You are on page 1of 16

PHẦN MỞ ĐẦU

Hình ảnh người lính luôn là hình ảnh đẹp nhất của văn học Việt Nam.Viết về
các anh là viết về những đôi tay đã làm nên hình hài, dáng vóc thân thương của
non sông gấm vóc Việt Nam.Huyền thoại về những người lính gắn liền với lịch
sử chống ngoại xâm của đất nước ta. Có lẽ, chưa một dân tộc nào trên thế giới
lại phải gánh chịu những mất mát và khổ đau vì chiến tranh như dân tộc ta. Hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã khiến cho những con người Việt
Nam trở nên lớn lao và kì vĩ:
“ Kính chào Anh, con người đẹp nhất
Lịch sử hôn Anh, chàng trai chân đất
Sống hiên ngang bất khuất trên đời
Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi”.
PHẦN NỘI DUNG

A.Vài nét về kháng chiến chống thực dân Pháp


I. Kháng chiến chống Pháp lần 1 (1858-1884)
1. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

- 1/9/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha t ấn công Đà N ẵng v ới


kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.

→Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất
bại.

2. Thưc dân Pháp tấn công Gia Định

- 17/2/1859, Pháp đánh thành Gia Định, quân tri ều đình nhanh
chóng tan rã nhưng trước tinh thần chiến đấu của nhân dân ta

-> Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bị thất bại hoàn toàn
→Pháp chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, chinh phục từng gói
nhỏ.

3. Pháp đánh chiếm miền Đông Nam kì. Hiệp ước 5-6-1862.

- 23/2/1861, Pháp tấn công và chiếm Đại Đồn Chí Hoà- Đại đ ồn
phòng thủ lớn nhất Đông Nam Á của triều Nguyễn.

- Tiếp đó Pháp chiếm luôn Định Tường (12/4/1861), Biên Hoà


(18/12/1861),Vĩnh Long(23/3/1862).

- 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tu ất,
nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

4. thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì.

- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình, 20/6/1867, Pháp dàn tr ận
trước thành Vĩnh Long, Phan Thanh Giang nộp thành.

- Từ 20 đến 24/6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì


( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn.

5. Pháp tiến đánh Bắc Kì.

a. Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873).
- Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, Pháp ráo riết chuẩn bị
đánh chiếm Bắc Kì.

- Pháp dựng lên vụ “Đuypuy” ở Hà Nội. Lấy cớ giải quyết vụ


Đuypuy để đem quân ra Bắc

- Ngày 20/11/1873,Pháp tấn công thành Hà N ội -> sau đó m ở


rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng

- Ngày 21/12/1873, quân ta phục kích đ ịch ở C ầu Gi ấy, Gácniê t ử


trận.

→kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp
thất bại.
- Ngày 15/3/1874 triều đình ký với thực dân Pháp điều ước Giáp
Tuất, 6 tỉnh Nam Kì chính thức thuộc Pháp.

b. Thực dân Pháp tiến đánh bắc Kì lần thứ hai (1882-1883).
Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An.

-Năm 1882, vin cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, Pháp
kéo ra Bắc.

+ 3/4/1882, Pháp đổ bộ lên Hà Nội.

+ 25/4/1882, nổ súng chiếm thành Hà Nội.

+ 3/1883, chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định..

+19/05/1883, thất bại trong trận Cầu Giấy lần hai của quân dân
ta, tướng Rivie tử trận.

- 25/8/1883, nhà Nguyễn phải kí Hiệp ước Hácmăng v ới


Pháp→quá trình xâm lược của thực dân Pháp về cơ bản được
hoàn thành.

-6/6/1884, Pháp kí với triều đình hiệp ước Patonot→ chính th ức


áp đặt nền bảo hộ trên toàn bộ nước Việt Nam.
II. Kháng chiến chống pháp lần 2 (1945-1954)
1.Nguyên Nhân bùng nổ cuộc kháng chiến chống pháp

– Mặc dù đã ký Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, nhưng thực


dân Pháp không nghiêm túc thực hiện mà ra sức khiêu khích, phá hoại. Chúng
không ngừng bắn ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tìm cách thành lập “Nam Kỳ tự
trị”. Hạ tuần tháng 11 năm 1946, chúng chiếm đóng ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
– Đầu tháng 12 chúng đánh úp lên Đà Nẵng, chiếm đóng Hải Dương và tăng
thêm quân ở Hải Phòng.
– Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12/1946, quân Pháp ra sức khiêu khích đốt cháy Nhà
Thông tin ở phố Tràng Tiền và phá chướng ngại vật ở phố Lò Đúc, bắn vào nhà
dân thường như phố Hàng Bún, Yên Ninh, chiếm đóng trụ sở chính Bộ Tài
chính, Bộ Giao Thông công chính.
– Lúc này, bộ mặt của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta đã rõ ràng. Trước
tình hình đó đòi hỏi Đáng và Chính phủ ra những quyết sách kịp thời. Ngày 12-
12-1946, Đảng ta đã họp và ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”.
– Trong các ngày 18 và 19-12-1946, quân Pháp gửi tối hậu thư buộc ta phải
giải tán lực lượng tự vệ ở Hà Nội và nắm quyền kiểm soát thủ đô, nếu không
được thì chậm nhất là sáng ngày 20-12-1946 chúng sẽ chuyển sang hành động.
– Nền độc lập của cả nước đang bị đe dọa.Vì thế trong hai ngày 18 và 19-12-
1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc, Hà Đông phát

động cuộc kháng chiến toàn quốc. Khoảng 20h ngày 19-12-1946 công nhân nhà
máy điện Yên Phụ phá máy, cả Hà Nội tắt điện. Đảng phát động cuộc kháng
chiến toàn quốc bắt đầu.
2.Diễn biến của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
a. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947:

– Diễn biến:
+ Vào ngày 7 – 10 – 1947, thực dân Pháp mở cuộc tiến công Việt Bắc. Theo chỉ
thị của Đảng, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công
của địch.
+ Quân dân ta bao vây, tiến công địch nhiều nơi ở Bắc Kạn, buộc địch rút khỏi
Chợ Đồn và Chợ Rã. Quân ta chặn đánh địch trên Đường số 4, trận đèo Bông
Lau, phục kích đánh địch trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng và Khe Lau.
+ Vào ngày 19 – 12 – 1947, đại bộ phận quân Pháp rút khỏi Việt Bắc. Chiến
dịch kết thúc.
– Kết quả và ý nghĩa
+ Kết quả: Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 tên địch, phá huỷ nhiều phương
tiện , vũ khí chiến tranh. Cơ quan đầu não của kháng chiến được bảo toàn, bộ
đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
+ Ý nghĩa: Chiến thắng Việt Bắc đã chuyển hóa cuộc kháng chiến toàn quốc
chống thực dân Pháp sang giai đoạn mới, bước đầu thất bại chiến lược “đánh
nhanh, thắng nhanh” của Pháp, buộc chúng phải chuyển sang “đánh lâu dài”.
b.Chiến dịch biên giới thu-đông 1950:
– Diễn biến:
+ 16-9-1950. ta mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê một cứ điểm
quan trọng trên đường số 4
+ Ngày 18/9/ 1950 ta chiếm được hoàn toàn Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp,
Cao Bằng bị cô lập.
+ Pháp rút khỏi Cao Bằng men theo đường số 4 và cho quân từ Thất Khê lên
chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng rút về.
+ Ta chủ động mai phục, chặn đánh địch trên đường số 4, khiến cho hai cánh
quân này không có cơ hội hội ngộ.
+ Quân Pháp lần lượt rút khỏi Thất Khê và Na Sầm. Đến ngày 22/10/1950
đường số 4 được giải phóng hoàn toàn.
– Kết quả:đuổi hơn 8.000 tên địch ra khỏi vòng chiến đấu, giải phóng đường
biên giới từ Cao Bằng với 35 vạn dân, phá tan hành lang Đông – Tây, thế bao
vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ với thất bại của kế hoạch Rơve.
– Ý nghĩa:
+ Đường liên lạc của ta với các nước XHCN được nới lỏng, khai thông .
+ Chiến dịch Biên Giới đã chứng minh Bộ đội ta đã trưởng thành qua 4 năm
kháng chiến ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ .
+ Mở ra bước phát triển mới có lợi cho ta trong cuộc kháng chiến .
3, Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954:
– Diễn biến:
+ Đợt 1:( từ 13-3 đến 17-3-1954): tiến công địch ở phân khu Bắc, tiêu diệt cứ
điểm Him Lam, Độc Lập, buộc địch ở Bản Kéo phải ra hàng.
+ Đợt 2:( từ 30-3 đến 26-4-1954): mở liên tiếp nhiều cuộc tiến công đánh vào
các vị trí phòng thủ phía Đông phân khu trung tâm cứ điểm và các dãy đồi A1,
D1, C1,E1, Mỹ phải tăng cường viện trợ cho Pháp ở Đông Dương.
+ Đợt 3: (từ 1-5 đến 7-5-1954): đồng loạt tiến công tiêu diệt các điểm dễ kháng
của địch. Chiều 7-5-1954 , quân ta đánh vào sở chỉ huy của địch, tướng
Đờcátxtơri cùng toàn bộ ban tham mưu của địch bị bắt 17 giờ 30 phút ngày 7-5-
1954.
– Kết quả: bắt sống 16.200 tên địch, bắn
rơi 62 máy bay B52, thu hồi toàn bộ vũ
khí, phương tiện chiến tranh và đập tan cứ
điểm Điện Biên Phủ.
– Ý nghĩa: đập tan hoàn toàn kế hoạch Na
Va và giáng đòn nặng nề vào ý chí xâm
lược thay đổi cục diện chiến tranh, tạo điều
kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại
giao ở Hội nghị Giơnevơ.
B.Hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến
HÔNG thể phủ nhận được rằng trong các cuộc chiến tranh cách mạng của thế
kỷ XX, chúng ta không có sự vượt trội về sức mạnh vật chất, nhưng chúng ta lại
luôn là người chiến thắng, cho dù chiến thắng ấy có phải đánh đổi bằng rất
nhiều máu xương, đánh đổi bằng các những khoảng thời gian đủ cho một thế hệ
trưởng thành. Đành rằng chúng ta nhận được nhiều sự quan tâm động viên, giúp
đỡ về cả vật chất và tinh thần của bạn bè quốc tế, nhưng những giúp đỡ ấy thật
khó để khỏa lấp những chênh lệch nói trên. Nghĩa là chúng ta vẫn phải tiến hành
các cuộc chiến tranh cách mạng với việc dựa vào sức mình là chính. Và một
trong những yếu tổ “sức mạnh” ấy chính là lòng yêu nước
Lòng yêu nước ấy, tinh thân ấy xuất phát từ niềm say mê lý tưởng, tình yêu cố
hữu, chân thành và tự nguyện với đất nước quê hương, được tui rèn qua thực
tiễn chiến đấu và chiến thắng... Nhưng không thể không nói rằng nó còn được
bồi đắp bởi những rung động tinh tế của tâm hồn qua tiếp nhận các tác phẩm
văn học mang màu sắc sử thi của giai đoạn này, nhất là thơ, và thơ viết về người
lính.
Sớm nhất là hình ảnh những người chiến sĩ trong tên gọi anh Vệ quốc quân.
Đấy là lớp người đầu tiên đứng lên cầm súng theo tiếng gọi của Bác Hồ, đi
kháng chiến và trở thành những người tiên phong, mà ngay tên gọi thôi cũng đủ
để dấy lên một niềm thần thương kiêu hãnh: Anh Bộ đội Cụ Hồ. Đấy là những
người lính phần lớn không được đào tạo một cách chính quy, không qua trường
lớp và với mọi thành phần xuất thân – thể hiện tinh thần đoàn kết của cả một
dân tộc luôn biết nắm chặt tay nhau để bảo vệ lãnh thổ, phong hóa, đời sống, số
phận của chính mình. Những người chiến sĩ ấy xuất hiện một cách giản dị, đời
thường, thậm chí đôi khi còn tội nghiệp nếu không chú ý đến phẩm chất anh
hùng của họ:
Về cơ bản các nhà văn trong giai đoạn này khai thác hình ảnh người chiến sĩ
trong cái nhìn tổng quan với tập thể, các nhân vật được xây dựng trong một bối
cảnh tập thể. Tức là hình tượng người chiến sĩ được xây dựng khá chung chung,
chưa thực sự đi vào một nhân vật cụ thể và điển hình như các giai đoạn sau.
Cảm hứng sử thi trong các sáng tác văn xuôi trong giai đoạn này thực sự chưa
đậm đặc và tiêu biểu như trong kháng chiến chống Mỹ. Các nhà văn viết về
những người chiến sĩ áo vải, chủ yếu xuất thân từ những người nông dân. Ra
trận vẫn còn lưu luyến với hình ảnh “ giếng nước, gốc đa, sân đình” nơi làng
quê. Họ sống và chiến đấu như trong cảnh “áo anh rách vai / quần tôi có vài
mảnh vá”. Gắn bó với nhau trong hoàn cảnh vô cùng khốc liệt của cuộc chiến.
Trong các tác phẩm văn học thời kì này, mối quan hệ thế sự – đời tư không nằm
trong sự chú ý của nhà văn. Nếu được đưa vào trong tác phẩm thì cũng bị chi
phối bởi đời sống cộng đồng và mang một ý nghĩa xã hội khác. Việc đưa lên
hàng đầu con người tập thể, con người công dân đã khiến cho văn xuôi giai
đoạn trước 1975 tập trung chủ yếu vào các biểu hiện tâm lí của nhân vật như
lòng yêu nước, căm thù giặc, tình nghĩa đồng bào, tình cảm tiền tuyến hậu
phương, ý thức giai cấp… Nhân vật hiện lên trong các tác phẩm đều là những
con người hành động. Họ sống, chiến đấu và sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc thân
yêu, bởi thế tâm lí của họ đơn giản, dễ hiểu.
Khi cuộc kháng chiến nổ ra, nhân vật người lính được xem là nhân vật trung
tâm của văn học kháng chiến. Trở thành người lính Cụ Hồ với những đức tính
tốt đẹp tiêu biểu, là cả một chặng đường giác ngộ rèn luyện của bản thân mỗi
người. Nói như Nguyễn Huy Tưởng “đó là kết quả của sự biến
đổi của tất cả những con người khác nhau
thành người lính Việt Nam điển hình”.
Người lính trong văn học thời kì này,
được dấn thân vào những nơi gian khổ ác
liệt để thử thách ý chí kiên định và lí
tưởng mà họ đã chọn. Nhiều tác phẩm
đặt các chiến sĩ trước sự lựa chọn
nghiệt ngã của sự sống và cái chết để khẳng định ý nghĩa cao cả của sự hi sinh.
Đó là những con người đại diện đầy đủ cho tầm vóc, sức mạnh, ý chí và khát
vọng của cộng đồng, của dân tộc.
Điểm nổi bật ở người lính văn học thời kì này là ý thức về trách nhiệm và sự
gắn bó với quê hương, đất nước. Người lính thường được thể hiện là hình ảnh
của những con người lạc quan, sống vì mọi người, tin tưởng tuyệt đối vào lí
tưởng mà mình đã chọn. Họ là biểu hiện ý chí, khát vọng của cộng đồng, dân
tộc, cao hơn là của thời đại và nhân loại. Lý tưởng và nhận thức ấy, trở thành ý
chí và hành động ở mỗi người lính. Chưa bao giờ ý thức cộng đồng, chủ nghĩa
anh hùng tập thể lại được tôn vinh, đề cao và chứa đựng nhiều ý nghĩa thẩm mĩ
như vậy trong các tác phẩm. Văn xuôi thời kì này góp phần nâng cao vị thế con
người Việt Nam trong những khoảnh khắc lịch sử khốc liệt, làm phong phú
thêm cho văn chương dân tộc bởi chủ nghĩa anh hùng cao cả.
Những người lính xuất thân từ học sinh, sinh viên, trí thức... Vậy nên bên cạnh
vẻ đẹp chân chất kia, người ta còn thấy ngời lên vẻ đẹp của sự hào hoa, lịch lãm
của những học sinh, sinh viên, trí thức – nhất là những người con thủ đô. Đó là
những thanh niên ưu tú “xếp bút nghiên theo việc đao cung”. Không phải ngẫu
nhiên mà trong bài Ngày về của Chính Hữu, hình ảnh người lính phảng phất cái
gì đó của những khách chinh phu truyền thống. Rồi vẻ đẹp ấy sẽ biến mất trong
thơ Chính Hữu, để những con người ấy trở thành “đồng chí” cách mạng, nhưng
dáng dấp thanh lịch ấy sẽ xuất hiện trong thơ Hữu Loan, Quang Dũng, với nét
mộng mơ của một tráng sĩ xác định một đi không trở lại, Kinh Kha chẳng hạn,
nhưng trong lòng không quên lưu luyến một giấc mộng đẹp của niềm tin khải
hoàn:
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(Tây tiến – Quang Dũng)
Những người chiến sĩ ấy, có người xuất thân từ nước mặn, đồng chua để lại “Ít
nhiều người vợ trẻ/Mòn chân bên cối gạo canh khuya” hay từ thành thị với
“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, ở nơi “Giếng nước gốc đa nhớ người ra
lính”, hay “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”,
cũng đều chung chiến hào, đã chiến đấu theo tinh thần “ai có súng dùng súng, ai
có gươm dùng gươm”, theo tinh thần biến tất cả những gì có trong tay thành vũ
khí: Và nếm trải bao gian lao, vất vả:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục trên súng mũ ngủ quên đời...
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt (
Máu trộn bùn non
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu
Nhưng cũng chính họ làm nên lịch sử, trở thành những nhân vật chính của lịch
sử thời đại cách mạng, bởi tinh thần quả cảm, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp
chung. Nhiều bài thơ, đoạn thơ miêu tả một cách sinh động, đau xót về tinh thần
kiêu dũng ấy.
Gan không núng
Chí không mòn
Những đồng chí thân chôn làm giá súng
Đầu bịt lỗ châu mai.....
(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
Sau 1954, cả dân tộc lại bước vào cuộc trường chinh mới. Và đây cũng chính là
cuộc thử lửa vĩ đại nhất với chất vàng ròng của tình yêu đất nước. Cùng một
lúc, nhiều thế hệ người Việt Nam lại “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng
phơi phới dậy tương lai":
Lớp cha trước lớp con sau
Đã thành đồng chí chung câu quân hành
(Tiếng hát sang xuân – Tố Hữu)
Người lính Cụ Hồ lúc này xuất hiện không còn với vẻ đẹp chân chất, đôi khi
còn lấm láp đất bùn, mà đã trở nên kỳ vĩ, thậm chí lộng lẫy, và càng tiến sâu
vào trung tâm của lịch sử. Thật khó để quên được hình tượng anh giải phóng
quân trong thơ Tố Hữu:
Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất
Sống hiên ngang bất khuất trên đời Như Thạch Sanh của thế kỷ XX
(Bài ca mùa xuân 1968)
C. Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến.

Binh đoàn Tây Tiến được thành lập vào năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ
đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh địch trên tuyến đường rừng núi Tây
Bắc từ các tỉnh từ Lai Châu đến Thanh Hóa. Cuộc sống chiến đấu của những
người lính Tây Tiến vô cùng khổ cực, thiếu thốn. Phần lớn vì vùng núi hiểm trở,
chốn rừng thiêng nước độc, sốt rét hoành hành, thiếu thuốc men. Những người
lính Tây Tiến hi sinh nhiều vì bệnh tật còn nhiều hơn sự hi sinh trên chiến
trường.
Những người lính Tây Tiến hầu hết là những thanh niên trí thức Hà Thành,
phần đông là các sinh viên, học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Mặc dù
phải chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy xong họ vẫn hiện lên với
hình tượng lãng mạn song rất đỗi hào hùng, bi tráng.

Bài thơ có nhan đề Tây Tiến, nhằm nhấn mạnh tên gọi của binh đoàn và để thể
hiện nỗi nhớ của nhà thơ về 1 thời kháng chiến khó khăn dữ dội nhưng rất đỗi
hào hùng, say mê.

Hình tượng người lính Tây Tiến đã được nhà thơ Quang Dũng khắc họa bằng
những hình ảnh chi tiết vừa tả thực lại vừa lãng mạn, mạch cảm xúc bài thơ là
nhớ thương nên mở đầu bài thơ nhà thơ Quang Dũng đã viết.

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi


Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.
Hình ảnh sông Mã anh hùng là hình ảnh đầu tiên mà nhà thơ nhớ đến. Chắc có
lẽ sông Mã là 1 người bạn đồng hành lâu dài cùng các chiến sĩ trên các chặng
đường hành quân chiến đấu. Câu thơ giống như một tiếng gọi tha thiết ám ảnh,
khoảng cách địa lí xa xôi, vời vợi mà nỗi nhớ luôn thường trực ám ảnh. Câu thơ
thứ 2 đã sử dụng tới hai chữ nhớ, ngắt nhịp 4/3 đã diễn tả tinh tế những thổn
thức, mong mỏi, khát khao của tác giả. Cụm từ “nhớ chơi vơi” nỗi nhớ như lan
tỏa trong cả không gian và thời gian thấm vào nỗi lòng, tạo cảm giác như trống
vắng, ám ảnh khôn xiết về 1 thời hào hùng đã qua. Câu thơ reo vần “ơi” tạo nên
sự dịu dàng, nhớ thương sâu sắc.

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi


Mường lát hoa về trong đêm hơi”.
Ta có thể thấy “Sài khao, Mường Lát” là những địa danh của các tỉnh miền núi
phía Bắc nơi mà binh đoàn Tây Tiến đã từng hành quân qua. Chất lãng mạn và
chất hiện thực ở câu thơ này được hòa quyện vào nhau. Viết về đoàn quân mỏi
sau cuộc hành quân dài, nhưng khí chất vẫn rất lãng mạn khi “sương lấp”, “hoa
về”, “đêm hơi”.

Bức tranh thiên nhiên vùng núi Tây Bắc được nhà thơ Quang Dũng khắc họa
bằng hình ảnh rất lãng mạn, thông qua cái nhìn của những người lính Tây Tiến,
giữa trùng trùng, điệp điệp của núi non, dựng vách hiểm trở, thế mà qua cái
nhìn của người lính, khung cảnh ấy lại rất đỗi hay ho và vui nhộn như thế này.

“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm


Heo hút cồn mây súng ngửi trời”.
Hai câu thơ mang hình tượng khái quát cao diễn tả sinh động về những gian khổ
của người lính , các từ láy “khúc khuỷu, thăm thẳm” gợi lên không gian được
mở ra nhiều chiều, một không gian thiên nhiên hùng vĩ nhưng nguy hiểm trực
tiếp đến tính mạng. Từ “heo hút” được dùng rất đặc sắc vừa gợi ra độ sâu khi
nhìn xuống, mà khi nhìn lên lại cảm thấy hoang vắng, lạnh lẽo. Địa hình chiến
đấu của những người lính Tây Tiến mặc dù quả thực đầy gian khó và hiểm
nguy. Hình ảnh “Súng ngửi trời” được sử dụng rất hóm hỉnh, vui tươi, đọc câu
thơ ta liên tưởng đến câu thơ “Đầu súng trăng treo” của nhà thơ Chính Hữu
trong bài thơ “Đồng chí”. Cùng là hình ảnh lãng mạn nhưng với Chính Hữu là
hình ảnh hiện thực, từ con mắt tinh tế nhà thơ và ước muốn hòa bình. Còn với
Quang Dũng cụm từ “Súng ngửi trời” là khí phách hiên ngang, giữa thiên nhiên
hoang sơ lạnh lẽo, hình ảnh con người làm chủ, khẳng định cốt cách của người
lính
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.
Chắc có lẽ đây là những câu thơ miêu tả chân thực nhất về những khó khăn gian
khổ của những người lính Tây Tiến nói riêng và những người lính trong thời
kháng chiến chống Pháp nói chung lúc bấy giờ. Hình ảnh “cọp trêu người” và
“oai linh thác gầm thét” là những dẫn chứng thật nhất, sự ám ảnh, dữ tợn của
muông thú của thiên nhiên.

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa


ục lên súng mũ bỏ quên đời”.
Từ láy “dãi dầu” miêu tả sự nhọc nhằn, vất vả của người lính. Cuộc hành quân
trở như trùng lại, chậm lại 1 chút. Qua chữ “bỏ quên đời” ta thấy được hình
tượng, khí phách dược ngời sáng từ chính sự thật đau lòng nhất, các anh đã hi
sinh trong quá trình hành quân. Dù là sự mệt mỏi, hi sinh như thế nào, họ vẫn
coi đó là sự nhẹ nhàng, thanh thản.

Sau cuộc chiến đấu, hành quân gian khổ, hiểm nguy đối đầu anh dũng với lũ
giặc, những người lính Tây Tiến lại trở về nghỉ ngơi với những buổi liên hoan
văn nghệ đặc sắc.

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa


Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ”.
Sau những cuộc chiến đấu vất vả với súng đạn, bom lửa. Những đau thương,
mất mát vì bệnh tật, cái chết ập đến bất cứ lúc nào khi bỏ lại tất cả, hình tượng
người lính Tây Tiến lúc này thật gần gũi. Buổi liên hoan bùng cháy lên sự vui
tươi, phấn khởi. Hội trại bùng lên với khúc hát tươi vui, sự giao lưu giữa những
người lính và những người dân địa phương. Từ “bừng” được dùng rất hay, thể
hiện sự náo nức. Đêm hội ấy, ta làm sao mà quên được hình ảnh người con gái
trong buổi liên hoan trong bộ xiêm y vô cùng xinh đẹp, trang trọng. Cảm xúc
người chiến sỹ như ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lung linh của đêm hội, rồi lại thả
hồn vào điệu múa, tiếng nhạc khèn của đêm hội.

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói


Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Hương vị xôi nếp đầu mùa, tha thiết là một kỉ niệm khó quên trong lòng người
lính Tây Tiến. Câu thơ được gieo thanh bằng, tạo ra một cảm xúc bâng khuâng,
nhung nhớ đến khó tả

Tiếp theo mạch cảm xúc nhớ thương, nhà thơ Quang Dũng đã viết:

“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống


Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.
Miêu tả rừng núi Tây Bắc nhà thơ đã gợi tả ra độ cao trắc trở thông qua từ
“ngàn thước”, cảm giác chông chênh, một tấc như chạm tay đến trời. Câu thơ
thứ hai giống như miêu tả sự tưởng tượng của những người chiến sĩ sau 1 buổi
hành quân mệt mỏi, đứng trên cao họ nhìn xa xa, thấy sương mù ẩn hiện là thấp
thoáng ngôi nhà của những người dân. Người chiến sĩ như hóa thân thành người
nghệ sĩ thả hồn vào điệu nhạc thiên thiên và của chính tâm hồn mình. Cảm giác
phiêu lãng, nhẹ nhàng sau chuyến đi hành quân vất vả.

Đang trong mạch cảm xúc nhẹ nhàng, phiêu lãng nhà thơ Quang Dũng đột ngột
rẽ sang giọng điệu trầm lắng, bâng khuâng, hoài niệm.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy


Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
Kỉ niệm gợi nhớ của nhà thơ bắt đầu từ khung cảnh “chiều sương ấy”. buổi
chiều luôn gợi ra cho lòng người đọc nỗi buồn. Nỗi buồn ấy có khi là nỗi nhớ
nhà, nhớ người thương hoặc có thể là sự vu vơ trước 1 ngày tàn. Nhưng với nhà
thơ đó là sự trống trải, luyến tiếc về hình ảnh không rõ sự xác định là ai, theo ý
thơ thì đó là “hồn lau”, “dáng người” người đọc cảm nhận được 1 không gian
vắng lặng đượm buồn mênh mang. Các từ như “có thấy, có nhớ” giống như 1
lời gợi nhớ gợi nhắc tha thiết ân tình. Hình ảnh đối lập “nước lũ” và “hoa đong
đưa, một bên là sự dữ dội , một bên là sự nhẹ nhàng. Nhà thơ đã sử dụng bút
pháp lãng mạn cộng miêu tả để gợi hoài niệm nỗi nhớ về hình ảnh thiên nhiên
Mộc Châu.

Để khắc họa hình tượng chân dung người lính, nhà thơ đã sử dụng bút pháp
lãng mạn để tô đậm cái hiện thực bi thương mà rất đỗi phi thường của người
lính Tây Tiến tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc


Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
Đoàn “binh không mọc tóc” có lẽ đây là sự thật trần trụi nhất mà nhà thơ Quang
Dũng đã từng viết, các chiến sĩ Tây Tiến họ bị rụng tóc, da dẻ xanh xao vì căn
bệnh sốt rét rừng hoành hành. Ốm đau, bệnh tật là vậy nhưng khí thế họ vẫn
mang nét “dữ oai hùm” tạo nên âm hưởng hoành tráng, khí thế sẵn sàng của
người lính kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới


Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.
Khí thế hùng dũng là vậy, tâm hồn những người lính Tây Tiến thật mộng mơ.
Nếu như ban ngày họ phải chiến đấu hết mình, “mắt trừng” là cái nhìn thẳng,
sâu xa, thể hiện cái nhìn của ý chí, quyết tâm bảo vệ tổ quốc. Ban đêm khi cuộc
chiến đã kết thúc, thì tâm hồn của người lính lại mơ mộng nhớ về Hà Nội, nơi
mà có những người mà họ yêu thương nhất. Nỗi nhớ ấy như tiếp thêm sức
mạnh, nghị lực chiến đấu. Đọc câu thơ này ta lại chợt nhớ đến câu thơ của nhà
thơ Nguyễn Đình Thi :

“Những đêm dài hành quân nung nấu


Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”.
Thêm một lần nữa nhà thơ lại viết về sự hi sinh,nhưng lần này cái chết được viết
nên anh hùng, cao cả hơn,
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
Viết về đau thương của cái chết nhưng không hề bi lụy, ai oán mà ngược lại
đầy dũng khí,hùng tráng. Giọng thơ hùng tráng xong mang đậm nét buồn của sự
hi sinh, trên con đường hành quân ấy, lòng họ không thể không cảm thấy xót
thương trước những nấm mồ viễn xứ của những người chết trong chiến trận. Họ
ra đi vì Tổ quốc nên không hề hối tiếc, kể cả đó là thời xuân xanh. Tác giả
mượn khéo hình ảnh “Áo bào” để gợi tả sự ra đi của người lính. Nó gắn liền với
sự trang trọng, thiêng liêng, giảm bớt nỗi buồn bi lụy. Sông Mã một chứng nhân
lịch sử, đã tấu lên “khúc độc hành” khúc ca tiễn các anh về với đất mẹ. Động từ
“gầm” là 1 biện pháp nhân hóa, nỗi nhớ thương của lòng người như vang vọng,
đau đáu trong lòng những người ở lại.

“Tây Tiến người đi không hẹn ước


Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”.
Câu thơ đã trở về với mạch cảm xúc chung của bài thơ, cảm xúc thương nhớ
nhưng vẫn mang âm hưởng bi tráng. Nói về li biệt nhưng vẫn hùng tráng, mãnh
liệt. Mong mỏi một ngày được gặp lại, nỗi nhớ như tràn ngập cả không gian và
thời gian, lời thơ như nhắn nhủ, ước hẹn tha thiết, ân tình. Câu thơ cuối như lời
hứa quyết tâm, nỗi nhớ về đoàn binh đã in hằn sâu trong kí ức. Tây tiến trở
thành một kỉ niệm xương máu trong cuộc đời nhà thơ Quang Dũng.
Qua bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa nên bức chân dung,
hình tượng bi tráng của người lính Tây Tiến trong cuộc cách mạng vệ quốc, vừa
chân thực vừa lãng mạn tiêu biểu cho sức mạnh dân tộc Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Pháp.
PHẦN KẾT
Đọc những trang thơ kháng chiến giai đoạn 1945 – 1975, chúng ta hiểu thêm
cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của con người sống trong chiến tranh ác liệt.
Đồng thời ta thấy được bản chất anh hùng cách mạng của người lính. Thơ
kháng chiến là tiếng đại bác gầm rung và cũng là tiếng chim ca hát bình minh.
Chất trữ tình và chất anh hùng ca hoà quyện trong hồn thơ, trong mỗi bài, mỗi
câu, mỗi ý thơ. Nó bảo tồn được sức sống không chỉ vì đó là tiếng nói của thời
đại lịch sử mà còn là tiếng nói trái tim của những phong cách thơ riêng. Thơ
trong giai đoạn này đã phát hiện tư thế người lính đối diẹn với lịch sử, với chân
trời tự nhiên luôn giãn nở. Các anh là linh hồn của hai cuộc kháng chiến trường
kì. ở các anh có sự hội tụ đầy đủ phẩm chất, tâm hồn và tính cách
Qua bài thơ Tây Tiến tác giả đã rất thành công khi tái hiện được vẻ đẹp
thiên nhiên, con người nơi núi rừng Tây Bắc, đồng thời khắc họa vẻ đẹp trẻ
trung, lạc quan, tâm hồn lãng mạn cùng bức tượng đài bi tráng về người lính
Tây Tiến. Tây Tiến khép lại trong âm hưởng hào hùng, bi tráng như một khúc
tráng ca về một thời đạn bom đã đi qua nhưng còn sống mãi trong triệu triệu trái
tim người Việt.

You might also like