You are on page 1of 8

Đề Cương Sử

Câu 1: Lãnh đạo của cuộc CMTS ở Anh, Pháp, Mỹ là những ai? Tính chất các cuộc
cách mạng tư sản?
 Cách mạng tư sản Anh:
- Lãnh đạo: Tư sản và quý tộc mới.
- Tính chất: Là cuộc cách mạng không triệt để, chỉ đem lại quyền cho tư sản và quý tộc
mới, quyền lợi của nhân dân ko được đáp ứng.
 Cách mạng tư sản Pháp:
- Lãnh đạo: Giai cấp tư sản
- Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất.
 Cách mạng tư sản Mỹ:
- Lãnh đạo: Giai cấp tư sản, chủ nô
- Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Câu 2:
a, Kể tên những thành tựu, phát minh tiêu biểu (tên tác giả, phát minh) của cách
mạng công nghiệp ở Anh.
Tác giả Phát minh
Giêm-hari-vơ Máy kéo sợi Gienni
Ác-crai-tơ Máy kéo sợi chạy bằng sức nước
Ét-mơn-các-rai Máy dệt chạy bằng sức nước
Giêm-oát Máy hơi nước
Xti-phen-xơn (1814) Đầu máy xe lửa
Phơn-tơn (1807) Tàu thủy chạy bằng hơi nước

b, Nguyên nhân và kết quả quá trình xâm lược của tư bản phương Tây đối với các
nước Á, Phi. Vì sao Thái Lan không trở thành thuộc địa của các đế quốc?
 Nguyên nhân:
- Chủ nghĩa tư bản phát triển, nhu cầu thị trường, nguồn nguyên liệu ngày càng tăng.
- Các nước Á, Phi giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược, chế độ phong kiến suy yếu  Mục
tiêu xâm lược
 Kết quả: Hầu hết các nước ở châu Á, châu Phi trở thành thuộc địa của thực dân phương
Tây.
 Thái Lan không trở thành thuộc địa của đế quốc:
- Vị trí vùng đệm cùng chính sách ngoại giao khôn khéo
- Nhờ cải cách kịp thời của vua Rama VI trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là chính sách đối
ngoại
- Cắt nhượng 1 số vùng đất phụ thuộc, giữ gìn chủ quyền
Câu 3:
b, Sự ra đời của chủ nghĩa Mác và các tổ chức quốc tế.
-Là người sáng lập ra “Đồng minh những người cộng sản”, là chính đảng đầu tiên
của vô sản quốc tế, được thông qua ở Luân Đôn (2/1848)
- Là người soạn thảo ‘’Tuyên ngôn đảng cộng sản’’, là văn kiện quan trọng của
 Các tổ chức quốc tế:
1. Quốc tế thứ nhất (Mác)
- Thành lập: 28/9/1864 tại Luân Đôn
2. Quốc tế thứ hai (1899-1914) (Ăng-ghen)
- Thành lập: 1889 tại Luân Đôn
3. Quốc tế thứ ba (Lê nin)
- Thành lập: 2/3/1919 tại Ma-xcơ-va

Câu 4: Hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri.


 Hoàn cảnh ra đời:
- 1870, chiến tranh Pháp-Phổ bùng nổ  Pháp thất bại.
- 4/9/1870, nhân dân Pa-ri lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III  Chính quyền lâm thời
tư sản được thành lập.
- Quân Phổ tràn vào Pháp: Chính phủ vệ quốc đầu hàng, nhân dân kiên quyết đấu tranh
 Ý nghĩa lịch sử:
- Lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản.
- Cổ vũ nhân dân lao động thế giới đấu tranh.

Câu 5: Tình hình kinh tế, chính trị và đặc điểm của các nước đế quốc Anh, Pháp,
Đức, Mĩ vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
1. Anh
 Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp phát triển chậm lại, đứng thứ 3 thế giới.
- Dẫn đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại, thuộc địa.
- Đầu thế kỉ XX, xuất hiện nhiều công ty độc quyền.
 Chính trị
- Là nước quân chủ lập hiến do Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền.
- Đối nội: Bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
- Đối ngoại: Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, hệ thống thuộc địa số 1 thế giới.
 Đặc điểm: Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
2. Pháp
 Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XIX, công nghiệp phát triển chậm lại đứng thứ 4 thế giới.
- Các ngành đường sắt, khai mỏ, luyện kim, ô tô phát triển.
- Đầu thế kỉ XX, các công ty độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế.
 Chính trị:
- Đối ngoại: Tích cực chạy đua vũ trang, tăng cường xâm lược thuộc địa ( Hệ thống
thuộc địa đứng thứ 2 thế giới)
 Đặc điểm: Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.
3. Đức
 Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XIX, vị trí công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới:
+ Thị trường dân tộc thống nhất.
+ Tiền bồi thường của Pháp.
+ Ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
 Đặc điểm: Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến.
4. Mỹ
 Kinh tế:
- Cuối thế kỉ XIX, vị trí công nghiệp đứng đầu thế giới:
+ Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
+ Thị trường trong nước mở rộng
+ Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
+ Đất nước hòa bình lâu dài.
 Đặc điểm: Chủ nghĩa đế quốc thực dân kiểu mới.

Câu 6:
1. Quá trình các đế quốc tranh giành xâm chiếm Ấn Độ (Anh và Pháp). Các
cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ chống lại thực dân Anh.
 Quá trình các nước đế quốc tranh giành xâm chiếm Ấn Độ: Giữa thế kỉ XVIII, thực dân
Anh dã hoàn thành việc xâm lược và áp đặt ách thống trị đối với Ấn Độ.
 Các cuộc dấu tranh tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ chốnng lại thực dân Anh:
2. Nguyên nhân dẫn đến Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé. Cương lĩnh
chính trị của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội? Tính chất và ý nghĩa cuộc
Cách mạng Tân Hợi 1911?
 Nguyên nhân: Trung Quốc rộng lớn, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến mục nát, nền văn
hóa lớn
 Cương lĩnh chính trị của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội: 8/1905, Tôn Trung Sơn
quyết định thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và đề ra học thuyết Tam Dân(Dân tộc
độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc)
 Tính chất: Là cuộc Cách mạng dân chủ tư sản không triệt để
 Ý nghĩa cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911:
- Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân Quốc.
- Tạo điều kiện cho Chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á.
3. Trình bày hoàn cảnh, nội dung, tính chất và ý nghĩa cuộc Duy Tân Minh Trị.
Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
 Hoàn cảnh:
- Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.
- Các nước phương Tây tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản.
 Nhật Bản đứng trước 2 sự lựa chọn:
+ Canh tân đất nước thoát khỏi tình trạnng bị xâm lược.
+ Duy trì chế độ phong kiến  bị các nước phương Tây xâm lược.
- Tháng 1/1868, Thiên Hoàng Minnh Trị đã tiến hành những cải cách tiến bộ.
 Nội dung:
- Chính trị:
+ Bãi bỏ chế độ nông nô.
+ Xác lập quyền thống trị của quý tộc, tư sản và đại tư sản.
+ Ban hành Hiến pháp (1889) ; Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
- Kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ.
+ Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của địa chủ
+ Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Quân sự:
+ Tổ chức và huấn luyệ theo kiểu phương Tây.
+ Thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự.
+ Chú trọng công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí.
- Giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
+ Chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật, cử học sinh đi du học ở phương Tây.
 Tính chất :
- Là cuộc Cách mạng tư sản không triệt để.
- Phát triển trở thành nước hùng mạnh nhất châu Á
 Ý nghĩa:
- Đưa Nhật Bản từ 1 nước công nghiệp lạc hậu  nước tư bản công nghiệp phát triển.
- Mở đường cho Chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Nưóc Nhật chuyển nhanh, chuyển mạnh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
- Nhật thoát khỏi bị biến thành thuộc địa.
 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
- Cuộc Duy Tân Minh Trị của Nhật Bản đã được thực hiện trên tất cả các mặt: chính
trị, kinh tế, quân sự, giáo dục. Thông qua cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang
giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
- Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân
tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung là sức
mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.
- Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản, đoàn
kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự cường của
dân tộc.
4. Đặc điểm chung các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đặc
điểm chung của phong trào giải phóng dân tộc ở 3 nước Đông Dương.
 Đặc điểm chung của các nước Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX : Hầu
hết các nước Đông Nam Á trừ Thái Lan (Xiêm) đều trở thành thuộc địa hay nửa
thuộc địa của các nước phương Tây.
 Đặc điểm chung của phong trào giải phóng dân tộc ở 3 nước Đông Dương:
- Đều có hình thức đấu tranh vũ trang.
- Thất bại.

Câu 7: Trình bày nguyên nhân, kết cục, hậu quả và tính chất của chiến tranh thế
giới thứ nhất? Liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc giữ gìn hòa bình, an ninh
đất nước, khu vực và thế giới.
 Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đều của Chủ nghĩa tư bản.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc già (Anh, Pháp) với các đế quốc trẻ (Mĩ, Đức,
Nhật) về vấn đề thuộc địa, thị trường.
- Hình thành 2 khối quân sự đối địch:
+ 1882 Khối Liên minh (Đức, Áo-Hung, Italia)
+ 1907 Khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga)
 Chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh, chia lại thế giới.
Nguyên nhân trực tiếp:
- 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị ám sát  Đức, Áo-Hung chóp lấy cơ hội gây ra chiến
tranh.
 Kết cục và hậu quả:
- Gây nên nhiều tai họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị
thương, cơ sở vật chất bị tàn phá, chi phí cho triến tranh lên tới 85 tỉ đô la.
- Chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận (Mĩ). Bản đồ chính trị thế giới bị
chia lại: Đức mất hết thuộc địa ; Anh, Pháp mở rộng thuộc địa.
- Phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển (Cách mạng tháng Mười Nga)
 Tính chất: Là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
 Liên hệ:
- Ngày nay, chiến tranh xung đột vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau
trên thế giới. Nếu như cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra, sẽ không chỉ gây nên sự
thương vong và tổn thất khổng lồ, mà sẽ là cuộc chiến tranh hạt nhân dẫn đến sự hủy
diệt toàn nhân loại.
- Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo
vệ sự sống của con người và nền văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng
đầu của toàn thể mọi người.
- Loài người cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đa các
cuộc chiến tranh đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới.

Câu 8: Tình hình nước Nga trước khi bùng nổ cách mạng đầu thế kỉ XX. Các sự
kiện chính trong cách mạng tháng 2 và cách mạng tháng 10 Nga.
- Tính chất, ý nghĩa cuộc cách mạng tháng 2 và tháng 10 Nga, liên hệ với Việt Nam.
 Tình hình nước Nga trước cách mạng đầu thế kỉ XX:
- Chính trị:
+ Là nước quân chủ chuyên chế do Nga Hoàng Ni-cô-lai II đứng đầu.
+ Nga Hoàng tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất  hậu quả nghiêm trọng
cho đất nước.
- Kinh tế:
+ Suy sụp, lạc hậu.
+ Nạn đói xảy ra khắp nơi.
- Xã hội:
+ Đời sống của nhân dân khổ cực.
+ Mâu thuẫn xã hội gay gắt, phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga Hoàng.
 Cách mạng Tháng Hai năm 1917
- Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vích.
- Diễn biến:
+ 23/2 ( Lịch dương: 8/3), cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grrá.
+ 27/2 ( Lịch dương: 12/3) dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, công nhân khởi
nghĩa chiếm công sở, lật đổ Nga Hoàng.
- Hình thức: Tổng bãi công chính trị  Khởi nghĩa vũ trang.
- Kết quả:
+ Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.
+ 2 chính quyền song song tồn tại: Các Xô Viết (công nhân, nông dân, binh lính) ;
Chính phủ lâm thời (Tư sản và đại địa chủ tư sảnn hóa)
- Tính chất: Là cuộc Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
- Ý nghĩa: Thực hiện được 1 phần nhiệm vụ của giai cấp công nhân và nông dân Nga là
lật đổ chế độ Nga Hoàng.
 Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
- Nguyên nhân: Chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại (Chính phủ lâm
thời của giai cấp tư sản và các vô xiết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính).
- Lãnh đạo: Lê nin và Đảng Hôn-sê-vích.
- Diễn biến:
+ Đêm 24/10 ( Lịch dương: 6/11) khởi nghĩa bùng nổ
+ Đêm 25/10 (Lịch dương: 7/11) Cung điện mua Đông bị đánnh chiếm
- Kết quả: Thắng lợi, lật đổ chính phủ lâm thời của tư sản
- Tính chất: Là cách mạng vô sản (xã hội chủ nghĩa)đầu tiên trên thế giới.
- Ý nghĩa:
+ Đối với Nga: Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Người lao động lên nắm
chính quyền. Xây dựng chế độ xã hội mới – chế dộ xã hội chủ nghĩa trên 1 đất nước
rộng
+ Đối với thế giới: Làm thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo điều kiện
thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản và các dân tập bị áp vức trên
toàn thế giới. Để lại nhiều bàu học kinh nghiệm quý báu cho phonng trào giải phóng
dân tộc trên thế giới.
Câu 9: Trình bày vai trò của chính sách kinh tế mới của Lê-nin?
 Nội dung của chính sách kinh tế mới:
- Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực.
- Tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh
doanh.
 Kết quả là kinh tế được phục hồi và phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân được
cải thiện.
 Chính sách kinh tế mới của Lê-nin là một bước đột phá trong công cuộc khôi
phục kinh tế, từ một nước Nga bị tàn phá, thiệt hại nặng nề về kinh tế, nạn đói,
dịch bệnh, nay quay lại với một nền kinh tế hồi phục, đời sống nhân dân cải thiện

You might also like