You are on page 1of 7

Họ tên: Bùi Tuyết Ngọc Thư

MSSV: 231A050007
Môn: Lịch sử Đảng
Đề: Tội ác Mỹ và bè lũ tay sai; Tinh thần chiến đấu kiên cường của quân và dân cả nước;
Trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay
Bài làm
1. Cảm tưởng về tội ác Mỹ và bè lũ tay sai
Ngày nay chúng ta thật sung sướng khi được sống trong một đất nước hòa bình, không có
chiến tranh xảy ra. Thế nhưng chúng ta không thể nào không biết về những hậu quả nặng
nề mà chiến tranh để lại được, chúng ta có thể biết qua những trang sách, những con chữ,...
và có thể nói để tìm hiểu một cách chân thật nhất về những hậu quả và những tội ác mà
bọn thực dân đã gây ra thì có lẽ ghé thăm Bảo tàng chứng tích chiến tranh là cách nhanh
nhất. Nơi đây lưu trữ, nghiên cứu và sưu tầm hơn 20.000 tài liệu, hơn 1.500 hiện vật và
phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên là minh chứng
rõ ràng nhất cho tội ác và hậu quả của chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối
với Việt Nam.
Ở căn phòng đầu tiên được trưng bày những bức ảnh của các phóng viên chiến trường đã
tử nạn trong cuộc chiến Đông Dương, và chúng phơi bày lên tội ác của thực dân Mỹ và
những tổn thương mà nhân dân ta đã chịu đựng như: trận càn quét trong vòng một giờ vào
ngày 25/09/1969 tại ấp 5 – xã Thạch Phong – Thạch Phú – Bến Tre quân Mỹ đã cắt cổ ông
Bùi Văn Vát và bà Bùi Thị Cảnh rồi kéo ba em bé là cháu nội của ông bà đang ẩn nấp tại
ống cống, đâm chết hai cháu, mổ bụng một cháu, sau đó quân lực Mỹ di chuyển đến hầm
trú ẩn của gia đình khác giết chết mười lăm người, trong đó có ba phụ nữ mang thai. Đây
là một con số man rợn cho thấy sự tàn ác của bọn tay sai đối với nhân dân ta vào thời kì ấy
Hình 1: Tên các nạn nhân bị lính Mỹ Hình 2: Chiếc cống ba em bé ẩn nấp
thảm sát tại Bến Tre
Hay những hình ảnh bọn thực dân ra tay với nhân dân ta bằng nhiều cách khác nhau như
việc kéo lê xác cho đến chết, chặt đầu, mổ bụng,...

Hình ảnh quân Mỹ cầm mảnh xác còn Hình ảnh hai người dân bị cột chân lại kéo
sót lại của chiến sĩ nước ta lê cho đến chết
Ngoài ra thì còn một hình thức tra tấn mà có thể nói là mỗi con người Việt Nam phải nghe
ít nhất một lần trên đời, đó là nhốt vào “ chuồng cọp”. Tại nhà tù Chứng tích chiến tranh
đã có tái hiện loại nhà tù này, tại đây nhân dân yêu nước của ta sẽ bị nhốt vào một phòng
giam có lòng sắt ở trên và họ tra tấn bằng nhiều hình thức khác nhau và mỗi hình thức này
đều rất tàn nhẫn và đau đớn.

Chuồng cọp kẽm gai Tái hiện lại nhà tù Côn Đảo

Hình ảnh vỉ sắt và phòng tắm nắng (2 trong Một số hình thức tra tấn khác
nhiều cách tra tấn trong nhà tù Côn Đảo)

Và thật đau đớn làm sao khi không thể không nói đến chiến dịch "lê máy chém đi khắp
miền Nam" - một vũ khí giết người hàng loạt với khẩu hiệu thà giết nhầm còn hơn bỏ sót.
Tôi đứng hình khi nhìn thấy chiếc máy chém cao 4.5m, nặng đến 50kg, và cảm thấy run
sợ, hãi hùng khi phải tưởng tượng đến cảnh bọn chúng chém đầu những chiến sĩ, những
con người yêu nước một cách không nhân nhượng. Người cuối cùng bị chém bằng máy
chém là chiến sĩ Hoàng Lê Kha, tỉnh ủy viên tỉnh Tây Ninh. Tôi không tài nào suy nghĩ
được lý do vì sao họ lại nghĩ ra các tra tấn và giết người một cách dã man như vậy? Chúng
thật sự xem tính mạng của nhân dân ta là cỏ rác hay sao?... và còn rất nhiều câu hỏi khác
nhau xuất hiện trong đầu khi tôi chứng kiến những bức ảnh, những cách thức tra tấn đó.
Máy chém
Tính đến tháng 4 năm 2024 này thì đã là 49 năm kể từ ngày Giải phóng miền Nam thống
nhất đất nước, ngày mà toàn thể nhân dân ai cũng vui mừng, tưởng rằng từ nay chúng ta sẽ
sống trong một cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp, thế nhưng hậu quả mà chiến tranh để lại luôn
ám ảnh trong mỗi con người Việt Nam. Trong cuộc chiến tàn khốc này, chúng đã rải xuống
nước ta một loại chất độc có tên là Dioxin ( chất độc màu da cam). Đây là một sản phẩm
phụ của nhiều quy trình sản xuất chất hóa học, là chất độc khó phân hủy một khi đã dính
vào người hoặc động thực vật thì rất khó để rửa trôi và chúng tồn tại rất lâu.

Hình ảnh máy bay rải chất độc


Chất độc này đã để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng đến con người cũng như thực vật kéo dài
đến ngày nay.

Thế nhưng đặt biệt nhất chúng ta có thể nói đến ngôi mộ bằng thủy tinh cất giữ hai thai nhi
bị nhiễm chất độc màu da cam. Đây chỉ là những thai nhi nhỏ bé, không biết gì về thế giới
này và mong chờ được chào đón, được phát triển, được học hỏi. Thế nhưng những gì mà
các em nhận lại thì hoàn toàn ngược lại, các em không được học hỏi, không được phát
triển, và không được tồn tại trong thế giới này. Hậu quả của loại chất độc này thật ghê gớm
khi ảnh hưởng đến những mầm sống đang phát triển, những sinh linh chỉ mới vừa hình
thành, nó không chỉ ảnh hưởng đến nhân dân ta ở quá khứ mà còn ở hiện tại, thậm chí là
có thể là trong tương lai.

Bức ảnh ngôi mộ bằng thủy tinh


2. Tinh thần chiến đấu kiên cường của quân và dân cả nước
Dù trải qua bao nhiêu màn tra tấn tàn bạo, dã man của bọn thực dân, dù có bị cắt tứ chi,
mất khả năng đi lại trong tương lai đi chăng nữa thì nhân dân ta quyết tâm không nói những
chiến thuật, địa điểm căn cứ của quân dân ta. Không những vậy, có một tấm hình về một
anh chiến sĩ nước ta nhìn thẳng vào bọn thực dân, người mà đã bắt anh ta bằng ánh mắt
không hề sợ hãi, một ánh mắt căm thù và dường như nói lên được ý chí quyết đấu, không
chùn bước. Hơn thế nữa, mặc dù chúng ta thua thiệt về vũ khí, dù cho có bị đánh bom vào
những căn cứ quan trọng, có bao nhiêu chiến sĩ hy sinh đi chăng nữa thì với lòng đoàn kết,
sự tiếp nối truyền thống chống giặc ngoại xâm, giữ nước của ông cha thì chúng ta đã có
được độc lập. Ông bà xưa của chúng ta có câu “ giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” là câu nói
diễn tả đúng với bức ảnh một cô gái nhỏ nhắn chỉ vừa tuổi thiếu niên có thể rinh một hòm
đạn 50kg một cách bình thản, có lẽ cô ấy đã quá quen và cảm thấy căm phẫn mà quên đi
sức nặng của hòm đạn ấy. Hoặc là bức ảnh các chiến sĩ ta phải lội nước để bưng đầu súng,
hay hình ảnh một chiếc xe hai bánh cũ kĩ nhưng phải chở lỉnh kỉnh đồ đạc, .... Qua những
bức ảnh đấy cũng đã phần nào miêu tả được phần nào tinh thần dũng cảm, sự kiên cường,
lòng yêu nước, quyết tâm giành độc lập của nhân dân ta. Ngoài ra giai cấp lãnh đạo của
nhân dân ta cũng góp một phần không nhỏ, bởi chính họ là người tiếp sức, truyền lửa cho
nhân dân ta, là người đề ra những kế sách, những chiến lược, là những con người tiên
phong trong những cuộc chiến đẫm máu.
Những hình ảnh khắc họa lại quá trình chiến đấu của bộ đội và quân dân ta
3. Tinh thần chiến đấu kiên cường của quân và dân cả nước
Bác đã từng nói rằng “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau
giữ lấy nước”, và người trẻ thời chiến sẽ giữ nước khác với người trẻ ngày nay giữ nước.
Khi xưa chúng ta giữ nước bằng việc “ hy sinh”, hy sinh ở đây có thể là thời gian, gia đình,
một bộ phận nào đó của cơ thể hoặc thậm chí là cả tính mạng. Thế nhưng thế hệ trẻ hiện
nay, những con người sống trong thời bình, sống trong “Độc lập- Tự do- Hạnh Phúc” thì
sẽ giữ nước theo cách khác như trau dồi kĩ năng, rèn luyện đạo đức; biết yêu thương, giúp
đỡ, đoàn kết với những người xung quanh; biết phê phán hành vi sai trái với quy định pháp
luật, trở thành người công dân tốt, noi theo tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh;
tuyên truyền cho người dân khỏi những hành vi chống phá của thế lực thù địch. Hiện nay
trên các nền tảng xã hội hiện đang rộ lên những phát ngôn phân biệt vùng miền, đó có thể
nói là một sai lầm nghiêm trọng của giới trẻ hiện nay bởi vì khi làm như vậy là đang tiếp
tay cho thế lực thù địch, có cơ hội truyền bá những tư tưởng trái với những bài học của
Bác, của Đảng và Nhà nước. Ngoài ra chúng ta đang sống trong một thế giới hòa bình, mối
quan hệ ngoại giao của các nước ngày càng được xem trọng, việc hội nhập quốc tế và giao
lưu văn hóa giữa các nước ngày càng phát triển, và đây là cơ hội để chúng ta học hỏi những
điều hay, ý đẹp, những kinh nghiệm quý báu của nước bạn nhưng chúng ta phải biết phân
biệt lên án, phê phán những cái xấu, những hành vi lăng mạ, xúc phạm đến con người, đất
nước Việt Nam.
Dù chiến tranh đã kết thúc, đất nước ta hiện nay đã giành được độc lập, những vết thương
cũng đã nguôi ngoai phần nào, thế nhưng mỗi khi nhắc tới hoặc chứng kiến những bức ảnh
của thời chiến thì ai ai cũng phải hãi hùng, nghẹn ngào trước những việc mà ông cha ta đã
trải qua. Chúng ta đã quá may mắn khi được sinh ra trong hòa bình, thế nên chúng ta, những
con người sống trên đất nước này phải biết cách bảo vệ, phát triển, đưa đất nước sánh vai
với các cường quốc năm châu và cũng không được quên những công lao to lớn của những
chiến sĩ, những người đã góp công vào việc giành độc lập nước nhà. Mỗi con người dù là
gái hay trai, già hay trẻ thì vẫn có thể góp sức mình để xây dựng đất nước, mỗi hành động
dù là lớn hay nhỏ đến đâu nhưng nếu cùng một mục tiêu xây dựng đất nước thì chắc chắn
đất nước sẽ ngày càng giàu đẹp, vững mạnh hơn.

You might also like