You are on page 1of 3

Tư luận Sử

Câu 1: Các hiệp ước nhà Nguyễn kỉ với Pháp? (nhận xét, đánh giá)

Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với các nội dung sau:

+Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường,
Biên Hòa) và đảo Côn lên

+Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha
tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.

+Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phi tương đương 288 vạn lạng bạc.

+Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng
chiến. => Nhận xét:

- Triều đình đã chính thức đầu hàng bước đầu trước sự xâm lược của Pháp.

- Với việc làm đó, triều đình đã từ bỏ một phần trách nhiệm tổ chức và lãnh đạo kháng chiến chống Pháp đồng
thời cũng thể hiện ý thức vì lợi ích riêng của triều đình phong kiến nên đã phản bội một phần lợi ích dân tộc.

“Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874:

+Triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp

+Công nhận quyền tự do đi lại, buôn bán, kiểm soát và điều tra tình hình ở Việt Nam của Pháp

=> Nhận xét:

+Thể hiện sự bạc nhược,hèn yếu,ích kỉ chỉ biết bảo vệ quyền lợi của dòng họ mà quên đi lợi ích dân tộc của
nhà Nguyễn +Mất đi cơ hội quan trọng để đuổi quân Pháp ra khỏi bờ cõi nước ta

+Tiếp tay cho Pháp củng cố lực lượng tiếp tục xâm lược nước ta

=Chủ trương kí hiệp ước Giáp Tuất của triều đình là hoàn toàn sai sót, đánh giá sai về sức mạnh đấu tranh của
nhân dân ta với thực dân Pháp

- Ngày 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Quý Mùi( hay gọi là hiệp ước Hác-măng)

+Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi
Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp.

+Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Ki

+Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khám sứ của Pháp ở
Huế.

+Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các
quyền trị an và nội vụ.

+Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

+Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.

=> Nhận xét:

- Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối
nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã
chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập. Tuy
vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.

=> Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một
chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và
bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.

-Nội dung hiệp ước Pa-tơ-nốt:

+ Nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác-măng

+ Chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù
nhìn. =>Nhận xét :

-Triều đình Huế nhu nhược, muốn lấy lại đất nước qua con đường thương thuyết nhưng càng ngày càng để
đất nước rơi vào tay Pháp, cuối cùng mất quyền kiểm soát đất nước

- Đất nước trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Câu 2: Phầong trào Cn Vương chống Pháp?

a) Nguyên nhân

-Sau khi cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi ra khỏi Hoàng
thành, rồi chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).

-Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương. Chiếu Cần Vương nhanh
chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, liên tục
kéo dài trong hơn 10 năm mới chấm dứt.

= Cuộc phản công kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương
là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ phong trào Cần Vương,

b) Kết quả, ý nghĩa:

-Kết quả: thất bại

-ý nghĩa:

+Phong trào Cần Vương đã thể hiện sâu sắc tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân.

+Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh chống lại quân xâm lược của nhân dân ta.

+Phong trào này thất bại thì sẽ có những phong trào mới nổ ra, tiếp nối truyền thống chống quân xâm lược của
nước ta. +Khơi gợi tinh thần đấu tranh của nhân dân Việt Nam, tạo ra những tiền đề cho các phong trào đấu
tranh độc lập và dân chủ tiếp theo.

c) Vì sao Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?

- Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng
Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba
chỉ huy. -Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885
đến năm 1896).

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã
tự chế tạo được súng trường.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

Câu 3: Hoạt động của Phan Bội Châu và Phần Châu Trinh?

* Giống nhau:

- Đều là phong trào yêu nước nổ ra đầu TK XX, là kết quả tất yếu của bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ.

- Đều do những văn thân sĩ phu yêu nước lãnh đạo

- Đều dựa vào thế lực bên ngoài để hoàn thành mục đích (Phan Bội Châu dựa vào Nhật, Phan Châu Trinh dựa
vào Pháp) „Đều tiếp thu và học hỏi từ bên ngoài, sau đó trở về giúp dân giúp nước.

- Đạt được sự ủng hộ cao độ từ quần chúng nhân dân.

- Chưa xây dựng được cơ sở vững chắc trong xã hội.

- Cả hai đều thất bại, tuy nhiên là đặt nền móng cho những cuộc cách mạng sau này.

- Thể hiện ý chí bất khuất, kiên cường cùng tinh thần yêu nước

* Khác nhau:

You might also like