You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN LỊCH SỬ 8
Năm học 2021 – 2022

NỘI DUNG ÔN TẬP

I. Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 .
Câu 1: Trình bày kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì?
 Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa quân nổi lên phối hợp với quân triều đình chống Pháp

Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10 -
12 - 1861).

 - Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho
chúng nhiều thiệt hại.
Câu 2: Trình bày kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam kì?
 Sau khi kí hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân
ở Trung Kì Bắc Kì , ngă cản phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì
 Nhiều trung tâm được lập ra để chống giặc.
 Có những người dùng văn, thơ để thể hiện tinh thần bất khuất.
II. Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc
Câu 3: Trình bày các cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc Kì lần 2?
 Quá trình kháng chiến: +nhân dân tiếp tục phối hợp với quân triều đình ( tự dốt nhà tạo
bức trường lửa,chặn giặc, không bán lương thực cho giặc, bất chấp lệnh giải tán của triều
đình
+chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2
+Kết quả: quân ta thắng lợi, quân Pháp hoang mang dao
động
+Giữa lúc đó, nhà Nguyễn quyết định kí hiệp ước Pa-tơ-nốt
để thoải hiệp với Pháp, nước ta chính thức trở thành nửa thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 4: Hiệp ước Pa-tơ-nốt (hoàn cảnh, nội dung, tác động)?
 Hiệp ước Pa-tơ-nốt: Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì
và Trung Kì, cắt Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh
Thanh-Nghệ-Tĩnh được sắp nhập vào Bắc Kì, triều đình chỉ được cai quản vùng Trung Kì
nhưng phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế. Công sứ thường xuyên kiểm soát công
việc của quan lại triều đình, nắm quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước
ngoài đều do Pháp nắm, triều đình phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
III. Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX
Câu 5: Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào?
 Phong trào Cần Vương được kêu gọi bởi Tôn Thất Thuyết dưới danh nghĩa vua Hàm
Nghi kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
 Phong trào chia làm 2 giai đoạn: + giai đoạn 1885-1888 bùng nổ cả nước, nhất là TK,
BK
+giai đoạn 1888-1896 phong trào quy tụ trong
những cuộc khởi nghĩa lớn, tập trung BK,BTK
Câu 6: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương (tên khởi nghĩa, người lãnh đạo,
kết quả, ý nghĩa)?
 Khởi nghĩa Ba Đình: + người lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng
+kết quả: tan rã, thất bại

 Khởi nghĩa Bãi Sậy: + người lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật
+kết quả: thất bại, tan rã
 Khởi nghĩa Hương Khê: +người lãnh đạo: Phan Đình Phùng
+kết quả: tan rã
Ý NGĨA

- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc. Làm chậm lại quá trình bình
định của thực dân Pháp

- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau
IV. Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Câu 7: Trình bày một số cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX (tên các nhà cải cách, nội
dung, kết cục, hạn chế)?
 Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí, Đình Văn Điền
xin đẩy mạnh khai khẩn ruộng hoang và khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chính quốc
phòng
 Năm 1872, Viện Thương bạc xin mở ba cửa biển ở Miền Bắc và Miền Trung để thông
thương bên ngoài.
 Từ 1863 đến 1871 Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi triều đình 30 bản điều trần đề cập
đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài
chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.
 Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch còn dâng 2 bản “Thời vụ sách: lên vua Tự Đức, đề
nghị chấn chỉnh hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
 Kết quả: triều đình từ chối mọi sự cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng
thực hiện.
 Hạn chế: các đề nghị cải cách vẫn còn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ
những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết
mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân với Pháp xâm lược
và mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân.

Câu 8: Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được?
 Các đề nghị cải cách còn lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong
 Các đề nghị cải cách chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai
mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân với Pháp xâm lược
và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
 Triều đình bảo thủ, bất lực nên đã từ chối mọi cải cách.

You might also like