You are on page 1of 9

ĐỀ TÀI 1: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI – QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC

NGHIÊM KHẮC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM

PHẦN NỘI DUNG

II. QUÁ TRÌNH SÀNG LỌC CỦA LỊCH SỬ VÀ DÂN TỘC ĐỐI VỚI SỰ RA
ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

2.1. Cuộc khủng hoảng con đường cứu nước

2.1.1. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến

2.1.1.1 Bối cảnh lịch sử thế giới và ở Việt Nam

- Tình hình thế giới, từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Tư bản Âu – Mỹ có những
chuyển biến mạnh mẽ từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, đẩy
mạnh các quá trình xâm chiếm và nô dịch các nước nhỏ yếu ở Châu Á, Châu Phi và
các nước Mỹ Latinh và biến các nước này trở thành thuộc địa của mình. Với sự nô
dịch và bóc lột nặng nề từ các nước Đế Quốc, các nhân dân của các dân tộc bị xâm
lược đã đứng lên đấu tranh giải phóng khỏi ách đô hộ bằng những phong trào yêu
nước. Các phong trào yêu nước, đấu tranh giải phóng đã nổ ra mạnh mẽ rộng khắp các
nước thuộc địa.

Bên cạnh đó, năm 1917, Thắng lợi của Cách Mạng Tháng Mười Nga đã làm thay đổi
sâu sắc tình hình thế giới lúc đó. Thắng lợi của Cách Mạng Tháng Mười Nga đã tác
động sâu sắc, có ý nghĩa vô cùng to lớn đến các phong trào giải phóng dân tộc của giai
cấp vô sản ở các nước thuộc địa. Sau Thắng lợi, Quốc tế Cộng sản được thành lập, bên
cạnh việc lãnh đạo phong trào đấu tranh vô sản trên thế giới, Quốc tế Cộng sản còn đề
cập đến các vấn đề dân tộc và thuộc địa.

- Tình hình Việt Nam bấy giờ, là Quốc gia nằm ở vị trí địa chính trị quan trọng
của Châu Á, ngày 01/09/1858, thực dân Pháp đã đổ bộ và tấn công Đà Nẵng, từng
bước xâm lược Việt Nam. Nhằm ngay giai đoạn chế độ Phong Kiến Nhà Nguyễn Việt
Nam đã lâm vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, Thực dân Pháp đã xâm lược mạnh
mẽ và Nhà Nguyễn chỉ có thể từng bước thoả hiệp qua ba Hiệp ước năm 1862, 1874
và 1883. Cuối cùng, đến ngày 06/06/1884, với hiệp ước Patenôtre còn gọi là Hoà ước
Giáp Thân, Nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn trước Thực dân Pháp, Việt Nam trở
thành một Đất nước thuộc địa của Pháp.

Tuy Triều đình Nhà Nguyễn đã đầu hàng trước Pháp nhưng nhân dân Việt Nam không
chịu đầu hàng khuất phục, các phong trào đấu tranh yêu nước nổ ra liên tục rộng kháp
các địa phương. Thực dân Pháp đã dùng các biện pháp vũ lực để bình định, đàn áp các
cuộc nổi dậy của Nhân dân. Sau khi xâm lược, Thực dân Pháp bắt đầu vào công cuộc
xây dựng hệ thống chính quyền ở nước ta, chúng xây dựng chính quyền thuộc địa bên
cạnh việc duy trì chính quyền phong kiến Nhà Nguyễn để làm tay sai, thực hiện chính
sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết dân tộc của nước ta.

Năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu các cuộc khai thác thuộc địa lớn, ra sức vơ vét tài
nguyên, bóc lột triệt để sức lao động, thực hiện chính sách “ngu dân” để dễ cai trị. Do
chế độ áp bức nặng nề về kính tế, chính trị, nô dịch trong văn hoá tư tưởng của thực
dân Pháp, tình hình kinh tế, chính trị và văn hoá tư tưởng của Việt Nam dã có sự biến
đổi rõ rệt, các giai cấp cũ phân hoá, các giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện với địa vị kinh
tế khác nhau. Với hai giai cấp cơ bản của nước ta là địa chủ và nông dân dưới chế độ
phong kiến, một bộ phận địa chỉ đã câu kết với Pháp để ra sức bóc lột và đàn áp các
phong trào yêu nước, một bộ phận còn lại thì ra sức hỗ trợ nhân dân, còn về giai cấp
nông dân là lực lượng đông đảo nhất, cũng là giai cấp bị bóc lột nặng nề nhất.

Giai cấp công nhân Việt Nam được hình thành gắn với các cuộc khai thác thuộc địa,
trong các nhà máy, xí nghiệp, công cưởng, khu đồn điền của Pháp. Xuất hiện các giai
tư sản, tầng lớp tiểu tư sản, các sĩ phu phong kiến cũng có sự phân hoá, một bộ phận
hướng sang tư tưởng dân chủ tư sản hoặc tư tưởng vô sản.

Như vậy, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đã có sự biến đổi quan trọng cả
về kinh tế, chính trị và xã hội. Đặc biệt chính sách bóc lột của thực dân pháp đã đẩy
mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp trở nên cực kỳ gay gắt,
dẫn đến các cuộc phong trào yêu nước liên tục nổ ra.1

2.1.1.2. Các cuộc phong trào yêu nước đã nổ ra

1
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao
đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Phong trào Cần Vương (1885 – 1896), một phong trào do vua Hàm Nghi và
Tôn Thất Thuyết khởi xướng, đã mở cuộc tiến công trại lính Pháp ở cạnh kinh thành
Huế. Việc không thành, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị).
Tại đây, dưới danh nghĩa vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết hạ chiếu Cần Vương 2 lần
nhằm lật tẩy tội ác của thực dân Pháp, kêu gọi các sĩ phu yêu nước khắp nơi, đứng lên
đấu tranh, cùng vua bảo vệ đất nước. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, đã có rất nhiều phong
trào đã nổ ra trên khắp cả nước, đặc biệt là Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ có thể kể đến
như: Ba Đình của Phạm Bành và Đình Công Tráng (1881 – 1887), Bãi Sậy của
Nguyễn Thiện Thuật (1883 – 1892) và Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885 –
1896),…. Các phong trào diễn ra sôi nổi, thể hiện tinh thần quật cường chống giặc
ngoại xâm của nhân dân ta. Đêm ngày 30/10/1888, dưới sự tiếp tay của tên phản bội
Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi đã bị quân Pháp bắt đi.Thực dân Pháp ra sức dụ
dỗ vua Hàm Nghi đứng về phía mình nhưng nhà vua trẻ kiên quyết từ chối. Không
mua chuộc được, chúng đày vua Hàm Nghi tới Algeria, một thuộc địa của Pháp ở Bắc
Phi. Sau đó các cuộc khởi nghĩa vẫn tiếp tục nổ ra tuy nhiên phong trào Cần Vương
cũng bắt đầu trở nên suy yếu. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, cuộc khởi nghĩa của
Phan Đình Phùng thất bại cũng là dấu mốc chấm dứt của vai trò lãnh đạo của giai cấp
phong kiến đối với các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam. 2

- Ở các vùng núi trung du phía Bắc, phong trào nông dân Yên Thế (Bắc Giang)
nổ ra dưới sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám, vẫn mang nặng “cốt cách phong kiến”.
Khởi nghĩa vượt qua 4 giai đoạn: Giai đoạn (1884-1892), Đề Thám lãnh đạo Khởi
nghĩa Yên Thế. Thời kỳ này có hàng chục nhóm nghĩa quân chống Pháp hoạt động
riêng lẻ, trong đó uy tín nhất là Đê Thám. Năm 1890, Đề Thám đánh bại các cuộc tấn
công của Pháp vào Hố Chuối. Năm 1891, nghĩa quân rút về Đồng Hòm sau khi bị thực
dân Pháp tấn công Chuối Cọp. Đề Thám trở thành thủ lĩnh uy tín nhất của cuộc khởi
nghĩa. Tháng 3 năm 1892, nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của Đề Thám chiến đấu anh
dũng nhưng phải rút khỏi căn cứ vì lực lượng chênh lệch quá lớn. Lực lượng nghĩa
quân suy yếu vào cuối năm 1892, một số thủ lĩnh hy sinh, một số thủ lĩnh khác đầu
hàng quân Pháp. Đề Thám lãnh đạo cuộc khởi nghĩa sau khi De Cap bị giết vào tháng
4-1892. Nghĩa quân phát huy hết sức mạnh của lối đánh cùng với địa hình hiểm trở,

2
Đỗ Bang (2016), Biến cố kinh đô Huế và phong trào Cần Vương (1885 – 1896), NXB. Tri Thức.
kết hợp với cơ động để thoát khỏi vòng vây của thực dân Pháp. Ba giai đoạn còn lại
(1893-1897), Trong giai đoạn này, nghĩa quân đã hai lần đình chiến với Pháp, lần thứ
nhất vào tháng 10-1894, lần thứ hai vào tháng 12-1897. Sau khi Đề Nắm hi sinh, Đề
Thám đảm nhận vai trò lãnh đạo phong trào Yên Thế. Ông đã khôi phục những toán
quân còn sót lại ở Yên Thế và các vùng xung quanh, rồi tiếp tục hoạt động. So với giai
đoạn trước, số lượng nghĩa quân tuy có giảm, nhưng địa bàn hoạt động lại mở rộng
hơn. Giai đoạn (1898-1908), Trong suốt 11 năm đình chiến, nghĩa quân Yên Thế vẫn
giữ vững tinh thần chiến đấu. Tại căn cứ Phồn Xương, nghĩa quân vừa sản xuất tự túc
lương ăn, vừa tăng cường sắm sửa vũ khí, ra sức luyện tập. Nhờ vậy, lực lượng nghĩa
quân ở Phồn Xương tuy không đông (khoảng 200 người), nhưng rất thiện chiến. Đồng
thời, Đề Thám còn mở rộng quan hệ giao tiếp với các nhà yêu nước ở Bắc và Trung
Kì, tại Yên Thế, nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã hai lần đón tiếp nhà yêu nước Phan
Bội Châu. Giữa năm 1906, Châu Trinh cũng lên Yên Thế gặp Đề Thám. Đề Thám còn
lập một căn cứ gọi là đồn Tú Nghệ dành cho các nghĩa sĩ miền Trung ra huấn luyện
quân sự, về phía Pháp, trong thời gian này chúng đã ráo riết lập đồn, bốt, mở đường
giao thông..., tạo mọi điều kiện cần thiết để đánh đòn quyết định vào căn cứ nghĩa
quân Yên Thế. Giai đoạn cuối cùng (1903-1913), cuộc binh biến thất bại, quân Đề
Thám phải rút về, 24 người tham gia cuộc binh biến bị Pháp xử tử, 70 người bị xử tù
chung thân. Trước các cuộc vây quét tiêu diệt gắt gao của quân Pháp, lực lượng nghĩa
quân ngày càng giảm sút. Đến cuối năm 1909, hầu hết các tướng lĩnh đã hi sinh, hoặc
sa vào tay giặc, do lực lượng giảm sút, nhiều người bỏ trốn, Đề Thám phải nhờ đến
Lương Tam Kỳ hỗ trợ. Tuy nhiên, ngày 10-2-1913, Đề Thám bị hai tên thủ hạ Lương
Tam Kỳ giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồ 2 km, nộp đầu cho Pháp lấy thưởng. Sự
kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào khởi nghĩa Yên Thế. 3

- Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861 – 1868): Nguyễn Trung Trực là một
người yêu nước tiêu biểu và đặc biệt. Ông đã tham gia chống Pháp từ những năm đầu
tiên Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam với hai chiến công lừng lẫy: đốt cháy tàu
L’Espérance – tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo và đánh trận tiêu diệt đồn
Rạch Giá, Kiên Giang. Được sự giúp đỡ của hương chức làng Nhật Tảo, ông đã bố trí
một kế hoạch để đánh tàu Hi Vọng (pháo hạm L’Espérance) của quân xâm lược Pháp

3
Khống Đức Thiêm (2014), Hoàng Hoa Thám (1836-1913), NXB. Tri Thức.
đang hoạt động trên Nhật Tảo (pháo hạm L’Espérance là tàu gỗ được bọc đồng chạy
bằng hơi nước có thể ra vào những luồng lạch cạn, được trang bị một đại bác và nhiều
vũ khí đa năng, là một trong những tàu thuộc hạng bậc nhất của hải quân Pháp lúc bấy
giờ). Tham gia trận chiến này còn có các Phó quản binh Hoàng Khắc Nhượng, Võ Văn
Quang, quản toán Nguyễn Học, lương thần Hồ Quang cùng 59 nghĩa quân cảm tử. Sau
đó, Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu trên địa bàn Gia Định,
Biên Hòa. Ngày 16/6/1868,Nguyễn Trung Trực dẫn quân từ Tà Niên đi đánh úp đồn
Kiên Giang (Rạch Giá) do trung úy Sauterne chỉ huy. Kết thúc trận đánh, nghĩa quân
chiếm được đồn, tiêu diệt 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu được nhiều vũ khí, đạn
dược và làm chủ Rạch Giá. Tháng 9 năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị thực dân Pháp
bắt ở Phú Quốc rồi bị đem về Sài Gòn, chúng dụ dỗ ông đầu hàng nhưng vô hiệu.
Ngày 27 tháng 10 năm 1868, thực dân Pháp đưa Nguyễn Trung Trực về Rạch Giá và
xử tử ông tại dây. Trước khi chết Nguyễn Trung Trực đã dõng dạc nói với quân Pháp:
“Bao giờ nước Nam hết cỏ, thì mới hết người Nam đánh Tây”.4

2.1.2. Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản

2.1.2.1. Bối cảnh lịch sử thế giới và ở Việt Nam

- Ở Thế giới, Từ nửa sau thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển
nhanh từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền (giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa). Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh,đặt ra yêu cầu bức thiết về thị trường. Đó
chính là nguyên nhân sâu xa dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia
phong kiến phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa, mua bán nguyên vật liệu, khai thác sức lao động và xuất khẩu tư bản của các
nước đế quốc.

Cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (năm 1868) đã khiến Nhật Bản trở thành một
nước tư bản phát triển.

Ở Trung Quốc: Từ cuối XIX, các nước tư bản phương Tây đã đổ xô sang Viễn Đông
tìm kiếm thị trường thuộc địa. Đối tượng chính của chúng ở đây là Trung Quốc, ngay
cả Nhật Bản cũng tham gia vào cuộc sâu xé này.

4
Dương Kinh Quốc (1998), Việt Nam những sự kiện Lịch sử ( 1858 – 1918), NXB Giáo dục, tr 28; 29.
Cuộc vận động biến pháp do phái Duy Tân đề xướng, được Quang Tự Đế cho thi hành
kể từ ngày 11 tháng 6 năm 1898 ở Trung Quốc. Thế nhưng, công cuộc này chỉ tồn tại
trăm ngày thì bị Từ Hi Thái hậu ra lệnh bãi bỏ (ngày 21 tháng 9 cùng năm), và những
người chủ trì đều bị nghiêm trị (Quang Tự bị truất bỏ ngôi vua và bị bắt bỏ ngục,
Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi bị truy nã trốn sang Nhật,…).

Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc thành công dưới sự lãnh đạo của Tôn
Trung Sơn. Nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới: dân chủ tư sản.

- Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX, Pháp đã hầu như hoàn thành quá trình bình định
Việt Nam, dẹp yên các cuộc nổi dậy đòi độc lập trong nước. Phong trào yêu nước Việt
Nam chịu ảnh hưởng, tác động của trào lưu dân chủ tư sản, tiêu biểu là xu hướng bạo
động của Phan Bội Châu, xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh và sau đó là phong
trào tiểu tư sản trí thức của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng (12/1927 – 02/1930) tiếp
tục diễn ra rộng khắp các tỉnh Bắc Kỳ, nhưng tất cả đều không thành công.5

2.1.2.2. Các phong trào yêu nước đã nổ ra

- Đầu tiên là phong trào Đông Du mang xu hướng bạo động do Phan Bội Châu tổ
chức, lãnh đạo: Chủ trương tập hợp lực lượng chống Pháp, xây dựng chế độ chính trị
như ở Nhật Bản. Phong trào theo tổ chức này đưa các thanh niên yêu nước Việt Nam
sang Nhật Bản học tập. Đến năm 1908, Chính phủ Nhật Bản cấu kết với thực dân Pháp
trục xuất du học sinh Việt Nam và những người đứng đầu phong trào. Sau khi phong
trào Đông Du thất bại, với sự ảnh hưởng của cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung
Quốc, năm 1912, Phan Bội Châu thành lập tổ chức Việt Nam quang phục Hội với tôn
chỉ đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục Việt Nam. Cuối năm 1913, Phan Bội Châu bị
thực dân Pháp bắt giam tại Trung Quốc cho tới đầu năm 1917 và sau này bị quản chế
tại Huế cho tới khi ông mất (1940).6

- Phong trào Duy Tân, Phong trào Duy Tân hay còn được biết đến với tên gọi
cuộc vận động Duy Tân hay Phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ. Đây là một cuộc vận
động cải cách ở miền Trung Việt Nam diễn ra từ năm 1906 đến 1908. Cuộc vận động
do Phan Châu Trinh phát động nhanh chóng kết thúc sau khi bị thực dân Pháp đàn áp.
5
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao
đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6
Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Sửu (2005), TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHQGHN, KHXH & NV, T.XXI, Số 4.
Phan Châu Trinh chủ trương chỉ đạo phong trào Duy Tân không bạo động, cải tổ về
mọi mặt xã hội qua con đường nâng cao dân trí. Trong đó phong trào này chủ trương
cải tổ về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục một cách toàn diện. Với các hoạt động thực
tế như: Mở trường dạy học hiện đại, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở mang kinh tế.

Phong trào Duy Tân chú trọng đi theo cái mới và cải tổ loại bỏ đi cái cũ. Có thể nói
Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ đã đi đầu cho tinh thần cải cách
với những bản điều trần và văn bản Thiên hạ đại thế luận. Duy Tân chú trọng đến việc
nâng cao khả năng dân trí nhằm phát triển kinh tế và giành lại chính quyền. Khác với
phong trào Đông Du nhờ đến sự trợ giúp của người Nhật phong trào Duy Tân lại chú
trọng đến tiềm lực của nước nhà. Phan Châu Trinh từ quan tiến hành Bắc du, Nam du
nhằm xem xét tình hình trên cả nước. Từ đây ông cũng tìm được các văn sĩ và bạn
đồng chí hướng và tư tưởng canh tân với mình.

Tuy cùng chung chí hướng giành lại chính quyền với Phan Bội Châu nhưng ông lại
không đồng tình với chủ trương duy trì nền quân chủ. Ông càng không muốn sử dụng
bạo động cách mạng cũng như mưu cầu đến sự giúp đỡ ở bên ngoài nhất là khi Nhật
Bản cũng là nước đế quốc. Phong trào Duy Tân còn được biết đến như một Hội ngoài
ánh sáng với chủ trương đi theo con đường dân chủ. Phong trào này diễn ra công khai
với hình thức cải cách xã hội, nâng cao dân trí và dân quyền. Tuy nhiên sai lầm chính
của phong trào này lại là chủ trương dựa vào Pháp để giàu mạnh. 7

- Tiếp theo là Phong trào của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng: Đây chính là tổ
chức chính trị tiêu biểu nhất của khuynh hướng tư sản ở Việt Nam, tập hợp nhiều
thành phần tư sản, tiểu tư sản, địa chủ và cả hạ sĩ quan Việt Nam trong quân đội Pháp.
Được lãnh xướng bởi Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài, Nguyễn Khắc Nhu và Phó
Đức Chính. Việt Nam Quốc dân Đảng được chính thức thành lập vào tháng 12/1927
tại Bắc Kỳ. Việt Nam Quốc dân Đảng xác định rõ mục đích của mình là đánh đuổi
thực dân Pháp xâm lược, dành lại độc lập, xây dựng chế độc cộng hòa tư sản, với
phong cách đấu tranh vũ trang nhưng theo phong cách manh động, ám sát,…. Việt
Nam Quốc dân Đảng chủ trương xây dựng các cấp từ Trung ương đến cơ sở, nhưng
cũng chưa bao giờ có một hệ thống tổ chức thống nhất. Ngày 09/02/1929, một số đảng
7
Sơn Nam (2016), PHONG TRÀO DUY TÂN Ở BẮC, TRUNG, NAM - MIỀN NAM ĐẦU THẾ KỶ XX -
THIÊN ĐỊA HỘI & CUỘC MINH TÂN, NXB. Trẻ.
viên ám sát tên trùm mộ phu Badanh tại Hà Nội khiến thực dân Pháp vô cùng phẫn nộ.
Chúng điên cuồng khủng bố phong trào, làm cho lực lượng của Việt Nam Quốc dân
Đảng bị tổn thất nặng nề. Đúng 1 năm sau, ngày 09/02/1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bái
bùng nổ khi chưa có thời cơ, vì thế nó nhanh chóng bị thực dân Pháp dập tắt. Các lãnh
tụ của Việt Nam Quốc dân Đảng cùng hàng ngàn chiến sĩ yêu nước bị bắt và kết án tử
hình. 8

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành
cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh), NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8
PGS.TS. Nguyễn Văn Khánh, VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG VỚI SỰ CHUYỂN HÓA CỦA PHONG
TRÀO DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 20 (2015), https://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/572-VIET-
NAM-QUOC-DAN-DANG-VOI-SU-CHUYEN-HOA-CUA-PHONG-TRAO-DAN-TOC-VIET-NAM-TRONG-
NHUNG-NAM-20.
2. Dương Kinh Quốc (1998), Việt Nam những sự kiện Lịch sử ( 1858 – 1918), NXB
Giáo dục, tr 28; 29.

3. Đỗ Bang (2016), Biến cố kinh đô Huế và phong trào Cần Vương (1885 – 1896),
NXB. Tri Thức.

4. Khống Đức Thiêm (2014), Hoàng Hoa Thám (1836-1913), NXB. Tri Thức.

5. Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Văn Sửu (2005), TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHQGHN,
KHXH & NV, T.XXI, Số 4.

6. PGS.TS. Nguyễn Văn Khánh, VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG VỚI SỰ CHUYỂN
HÓA CỦA PHONG TRÀO DÂN TỘC VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 20
(2015), https://lichsu.tnus.edu.vn/chi-tiet/572-VIET-NAM-QUOC-DAN-DANG-VOI-
SU-CHUYEN-HOA-CUA-PHONG-TRAO-DAN-TOC-VIET-NAM-TRONG-
NHUNG-NAM-20

7. Sơn Nam (2016), PHONG TRÀO DUY TÂN Ở BẮC, TRUNG, NAM - MIỀN
NAM ĐẦU THẾ KỶ XX - THIÊN ĐỊA HỘI & CUỘC MINH TÂN, NXB. Trẻ.

You might also like