You are on page 1of 4

TRƯỜNG THCS THANH AM NỘI DUNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II

Năm học 2022 – 2023 MÔN LỊCH SỬ 8

I. NỘI DUNG ÔN TẬP


Bài 24: Cuộc kháng chiến từ 1958 đến 1873.
Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)
Bài 26: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
II. CẤU TRÚC ĐỀ THI
- Trắc nghiệm: 50%
- Tự luận: 50%
III. HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1. Hoàn thành bảng niên biểu các sự kiện chính sau:
Thời gian Sự kiện
1/9/1858
2/1859
6/1862
6/1867
1873
3/1874
1882
1883
1884

Câu 2.
a. So sánh cuộc khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương.
b. Qua đó nhận xét phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX.
Câu 3. Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam giữa thế kỉ XIX?
Câu 4. Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
Câu 5.
a. Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất.
b. Nếu có cơ hội làm lại lịch sử, theo em nhà Nguyễn cần có biện pháp gì để đất nước không rơi vào
tay thực dân Pháp?
Câu 6. Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến
đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?

BGH TỔ/NHÓM CHUYÊN MÔN

Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Bích


TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Năm học 2021 – 2022 MÔN LỊCH SỬ 8

Câu 1. Hoàn thành bảng niên biểu các sự kiện chính sau:
Thời gian Sự kiện
1/9/1858 Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.
2/1859’ Pháp chuyển hướng tấn công, đánh chiếm thành Gia Định.
5/6/1862 Triều Nguyễn kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất.
6/1867 Thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.
1873 Thực dân Pháp tấn công đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất
3/1874 Triều Nguyễn kí với Pháp bản hiệp ước Giáp Tuất.
1882 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai.
1883 Triều Nguyễn kí với Pháp bản hiệp ước Hác - măng.
1884 Triều Nguyễn kí với Pháp bản hiệp ước Pa-tơ-nốt
Câu 2.
a. So sánh phong trào Cần vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
Nội dung Phong trào Cần vương Nông dân Yên Thế
Thời gian 1885-1896 1884-1913
(hơn 10 năm) (kéo dài gần 30 năm)
Mục tiêu đấu tranh Chịu sự chi phối tư tưởng “phò Bảo vệ cuộc sống bình yên
vua giúp nước” của mình
Thành phần lãnh đạo Sĩ phu yêu nước Nông dân
Địa bàn hoạt động Bắc và Trung kì Yên Thế (Bắc Giang)
b. Nhận xét.
- Mặc dù các cuộc đấu tranh đều bị thực dân đàn áp nhưng đã thể hiện truyền thống yêu nước và khí
phách anh hùng của dân tộc.
- Tuy nhiên các phong trào cho thấy sự non kém của những người lãnh đạo, đồng thời phản ánh sự bất
cập của ngọn cờ phong kiến trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
Câu 3. Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam giữa thế kỉ XIX vì:
- Đà Nẵng có vị trí thuận lợi. Đây là nơi có cảng biển nước sâu, kín gió, tàu chiến lớn của Pháp có thể
ra vào dễ dàng.
- Đà Nẵng cũng gần kinh đô Huế, thuận lợi cho Pháp thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
- Phía dưới Đà Nẵng là vùng đồng bằng Quảng Nam - Quảng Ngãi là vựa lúa của miền Trung, nếu
chưa thể chiếm được kinh thành Huế, Pháp có thể đánh chiếm các vùng này để cung cấp lương thực tại
chỗ.
- Pháp khó giành được thắng lợi khi đánh thẳng kinh thành Huế:
+ Là kinh đô, dân số đông, nhiều công trình phòng thủ kiên cố. Triều đình sẽ tử thủ chiến đấu.
+ Cửa biển Thuận An không thuận lợi cho tàu chiến của Pháp.
Câu 4. Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương là vì:
     + Thời gian kéo dài nhất 10 năm (1885 -1896).
     + Địa bàn hoạt động rộng lớn nhất khắp 4 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
     + Nghĩa quân được tổ chức chặt chẽ, chia thành 15 thứ quân.
     + Nghĩa quân chế tạo được súng trường (súng 1874)
     + Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt… để
lại nhiều tổn hại cho thực dân Pháp.

Câu 5.
a. Nội dung hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862).
- Triều đình thừa nhận sự cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam kì (Gia Định, Định Tường, Biên
Hòa) và đảo Côn Lôn. Mở ba cửa biển cho Pháp vào buôn bán.
- Cho phép người Pháp và Tây Ba Nha tự do truyền đạo Gia-tô.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình khi nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng
chiến.
b. Liên hệ: HS tự liên hệ.
- Triều đình cần kiên quyết chống thực dân Pháp ngay từ đầu.
- Đoàn kết cùng nhân dân, dựa vào sức dân để đánh tan cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Tận dụng thời cơ, cơ hội để chống Pháp.
- Duy tân đất nước phù hợp với tình hình nước nhà.
Câu 6. Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng
toàn bộ trước quân xâm lược, lần lượt kí với Pháp các bản hiệp ước bán nước:
   - Hiệp ước Nhâm Tuất 1862:
      + Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hoà)
và đảo Côn Lôn.
      + Mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...
   - Hiệp ước Giáp Tuất 1874: thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...
   - Hiệp ước Hác-măng 1883:
      + Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì, cắt Bình
Thuận nhập vào Nam Kì thuộc Pháp.
      + Việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
 - Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884: Tiếp tục thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp...
   => Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa
nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.
   Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

BGH TỔ/NHÓM CHUYÊN MÔN


Lê Thị Ngọc Anh Nguyễn Thị Bích

You might also like