You are on page 1of 5

Ôn tập lịch sử 11 cuối kì II – 2022

Câu 1:Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945)?
-Nguyên nhân sâu xa:
+ Sự phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc
+ Mâu thuẫn giữa CNĐQ và CNPX
-Nguyên nhân trực tiếp:
+ Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1933
+ Xuất hiện CNPX
+ Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ của phát xít và đế quốc.
Câu 2:Tháng 12-1940, Hít-le đã thông qua kế hoạch tấn công Liên Xô bằng chiến lược:
Chiến tranh chớp nhoáng

Câu 3: Sự kiện diễn ra trong thời kì lịch sử thế giới hiện đại (1917 – 1945):
- Liên Xô- nước Nga:
+ Cách mạng tháng 2 (2/1917)
+ Cách mạng XHCN (11/1917)
+ Chống thù trong giặc ngoài (1918-1920)
+ Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921-1925)
+ Liên bang cộng hòa XHCN Xô Viết thành lập (12/1922)
+ Liên Xô xây dựng CNXH (1925-1941)
+ Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941-1945)
- Các nước TBCN:
+ Hội nghị Véc-xai và Oa-sinh-tơn (1919-1922)
+ Khủng hoảng kinh tế chính trị ( 1918-1923)
+ Thời kì ổn định tạm thời(1924-1929)
+ Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
+ CNPX lên cầm quyền ở Đức (1933)
+ Chính sách mới ( New Deal) của tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven (1933-1935)
+ CNPX xuất hiện và lên cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật (1933-1939)
+ Chiến tranh TG thứ 2 ( 1939-1945)
- Các nước Châu Á:
+ Cao trào CM giải phóng dân tộc (1918-1923)
+ Phong trào giải phóng dân tộc phát triển (1924-1929)
+ Phong trào giải phóng dân tộc và lập mặt trận nhân dân chống phát xít (1929-1939)
Câu 4:Lực lượng nào đã tấn công Đà Nẵng năm 1858: liên quân Pháp-Tây Ban Nha

Câu 5:Tôn Thất Thuyết mượn lời vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương khi đang ở địa danh
nào: sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị)
Câu 6: Năm 1884 Triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp bản hiệp ước: Pa-tơ-nốt
Câu 7: Chiếu Cần Vương kêu gọi các lực lượng nào trong nước giúp vua cứu nước: văn thân, sĩ
phu và nhân dân cả nước.
Câu 8:Cuộc khởi nghĩa nào có qui mô lớn nhất trong phong trào Cần vương: KN Hương Khê.
Câu 9:Cuộc khởi nghĩa nào là cuộc khởi nghĩa tự vệ: KN Yên Thế.
Câu 10:Trước khi cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp diễn ra xã hội Việt
Nam tồn tại hai giai cấp cơ bản nào: Địa chủ PK và nông dân.
Câu 11:Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những biến đổi kinh tế - xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:
do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp.
Câu 12:Từ năm 1897 đến năm 1914 là khoảng thời gian thực dân Pháp tiến hành: công cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam.
Câu 13:Mục đích khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam: vơ vét sức
người, sức của, tài nguyên, khoáng sản.
Câu 14:Phan Bội Châu và các đồng chí của ông chủ trương thành lập Hội Duy tân nhằm mục
đích: Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
Câu 15:Hoạt động được Phan Châu Trinh chú trọng trong ngành nông nghiệp đầu thế kỉ XX:
phát triển nghề làm vườn, thành lập nông hội chuyên việc san đồi trồng quế, hồ tiêu….
Câu 16:Trọng tâm hoạt động của cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX trong lĩnh vực giáo
dục: Mở trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới

Câu 17:Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ
XIX: Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất

Câu 18:Một trong những chính sách thâm độc của thực dân Pháp để đàn áp các cuộc khởi
nghĩa trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu XX ở nước ta: thi hành
việc dùng người Việt trị người Việt.

Câu 19:Tính chất của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam
trong những năm cuối thế kỉ XIX: là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp mang ý thức
hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.

Câu 20:Bài học kinh nghiệm rút ra từ những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần
Vương chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX:
Câu 21:Điểm chung cũng là ưu điểm lớn nhất trong phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt
Nam cuối thế kỉ XIX: xác định đúng đối tượng đấu tranh là thực dân Pháp, không còn ảo tưởng
về kẻ thù xâm lược. Mục tiêu của các phong trào là đấu tranh lật đổ ách thống trị của Pháp để
giành độc lập. Đây là điểm chung và cũng là ưu điểm lớn nhất của phong trào yêu nước chống
Pháp cuối thế kỉ XIX.
Câu 22:Ý nào không phải lí do những năm đầu thế kỉ XX một số nhà yêu nước Việt Nam
muốn học tập theo Nhật Bản để cứu nước: Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” nhằm mở
rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam. (Nhật Bản là nước “đồng văn,
đồng chủng” với Việt Nam. Hơn nữa, sau cuộc cải cách Minh Trị, Nhật Bản là nước duy nhất
không bị biến thành thuộc địa và đã trở thành một nước tư bản hùng mạnh, đánh thắng đế
quốc Nga năm 1905 => các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX muốn lấy Nhật Bản làm
tấm gương để học tập).

Câu 23:Vì sao năm 1908 phong trào Đông du tan rã: Chính phủ Nhật Bản câu kết với thực
dân Pháp ở Đông Dương, trục xuất số lưu học sinh Việt Nam, kể cả Phan Bội Châu

Câu 24:Mục đích chính của cuộc vận động Duy tân đầu thế kỉ XX : nâng cao dân trí cho
cách mạng Việt Nam: “nâng cao dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”.
Câu 25:Nội dung nào sau đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ phong trào Cần vương
(1885-1896): Mâu thuẫn sâu sắc giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.

Câu 26:Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đã tác động
đến cách mạng Việt Nam: tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng
dân tộc theo xu hướng mới ở đầu TK XX.
Câu 27: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thức dân Pháp
ở Việt Nam: Nền kinh tế có sự chuyển biến, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng
bước du nhập, bên cạnh sự tồn tại của phương thức bóc lột phong kiến.
Câu 28:So với cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước Việt Nam ở đầu thế kỉ XX có đặc điểm
mới:
Câu 29:Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỉ XX : mâu
thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa.
Câu 30:Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) kết thúc với sự thất bại hoàn toàn thuộc về
phe: Phát xít Đức, Italia, Nhật Bản.
Câu 31:Năm 1942, lực lượng nào được thành lập để chống phát xít: khối Đồng minh.
Câu 32:Nhân dân ta đã chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược vào cuối năm 1858: Quân
và dân sát cánh bên nhau đánh giặc, cầm chân quân Pháp suốt 5 tháng liền trên bán đảo Sơn
Trà
Câu 33: Phong trào đấu tranh trong phong trào khởi nghĩa Cần Vương: KN Bãi Sậy, KN
Hương Khê, KN Yên Thế.
Câu 34:Cuộc chiến đấu của quân và dân Việt Nam tại Đà Nẵng (9/1858-2/1859) đã bước đầu
làm thất bại kế hoạch xâm lược “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.
Câu 35:Cần Vương có nghĩa là: giúp vua
Câu 36:Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam: Từ năm 1897
đến năm 1914
Câu 37:Phan Đình Phùng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa: Hương khê trong phong trào Cần
vương cuối TK XIX.
Câu 38:Phong trào đấu tranh trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX do Hoàng Hoa
Thám lãnh đạo: KN Yên Thế.
Câu 39:Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 -1914) ở Việt Nam thực dân Pháp
chú trọng vào ngành: CN khai thác mỏ.
Câu 40:Mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX: mâu thuẫn giữa toàn thể
nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai
Câu 41:Phan Bội Châu thực hiện chủ trương giải phóng dân tộc bằng con đường: Bạo lực để
giành độc lập dân tộc
Câu 42:Để thực hiện chủ trương cầu viện Nhật Bản giúp đỡ đánh Pháp, Phan Bội Châu đã tổ
chức phong trào: Đông du
Câu 43:Tổ chức Việt Nam Quang phục hội chủ trương dùng biện pháp nào để đánh Pháp:
Bạo động và ám sát cá nhân.

Câu 44:Lực lượng xã hội đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài và lãnh đạo phong trào
cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX: Sĩ phu yêu nước tiến bộ

Câu 45:Qua phong trào khởi nghĩa Cần Vương và Nông dân Yên Thế đã khẳng định điều gì
đối với khuynh hướng cách mạng phong kiến trong phong trào cách mạng dân tộc tính đến
cuối thế kỉ XIX:
Câu 46:Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương:
+ còn mang tính địa phương, chưa có sự liên kết
+ ko thấy chế độ phong kiến đã lỗi thời
+ hậu cần thiếu thốn, vũ khí thô sơ
+ sự hạn chế về lực lượng chiến thuật và tinh thần chiến đấu
+ thiếu sự tổ chức lãnh đạo thống nhất
+ chưa thúc đẩy động viên khai thác triển để sự ủng hộ của nhân dân, sự mâu thuẫn về tôn
giáo và sắc tộc
Câu 47:Giai đoạn hai của phong trào Cần Vương (1888-1896) đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của
tầng lớp: văn thân sĩ phu.
Câu 48:Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam (1897 -1914), thực dân Pháp lại
coi trọng việc xây dựng hệ thống giao thông vận tải: Phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột
và đàn áp các công cuộc KN của nhân dân.
Câu 49:Biến đổi bao trùm lên cả xã hội Việt Nam do cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
(1897 – 1914) của thực dân Pháp: xã hội phong kiến chuyến thành xã hội thuộc địa nửa
phong kiến.
Câu 50:Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu
(Trung Quốc) với tôn chỉ duy nhất: Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành
lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam

Câu 51:Ý nghĩa của những hoạt động yêu nước, cách mạng của Phan Bội Châu đầu thế kỉ
XX:
+Chuyển phong trào yêu nước từ lập trường phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản
+Cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới thông qua thành lập các hội buôn.
+Đưa Việt Nam tiến theo xu thế phát triển của khu vực và thời đại - thời kì châu Á thức tỉnh

Câu 52:Yếu tố tác động đến sự bùng nổ phong trào Cần vương (1885-1896): Cuộc phản công
kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương là
nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ phong trào Cần Vương.
Câu 53:Nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương (1885 -1896):
Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất
Câu 54:Ý nghĩa của phong trào nông dân Yên Thế (1884 -1913):
+Là phong đấu tranh lớn nhất của nông dân cuối thế kỷ XIX.
+Thể hiện ý chí, sức mạnh của nông dân.
+Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
+Nông dân cần có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
Câu 55: Điểm chung của xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào yêu
nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX: xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.
Câu 56:Sự kiện đã làm thay đổi tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945):
Liên Xô tham chiến (6/1941)
Câu 57:Dựa vào kiến thức đã học hãy tóm tắt giai đoạn một của phong trào cần vương
(1885-1888):
- Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn và KN tiêu biểu: Rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì. Tiêu biểu là cuộc KN của Mai
Xuân Thường ở Bình Định, Đề đốc Tạ Hiện ( Thái Bình), Nguyễn Thiện Thuật ( Hưng Yên)

- Kết quả: Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi rơi vào tay
giặc. Nhà vua đã hiên ngang cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang An-giê-ri
(Bắc Phi).

Câu 58:Nêu những sự kiện chứng minh Phan Châu Trinh chủ trương giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng dân chủ tư sản bằng phương pháp cải cách.
- Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam mở cuộc vận động Duy
tân ở Trung kỳ:
+ Kinh tế: chú ý cổ động chấn hưng thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ
công, làm vườn, lập “nông hội”,…
+ Giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ, các môn
học mới,…
+ Văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn với các kiểu
quần áo “Âu hóa”. Lên án mạnh mẽ những hủ tục phong kiến.
- Năm 1908, phong trào chống thuế ở Trung kì phát triển sâu rộng và bị thực dân Pháp đàn áp
dữ dội.
- Năm 1911, chính quyền thực dân đưa Phan Châu Trinh sang Pháp.

Câu 59:Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo
khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động.
- Chủ trương: Dùng bạo lực để giành độc lập.
- Sự kiện:
+ Năm 1904: thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết
lập chính thể quân chủ lập hiến.
+ Từ 1905 – 1908: Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên sang học tập
ở Nhật.
+ Từ 9/1908: Nhật trục xuất những người VN yêu nước khỏi đất Nhật. PT Đông Du tan rã.
+ Tháng 6-1912: Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (TQ),
nhằm đánh Pháp, khôi phục nước VN, thành lập Cộng hòa Dân quốc VN…
+ 24-12-1913: Phan Bội Châu bị bắt ở Quảng Đông (TQ).
Câu 60: Dựa vào kiến thức đã học hãy tóm tắt giai đoạn hai của phong trào cần vương
(1888-1896):

- Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.


- Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
- Địa bàn và KN tiêu biểu: thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt
động lên vùng trung duvaf miền núi. Tiêu biểu là cuộc KN Hùng Lĩnh do Cao Điển và Tống
Duy Tân kaxnh đạo, KN Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo…
- Kết quả: Năm 1896, PT Cần Vương chấm dứt.

You might also like