You are on page 1of 6

MÔN LỊCH SỬ AN CUTE - KHỐI 11

Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (1858 - trước 1873)
I. Pháp đánh Việt Nam
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia - tô (trực tiếp)
- Có vị trí chiến lược quan trọng (sâu xa)
- Pháp cần nguyên liệu, thị trường, nhân công (Sâu xa) lô
- Việt Nam suy yếu (sâu xa)
+ Kinh tế:
+ Nông nghiệp sa sút.
+ Công thương nghiệp đình đốn
+ Quân sự: Lạc hậu
+ Đối ngoại: Sai lầm (thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng” và “cấm đạo”)
=>Xã hội bất ổn, các cuộc khởi nghĩa chống triều đình nổ ra khắp nơi.
II. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 (Pháp không đánh được)
1. Nguyên nhân Pháp – Tây Ban Nha chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công đầu tiên vì
- Cảng biển sâu rộng → tàu chiến của Pháp và Tây Ban Nha hoạt động dễ dàng.
- Nằm trên trục giao thông Bắc - Nam, cách Huế 120km → làm bàn đạp tấn công Huế →
buộc triều Nguyễn phải đầu hàng → kết thúc nhanh chóng cuộc chiến tranh.
- Có giáo dân đông: nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô → Pháp hy
vọng được giáo dân ủng hộ khi đổ bộ lên khu vực này.
- Có hậu phương Quảng Nam trù phú

III. Kháng chiến ở Gia Định -1859 ở Nam Kì


1. Nguyên nhân Pháp đánh Gia Định
- Có vị trí địa lý chiến lược quan trọng
- Là vựa lúa lớn nhất cả nước
- Xa Huế, xa nhà Thanh → tránh được tiếp viện của triều đình Huế
- Là miền đất trù phú, giàu tài nguyên
→ Làm bàn đạp đánh sang Cao Miên (Cambodia) → làm chủ lưu vực sông Mê Công
(Người Pháp phải hành động gấp vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương cảng (Hồng
Kông) cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền cửa biển quan trọng trên.)
IV. Nguyên nhân ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
⇒ Nguyên nhân chính dẫn đến việc triều đình nhà Nguyễn phải ký kết hiệp ước là do ở ngoài Bắc
Kỳ có quân nổi dậy của Lê Duy Phụng và đồ đảng là Trường. Tình hình ngày càng nguy cấp
khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng các trận nên cũng lần lượt chiếm các tỉnh
Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long
Cho lấy 3 tỉnh Nam Kì: Gia Định, Định Tường, Biên Hoà. Pháp trả lại Vĩnh Long

V. Tóm tắt các sự kiện 1858-1867

Năm Sự kiện

1858 Nguyễn Tri Phương kháng chiến ở Đà Nẵng → Cầm chân Pháp
⇒ Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại → Pháp sang Nam Kì
đánh Gia Định

1859 Triều đình cử Nguyễn Tri Phương xuống chống giặc nhưng ông chỉ xây đồn Chí Hòa chứ
không đánh Pháp

1860 Dương Bình Tân đánh đồn chợ Rẫy.


Pháp gặp khó khăn ở TQ nên rút bớt quân tại Gia Định còn 1k, triều đình có 10k quân
(nhưng không đánh Pháp)

1861 Nguyễn Trung Trực đốt tàu giặc ở Vàm Cỏ Đông → Pháp gặp nhiều khó khăn

1862 Triều đình kí hiệp ước Nhâm Tuất, cho Pháp 3 tỉnh (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) do
tình hình trong nước lúc này: Khởi nghĩa >< Triều đình >< Pháp

1864 Trương Định tiếp tục khởi nghĩa chống Pháp ở Gò Công

1867 Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long, sau đó An Giang, Hà Tiên cũng nộp thành

→ Pháp chiếm đc 3 tỉnh miền Tây o tốn viên đạn nào => tổng chiếm được 6 tỉnh Nam Kì
(nhưng Pháp vẫn còn tham vọng chiếm tiếp → chuyển qua đánh Bắc Kì)

Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873-1884.
Nhà Nguyễn đầu hàng
I. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)
Tại sao Pháp đánh Bắc kì lần 1
- Bắc kỳ giàu tài nguyên
- Âm mưu của Pháp là chiếm toàn bộ Việt Nam
- Dự đoán triều đình suy yếu → không có khả năng can thiệp nếu Pháp đánh Bắc kì lần 1
- Triều đình mời Pháp ra Bắc kì giải quyết vụ Đuy - puy
Diễn biến:
- 1873, Nguyễn Chi Phương chống Pháp ở Bắc Kì nhưng thất bại
- 1873, Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc giết được Gác-ni-ê ở Cầu Giấy (thay vì tổ chức lực
lượng để bập Pháp ra khỏi miền Bắc thì)
- 1874, triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất với Pháp (triều đình phải thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì
thuộc Pháp và không giao thiệp với nhà Thanh → Pháp rút khỏi Bắc kì) - triều đình là báo
thủ

● Tại sao triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước Giáp Tuất (1874)

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp, không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho
rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp.
- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.
- Nội dung hiệp ước: Triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp, không giao thiệp với nhà
Thanh → Pháp rút lui.

II. Pháp chiếm Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì lần thứ hai (1882-1883)
Tại sao đánh Bắc kì lần 2
- Bắc kỳ có nhiều khoáng sản
- Âm mưu của Pháp là chiến toàn bộ Việt Nam:
+ Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
+ Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận đặt ra cấp thiết
- Dự đoán triều đình suy yếu không có khả năng can thiệp nếu Pháp đánh Bắc kì lần 2
- Lấy cớ triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất (1874)

III. Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc Kì kháng chiến.


- 1882, Hoàng Diệu chống trả quyết liệt quân Pháp ở thành Hà Nội nhưng thất bại
- 1883, trận Cầu Giấy lần 2 của Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc giết được Ri-vi-e
- 1883, Pháp dễ dàng đánh Thuận An (vua Tự Đức qua đời) → Triều đình đầu hàng → kí hiệp
ước → Mất nước

★ Hiệp ước Hác-măng (1883)


★ Nguyên Nhân: Pháp tiến đánh tới Thuận An (cửa biển kinh thành Huế)=> triều đình lo sợ,
chủ động thương quyết với Pháp

Khi thực dân Pháp đã chiếm được một số địa phận của Đại Nam thì cũng vẫn bất đồng và nảy sinh
ra hai phe phái chủ hòa và chủ chiến. Khi vua Tự Đức qua đời, triều đình thực sự rối ren. Lợi dụng
thời điểm đó, Pháp đã đưa ra dự thảo sau này gọi là Hiệp ước Hác Măng yêu cầu chúng ta ký. Với
triều đình Huế
⇒Pháp tiến hành các cuộc hành quân nhằm tiêu diệt các toán nghĩa binh chống Pháp (12/1883)

● Nguyên nhân của Hiệp ước 6/6/1884 patonot

+ Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều
nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên sôi nổi đứng lên kháng chiến.

+ Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng
của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn nên
đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884

⇒ Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.

Nguyên nhân mất nước

Khách quan
- Tham vọng xâm lược của các nước đế quốc (tài nguyên, nhân công, thị trường tiêu thụ)
Chủ quan
- Mâu thuẫn giữa nhà nước phong kiến và nhân dân ngày càng sâu sắc, “Triều đình sợ dân hơn
sợ giặc”. → Triều đình nhà Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ chức,
lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm như các triều đại phong kiến trước đó
- Quan lại triều Nguyễn thiếu quyết tâm chiến đấu, luôn do dự ở vào thế bị động trước sự tấn
công của Pháp.
- Triều đình luôn có tư tưởng cầu hòa, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, thậm chí còn
tìm cách ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân, cuối cùng đầu hàng hoàn toàn.
- Vua quan triều Nguyễn bảo thủ, không chấp nhận cái mới, tiến bộ để cải cách, Duy tân đất
nước → sức nước sức dân suy yếu, không đủ sức chống ngoại xâm.
- Cuộc kháng chiến chưa có sự lãnh đạo chung, thiếu đường lối, chủ trương thống nhất, lại diễn
ra rời rạc phân tán, do đó không tạo nên sức mạnh toàn dân để chống giặc.
- Nền quân sự nước ta lạc hậu, quân lính không được trang bị vũ khí đầy đủ, không được tập
luyện thường xuyên
- Những lần triều đình nhượng bộ (4 lần)
Tóm tắt sự kiện: 1873 - 1884
CÂU HỎI CÓ THỂ SẼ CÓ TRONG BÀI

1. Mất nước có phải tất yếu không?


- Không phải tất yếu vì Thái không mất nước, Nhật không mất nước.
- Việt Nam: dưới sự chỉ đạo của triều Nguyễn đã bỏ qua 4 cơ hội để phản công
+ 1858: không đánh Pháp ra khỏi Đà Nẵng
+ 1860: không đánh Pháp ra khỏi Gia Định
+ 1873: không phản công Pháp sau khi giết được Gác-ni-ê
+ 1883: không phản công Pháp sau khi giết được Ri-vi-ê
- Triều Nguyễn luôn nhân nhượng → đầu hàng

2. Bằng kiến thức lịch sử từ năm 1858 đến 1884, chứng minh câu nói Nguyễn Trung Trực
là đúng
“Bao giờ người Tây nhổ hết có nước Nam, thì mới hết người Nam đánh Tây”
- Nghĩa đen:
+ Cỏ thì không diệt hết được → bữa nay cắt cỏ thì bữa sau nó lại tiếp tục lớn
+ Mượn hình tượng sức sống mãnh liệt của ngọn cỏ để ám chỉ truyền thống đấu tranh
giữ nước của người Việt Nam (lấy dẫn chứng người này ngã xuống thì có người kia
lên)
+ Đúng vì liệt ra các cuộc khởi nghĩa (xem giai đoạn). Người trc vừa thất bại thì ng sau
lại đứng lên. Tinh thần chiến đấu bất khuất, không ngừng
+ -> việc nhổ hết cỏ là ko thể xảy ra
3. Tóm tắt các cuộc khởi nghĩa (từ 1858 - 1883) từ cô Ý
Năm Sự kiện (bảng này chỉ có các cuộc khởi nghĩa)

1858 Nguyễn Tri Phương chống giặc ở Đà Nẵng

1860 Dương Bình Tân đánh giặc đồn chợ Rẫy.

1861 Nguyễn Trung Trực đốt tàu giặc ở Vàm Cỏ Đông → Pháp gặp nhiều khó khăn

1864 Trương Định tiếp tục khởi nghĩa chống Pháp ở Gò Công

1873 Nguyễn Chi Phương chống Pháp ở Bắc Kì


Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc giết Gác-ni-ê ở Cầu Giấy

1882 Hoàng Diệu chống giặc ở thành Hà Nội

1883 Hoàng Tá Viêm và Lưu Vĩnh Phúc giết Ri-vi-ê ở Cầu Giấy

III. CÂU HỎI GỢI Ý ÔN TẬP

Câu 1: Trình bày chiến sự ở Đà Nẵng.


Lấy cớ bênh vực đạo Gia-tô, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam.
- Ngày 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.
- Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.
- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
của Pháp bước đầu thất bại.

Hoặc trả lời như đề cương


+ Ngày 31/8/1858 : liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Sáng 1/09/1858 : Pháp gửi tối hậu thư → (không đợi trả lời) đã nổ súng tấn công → đổ bộ lên
bán đảo Sơn Trà.
+ Quân dân Việt Nam anh dũng chống xâm lược → thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”
gây cho địch nhiều khó khăn
+ Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà.

Câu 2: Tại sao Pháp tấn công Đà Nẵng?


- Bởi Đà Nẵng được xem là ‘bàn đạp’ giúp Pháp tấn công Huế khiến triều đình nhà nguyễn
buộc phải đầu hàng. Bên cạnh đó Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, thuận tiện cho tàu
chiến vào ra, lại nằm trên trục đường Bắc – Nam, có thể sang Lào, cambo và chỉ cách kinh đô
Huế khoảng 100 km. Điều này rất thuận lợi cho việc "đánh nhanh thắng nhanh" của liên quân
Pháp – Tây Ban Nha (gọi tắt là liên quân). Song song với đó, thực dân Pháp có thể mở rộng
thuộc địa qua các nước Đông Nam Á khác nhờ vào việc đà Nẵng giáp với Lào, và nuôi quân
lính với số lượng lớn từ vựa lúa lứa Gia Định.

Hoặc học như đề cương cũng được


- ĐN là
- cảng nước sâu → tàu chiến của Pháp và Tây Ban Nha có thể hoạt động dễ dàng.
- cách Kinh đô Huế khoảng 100km về phía Đông Nam → dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn
công Huế → buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc chiến tranh
xâm lược Việt Nam.
- nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô → Pháp hy vọng được giáo dân
ủng hộ khi đổ bộ lên khu vực này.

Câu 3: Em đánh giá như thế nào về hành động ký hiệp ước Nhâm Tuất của triều đình nhà
Nguyễn?
Theo em hành động ký hiệp ước Nhâm Tuất của Triều đình nhà nguyễn là một hành động nhu
nhược, hèn hạ và thiếu sự tính toán. Vì với bản hòa ước Nhâm Tuất thì triều Nguyễn đã mất đi 1/2
vựa lúa lớn nhất cả nước. Đồng thời nó cũng mở cửa biển tạo điều kiện cho Pháp dễ dàng đưa quân
sang tấn công ta nhanh hơn. Việc bồi thường chiến phí làm cho lực lượng trong nước càng yếu hơn ,
nghèo hơn. ( quá ngu )
Ráng nha các em <3

You might also like