You are on page 1of 3

BÀI THU HOẠCH

MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG

ĐỀ BÀI: Cảm nhận về hai cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất đất nước (1945 -
1975) và nền hòa bình của Việt Nam hiện nay.

Trời chiều nay thăm thẳm như một nỗi nhớ nhà, cánh hải âu thiên di trên bầu trời
mênh mang, rồi mất hút vào mây bạc, những câu chuyện về một thời “khói chiến tranh
bay xanh cả trời" của quê hương xứ sở, có giây phút nào bị lãng quên đâu. Một thời hào
hùng làm nên những trang lịch sử vàng son chói lọi tạc bằng xương bằng máu của biết
bao người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Những người lính ấy là những cô
cậu trẻ tuổi, từ bỏ hết thảy những ước mơ của tuổi đôi mươi, chọn dấn thân vào lý tưởng
chung dẫu biết có thể sẽ phải hy sinh cả mạng sống của mình để giành lấy độc lập, tự do
và hoà bình cho dân tộc: “Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình/ Những tuổi hai mươi làm
sao không tiếc/ Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?”.

Khi đặt chân đến Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ (hay còn gọi là
Bảo tàng Quân khu 7), em đã có cơ hội được nhìn thấy rõ hơn những diễn biến của lịch
sử nước nhà, cảm nhận sâu sắc hơn nỗi đau thương của nhân dân ta trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Bảo tàng trưng bày nhiều kỉ vật từ vũ khí đến
vật dụng hằng ngày vào thời chiến tranh, minh chứng cho mọi khoảnh khắc đáng nhớ
suốt 30 năm đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Đó cũng chính là những chứng
tích sống động cho thấy một Việt Nam bất khuất, anh dũng đến lạ giữa làn bom đạn của
quân thù.
Khi dân tộc ta bước vào giai đoạn chế độ thực dân, bị chúng áp bức, bóc lột vô cùng
tàn bạo: chúng cướp đất, đánh đập, tàn sát không thương tiếc. Ngày 19/12/1946, quân,
dân ta ở nhiều địa phương đã đồng loạt nổ súng, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ
theo “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của chủ tịch Hồ Chí Minh đến Chiến dịch Điện
Biên Phủ trải dài 56 ngày đêm, ta thành công đánh đổ thực dân Pháp, buộc Chính phủ
Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán để ký hiệp định Giơ-ne-vơ vào ngày 21/7/1954. Nỗ lực
không ngừng nghỉ của nhân dân ta trong suốt 2 cuộc kháng chiến được đền đáp bằng thời
khắc chiếc xe tăng T-54B mang số hiệu 843 húc vào cổng phụ Dinh Độc Lập, là lúc lá cờ
Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được cắm trên nóc Dinh Độc Lập. Đây
là sự kiện đánh dấu giờ phút thiêng liêng của dân tộc, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, là lúc lịch sử Việt được bước sang 1 trang mới – trang sử hòa bình,
kèm theo đó là những niềm hạnh phúc, sự ấm áp từ Đảng và toàn dân ta. Có thể nói, yêu
nước là giá trị cốt lõi và nổi bật nhất trong hệ giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam, là
“sợi chỉ đỏ” xuyên suốt lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đối
với người Việt Nam, đó là một tình cảm thiêng liêng, là cái chi phối và là thước đo đạo lý
làm người, bao gồm nhân phẩm, danh dự, lẽ sống, nghĩa vụ, lương tâm và hạnh phúc của
con người. Giá trị đó được hình thành, phát triển và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác.

Mặc cho thời mưa bom gió đạn đã qua đi, thời bình đã được lập lại, nhưng những nỗi
mất mát bi thương vẫn còn vẳng vẳng bởi tiếng khóc nức nở của người mẹ mất con,
người vợ mất chồng, người con mất bố hay người bạn mất đi chiến hữu của mình. Âm
dương cách biệt là thế, những nỗi đau vẫn hiện rõ trên khuôn mặt của người ở lại, nhưng
tội ác đến “ sông Hoàng Hà cũng không rửa hết tội” ấy sao có thể tha thứ khi chúng rải
các chất độc màu da cam trên khắp đất nước, mang đến biết bao thương tích, đau đớn cho
đồng bào ta mà thậm chí cho đến hiện tại, những tổn thất đó quá lớn để có thể khắc phục
hoàn toàn. "Tự do, hoà bình không phải dễ. Có được bây giờ, cố gắng mà giữ". Chúng ta
may mắn được sống trong thời đất nước hoà bình, có một cuộc sống ấm no hạnh phúc là
nhờ sự chiến đấu anh dũng, sự hi sinh đánh đổi bằng cả hạnh phúc cuộc đời và tính mạng
của thế hệ đi trước. Chúng ta tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, vào
tinh thần quật cường bất khuất và trí thông minh, sáng tạo của dân tộc ta. Giữ gìn và xây
dựng đất nước không phải nhiệm vụ, nghĩa vụ của riêng ai mà là của tất cả công dân Việt
Nam. Mỗi người trong chúng ta phải biết phê phán và cảnh giác trước những thành phần
xuyên tạc lịch sử, phải có cái nhìn đúng đắn, góp phần bài trừ và gạt bỏ những tư tưởng
sai lệch để giữ gìn cái truyền thống tốt đẹp đó vì đấy là niềm tự hào, tự tôn, ý chí tự lực,
tự cường dân tộc ta.

You might also like