đi đầu trong việc thiết lập nền dân chủ.

5.2. Về kinh tế

Trong khi phong trào CMTS không ngừng tiếp diễn, kinh tế tư bản chủ nghĩa
vẫn có những bước tiến quan trọng. Nước Anh chiếm vị trí hang đầu trong nền kinh tế
thế giới, sau đó là Pháp. Cách Mạng Tư Sản Anh đã tạo ra sự thay đổi đột phá trong
lĩnh vực sản xuất hàng hóa. Sự ra đời của máy móc đã thay thế cho lao động tay chân,
đẩy mạnh hiệu suất sản xuất và giảm chi phí lao động. Điều này đã đánh dấu sự bắt
đầu của chế độ tư bản công nghiệp.

- Các nước châu Âu khác như Pháp, Hà Lan cũng bắt đầu phát triển kinh tế tư
bản chủ nghĩa, nhưng mức độ còn thấp hơn so với Anh.
- Hầu hết các nước châu Âu vẫn duy trì chế độ phong kiến, với nền kinh tế
nông nghiệp là chủ yếu.

5.3. Ví dụ từ nước Ý

5.3.1. Về kinh tế

- Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển:

+ Xuất hiện nhiều nhà máy, xí nghiệp.

+ Áp dụng máy móc, công nghệ mới.

+ Năng suất lao động tăng cao.


+ Ngành công nghiệp dệt may, luyện kim, đóng tàu phát triển mạnh mẽ.

- Thương nghiệp phát triển:

+ Mậu dịch quốc tế phát triển rộng rãi.

+ Thị trường nội địa được mở rộng.

+ Hệ thống ngân hàng và tài chính phát triển.

- Tuy nhiên:

+ Nền kinh tế Ý phát triển không đồng đều giữa các khu vực.
+ Miền Bắc phát triển hơn miền Nam.
+ Nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

5.3.2. Về chính trị

- Nền quân chủ lập hiến được thành lập:


- Vua Vittorio Emanuele II là nguyên thủ quốc gia.
- Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc cai trị đất nước.
- Quyền lực của nhà vua bị hạn chế.
- Nền dân chủ dần được củng cố:
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được đảm bảo.
- Hệ thống pháp luật được hoàn thiện.

Tuy nhiên:

- Ý vẫn còn nhiều bất ổn chính trị.


- Các phe phái chính trị đấu tranh gay gắt với nhau.
- Vấn đề thống nhất quốc gia chưa được giải quyết hoàn toàn.

So sánh với Anh:

- Nền kinh tế Ý phát triển chậm hơn Anh.


- Nền dân chủ Ý chưa được củng cố vững chắc như Anh.
Nguyên nhân:

- Ý thống nhất muộn hơn Anh.


- Ý có nhiều vấn đề phức tạp về kinh tế, xã hội và chính trị.

5.3.3. Kết luận

- Cách mạng tư sản Ý đã thúc đẩy phát triển kinh tế và chính trị của Ý.

- Tuy nhiên, Ý vẫn còn nhiều thách thức cần phải vượt qua.

- Cách mạng tư sản Ý là một sự kiện lịch sử quan trọng, đánh dấu sự chuyển
đổi từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa.
III. KẾT LUẬN

Trong bối cảnh của cách mạng tư sản ở Anh, chúng ta đã thấy rõ sức mạnh của
cách mạng công nghiệp và vai trò quan trọng của nó trong việc định hình lại tương
quan lực lượng quốc tế. Cách mạng này không chỉ là một sự thay đổi trong cấu trúc
kinh tế và xã hội ở Anh mà còn là một yếu tố chính trong việc biến đổi bản chất của
quan hệ quốc tế.

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công nghiệp ở Anh đã tạo ra một lực
hút mạnh mẽ, thu hút vốn đầu tư và tài nguyên từ khắp nơi trên thế giới. Điều này đã
góp phần làm thay đổi cả tương quan lực lượng kinh tế và chính trị quốc tế, đặt nền
móng cho sự trỗi dậy của các cường quốc công nghiệp mới trong thế kỷ 19 và 20.

Tuy nhiên, cách mạng tư sản Anh cũng đặt ra nhiều thách thức và tranh cãi
trong quan hệ quốc tế, bao gồm cả sự cạnh tranh về tài nguyên, thị trường, và ảnh
hưởng văn hóa. Những vấn đề này tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc định
hình thế giới hiện đại và cần được đối diện và giải quyết một cách thông minh và bền
vững.

Tóm lại, cách mạng tư sản ở Anh đã không chỉ thay đổi căn bản về cấu trúc xã
hội và kinh tế mà còn làm thay đổi bản chất của quan hệ quốc tế. Việc hiểu rõ về
những ảnh hưởng này không chỉ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về lịch sử, mà còn cung
cấp cho chúng ta những bài học quan trọng trong việc xây dựng một thế giới hòa bình
và phát triển bền vững trong tương lai.

You might also like