You are on page 1of 5

Họ và tên:

MSSV:

Giảng viên bộ môn:

Môn: Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thời gian:

Địa điểm: Bảo tàng Chứng tích chiến tranh _ số 28 đường Võ Văn Tần, quận 3,
Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung thu hoạch:

Giờ mở cửa: Bảo tang chứng tích chiến tranh mở cửa tất cả các ngày trong tuần (kể
cả ngày Lễ, Tết). Thời gian mở cửa từ 7 giờ 30 phút đến 18 giờ 00 tối.

Bước vào cổng ta có thể thấy dàn vũ khí chiến lợi phẩm do quân đội Việt Nam
thu giữ được trong thời kì chiến tranh. Gồm có như: Chiếc tiêm kích hạng nhẹ F-
5E, chiếc cường kích A-1 Skyraider, xe tang hạng nhẹ M41 Walker Bulldog,…

Bên hông của Bảo tàng là “Chuồng cọp”, được xây dựng lại theo mô hình Chuồng
cọp tại nhà tù Côn Đảo, trong đó có 2 ngăn, mỗi ngăn dài gần 3m, rộng gần 2m với
2 tượng tù nhân.

Khu vực bên trong Bảo tàng chứng tích chiến tranh gồm có 3 tầng với 1 tầng trệt
và 2 tầng lầu.

Bảo tàng Chứng tích chiến tranh được thành lập 4/9/1975 với 8 chuyên đề trưng
bày chính.

Phòng 1: Những sự kiện lịch sử, quá trình đấu tranh của dân tộc ta từ năm 1945-
1975 với thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.

Trưng bày “Bảng tuyên ngôn độc” lập ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước VNDCCH.
Những hình ảnh thể hiện sự đồng tình của toàn dân.

Thực dân Pháp trở lại xâm lược và muốn tiêu diệt VN. 23/11/1946, Pháp dung tàu
chiến đánh chiếm cảnh Hải Phòng.

19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Toàn
dân kháng chiến.

Miền Bắc, ví dụ như Hà Nội; chiến dịch Quyết tử với bom ba càng sẵn sàng tiêu
diệt xe tang Pháp. Miền Nam, nhân dân tham gia kháng chiến và vận chuyển hậu
cần.
Pháp thất bại trong chiến dịch Biên giới 9/1950.

Phòng trưng bày một số huy hiệu của lính Pháp ở VN.

Sau đó Mĩ viện trợ Pháp, thực hiệ chiến tranh xâm lược Đông Dương. Mĩ lo sợ nếu
Cộng sản chiến thắng, các nước lân cận sẽ bị đe dọa. Mĩ viện trợ cho Pháp những
loại vũ khí như: máy bayC47, xe tang,…

Pháp nhờ viện trợ của Mĩ, có tham vọng chiến thắng Việt Minh trong 18 tháng. Đề
ra những kế hoạch mà trong đó là kế hoạch NAVA, xây dựng tập đoàn căn cứ
điểm kiên cố ở Điện Biên Phủ.

Nhờ sự lãnh đạo tài tình của chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp,
trong 55 ngày đêm đã đậpn tan được tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tướng lĩnh
Pháp đầu hàng vô điều kiện. 7/5/1954, Quốc kì tung bay trên nắp hầm của tướng
Đờ Cátteri.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc Pháp kí Hiệp định Giơnevo (20/7/1954).
16/5/1955, đơn vị cuối cùng của Pháp lên tàu về nước.

Tuy nhiên, Mĩ đã phá hoại Hiệp định Gionevo bằng cách lập nên chính quyền tay
sai Ngô Đình Diệm. Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện nhiều biện pháp
chống Cộng, diệt Cộng. Ban hành luật 1059, lê máy chém khắp các tỉnh thành
miền Nam VN, tiêu diệt những người chiến sĩ với câu “Thà giết nhầm còn hơn bỏ
sót”.

Nhân dân miền Nam đứng lên thành lập “Mặt trận dân tộc và giải phóng dân tộc
miền Nam VN” vào 12/1960.

Thấy được sự suy tàn của chính quyền Ngô Đình Diệm, Mĩ thực hiện Chiến tranh
đặc biệt. Chính quyền thực hiện chiến dịch “bình định hóa nông thôn”. Cho người
dân vào các “ Ấp chiến lược” để tách người dân ra khỏi lực lượng cách mạng.
Nhưng bị thất bại; Ngô Đình Diệm bị đảo chính 11/1963.

Sau đó, Mĩ thực hiện Chiến tranh cục bộ. 1964, Mĩ bịa ra cuộc vu cáo, thông qua
Nghị quyết về vịnh Bắc Bộ. 2/1964, tổng thống Johnson tuyên bố tấn công
VNDCCH. Miền Bắc chúng dùng hải quân và không quân đánh. Miền Nam thì
chúng dùng lực lưỡng viễn chinh xâm lược.
8/3/1965, Mĩ đổ bộ bờ biển Nam Ô của Đà Nẵng đánh dấu sự tham chiến công
khai trên bộ đầu tiên. Lực lượng quân đội Mĩ ngày càng gia tăng mà đỉnh điểm là
1969 lên đến 549500 người.

Trên bản đồ bố trí quân đội của Mĩ, ta có thể thấy sự phân bố lực lượng quân đội
của Mĩ và các nước phụ thuộc ở những điểm trọng yếu ở miền Nam VN. Tên của
các sư đoàn và lữ đoàn lính Mĩ và các nước phụ thuộc từng tham chiến ở VN được
phân bố theo từng vùng chiến thuật. Các nước phụ thuộc tham chiến ở VN gồm có
5 nước: Úc, Thái Lan, Nam Triều Tiên, Phillipin và New Deland. Nam Triều Tiên
là nước đưa quân đến VN đông nhất với số lượng lên đến 50000 người.

Mĩ sử dụng nhiều loại máy bay chiến đấunhư: A6, F4,... ở chiến tranh cục bộ ở
miền Bắc; nhưng nhân dân miền Bắc đã đứng lên chống trả quyết liệt và bắn rơi
nhiều máy bay. Chiến lược cục bộ thất bại, Mĩ vấp phải một làn sóng phản đối ở
trong và ngoài nước.

Mĩ rút dần lực lượng và thực hiện chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh. Mở rộng
chiến tranh sang Lào và Cam Pu Chia nhằm thực hiện Đông Dương hóa chiến
tranh. Trong giai đoạn 1972, Mĩ tăng cường bắn phá miền Bắc với những loại máy
bay tối tân nhất lúc bấy giờ như B52, S111... Nhưng nhờ sự đoàn kết của nhân dân
VN, Lào và Cam Pu Chia, đã đập tan được âm mưu xâm lược Đông Dương cảu
MĨ; buộc Mĩ phải kí Hiệp đinh Paris (27/1/1973). Buộc Mĩ và các nước phụ thuộc
Mĩ rút quân ra khỏi VN.

Đơn vị cuối cùng của Mĩ rút khỏi Sài Gòn vào 3/1973. Tuy nhiên sau đó Mĩ vẫn
còn ngoan cố tiếp tục chỉ huy chính quyền Sài Gòn cũ thực hiện chiến lược “VN
hóa chiến tranh” ở miền Nam VN và hứa sẽ viện trợ cho chính quyền tay sai 2 triệu
USD. Tuy nhiên nhân dân miền Nam được sự hỗ trợ của hậu phương lớn miền Bắc
cũng đập tan bộ máy tay sai của Mĩ ở miền Nam VN. Buộc Mĩ phải rút toàn bộ
những lực lượng của mình còn lại ra khỏi miền Nam VN. 3h45’ ngày 30/4/1975,
đại sứ của Mĩ ở VN phải lên máy bay về nước. Mĩ là một đế quốc hùng mạnh
nhưng vẫn thất bại trước cuộc chiến tranh ở VN.

10h45’ ngày 30/4/1975, khi mà chiếc xe tăng của quân giải phóng đánh đổ cánh
cửa của Dinh Độc Lập đã mở ra kỉ nguyên hòa bình, độc lập và tự do cho đất nước
chúng ta.
Phòng 2: VN chiến tranh và hòa bình , chất độc da cam và chứng tích VN: là bộ
sưu tập ảnh của các phóng viên quốc tế. Cách nhìn khách quan của quốc tế về
chiến tranh VN.

Bộ sưu tập gồm 4 phần:

+ Một cuộc chiến xa xôi

+ Leo thang

+ Hồi niệm

+ Ngày cuối

*KẾT LUẬN: Theo quá trình tham quan và trải nghiệm những trực quan sinh
động nhất trong quá trình tham quan Bảo tàng Chứng tích chiến tranh. Thì những
điều em được học hoàn toàn đúng với những gì đã được tham quan. Cuộc chiến
tranh anh dũng của dân tộc ta trước những thế lự ngoại bang như thực dân Pháp
hay đế quốc Mĩ, cũng như thế lực tay sai trong nước. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng
và người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng sự đoàn kết của toàn quân toàn
dân mới có thể đưa đất nước ta từ một nước bị xâm lược, thuộc địa trở thành một
nước tự do, dân chủ, cộng hòa như ngày nay. Bên cạnh chiến thắng hào hùng của
ông cha, nhưng cũng nói lên tội ác của cuộc chiến tranh vô nghĩa mà các thế lực
ngoại xâm để lại trên đất nước VN. Những đau thương không thể xóa nhòa, những
người con mất cha, những người mẹ mất con, những người vợ mất chồng, đất nước
bị cày xới bởi bom đạt, những chất độc da cam gây dị tất cho biết bao thế hệ... Bảo
tàng cùng những hiện vật như là minh chứng cho thấy rằng chiến tranh là phi
nghĩa.

You might also like