You are on page 1of 2

BÀI 30: CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ NỬA

SAU XVIII

1. Nêu nguyên nhân bùng nổ


a. Nguyên nhân sâu xa
- Đến giữa thế kỉ XVIII, kinh tế tư bản ở 13 thuộc địa Anh (Bắc Mĩ) tương đối phát triển:
+ Ở miền Bắc: Các công trường thủ công sản xuất rượu, dệt may… đặc biệt là nghề luyện kim
và đóng tàu phát triển, Bô-xtơn trở thành khu công nghiệp lúc bấy giờ.
+ Miền Nam: Chủ đồn điền ra sức bóc lột nô lệ da đen để sản xuất lương thực, bông mía…
phục vụ cho nhu cầu của thuộc địa và xuất khẩu.
- Kinh tế phát triển nhu cầu trao đổi ở thuộc địa ngày càng tăng, cùng với ựu phát triển của hệ
thống giao thông và liên lạc, một thị trường thống nhất đã hình thành, tiếng Anh trở thành ngôn
ngữ chính.
- Chính sách của chính phủ Anh: Cấm Bắc Mĩ sản xuất nhiều mặt hàng công nghiệp, cấm mở
doanh nghiệp, cấm đem máy móc và thợ lành nghề từ Anh sang; ban hành chế độ thuế khóa
nặng nề.
- Thuộc địa không được tự do sản xuất, buôn bán và khai khẩn về miền Tây. Chính sách đó đã
làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân thuộc địa, mâu thuẫn giữa nhân dân thuộc địa với chính
quốc ngày càng gay gắt.
=> Yêu cầu đặt ra: đánh đuổi thực dân Anh, giành độc lập dân tộc; xóa bỏ mọi rào cản để mở
đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Đưa giai cấp tư sản và chủ đồn điền lên nắm
quyền.
b. Nguyên nhân trực tiếp
- Cuối năm 1773, sự kiện chè Bô- xtơn và Đại hội lục địa lần thứ nhất (1774) đã thổi bùng lên
ngọn lửa cách mạng. (phân tích)
2. Nguyên nhân thắng lợi
- Lãnh đạo cuộc cách mạng:
+ 13 thuộc đại ở Bắc Mĩ có nền kinh tế công, thương phát triển mạnh, dẫn đến giai cấp tư sản,
chủ đồn điền lớn mạnh. Họ đủ sức lãnh đạo cuộc cách mạng đi đến thành công.
+ Sự tài giỏi của bộ chỉ huy quân đội 13 bang thuộc địa, đứng đầu là G. Oasinhton. Ông là một
điền chủ giàu có, một sĩ quan có tài quân sự và tổ chức , nhất là việc kêu gọi nhân dân tự
nguyện tham gia đóng góp xây dựng quân đội.
- Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa đối với 13 thuộc địa Anh vàp phi nghĩa đối với chính
quốc Anh. Do đó nhân dân 13 tuộc địa được các tầng lớp nhân dân tiến bộ Pháp và nhiều nước
ở châu Âu lên tiếng ủng hộ.
- Năm 1776, “Tuyên ngôn độc lập” chính thức được công bố, tố cáo chế độ áp bức thuộc địa và
tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập - Hợp chúng
quốc Mĩ. Lần đầu tiên, các quyền con người và quyền công dân được công bố trước nhân loại.
Do đó Tuyên ngôn là ngọn cờ hiệu triệu tập hợp quần chúng đấu tranh.
- Nghĩa quân được sự ủng hộ của dân chúng, đã biết dựa vào địa thế hiểm yếu ở Bắc Mĩ để phát
huy lối đánh du kích.
3. Ý nghĩa:
- Giải phóng Bắc Mĩ khỏi sự thống trị của thực dân Anh; mở đường cho kinh tế tư bản chủ
nghĩa phát triển.
- Về thực chất, đó là một cuộc cách mạng tư sản, góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng
chống phong kiến ở châu Âu và phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ Latinh.
BÀI 31: CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỈ XVIII
1. Nguyên nhân bùng nổ cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
- Về chính trị: Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế suy yếu, khủng hoảng, đứng đầu là vua Lu-i
XVI. (dẫn chứng)
- Về kinh tế:
+ Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp, công cụ và phương thức canh tác thô sơ, lạc
hậu, năng suất thu hoạch thấp. nông dân phải nhận ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp
địa tô nặng nề… đời sống ngày càng khổ cực. Nạn đói thường xuyên xảy ra.
+ Công thương nghiệp Pháp thời kì này phát triển, máy được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều,
nhất là trong các ngành khai khoáng và luyện kim.
+ Ngoại thương có nhiều bước tiến mới, các công ty thương mại Pháp buôn bán với nhiều nước ở
châu Âu.
- Về xã hội:
+ Chia làm 3 đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và đẳng cấp thứ ba. (phân tích)
+ hai đẳng cấp đầu có đặc quyền, đặc lợi. Do đó họ muốn duy trì quyền lực phong kiến và không
muốn thay đổi thể chế chính trị. Đẳng cấp thứ ba: tư sản, nông dân, bình dân họ phải chịu mọi thứ
thuế, nghĩa vụ… bị phụ thuộc vào đẳng cấp có đặc quyền.
- Do mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế, địa vị chính trị, nước Pháp lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu
sắc.
=> Yêu cầu đặt ra: Lật đổ chế độ phong kiến, xóa bỏ mọi sự bất binh đẳng về đẳng cấp, đưa giai
cấp tư sản lên nắm quyền và mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Về tư tưởng: Một số nhà tư tưởng tiến bộ đã phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi
thời và đề xuất những tư tưởng tiến bộ… đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn
đường cho cách mạng tư sản Pháp thắng lợi. (phân tích)
- Sự kiện Hội nghị ba đẳng cấp năm tháng 5/ 1789 dẫn đến cuộc tấn công chiếm ngục Ba-xti là
nguyên nhân trực tiếp làm cách mạng Pháp bùng nổ (phân tích)
2. Phân tích ý nghĩa cuộc Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ vào cuối thế kỷ XVIII
* Đối với nước Pháp:
- Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị
nước Pháp trong nhiều thế kỷ.
- Cuộc cách mạng đã hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách mạn tư sản:
+ Lật đổ chính quyền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu mọi tàn dư phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng
đất cho nông dân.
+ Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình
thành.
- Giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng song quần chúng nhân dân đóng vai trò quyết định trong quá
trình phát triển, đưa cách mạng đến thành công.
* Đối với thế giới:
- Do ảnh hưởng của cách mạng và do hậu quả khách quan của những cuộc chiến tranh thôn tính các
nước châu Âu, chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.
- Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản
các nước tiên tiến thời bấy giờ.

You might also like