You are on page 1of 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

BÁO CÁO THAM QUAN BẢO TÀNG


CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH

GVHD : Thầy Nguyễn Hữu Vượng


Họ tên sinh viên: Nguyễn Ngọc Minh Uyên
MSSV : 231A230469
Lớp : POL108

TP. Hồ Chí Minh, 2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Nhận xét chung:


......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
Tp.HCM, ngày ....... tháng ....... năm 20....
Giảng viên hướng dẫn
NỘI DUNG BÀI BÁO CÁO

Câu hỏi : Cảm nhận về tội ác Mỹ và tay sai . Tinh thần chiến đấu của quân và dân cả
nước . Trách nhiệm của sinh viên đối với Tổ quốc

1.1 : Cảm nhận về tội ác của đế quốc Mỹ và tay sai . Tinh thần chiến đấu của quân và dân
ta.

Quân đội Mĩ đã giày xéo lên quê hương Việt Nam tươi đẹp, gây ra bao thương đau mất
mát và gieo rắc biết bao tội ác đối với dân tộc ta. Đã có biết bao thế hệ đã đứng lên, hi
sinh tuổi thanh xuân của mình để làm nên mùa xuân lịch sử, mang lại độc lập cho tổ
quốc,ấm no,hòa bình cho toàn thể dân tộc ta. Sau nhiều năm trôi qua, với biết bao đổi
thay của đất nước, có người còn sống, cũng có người đã đi xa và cuộc sống vẫn cứ thế
tiếp diễn. Thời gian có thể làm những vết thương thôi đau và lành lại theo năm tháng,
nhưng những vết tích mà chiến tranh đã để lại thì vẫn còn hằn sâu mãi trong tâm trí người
dân Việt nam và toàn thể dân tộc bị áp bưc trên thế giới những nỗi đau mà họ đã phải
gánh chịu. Và tôi đã có dịp được tận mắt thấy được một phần mà chiến tranh để lại , thấy
được tội ác của đế quốc Mỹ và tay sai sau khi tham quan bảo tàng chứng tích chiến
tranh .

Bảo tàng chứng tích chiến tranh tọa lạc tại số 28 đường Võ Văn Tần quận 3 TP. Hồ Chí
Minh . Tại bảo tàng ta băt gặp những hình ảnh phần nào tái hiện lại nỗi đau thương , mất
mát mà dân tộc ta đã phải gánh chịu chứng minh cho sự kiên cường bất khuất của dân tộc
ta . Đó còn chứa đựng những bằng chứng cho thế hệ sau thấy được tội ác vô cùng man dợ
của quân Mỹ- Ngụy trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam

Ngay khi mới chỉ bước đến lầu một của bảo tàng , tôi đã vô cùng ấn tượng với bức ảnh
tái hiện lại cuộc thảm sát ở Mỹ Lai . Đó là cuộc thảm sát kinh hoàng mà tôi không thể
nào tưởng tượng được nỗi đau mà ông bà ta xưa kia đã phải chịu đựng . Vào ngày 16
tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc xã Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh,
tỉnh Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi), các đơn vị lính Lục quân
Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt từ 347 cho đến 504 thường dân không có vũ khí, trong đó
phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn
bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể. Sự kiện

1
thảm khốc này đã gây sốc cho dư luận Mỹ, Việt Nam, và thế giới, hâm nóng phong trào
phản chiến và là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ
khỏi Việt Nam năm 1972. Hiện lên trong đầu tôi lúc đó là vô vàn câu hỏi : “ Tại sao
chúng có thể làm ra được những điều đó ? Ở chúng không còn tình người nũa hay sao ? “
Nhưng đó chỉ là câu hỏi được đặt ra khi tôi đang sống trong thời bình khi đất nước đang
vô cùng phát triển , tôi không thể nào hiểu hết được nỗi đau đó cả về thể xác lẫn tinh thần
. Ngay dưới bức ảnh này , ta có thể thấy một người phụ nữ mặc áo đen đang cúi xuống để
gài lại chiếc cúc áo trong khi mọi người đang vô cùng tức giận , căm thù cũng như sợ
hãi . Bởi lẽ bên cạnh sự giết người dã man ta còn thấy được tội ác cưỡng hiếp . Cũng là
một người phụ nữ , tôi có thể phần nào nỗi đau đớn tủi nhục của những người phụ nữ lúc
bấy giờ

2
Và điều làm tôi choáng ngợp khi bước vào bảo tàng là những cổ máy chiến tranh vô cùng
to lớn , rất hiện đại lúc bấy giờ : xe tăng , xe bọc thép , máy bay chiến đấu , bom đạn
được đế quốc Mỹ trang bị , sử dụng trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam . Chỉ vậy thôi ,
nhưn ta có thể cảm nhận được sự ác liệt của những cuộc chiến , những mất mát , hy sinh
mà ông cha ta đã phải gồng mình gánh chịu . Để thực hiện mục đích “ hủy diệt và nô dịch
“ dân tộc Việt Nam , Mỹ đã dội xuống 2 miền Nam , Bắc hơn 7,8 triệu tấn bom đạn . Một
khối lượng bom đạn vô cùng lớn , mà Mỹ chưa từng sử dụng đến con số này cho những
cuộc chiến trước đó . Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc , bình quân một người
dân phải chịu 45,5kg bom đạn . Khối lượng này có thể nặng hơn trọng lượng cơ thể của
họ . Và trung bình 1km2 chịu 6 tấn bom đạn . Tỉ lệ này lớn hơn gấp nhiều lần so với một
só nước bị thiệt hại trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 .

Và thứ để lại hậu quả đến tận bây giờ chính là “ Chất độc màu da cam “ . Đó là tội ác mà
thời gian đã trội đi nhưng hậu quả của nó vẫn tồn tại và gây ra nhiều mất mát đau
thương . Ngày 10/8/1961, phi vụ đầu tiên thử nghiệm chất Dinoxol do không quân Sài
Gòn tiến hành tại khu vực phía Bắc tỉnh Kon Tum bằng máy bay trực thăng H34 có gắn
thiết bị phun - HIDAL (Helicopter Insecticide Dispersal Apparatus Liquid). Trong “ngày
thứ năm đen tối” đó, Mỹ đã phun rải chất kịch độc, được ngụy trang bằng tên gọi “chất
diệt cỏ, khai quang”, xuống miền Nam nước ta, mở đầu cuộc chiến tranh hóa học dài
ngày nhất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu nhất trong lịch sử loài người. Ngày
10/8/1961 là ngày ghi dấu tội ác hoành hành, sự dối trá lên ngôi, đánh dấu một chương
cực kỳ bi thảm trong lịch sử chiến tranh ở Việt Nam. . Ngày 30/11/1961, Tổng thống Mỹ
Kennedy chuẩn y kế hoạch sử dụng các chất độc hóa học ở Nam Việt Nam theo đề nghị
của Bộ Quốc phòng Mỹ.Ngày 31/10/1971, chuyến bay phun rải cuối cùng bằng máy bay
trực thăng của Mỹ kết thúc. Chương trình sử dụng các chất độc hóa học của quân đội Mỹ
ở miền Nam Việt Nam bắt đầu từ ngày 10/8/1961 và kết thúc vào ngày 31/10/1971 dưới
mật danh chung là “Trail Dust”. Đó chỉ là một vài mốc thời gian mà Mỹ đã dải chất độc
dioxin xuống nước ta . Ta có thể thấy một phần hậu quả của chất độc dioxin qua những
hình ảnh đau lòng dưới đây :

3
4
Gây ám ảnh cho người tham qaun không kém , đó chính là nơi tái hiện lại nhà tù Côn
Đảo ‘ Chuồng cọp “ . Gọi là chuồng cọp nhưng lại dùng để bắt , giam giữ những người
dân vô tội

Khi bước vào trong , hai bên lối đi là những trại giam được canh giữ hết sức nghiệm
ngặt , xung quanh là hàng rào kẽm gai sắc nhọn . Với hệ thống nhà tù ở miền Nam Việt
Nam mọc lên như nấm . Nổi tiếng là tàn bạo là nhà lao Tân Hiệp - Biên Hòa , nhà tù Thủ
Đức , Côn Đảo , Phú Quốc . Ngay cả trong Sài Gòn cũng có gần 200 nhà tù , 150 trại
kiểm soát . Khi bị bắt giam ở nhà tù Phú Quốc , người tù sẽ bị gism giữ trong những “
chuồng chó “ , “rọ heo “

5
Mô hình trại giam “ Chuồng cọp “ gồm 2 dãy , mỗi dãy 60 ngăn. Đó là một kiểu nhà tù
đặc biệt để giam giữ người . Tuy mỗi ngăn có diện tích rất nhỏ hẹp nhưng mùa nóng lại
nhốt 5-14 người . Chân người tù bị khóa chặt bằng kiềng sắt , ăn uống , tiểu tiện trong
một phạm vi rất nhỏ hẹp . Trong phòng , chỉ cần 1 tiếng ho , 1 tiếng đập muỗi hay thở dài
cũng là nguyên cớ để họ bị dội vôi bột nóng xuống . Chế độ ăn uống thì vô cùng khắc
nghiệt : một bữa cơm trộn với sỏi hoặc sạn , nửa lon sữa bò nước uống cho một ngày .
Chúng làm đủ mọi cánh để sức khỏe người tù giảm sút nhanh chóng để làm giảm ý chí
chiến đấu của các chiến sĩ .

Rồi đến hình thức tra tấn “ tàu bay “ . Người tù bị trói chặt tay chân ngược về phía sau ,
rồi bị treo lơ lửng trên không . Sức nặng cơ thể làm cho các khớp xương gẫy . Người tù ,
vừa bị treo ngược vừa bị đánh cho đến khi kiệt sức , rồi bị thả xuống cho ngực đập mạnh
xuống sàn cho hộc máu ra ngoài . Ở khu tái hiện chuồng cọp ta còn bắt gặp hình ảnh máy
chém đã giết chết bao nhiêu sinh mạng của đồng bào ta
6
Với phương châm đặt ra ‘ Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót ‘ . Qủa thật chỉ khi đến đây ta
mới phần nào thấy được nỗi đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần mà những người dân vô
tội đã phải gánh chịu để đổi lấy được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay. Ta luôn

7
thấy tinh thần chiến đấu vô cùng kiên cường , bất khuất của nhân dân ta . Họ có thể hy
sinh xương máu , mạng sống để dành lại nền độc lập cho nước nhà

1.2 : Trách nhiệm của sinh viên

Bước ra khỏi nơi mô phỏng lại nhà tù Côn Đảo trở ra hít thở bầu không khí trong lành ,
ngắm nhìn cuộc sống tấp nập , hối hả đang diễn ra . Tôi thấy mình thật may mắn khi
được sinh ra và lớn lên trong sự độc lập , hòa bình của nước nhà hiện tại . Nhưng chính
bản thân tôi cũng biết rằng để có được ngày hôm nay đã có biết bao nhiêu là máu xương ,
nước mắt của nhân dân ta lúc bấy giờ . Tôi không dám tưởng tượng đến tôi sẽ sống như
thế nào nếu phải sinh ra vào thời kì khi đất nước còn loạn lạc ấy . Vậy nên là một người
trẻ và hơn hết tôi là thế hệ đang được kế thừa lại những thành quả mà ông bà để lại , tôi
biết được trách nhiệm của mình đối với đất nước . Hơn hết khi còn là sinh viên , được
may mắn học dưới Trường đại học Văn Hiến với triết lý giáo dục ‘ Thành nhân trước
thành danh ‘ tôi lại càng hiểu rõ về trách nhiệm của mình . Tôi cần phải tu dưỡng đạo đức
để trở thành công dân tốt , học tập và rèn luyện hết mình để góp phần vào xây dựng đất
nước ngày càng phát triển . Và hơn tất cả tôi cần giữ cho mình một tình yêu nước mãnh
liệt để lan tỏa những giá trị tốt đẹp của dân tộc đến với bạn bè quốc tế về một Việt Nam “

8
Kiên cường - bất khuất “ , một đất nước nhỏ bé về diện tích nhưng lại có những trái tim
vô cùng quả cảm đã đánh bại được 2 cường quốc vô cùng lớn .

9
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài báo cáo này, em xin chân thành cảm ơn trường đại học Văn Hiến
, Bảo tàng chứng tích chiến tranh và thầy Nguyễn Hữu Vượng đã tạo điều kiện cho
chúng em có buổi tham quan vô cùng bổ ích , giúp em hiểu thêm về lịch sử của nước nhà
về tội ác của để quốc Mỹ đã gây ra cũng như sự hy sinh , mất mát hy sinh của quân và
dân ta . Bài báo cáo này em những gì em tiếp thu được sau buổi tham quan. Em biết rằng
bài báo cáo này còn nhiều sai sót rất mong nhận được sự hỗ trợ , nhận xét của thầy để em
có thể hoàn thiện và rút kinh nghiệm cho những lần sau ạ .

10

You might also like