You are on page 1of 7

BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

Khi hỏi bất kì người dân Việt Nam nào về lịch sử dân tộc, người ta cũng thấy rùng
mình khi nhớ về một thời khói lửa đạn bom hoang tàn nhưng sáng ngời ý chí quật
cường và tinh thần yêu nước của những người con dân nơi dải đất hình chữ S. Để tái
hiện lại những năm tháng lịch sử hào hùng đó, Bảo tàng chứng tích chiến tranh là một
điểm đến tuyệt vời cho những người yêu thích lịch sử, muốn được sống lại những
ngày khói lửa chiến tranh quyết liệt.
Nhân dịp học Môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, nhóm chúng em đã có cơ hội
dừng chân và thăm quan nơi đây vào sáng thứ Sáu ngày 31/3.
Nằm trên con đường Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh, ra đời vào ngày 4/9/1975 với tên gọi ban đầu là Nhà trưng bày tội ác Mĩ –
Ngụy và từ năm 1995 bảo tàng chính thức mang tên gọi như hiện nay. Bảo tàng chứng
tích chiến tranh là một bức tranh sống động về đất nước Việt Nam trong những năm
tháng chiến tranh chống lại Mỹ – Ngụy. Những hiện vật, những hình ảnh còn sót lại
như những bằng chứng đanh thép tố cáo tội ác của bọn thực dân xâm lược, đồng thời
phản ánh ý chí chiến đấu, chiến thắng để giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta.
Bảo tàng có kết cấu gồm 3 tầng: tầng trệt, tầng 1 và tầng 2. Mỗi tầng có chuyên đề và
những hiện vật riêng. Hãy cùng Nhóm 4 tụi mình dạo qua một vòng bảo tàng với
những trải nghiệm đầy ý nghĩa và nhiều ấn tượng. Chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu từ
tầng 2 rồi di chuyển xuống tầng 1, tầng trệt và sau đó chúng ta sẽ di chuyển ra ngoài
trời.
Tầng 2
Tham quan tầng 2 của bảo tàng, chúng ta sẽ tìm hiểu chuyên đề “Những sự thật lịch
sử” với nhiều hình ảnh thể hiện những sự kiện quang trọng trong tiến trình lịch sử
Việt Nam. Chuyên đề gồm 66 ảnh, 20 tài liệu, 153 hiện vật giới thiệu quá trình thực
dân Pháp, quân đội Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam. Tiêu biểu là trong
giai đoạn (1945 – 1975), nước ta đã trải qua 2 cuộc kháng chiến lớn: Cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945 – 1954) và Cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954 – 1975). Mở
đầu chuyên đề là hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”
vào ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội để khai sinh nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa và tuyên bố trước toàn thế giới quyền độc lập tự do của nhân dân
Việt Nam. Hòa bình chưa được bao lâu thì Pháp đã quay trở lại xâm lược nước ta một
lần nữa nhằm tiêu diệt nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ. Trước những
hành động khiêu chiến của kẻ thù, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến vào đêm 19/12/1946. Với tinh thần toàn dân kháng chiến cả nước đánh
giặc của quân và dân Việt Nam thì Pháp đã thất bại nặng nề tại chiến dịc Biên giới thu
đông (1950) và ngày 7/5/1954 buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán kí kết Hiệp
định Giơnevơ. Sau khi thực dân Pháp thất bại, quân đội Mỹ trực tiếp can thiệp, phá
hoại Hiệp định Giơnevơ, tiến hành liên tiếp các cuộc chiến tranh xâm lược ở cả hai
miền Nam và Bắc Việt Nam, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. Mĩ đã dựng
lên chính quyền độc tài tay sai Ngô Đình Diệm tại miền Nam và thực hiện các chiến
lược chiến tranh đánh chiếm nước ta. Thế nhưng cuộc chiến tranh cũng đã bị kết thúc
hoàn toàn vào lúc 10 giờ 45 phút sáng ngày 30/4/1975 xe tăng quân giải phóng đã
đánh chiếm Dinh độc lập buộc chính quyền Sài Gòn đầu hàng không điều kiện và kể
từ đó cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam kết thúc mở ra cho dân tộc Việt
Nam một kỉ nguyên mới kỉ nguyên Hòa bình – Độc lập – Tự do – Thống nhất và tiến
lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đây chính là những nội dung chính của chuyên đề
“Những sự thật lịch sử”.
Và một chuyên đề khác trên tầng hai của Bảo tàng là chuyên đề “Hồi niệm” được
đánh số thứ tự là số 2. Chuyên đề “Hồi niệm” là bộ sưu tập ảnh về chiến tranh Việt
Nam gồm 275 bức ảnh của 134 phóng viên, thuộc 11 quốc tịch đã chết trong khi làm
nhiệm vụ trên chiến trường ở Đông Dương. Ở chuyên đề này, ta sẽ thấy những bức
ảnh được chụp bởi những người phóng viên chiến trường. Họ đã bất chấp nguy hiểm
xông pha nơi chiến trường để kịp ghi lại từng khoảng khắc của cuộc chiến tranh. Tim
Page và Horst Faas là hai phóng viên đã từng có mặt khi mà cuộc chiến diễn ra. Hai
ông đã tập hợp những bức ảnh được chụp bởi những phóng viên chiến trường khác
(những người này học đã chết hoặc mất tích trong cuộc chiến tranh) do đó chúng ta
thấy được rất nhiều hình ảnh ghi lại những khoản khắc đau thương mà không chỉ là
người dân Việt Nam mà ngay cả những người lính Mĩ, những người phóng viên chiến
trường thậm chí là gia đình của họ cũng đã trải qua khoảnh khắc đau thương này. Và
tại chuyên đề này, ta còn bắt gặp hình ảnh chiếc máy ảnh của phóng viên Nhật Bản
Taizo Ichinnose bị đạn bắn thủng được xem là biểu tượng “sinh nghề tử nghiệp” của
các phóng viên chiến trường. Mỗi bức ảnh chụp ở chiến trường là vô giá bởi vì để có
được tác phẩm đó, các phóng viên phải đổi cả mạng sống của mình.
Sau khi tham quan xong chuyên đề “Hồi niệm” thì chúng ta đến với chuyên đề được
đánh số thứ tự số 3 – chuyên đề “Việt Nam – Chiến tranh và hòa bình”. Chuyên đề là
bộ sưu tập ảnh gồm 123 ảnh của nhà nhiếp ảnh Nhật Bản Ishikawa Bunyo. Ông
Ishikawa Bunyo đã sống và làm việc tại Việt Nam từ năm 1965 cho đến khi chiến
tranh kết thúc. Năm 1998, cuộc triển lãm 260 ảnh tư liệu về Việt Nam của ông mang
tên "Chiến tranh và hoà bình - Việt Nam 35 năm" được tổ chức ở Tokyo và lần lượt ở
Osaka, Okinawa, Hokkaido (Nhật Bản). Cũng vào năm đó, ông Ishikawa Bunyo đã
tặng phần lớn các tác phẩm ảnh của ông cho Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.
Trên tầng hai của toàn nhà chúng ta còn tham quan một chuyên đề khác nữa đó chính
là chuyên đề “Chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam” được đánh số thứ tự
số 4. Ở chuyên đề này chúng ta sẽ nhìn thấy bộ sưu tập ảnh phóng sự gồm 42 ảnh của
nhà nhiếp ảnh Nhật Bản Goro Nakamura. Là phóng viên ảnh từ năm 1961, ông Goro
Nakamura đã dành hầu hết tâm sức của mình để ghi lại những hình ảnh về chiến tranh
Việt Nam và đặc biệt là về thảm họa chất độc da cam do quân đội Mỹ gây ra ở Việt
Nam. Qua những hình hảnh của nhà nhiếp ảnh Nhật Bản chúng ta có thể thấy được
thảm họa do chất độc gây ra ở Việt Nam; hàng triệu người dân Việt Nam nhiễm chất
độc trong đó vô số người chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm
nghèo và trở thành căn bệnh di chứng cho các thế hệ sau. Chất độc da cam đã ảnh
hưởng rất lớn đến nước Việt Nam.
Sau khi tham quan chuyên đề “Chất độc màu da cam trong chiến tranh Việt Nam” thì
trên tầng hai còn một chuyên đề nữa có tên gọi là “Bồ câu trắng” được đánh số thứ tự
số 5. Chuyên đề này hầu như dành cho các bạn thiếu nhi, thế hệ trẻ của Việt Nam.
Đây là nơi trưng bày những bức tranh do các em thiếu nhi vẽ với nhiều chủ đề về: tình
yêu quê hương, đất nước, yêu ông bà, cha mẹ, ... Nét vẽ sinh động, hồn nhiên của trẻ
em bên cạnh những hình ảnh đau buồn của chiến tranh càng làm cho du khách cảm
nhận thêm về đau thương mất mát của chiến tranh và khát vọng hoà bình của người
Việt Nam.
Tầng 1
Sau khi tham quan tầng hai, chúng ta sẽ di chuyển xuống tầng 1, ở tầng này có hai
chuyên đề đó là “Tội ác chiến tranh xâm lược” và “Hậu quả chấc độc da cam”. Và bây
giờ nhóm chúng mình sẽ tiến vào phòng trưng bày “Tội ác chiến tranh xâm lược”.
Chuyên đề gồm 125 ảnh, 22 tài liệu, 243 hiện vật giới thiệu những chứng tích tội ác
và hậu quả của chiến tranh xâm lược đối với đất nước và người dân Việt Nam. Tuyên
ngôn độc lập của nước Mỹ năm 1776 có đoạn viết: '“Tất cả mọi người sinh ra đều có
quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong
những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Thế nhưng khi tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, quân đội Mỹ đã chà đạp các
"quyền" nói trên, kể cả luật pháp quốc tế, thực hiện một cách có hệ thống việc bắt bớ,
tra tấn, hãm hiếp, bắn giết dân thường và tù binh, kể cả thực hiện những cuộc thảm sát
hàng loạt (điển hình là vụ thảm sát 504 thường dân ở Sơn Mỹ, Quảng Ngãi năm
1968). Ngoài ra quân đội Mỹ còn sử dụng những phương tiện chiến tranh đã bị các
công ước quốc tế nghiêm cấm như: bom bi, bom lân tinh, chất độc hoá học, đặc biệt là
chất độc da cam dioxin... Khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam,
tháng 11/1965, tướng Curtis Lemay chỉ huy lực lượng Không quân chiến lược Mỹ đã
trắng trợn tuyên bố "sẽ đẩy lùi miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá". Chiến tranh
kết thúc với khoảng 3 triệu người chết (trong đó có 2 triệu dân thường), khoảng 2 triệu
người bị thương, 300.000 người mất tích, hạ tầng cơ sở của cả hai miền Nam Bắc bị
thiệt hại nặng Những hình ảnh, tư liệu là minh chứng rõ ràng cho sự tàn bạo của Đế
quốc Mỹ. Những kiểu tra tấn thông qua những tư liệu bất cứ ai đến nơi đây cũng phải
rùng mình. Chúng thực hiện nhiều kiểu tra tấn dã man, dị biệt. Chúng càng quét hết
tất cả các nhà của người dân, chúng cắt cổ, mổ bụng, moi gan, chặt đầu, … Cuộc sống
của người dân lúc bấy giờ thật khó khăn, cùng cực. Đế quốc Mỹ cho ném bom khắp
cả các miền quê từ Bắc vào Nam, làm chết bao nhiêu thế hệ từ già trẻ, gái trai. Bom
Mỹ đã tàn phá nhiều trường học, làng mạc quê hương. Hình ảnh cô bé Kim Phúc trần
truồng gào thét trên đường quê mịt mù khói sương với vết phỏng bom Napal của Mỹ
tứa máu trộn đất, phủ khắp toàn thân. Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua gần bốn thập
kĩ nhưng nó để lại nhiều quá khứ đau buồn nhưng đầy tự hào cho dân tộc Việt Nam.
Tội ác của Đế quốc Mỹ để lại trên mảnh đất này thật sự quá nhiều, những chứng tích
hãi hùng, những màn tra tấn dã man, bom, chất hoá học, giết hết những chiến sĩ,
những người dân Viêt Nam vô tội, …
Đến với gian phòng trưng bày tiếp theo đó là chuyên đề “Hậu quả của chất độc da
cam”. Chuyên đề gồm 100 ảnh, 10 tài liệu, 20 hiện vật. Trưng bày hình ảnh, tư liệu,
hiện vật về hậu quả chất độc hoá học do quân đội Mỹ gây ra và sự vượt khó vươn lên
của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam. Đôi khi những gì chiến tranh để
lại sau khi nó kết thúc còn đáng sợ hơn những thứ nó đã cướp đi trong những trận
chiến. Đó cũng chính là bi kịch sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúcTrong cuộc
chiến tranh xâm lược Nam, quân đội Mỹ đã sử dụng những phương tiện chiến tranh
hiện đại và tàn bạo nhất, trong đó có vũ khí hoá học. Đặc biệt trong vòng 10 năm (từ
năm 1961 đến năm 1971) với chiến dịch "Ranch Hand" quân đội Mỹ đã phun rải
xuống miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam 'Việt Nam trên 100 triệu lít chất độc
hoá học trong đó có 65% là chất độc da cam chứa 386 kg dioxin tinh chất cực kỳ độc
hại, làm nhiễm độc trên diện tích 2,6 triệu ha, làm tổn thương nghiêm trọng đến sức
khoẻ (gây các bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh và hàng loạt loạn chức g khác) cho từ 2,1
triệu đến 4,8 triệu người dân Việt Nam và các thế hệ con cháu của họ. Việc phun rải
chất độc da cam cũng gây tổn thương nặng nề đối với binh lính Mỹ và binh lính các
nước phụ thuộc Mỹ đã tham gia chiến tranh. Tuy chiến tranh đã kết thúc, nhưng
những di hại của chất độc da cam vẫn tồn tại hết sức nặng nề. Phong trào đấu tranh
lên án tội ác của chính quyền và các công ty sản xuất hoá chất của Mỹ cũng như
phong trào đấu tranh đòi lại công lý cho các nạn nhân chất độc da cam đang được sự
ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Tầng trệt
Sau khi đặt chân trở lại tầng trệt, như ban đầu chúng tôi đã được nghe chị thuyết
minh viên giới thiệu, thuyết minh về những giai đoạn, những điểm mốc trong cuộc
kháng chiến này trong lịch sử. 22 năm chống Mỹ cứu nước, 22 năm nhân dân ta
nói chung và những người cộng sản nói riêng đã phải chịu những đau thương mất
mát hết sức to lớn: mẹ già mất con, vợ mất chồng, con mồ côi cha mẹ, những
người luôn phải ẩn nấp vì luôn bị theo dõi, rà soát,…và sẽ bị tra tấn dã man thậm
chí là có thể bị giết khi bị địch bắt…. Những năm tháng tưởng chừng như không
thể nào qua! 22 năm, liên tục hứng chịu những cơn giận dữ của Mỹ - Diệm, là đối
tượng trực tiếp của hàng ngàn tấn bom đạn, hàng ngàn tấn chất khai quang thả
xuống đầu dân ta. Đã từng chịu những trận càn khốc liệt của địch, tưởng chừng
như nhân dân miền Nam và lực lượng bộ đội cụ Hồ không thể nào vượt qua được.
Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, với các chiến lược sáng suốt, bằng lòng quyết
tâm họ đã chiến đấu và sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình vì độc lập, tự do của
Tổ quốc.
Bức ảnh là cuộc thảm sát ở Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, ngày
16/3/1968. Họ giết người già, phụ nữ, trẻ nhỏ… không chừa ai cả.
Khi nhìn bức ảnh trên đây chắc hẳn ai trong chúng ta cũng sẽ thắc mắc: Tại sao
một cái ống cống mà lại được trưng bày ở trong Bào tàng như vậy?
Xem những bức ảnh mà tôi cứ tự hỏi mình “Những con người đó có trái tim hay
không mà có thể hành động như vậy?”. Chúng giết người và xem đó là niềm hãnh
diện. Chúng đối xử với chúng ta tàn bạo độc ác vậy mà bộ đội chúng ta thì lại đối
xử hết mức nhân từ với chúng. Tại sao những con người “tiến bộ” ấy lại thua kém
chúng ta xa như vậy? Từ đó mới thấy được lòng nhân ái của con người Việt Nam
to lớn đến mức nào. Đó là tư tưởng của Bác, của Đảng và của nhân dân ta trong
mọi thời đại. Tôi thấy hạnh phúc và tự hào hơn nữa khi mình là người Việt Nam.
Sau một khoảnh khắc lắng lòng hồi tưởng về quá khứ, tôi tiếp tục rảo bước trong
Bảo Tàng. Tôi bước ra ngoài và tiến tới khu “Chuồng Cọp” - một cái tên phần nào
hiện diện được những ngày tháng bị tra tấn đoạ đày của các nạn nhân của chế độ
lao tù thời Ngô Đình Diệm tới Nguyễn Văn Thiệu. Mặc dù đã được dạy, được nghe
nhiều nhưng tôi thực sự bàng hoàng khi nhìn những bản - biểu đồ thể hiện mạng
lưới lao tù tại miền Nam Việt Nam.
Đây là nhà tù Thủ Đúc, nơi giam cầm những phụ nữ Việt Nam yêu nước tham gia
hoạt động chống chính quyền Sài Gòn cũ.
Còn đây là phòng giam biệt lập ở Thủ Đức, còn được gọi là phòng kỷ luật an ninh,
hay còn gọi bằng cái tên nghe rùng mình hơn nữa, đó là “Hoả lò”, bởi lẽ cái phòng
giam ấy quá chật chội, nóng bức; chật chội đến nỗi các tù nhân phải thay nhau ra
cửa đứng để hít thở khí trời. Tại Côn Đảo, chúng đã xây dựng “chuồng cọp”.
Chuồng Cọp không phải là nơi nuôi cọp, mà là một kiểu xà lim đặc biệt dùng để
giam giữ những người Việt Nam yêu nước mà Mỹ - ngụy khép họ vào loại ngoan
cố nhất. Trong một không gian chật hẹp với diện tích 1.5m x 2.7m x 3m, người tù
bị khóa hai chân lại, bị tra tấn dã man… Ăn uống, vệ sinh cũng trong 1 không gian
ấy… “Chuồng cọp” chỉ được phác họa lại ở bảo tàng nhưng tôi đã cảm thấy như
mình đang ở Côn Đảo và cảm nhận được sự tàn khốc thực sự ở đây. Tôi thấy rùng
rợn, diễn lại những cảnh tra tấn tù binh của bọn đế quốc thật dã man, không còn
tính người mà cảm thấy sự bất khuất, kiên định của những người cộng sản yêu
nước.
Sự đàn áp dã man của chúng đã gây nên những cái chết bi thảm của các tù nhân.
Thật tang thương khi nhìn đồng bào của mình phải đỏ máu, còn chúng, chắc đang
phấn khởi “đếm” những “thành tích” mà chúng đã đạt được..!
Không chỉ có “Chuồng cọp”, tôi và mọi người còn được nhìn thấy chiếc máy
chém, chiếc máy chém này từng gây kinh hoàng cho không biết bao người dân
miền Nam dưới ách thống trị với chiến dịch “Lê máy chém đi khắp miền Nam”.
Với ai đã từng nhìn thấy chiếc máy chém này, không ai là không phải khiếp sợ.
Chỉ cần lưỡi chém ấy rớt xuống thì đầu và thân sẽ tách rời nhau. Tôi không thể
tưởng tượng được tại sao họ lại đưa ra cách giết người dã man như vậy?
Bị tra tấn, đàn áp dã man là thế, nhưng hầu hết các chiến sĩ đều đã vượt qua.
Không biết động lực nào đã giúp cho ý chí của họ mạnh mẽ kiên cường, vượt qua
tất cả như vậy. Phải chăng lòng yêu nước đã giúp họ chiến thắng mọi thử thách
trong chốn lao tù, để mãi mãi kiên cường giữ lấy bí mật cách mạng, góp phần làm
nên chiến thắng của dân tộc ta ngày nay.
Sau khi tham quan bảo tang chúng tôi đã rất tự hào vì là những con dân Việt Nam đã
và đang được sinh sống trong bình yên và tự do, sẽ luôn luôn ghi nhớ rằng chúng ta
thật may mắn vì những điều mà chúng ta có được ngày hôm nay được đánh đổi bởi
xương máu của bao anh hình dân tộc đã đứng lên chống thực dân đô hộ để trao cho
chúng ta những giây phút bình yên này, hãy luôn ghi nhớ và mang lòng biết ơn đối với
biết bao nhiêu thế hệ cha anh đã hy sinh cùng với lòng biết ơn đó chúng ta những thế
hệ trẻ – tương lai của nước nhà cần không ngừng nổ lực, phấn đấu góp sức lực nhỏ bé
của bản thân xây dựng đất nước để đất nước sánh cùng “các cường quốc năm châu”.
Hòa bình, tự do, hạnh phúc có lẽ là ba từ mà tôi có thể nói với chính bản thân mình
về cuộc sống của mình hiện tại, tôi hay đúng hơn là phần lớn những người dân
Việt Nam hiện nay đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta đang được sống một cuộc sống
bình yên, tự do và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống.

You might also like