You are on page 1of 8

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


--oOo--

CHỦ ĐỀ: CẢM NHẬN VỀ TỘI ÁC CỦA MỸ VÀ TAY SAI.


TINH THẦN CHIẾN ĐẤU CỦA QUÂN VÀ DÂN CẢ
NƯỚC. TRÁCH NHIỆM SINH VIÊN ĐỐI VỚI TỔ QUỐC

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Tâm


Mã số Sinh viên: 231A320239
Mã LHP: 232POL10816
Số điện thoại: 0399400301
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hữu Vượng

Năm 2023
Chương I – Phần mở bài

- Nêu lý do viết đề tài: Tìm hiểu và cảm nhận về tội ác của Mỹ và tay sai phê phán các
hành động vi phạm nhân quyền của Mỹ và tay sai. Tôn vinh tinh thần chiến đấu của quân
và dân cả nước để khích lệ và truyền cảm hứng cho thế hệ hiện tại và tương lai, góp phần
vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhắc nhở về trách nhiệm của sinh viên đối với tổ
quốc làm nổi bật vai trò cá nhân và cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển đất nước.

- Đã được tham gia: Được tham quan trải nghiệm tại BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH
CHIẾN TRANH.

- Mục đích các buổi trải nghiệm: Giúp sinh viên khám phá lịch sử chứng tích chiến
tranh.
- Nhiệm vụ bài thu hoạch: Tìm hiểu ghi nhận tội ác của Mỹ và tay sai, tôn vinh và cảm
nhận về tinh thần chiến đấu của quân và nhân dân cả nước cùng với đó là xác định trách
nhiệm của sinh viên đối với tổ quốc.

Chương II – Phần nội dung của đề tài.

1. Giới thiệu buổi trải nghiệm – BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH, thời
gian ( từ 8h00 đến 10h30, ngày 23 tháng 1 năm 2024 ), địa điểm tại số 28 đường Võ Văn
Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Diễn biến:

- Đại diện bảo tàng chứng tích chiến tranh có hướng dẫn viên Đoàn Thị Quỳnh Dung
chào đón. Phổ biến về cơ sở vật chất bảo tàng và sơ lược về 12 chủ đề chứng tích chiến
tranh tại bảo tàng.

3. Nội dung:

3.1 Tội ác của mỹ và tay sai:

Nhìn vào những tư liệu ở đây, tôi rợn người vì những tội ác mà bè lũ đế quốc đã giày xéo
lên đất nước chúng ta. Không chỉ những người chiến sĩ đứng lên bảo vệ tổ quốc nằm
xuống dưới họng súng tàn bạo của quân thù, những người dân thường vô tội phải gánh
chịu sự tàn bạo, thâm độc của bè lũ xâm lược.

Những trận thảm sát người dân của Mỹ được phơi bày rõ qua những tư liệu ở bảo tàng,
tiếu biểu là vụ thảm sát Thạnh Phong xảy ra ngày 25 tháng 2 năm 1969 tại xã Thạnh
Phong, huyện Thanh Phú, tỉnh Bến Tre. Lực lượng SEAL của Mỹ đã nhẫn tâm sát hại 21
dân thường bao gồm người già, phụ nữ và trẻ em trong khi đang truy tìm một cán bộ Mặt
trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Cuộc thảm sát là một trong những cuộc thảm sát nổi
bật mà Mỹ gây ra ở Việt Nam để lại biết bao nỗi kinh hoàng và căm phần.
Với khả năng quân sự hàng đầu thế giới của mình, Mỹ mang đến Việt Nam những vũ khí
huỷ diệt hàng loạt như: các loại chất độc hóa học, chất độc màu da cam, bom napan,...
nhăm hủỷ diệt những cánh rừng, nơi mà bộ đội ta ẩn nấp và thực hiện các chiến dịch du
kích. Không chỉ các cánh rừng và môi trường bị huỷ diệt nặng nề, những hậu quả mà các
loại vũ khí trên để lại với nhân dân Việt Nam cũng vô cùng đáng sợ. Những đứa trẻ ra đời
với cơ thể đau đớn, bệnh tật do di chứng chất độc màu da cam mà hậu quả của nó còn kéo
dài mãi với dừ lượng thuốc còn sót lại trong môi trường. Bước vào căn phòng trưng bày
những nạn nhân chịu hậu quả của chất độc dioxin, tôi lại xót xa và căm phẫn bọn đế quốc
vô cùng. Không chỉ những thế hệ thời chiến mà cả những đứa trẻ thời bình cũng phải
quăn quại, đau đớn với những hậu quả mà chiến tranh để lại.
Một số hình ảnh do hậu quả của nhiễm chất độc màu da cam dioxin

Kể cả những em nhỏ ngây thơ, vô tội hay là những phụ nữ đang mang thai không có khả
năng kháng cự. Ngày 16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại đội Charlie
thuộc lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi William Calley
nhận nhiệm vụ shiêm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt Cộng. Các binh lính đã hãm
hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của làng: 503 thường dân, trong đó là 182
phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuổi và già...

Phụ nữ và trẻ em vô tội

Bên cạnh đó quân đội Mỹ còn dùng những biện pháp tra tấn dã man khác để đàn áp nhân
dân ta như “chuồng cọp”, “máy chém”… bấy nhiêu thôi cũng đủ cảm nhận được sự tàn ác
vô nhân tính của chúng.
Hình ảnh chuồng cọp (bên trái) và máy chém (bên phải)

3.2 Tinh thần chiến đấu của quân và dân cả nước:

Quân dân Việt Nam đã thể hiện sự đoàn kết mạnh mẽ, từ cấp lãnh đạo đến chiến sĩ cơ sở.
Sự đoàn kết này đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn và thách thức trong cuộc kháng chiến.
Tinh thần hy sinh và quyết tâm của quân dân Việt Nam đã được thể hiện qua việc họ sẵn
sàng đấu tranh và hy sinh tất cả để bảo vệ độc lập và tự do của đất nước. tinh thần chiến
đấu của quân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ là một sự kết hợp của đoàn kết,
hy sinh, khéo léo, sáng tạo, và tình yêu quê hương, tạo nên một sức mạnh không thể bị
khuất phục trong cuộc chiến.

Tinh thần chiến đấu của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chóng Mỹ vô cùng dũng
mãnh và bất khuất. Để lại ấn tượng trong lòng tôi nhiều nhất đó là câu nói “ Hãy nhớ lấy
lời tôi! Đả đảo Đế quốc Mĩ! Đả đảo Nguyễn Khánh! Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam
muôn năm! ” của người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi, anh đã trở thành biểu tượng của thế
hệ thanh niên Việt Nam. Bên cạnh đó còn có anh hùng Nguyễn Văn Đừng trong trận Ấp
Bắc, Võ Như Hưng trong trận chống càn,…Điều đó đã cho thấy quân dân ta căm thù đế
quốc Mỹ đến tận xương tủy “ Thà chết vinh còn hơn sống nhục”. Họ không sợ súng
không sợ tra tấn và không sợ chết. Ý nghĩa của đường lối chống Mỹ của Đảng lãnh đạo
quân dân ta là quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, thể hiện tinh thần cách mạng tiến công,
độc lập tự chủ, kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, phản ánh đúng
đắn ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Tư tưởng giương cao ngọn
cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng là
phù hợp với thực tế đất nước và bối cảnh quốc tế, dựa vào sức mình là chính được phát
triển trong hoàn cảnh mới. Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm rồng rã, 30 năm máu đổ đầu
rơi, 30 năm giành độc lập tự do, và rồi lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trên nóc
Dinh Độc Lập, chấm dứt mãi mãi ách thống trị của bọn đế quốc. Công ơn to lớn của vị
cha già vĩ đại Hồ Chí Minh đánh dấu bước ngoặt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc
lập tự do, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Ngoài những chiến sĩ dũng cảm cầm súng xông pha ở tiền tuyến thì bên cạnh đó những
chiến sĩ áo trắng vẫn ngày đêm miệt mài chữa trị luôn sát cánh đồng hành. Những cuộc
phẩu thuật nhanh đã được diễn ra ở rừng, ở núi, ở suối không biết bao nhiêu lần. Và cũng
đã có rất nhiều chiến sĩ áo trắng nằm xuống vì bom vì đạn. Phải nói để có được thành
công trong cuộc kháng chiến này không thể không kể đến công lao của họ.

3.3 Trách nhiệm của sinh viên đối với tổ quốc:

Là sinh viên chúng ta cần phải biết Yêu tổ quốc, yêu đồng bào, biết ơn thế hệ cha ông đi
trước đã nằm xuống hi sinh bảo vệ đất nước để có được ngày hôm nay luôn giữ mối quan
hệ gắn bó với gia đình, bạn bè, địa phương và luôn hướng về cội nguồn. Chăm chỉ, sáng
tạo, chủ động trong học tập và lao động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn để mai
sau xây dựng đất nước. Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; sống trong sáng, lành
mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, xa rời các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi
ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc. Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện. Tích
cực tham gia các hoạt động góp phần xây dựng địa phương bằng những việc làm thiết
thực, phù hợp khả năng như: bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội... Tích
cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.

You might also like