You are on page 1of 2

TỰ LUẬN ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ GIỮA KÌ II

VẬN DỤNG
Câu 1: Phân tích được nguyên nhân và con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai
* Nguyên nhân sâu xa:
– Sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản  những mâu thuẫn về thuộc địa, thị trường.
– Tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn không còn phù hợp nữa.
 Cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.
* Nguyên nhân trực tiếp:
– Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933  mâu thuẫn trở nên sâu sắc  chủ nghĩa phát xít cầm quyền với ý
đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới.
– Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia, nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ,
tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
* Con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2:
- Đầu những năm 30, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản liên kết thành liên minh phát xít (Trục Béc-lin – Rô-
ma – Tô-ki-ô), tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới:
+ Nhật xâm lược Trung Quốc.
+ I-ta-li-a xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935).
+ Đức tham chiến ở Tây Ban Nha (1936 – 1939), hỗ trợ phát xít Phran-cô đánh bại chính phủ Cộng Hoà.
+ Đức bỏ hoà ước Vec-xai, hướng tới mục tiêu lập một nước “Đại Đức” bao gồm tất cả các lãnh thổ có dân Đức sinh
sống ở Châu Âu.
Câu 2: Phân tích được nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX
* Nguyên nhân sâu xa:
- Nhu cầu về thị trường và thuộc địa  từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
* Nguyên nhân trực tiếp
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
Câu 3: Phân tích được tác động của Hiệp ước 1883, 1884
* Hiệp ước Hác Măng (1883)
- Việt Nam đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp.
+ Nam Kì: thuộc địa, Bắc Kì: đất bảo hộ, Trung Kì: triều đình quản lí.
+ Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển ở Trung Kì.
+ Ngoại giao của Việt Nam do Pháp nắm giữ.
- Về quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện viên và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ Bắc Kì
về kinh đô, Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí quân Cờ Đen.
- Về kinh tế: Pháp kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước.
- Sau Hiệp ước Hác-măng, Pháp chiếm hàng loạt các tỉnh Bắc Kì: Bắc Ninh, Tuyên Quang, Thái Nguyên...
* Hiệp ước Pa-tơ-nốt:
- Vô cùng căm phẫn cả triều đình Huế lẫn bọn thực dân Pháp. Từ đó, khiến cho các phong trào kháng chiến chống Pháp
được nổ ra liên tục và mạnh mẽ hơn.
 Nhà nước phong kiến Việt Nam với tư cách một quốc gia độc lập đã hoàn toàn sụp đổ, thay vào đó là chế độ thuộc
địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng thàng Tám năm 1945.
Câu 4: Phân tích được nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 – 1884)
* Nguyên nhân thất bại:
- Thực dân Pháp có lực lượng mạnh hơn ta + quyết tâm xâm lược nước ta thành thuộc địa của chúng.
- Triều đình nhà Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ chức, lãnh đạo nhân dân chống Pháp mà
thỏa hiệp với Pháp chống lại nhân dân ta.
- Triều đình nhà Nguyễn nhượng bộ làm cản trở cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
- Kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, thiếu sự lãnh đạo, chưa có đường lối đúng đắn  không đủ sức chống lại thực dân Pháp.
VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Đánh giá được tác động, hệ quả của chiến tranh thế giới thứ hai và liên hệ được với thực tiễn ngày nay
* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai:
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức - I-ta-li-a, Nhật Bản.
- Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài
người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất,
bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
* Bài học:
- Ngày nay, mặc dù hòa bình nhưng vẫn còn những nguy cơ đe doạ hoà bình tiềm ẩn: trật tự chính trị, kinh tế thế giới
không công bằng; xung đột cục bộ; các thế lực ly khai và khủng bố quốc tế ngày càng tăng…
- Các nước cần tăng cường đoàn kết, hợp tác, hình thành mặt trận rộng lớn đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội; ngăn chặn, chống lại sự áp đặt, can thiệp của nước ngoài. - Bảo vệ độc lập chủ quyền và bản sắc
văn hóa dân tộc là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia dân tộc.
Câu 2: Đánh giá được trách nhiệm của nhà Nguyễn trọng việc để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp (1858-
1884).
- Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam,
có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này và tiếp tục
chính sách cai trị cũ
 Đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp vì sự ích kỷ của nhà Nguyễn mà
hy sinh quyền lợi của dân tộc.
- Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm:
+ Từ bỏ con đường vũ trang chống pháp.
+ Theo con đương thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn.
+ Không biết chớp lấy thời cơ để giành thắng lợi.
Câu 3: Rút ra được bài học kinh nghiệm từ thất bại của cuộc chống thực dân Pháp (1858-1884).
– Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế – chính trị – xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo
sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế
và lực của đất nước.
– Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống
giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.
– Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công
cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.
– Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập,
thân thiện với các nước láng giềng.

You might also like