You are on page 1of 3

Đáp án

Câu 1. Phân tích con đường dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
- Trong những năm 30 của thế kỉ XX, Đức, Ý, Nhật hình thành liên minh phát xít, gây
chiến tranh phân chia lại thế giới…
- Thái độ các nước lớn:
+ Liên Xô: chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh,
ủng hộ các nước chống xâm lược.
+ Anh, Pháp: không liên liên kết chặt chẽ với Liên Xô chống phát xít, nhượng bộ phát xít
hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ: thực hiện đạo luật trung lập không can thiệp
vào các sự kiện xảy ra ngoài châu Mĩ.
- Các nước phát xít nhân cơ hội đó thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.
- Đỉnh cao sự nhượng bộ của Anh, Pháp là việc trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho
Đức…
- Sau khi chiếm toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939), Đức gây hấn chuẩn bị tấn công Ba Lan. Ngày
23/8/1939, Đức ký với Liên Xô bản Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược nhau. Ngày
1/9/1939, Đức tấn công Ba Lan. Hai ngày sau, Anh và Pháp buộc phải tuyên chiến với
Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Câu 2. Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để Việt Nam rơi vào tay thực
dân Pháp (1858-1884).
- Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Nguyễn khước từ cải cách, chọn con đường bảo thủ
nên chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, sức đề kháng suy yếu…
- Khi Pháp xâm lược, nhà Nguyễn có đường lối sai lầm:
+ Không tin tưởng vào dân, không đoàn kết với nhân dân chống giặc…
+ Nặng về phòng thủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội thắng Pháp…
+ Ban đầu có tổ chức kháng chiến cống Pháp, về sau sợ Pháp nên đầu hàng từng bước, đi
đến đầu hàng hoàn toàn… đây là điều đáng trách.
- Tuy nhiên, một bộ phận quan quân triều đình vẫn dũng cảm đánh Pháp và hi sinh…
- Do đó, trách nhiệm để Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp thuộc về một bộ phận vua
quan nhà Nguyễn.
Câu 3. Phân tích nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam cuối thế kỉ XIX.
- Khách quan:
+ Chủ nghĩa tư bản phát triển, nhu cầu về thị trường, nhân công, nguyên liệu tăng nên đẩy
mạnh xâm lược…
+ Pháp dựa vào Hiệp ước Véc-xai đã ký với Nguyễn Ánh (1787) chuẩn bị xâm lược Việt
Nam…
- Chủ quan: Đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây, nhà Nguyễn khước
từ cải cách, chọn con đường bảo thủ nên chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy
yếu nghiêm trọng… (Phân tích)
- Lấy cớ nhà Nguyễn cấm đạo, giết đạo ngày 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha
kéo đến dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- 1/9/1858, Pháp nổ súng tấn công, đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà mở đầu cuộc xâm lược Việt
Nam.
Câu 3. Đánh giá vai trò của Liên Xô trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít trong
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945).
Liên Xô đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến
tranh thế giới thứ hai (1939-1945):
- Liên Xô góp công rất lớn trong việc tiêu diệt phát xít Đức:
+ Chiến thắng Mát-x cơva (12/1941): làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng”
của Đức.
+ Chiến thắng Xta-lin-grát: tạo ra bước ngoặt chiến tranh, phe Đồng minh chuyển sang tấn
công.
+ Đánh đuổi quân Đức ra khỏi lãnh thổ, giải phóng các nước Đông Âu.
+ Tấn công tiêu diệt phát xít Đức tại Béc-lin làm phát xít Đức đầu hàng, chiến tranh kết
thúc ở châu Âu.
- Liên Xô góp phần tiêu diệt phát xít Nhật ở châu Á: tiêu diệt đạo quân Quan Đông ở Đông
bắc Trung Quốc, làm Nhật phải đầu hàng Đồng minh…
- Liên Xô tích cực tham gia thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít; tham gia tổ chức
các hội nghị bàn về kết thúc chiến tranh: I-an-ta, Pốt-xđam…
Câu 4. Phân tích tác động của Hiệp ước 1883, 1884 mà nhà Nguyễn đã ký với thực
dân Pháp.
- Hai hiệp ước mà nhà Nguyễn đã ký với thực dân Pháp là Hiệp ước Hác-măng (1883) và
Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
- Tác động:
+ Biến Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong
kiến….
+ Mặc dù triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp nhưng phong trào
phản đối hai bản Hiệp ước vẫn diễn ra sôi nổi làm bùng nổ phong trào Cần vương (1885-
1896)…
Câu 5. Phân tích nguyên nhân thất bại của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1858-1884).
- Nguyên nhân khách quan: do Pháp mạnh hơn ta về sức mạnh quân sự, chính trị, kinh tế…
- Chủ quan:
+ Đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây, nhà Nguyễn khước từ cải cách,
chọn con đường bảo thủ nên chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng, suy yếu nghiêm
trọng…
- Trong quá trình chống xâm lược nhà Nguyễn có những sai lầm về đường lối lãnh đạo
kháng chiến.
+ Không biết dựa vào dân, đoàn kết với nhân dân chống giặc.
+ Chiến thuật nặng về phòng thủ, cố thủ.
+ Đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp.
Câu 6. Đánh giá về hệ quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Theo em
nhân loại cần làm gì đề ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới mới?
a) Đánh giá về hệ quả của Chiến tranh thứ hai (1939 – 1945) là:
- Gây ra hậu quả vô cùng nặng nề với nhân loại…. (sgk)
- Chiến tranh kết thúc đã làm thay đổi căn bản tình hình thế giới…
b) Nhân loại cần làm gì đề ngăn chặn cuộc chiến tranh thế giới mới:
- Nhận thức được hậu quả của chiến tranh là vô cùng nặng nề.
- Chiến tranh ngày nay là chiến tranh hạt nhân sẽ không có người chiến thắng…
- Biện pháp: ….
(Học sinh trình bày ý kiến cá nhân, nếu hợp lý, lập luận tốt cho điểm)
Câu 7. Đánh giá tác động của Hiệp ước 1883, 1884 mà nhà Nguyễn đã ký với thực dân
Pháp.
- Hai hiệp ước mà nhà Nguyễn đã ký với thực dân Pháp là Hiệp ước Hác-măng (1883) và
Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
- Tác động:
+ Biến Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong
kiến….
+ Mặc dù triều đình nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp nhưng phong trào
phản đối hai bản Hiệp ước vẫn diễn ra sôi nổi làm bùng nổ phong trào Cần vương (1885-
1896)…
Câu 8. Rút ra bài học kinh nghiệm từ thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp (1858 – 1884)
- Nhà nước cần phải nắm bắt tình hình, đưa ra những chủ trương, chính sách phát triển kinh
tế xã hội, tăng cường sức mạnh đất nước về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng,
chăm lo cho đời sống nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết…
- Luôn dựa vào dân, lấy dân làm gốc, đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống yêu nước…
- Có đường lối chiến lược, chiến thuật phù hợp…
- Nhận thức đúng bản chất của kẻ thù…

You might also like