You are on page 1of 3

1.Chiến sự ở Gia Định diễn ra như thế nào?

*Chiến sự ở Gia Định:


- Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng. tháng 2 – 1859 quân Pháp kéo vào Gia Định. Ngày 17 -
2 - 1859. chúng tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã. mặc dù có nhiều
binh khí, lương thực.
- Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn.
- Sau khi Hiệp ước Bắc Kinh được kí kết (25 - 10 - 1860), tạm thời kết thúc cuộc chiến tranh ở Trung Quốc, quân Pháp
đã tập trung lực lượng, mở rộng việc đánh chiếm Gia Định.
- Đêm 23 rạng sáng 24 - 2 - 1861. quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hoà. Quân ta kháng cự mạnh
mẽ nhưng không thắng nổi hoả lực của địch. Đại đồn Chí Hoà thất thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh
Định Tường, Biên Hoà và Vĩnh Long.
- Ngày 5 - 6 - 1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.
2. Chiến sự ở Đà Nẵng diễn ra như thế nào?
*Chiến sự ở Đà Nẵng 1858-1859:
-Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.
-Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam. Chiều 31 - 8 - 1858, 3000
quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẳng. Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra
Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
-Rạng sáng 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn
Tri Phương, anh dũng chống trả. Quân Pháp bước đầu thất bại. Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo
Sơn Trà.
3.Pháp đánh Bắc Kì lần 2
- Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã gây nên làn sóng phản đối mạnh mẽ trong nhân dân
- Pháp lấy cớ triều vi phạm hiệp ước (1874), quân Pháp do Rivie chỉ huy đổ bộ vào Hà Nội, ráo riết chuẩn bị đánh
thành
-Ngày 25- 4-1882 , Ri-vi-e gửi tới hậu thư cho tổng đốc Hoàng Diệu đòi nộp khi giới và giao thành
-Không đợi trả lời Quân Pháp nổ súng tấn công, quân ta chống cự quyết liệt nhưng đến trưa thì thành mất Hoàng
Diệu thắt cổ tự tử
-triều đình Huế cầu cứu nhà thanh cử người thương thuyết với Pháp ra lệnh cho quân ta rút lên mạn ngược .Trong
khi đó, quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòa Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kỳ.
4.*Tinh thần đấu tranh của nhân dân:
-Khi thực dân pháp đánh bắc kì lần 2,nhân dân đã kết hợp với quân triều đình chống pháp.Nhân dân hà nội đốt nhà
tạo thành trước tường lửa chặn giặc.Hàng nghìn ng tụ tập ở đình quảng văn ,gươm giác chinh tề chuẩn bị kéo vào
thành nhưng chưa kịp thì thành mất.Cuộc chiến đấu sau đó cô cùng quả cảm.Ở các địa phương nhân dân đắp
đập,cắm kè trên sông,làm hầm chống pháp.
-Chiến thắng cầu giấy lần thứ 2(19-5-1883):500 quân pháp do ri-vi-e chỉ huy với quân cờ đen của lô vĩnh phúc phối
hợp với quân của hoàng tá viêm,phục kích sẵn đổ ra đánh.Ri-vi-e và nhiều sĩ quân binh lính pháp bị giết
-Ý nghĩa trận cầu giấy lần 2 làm cho quân pháp hoang mang,dao động chứng tỏ rằng quân ra có thể đánh và thắng
pháp
5.Nội dung các hiệp ước
* Hiệp ước Nhâm Tuất (ngày 5- 6 -1862):
- Triều đình Huế thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên
Hòa) và đảo Côn lộn. - Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây
Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
+ Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.
+ Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
-Triều đình kí hiệp ước này là vì: Nhân nhượng với Pháp để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ, rảnh tay ở phía
Nam để đối phó với phong trào nông dân khởi nghĩa ở phía Bắc
* Hiệp ước Giáp Tuất (ngày 15 - 03 - 1974)
-Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ, còn triều canh đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
(mất thêm 3 tỉnh)
* Hiệp ước Hác Măng (ngày 25-8-1883)
-Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì
để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh
- Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì .
- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế. -
Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an
và nội vụ.
-Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp năm.
- Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.
* Hiệp ước Pa-tơ-nốt (Ngày 6-6-1884)
-Hiệp ước Pa-tơ-nốt có nội dung cơ bản giống với Hiệp ước 1883, chỉ sửa đổi về ranh giới khu vực Trung Kì như trả lại
tình Bình Thuận và Thanh - Nghệ - Tĩnh cho Trung Kì. Nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn. Chấm dứt sự tồn tại của triều
đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào là Chế độ thuộc địa nửa phong kiến.
6.Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam

Nguyên nhân sâu xa:


- Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
- Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên.
- Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong tình trạng suy yếu.
- Nhà nước thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Nội lực đất nước yếu kém trên mọi lĩnh vực.

* Nguyên nhân trực tiếp:


- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà
Nẵng.z=>Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

You might also like