You are on page 1of 3

Ôn thi giữa kì II sử 11 phần tự luận

Câu 1 Phân tích nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai
Câu 2 Thông qua nội dung hội nghị Muy-ních. Em hãy rút ra nhận xét ?
Câu 3 Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm tiến công đầu tiên ? Nhân
dân ta đã chống thực dân Pháp ở Đà Nẵng như thế nào ?
Câu 4 Vì sao thực dân Pháp chủ chương tấn công Bắc kì lần thứ nhất ? Nhận xét
cuộc kháng chiến của nhân dân chông thực dân Pháp ở Bắc Kì
Câu 1:
* Nguyên nhân sâu xa:
- Do sự chệnh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu
thuẫn về thuộc địa, thị trường.

- Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn
phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

* Nguyên nhân trực tiếp:


- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên
sâu sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh
để phân chia lại thế giới.
- Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc
phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc
Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 2:
Sự kiện Muy-ních còn được nhìn nhận, đánh giá:

- Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách nhượng bộ phát xít nhằm tiêu diệt
Liên Xô của Mĩ – Anh.

- Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và
Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô.

Câu 3:
* Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên:
- Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
- Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu
hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.(phù hợp cho kế hoạch đánh
nhanh thắng nhanh của Pháp)
- Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng
được giáo dân ủng hộ
* Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều
đình để chống giặc.
Câu 4:
* Âm mưu: xâm chiếm Bắc Kì, mở rộng chiến tranh xâm lược ra cả nước.
* Thủ đoạn:
- Sau khi chiếm Nam Kì, Pháp thiết lập bộ máy cai trị, biến nơi đây thành bàn đạp
xâm chiếm Bắc Kì.

- Phái gián điệp ra Bắc điều tra tình hình bố phòng của Việt Nam.

- Lôi kéo các tín đồ công giáo lầm lạc, kích động họ nổi dậy chống phá triều đình,
hình thành đạo quân nội ứng cho cuộc xâm lược sắp tới.

⟹ Nhận xét:
- Triều đình, đại diện là Nguyễn Tri Phương đã kiên quyết chống giặc. Sau đó, triều
đình chuyển sang thương thuyết với giặc, không quyết tâm kháng Pháp (mặc dù
vẫn còn một số quan quân triều đình kiên quyết chỉ huy nhân dân chống Pháp
như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản,…).

- Ban đầu là giai đoạn kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo
của triều đình. Sau chuyển sang giai đoạn mới: nhân dân vừa chống Pháp vừa
chống triều đình phong kiến đầu hàng.

You might also like