You are on page 1of 5

Họ Và Tên: Dương Thị Minh Thư

Lớp: 12A2
Địa chỉ: Tân Sơn – Ninh Sơn– Tỉnh Ninh Thuận
Cuộc thi “Em yêu Lịch sử” và “Tìm hiểu về lịch sử truyền thống
yêu nước của dân tộc Việt Nam”, năm học 2023-2024
Chủ đề: “ Lịch sử dân tộc, tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ
nước, đoàn kết dân tộc”

Mỗi một quốc gia trên thế giới đều phải trải qua những cuộc chiến để gìn giữ
đất nước, chủ quyền dân tộc. Nhiều dân tộc chiến thắng, giữ gìn được nền độc lập
của mình nhưng có đất nước lại bị đô hộ, bị đồng hóa. Việt Nam chúng ta cũng vậy.
Chúng ta đã phải trải qua bao cuộc đấu tranh mới giữ gìn được đất nước tươi đẹp
này. Để làm được điều đó, không chỉ có sự hy sinh, dũng cảm mà còn có tình yêu
nước thắm thiết cùng với tinh thần đoàn kết toàn dân tộc ta. Đúng như Hồ Chí Minh
đã khẳng định điều đó trong thông điệp "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam
là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lý đó không bao giờ thay đổi".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng,
thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó
lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp
nước” . Tinh thần yêu nước chính là cội nguồn sức mạnh đưa dân tộc Việt Nam vượt
qua muôn vàn khó khăn, thử thách để đi đến những thắng lợi lừng lẫy năm châu, là
giá trị thiêng liêng của toàn dân tộc Việt Nam, trở thành đặc trưng tiêu biểu cho tính
cách của con người Việt Nam bất khuất, hùng cường. Thấm nhuần tinh thần yêu
nước truyền thống của dân tộc, trước sự áp bức, bóc lột dã man của bọn thực dân,
phong kiến. Trước ý nguyện của dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm có ý thức tìm
con đường cứu nước giành độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.
Nhìn lại lịch sử, dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hàng nghìn năm chống
giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Chính lòng yêu nước đã tạo sức mạnh nội sinh, là
nguồn lực không bao giờ cạn, bảo đảm cho sự trường tồn của đất nước qua mọi
thăng trầm của lịch sử. Nhiều tấm gương sáng ngời, biểu tượng cao đẹp của lòng
yêu nước, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng đã được lịch sử dựng nước và giữ
nước của dân tộc Việt Nam ghi nhận. Từ thuở còn Hùng Vương dựng nước đến nay
đã trải qua bao thăng trầm, bao cuộc xâm lăng của ngoại quốc, nhưng với lòng yêu
nước, truyền thống đánh giặc chống ngoại xâm, dân tộc ta đã dập tắt hết thảy những
hi vọng của bọn cướp nước. Thực tế đã chứng minh, từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, đến
thời kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ, chúng ta nhờ tinh thần yêu nước ấy
đánh thắng mọi âm mưu của kẻ thù. Việt Nam là một quốc gia đất không rộng,
người không đông, lại nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, là đầu mối thông thương của khu
vực, châu lục và thế giới, lại giàu có về tài nguyên thiên nhiên nên luôn là đối tượng
bị các nước lớn nhòm ngó, lấn chiếm, xâm lược. Đứng trước những kẻ thù to lớn,
hung mạnh và giàu có nhất thế giới trong các thời đại khác nhau. Các dân tộc Việt
Nam đều tỏ rõ quyết tâm vì độc lập tự do đã đoàn kết thành một sức mạnh kỳ vĩ
quyết đánh bai đế quốc để giữ cho tổ quốc luôn được độc lập tự do. Độc lập tự do
trở thành nét văn hóa giữ nước trong từng người dân Việt, với suy nghĩ “nước mất
thì nhà tan” đã hình thành quyết tâm đánh giặc giữ nước của mọi tầng lớp nhân dân,
bất kể già, trẻ, gái, trai. Với tiếng hô “Đánh” vang dội của các bô lão tại Hội nghị
Diên Hồng, với cánh tay xăm chữ “Sát Thát” của binh lính nhà Trần; với câu chuyện
người anh hùng thiếu niên Trần Quốc Toản luyện võ, hội quân đánh giặc với lá cờ
thêu sáu chữ vàng “phá cường địch báo hoàng ân”; với các nữ tướng Trưng Trắc,
Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh… với tinh thần “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”.
V.I.Lênin từng nói “Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất
được củng cố hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các tổ quốc biệt lập”.
Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ đó và đã trở thành điểm
cốt lõi của bản sắc văn hóa Việt Nam, là sợi dây bền chặt gắn bó, cố kết con người
Việt Nam tạo thành sức mạnh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn bảo vệ non sông bờ
cõi, nó là nét đặc trưng của truyền thống dân tộc Việt Nam. Chính nhờ sức mạnh
diệu kỳ ấy đã phá tan. Lịch sử đã mở ra trang vẻ vang chiến thắng Bạch Đằng năm
938 đã mở ra thời kỳ độc lập thật sự cho dân tộc, với tinh thần bất khuất và ý chí
kiên cường ông cha ta đã nhiều lần đánh thắng những kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn
nhiều lần như: nhà Tiền Lê, nhà Lý chống quân xâm lược Tống, nhà Trần ba lần
chống quân Mông – Nguyên,… thông qua các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại
xâm, lòng yêu nước đã trở thành sợ dây kết nối toàn dân tộc, gắn bó cộng đồng để
cùng nhau bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập của dân tộc, không chịu khuất phục
trước quân thù. Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
có đoạn “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định
không chịu làm nô lệ”.
Những tưởng một đất nước nhỏ bé sẽ nhanh chóng rơi vào tay của thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ đầy tham vọng kia, nhưng không, chúng ta đã chiến thắng cả
hai cường quốc lớn mạnh đó để ghi dấu tên mình vào trang vàng lịch sử nhân loại.
Phải, để làm được điều đó, chúng ta phải nhắc tới tình đoàn kết cùng ý chí sắt đá của
cả đất nước Việt Nam trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Thế rồi con đường
mòn Hồ Chí Minh được mở, để chi viện cho miền Nam chống Mỹ. Rồi thì hàng vạn
những người lính miền Bắc đã cùng nhau tiến vào miền Nam, nhân dân miền Bắc
chi sức người sức của giúp nhân dân miền Nam cũng như cả nước ta được hưởng
nền độc lập. Nhiều vị anh hùng dân tộc đã sẵn sàng hy sinh thân mình để bảo vệ cho
non sông Việt Nam được như ngày hôm nay: mẹ Suốt lái đò chở bộ đội, đạn dược
qua sông Nhật Lệ, chị Võ Thị Sáu một huyền thoại của vùng Đất Đỏ, anh hùng Phan
Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ Châu Mai... .
Tinh thần yêu nước và đoàn kết là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt
Nam từ xưa đến nay., chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đoàn kết xuất phát từ tình
cảm của con người Việt Nam đối với quê hương xứ sở, được củng cố và vun bồi bởi
những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống xâm lược; là sản phẩm của lịch sử
Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Khởi nghĩa, cách mạng, kháng chiến hay xây dựng
đất nước, thời nào cũng vậy, có hai nhân tố chủ yếu cực kỳ quan trọng có ý nghĩa
quyết định, đó là lãnh đạo tổ chức và sự đồng lòng ủng hộ của toàn dân mà hạt nhân
là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và khát vọng giải phóng, phát triển.
Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng là một đặc trưng gốc rễ của làng xã, được hình
thành từ rất sớm trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong quá trình đó, người dân
Việt Nam luôn tương trợ, hợp tác, giúp đỡ nhau, tạo nên sức mạnh tinh thần và vật
chất để chiến thắng mọi kẻ thù. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, sự đoàn
kết, đùm bọc là yếu tố tinh thần nổi bật, khắc sâu qua các thế hệ.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, với ý chí sắt đá và sự đồng lòng của dân
tộc, thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất
kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt
Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”, toàn Đảng, toàn quân
và toàn dân đã phát huy cao độ sức mạnh của toàn dân tộc trong 9 năm kháng chiến,
làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Tinh
thần đoàn kết cùng ý chí sắt đá quyết tâm bảo vệ chủ quyền của dân tộc là một trong
những sức mạnh to lớn để dân tộc Việt Nam ta có thể đánh thắng mọi kẻ thù xâm
lược. Để bảo vệ non sông, dân tộc ta đã phải đương đầu với biết bao kẻ thù lớn
mạnh, thế nhưng nhờ tinh thần yêu nước, ý chí sắt đá, lòng quyết tâm bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, chúng ta đã chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược tàn bạo để giữ gìn nền
chủ quyền toàn vẹn ấy đến hôm nay.
Ngày nay, tuy đất nước chúng ta đã được độc lập, được tự do, nhưng những người
anh hùng dân tộc vẫn còn đó, bằng cách này hay cách khác họ đã viết thêm những
trang sử hào hùng cho dân tộc, chính tấm lòng nhân ái, sự lan tỏa nhiều điều yêu
thương trong cuộc sống đã mang con người Việt Nam, dòng máu người Việt đến
gần với nhau hơn và với bạn bè quốc tế hơn: Phạm Quang Linh người con Nghệ An
tại Châu Phi, những chiến binh áo trắng trong cuộc chiến với Covid 19, thầy giáo
Nguyễn Trần Vỹ ở quảng Nam đã giúp đỡ rất nhiều hoàn cảnh khó khăn,... và còn
rất nhiều những tấm lòng nhân ái luôn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn,
bệnh tật trong cuộc sống.

Lòng yêu nước và sức mạnh đoàn kết dân tộc trong lịch sử hào hùng của đất nước
con Rồng cháu Tiên đã được phát huy làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám
năm 1945, trở thành bài học quý giá đưa tới thắng lợi trong các cuộc kháng chiến
chống xâm lược, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt trong 35 năm đổi mới, đang
hiện hữu trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 hiện nay.

Lịch sử nhân loại từng chứng kiến những trận dịch lớn, nhưng có lẽ chưa bao giờ
phải đối mặt với đại dịch như dịch COVID-19 hiện nay. Khẩu hiệu xuyên suốt của
chúng ta hiện nay là “chống dịch như chống giặc!”. Tuy nhiên, dịch COVID-19
không giống giặc ngoại xâm, nên cuộc chiến chống dịch vừa có điểm giống vừa có
điểm khác chống giặc.

Điểm khác biệt dễ nhìn thấy trước hết là chống giặc hình thành trận truyến khá rõ
rệt, có tiền tuyến và hậu phương, trong khi chống dịch phải xác định ở đâu cũng là
“tiền tuyến”, hôm nay có thể là “hậu phương”, nhưng ngày mai là “tiền tuyến”.
Chống dịch phải quán triệt phương châm “phòng bệnh đi đôi với chữa bệnh, trong
đó phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Phòng bệnh chủ yếu là vaccine và thông điệp 5K.
Trong chống giặc không đó quan niệm đó. Giặc trước đây là bọn tư bản và đế quốc
chủ nghĩa hiếu chiến, xâm lược. Các nước thuộc địa, phụ thuộc và nhỏ yếu chống
xâm lược. Dịch COVID-19 không phân biệt nước phát triển, đang phát triển hay
kém phát triển; nước giàu nước nghèo; không phân biệt màu da, tiếng nói, chủng
tộc, tôn giáo, nó có mặt ở hầu khắp toàn cầu, mang tính quốc tế sâu, rộng. Giặc
nhiều âm mưu, thủ đoạn quỷ quyệt, nham hiềm, nhưng nhìn chung tính “biến thể”
không nhiều, nếu có cũng dễ phát hiện, trong khi tính biến thể của dịch COVID-19
nhanh và rất khó lường. Đó là những khác biệt cơ bản giữa giặc trước đây với “giặc
COVID” hiện nay.Đây là cuộc chiến chưa có tiền lệ, nhưng chúng ta đã chiến thắng.
Nay chống dịch COVID-19 cũng chưa có tiền lệ, đất nước ta tin tưởng sẽ chiến
thắng. Các nước đế quốc chủ nghĩa, xâm lược Việt Nam trước đây hay COVID-19
hiện nay đều được coi là giặc. Mà muốn chống giặc thì phải phát huy cao độ lòng
yêu nước và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Những biểu hiện, việc làm cụ thể
rất khác nhau nhưng bản chất của yêu nước và đoàn kết là không hề thay đổi.

Tinh thần lời Kính cáo đồng bào của Bác Hồ để thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc
để đánh đuổi giặc xâm lược tháng 6/1941 vẫn vẹn nguyên giá trị trong tình hình hiện
nay. Theo tinh thần của Bác, thời gian qua, Đảng và Chính phủ nhấn mạnh phải đặt
sức khỏe, tính mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết. Lời của Bác đang vang
vọng những ngày này, đó là việc chống dịch là việc chung. Ai là người Việt Nam
đều phải kề vai gánh vác một phần. Người có tiền góp tiền, người có của góp của,
người có sức góp sức, người có tài năng, sáng kiến góp tài năng, sáng kiến. Người ra
tuyến đầu, người ở trong nhà theo cách
hiểu “hậu phương”. Tất cả đoàn kết lại
đẩy lùi giặc COVID-19 để đưa đất
nước và cuộc sống của nhân dân trở lại
trạng thái bình thường mới.

Cùng với sức mạnh đại đoàn kết toàn


dân tộc, hiện nay Đảng và Chính phủ
đặc biệt chú trọng phát huy cao độ sức
mạnh đoàn kết và sự ủng hộ của quốc
tế. Vấn đề có tính quyết định thắng lợi
trong cuộc chiến chống COVID-19
vẫn là vaccine. Đảng và Chính phủ thời gian qua đã làm rất tốt chính sách “ngoại
giao vaccine”. Cùng với lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của đội ngũ khoa học
ngành y dược trong sản xuất vaccine “Madein Việt Nam”, sự giúp đỡ, ủng hộ của
bè bạn quốc tế là vô cùng quý báu. Bài học về đoàn kết quốc tế không chỉ có ý nghĩa
to lớn trong giai đoạn chống dịch COVID-19 hiện nay, mà có có ý nghĩa lâu dài
trong công cuộc đổi mới.

Thật xúc động biết bao, trước đây, ở thời điểm quan trọng nhất của cách mạng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh có lời Kính cáo đồng bào kêu gọi toàn dân đoàn kết. Ngày nay,
trong giai đoạn cam go nhất của cuộc chiến chống dịch, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản
Việt Nam ra lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở
nước ngoài về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19. Lời kêu gọi nhấn mạnh:
“Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; chúng ta đã đoàn kết càng đoàn kết
hơn nữa; chúng ta đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa”. Lời kêu gọi được phát
đi đúng thời điểm, đi vào trái tim của mỗi một đồng bào Việt Nam yêu nước.

Những ngày qua, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái “thương người như thể
thương thân”, “lá lành đùm lá rách”. Thật sự cảm động với những “siêu thị 0 đồng”,
“suất cơm nghĩa tình”, rau củ quả của
đồng bào dân tộc ít người - dù còn vô
cùng khó khăn, thiếu thốn - vẫn dành
cho nhân dân vùng dịch. Nhiều cá
nhân, tổ chức đã đứng lên quyên góp
hay trực tiếp đến giúp đỡ bà con khó
khăn do dịch bệnh .Nhiều câu chuyện đẹp và cảm động đã được lan tỏa... Chúng ta
càng thấy ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn lớn lao từ những quyết sách của Đảng
và Chính phủ, từ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của các bộ, ngành chức năng
và toàn dân… Trong khó khăn, thử thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt
càng tỏa sáng. Hơn lúc nào hết, đoàn kết, chung tay chống dịch là yêu cầu gắt gao ở
thời điểm hiện tại. Đó cũng là ý thức công dân, là trách nhiệm xã hội, là kỷ luật, tự
giác, là đồng lòng vì cái chung và cũng vì mối an nguy của riêng mỗi người. Có như
thế sức mạnh dân tộc mới được nhân lên, đất nước mới sớm đẩy lùi được dịch bệnh.

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, chúng
ta không chỉ ghi lại những trang sử hào hùng của dân tộc thông qua những sự kiện,
hiện tượng lịch sử để làm nổi bậc thêm phẩm chất, đạo đức, tình cảm của dân tộc
Việt Nam. Giáo dục lòng yêu nước như một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp dựng
nước và giữ nước trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước
cũng chính là giáo dục thái độ đúng đắn đối với các bậc ông cha đã đi trước. Giáo
dục lòng yêu nước là một hoạt động mang tính nguyên lý, đạo đức của người Việt
Nam qua các thời kỳ lịch sử, các thời đại. Lòng yêu nước cũng là những nguyên lý
đạo đức tiềm ẩn trong tâm trí sâu xa của mỗi người dân Việt Nam, khiến cho họ tự
nhiên phản ứng đúng với lẽ phải, đúng với quyền lợi và danh dự của dân tộc, khi
đụng chạm đến sự cố nào đó. Lòng yêu nước không có sẵn khi dân tộc xuất hiện, đó
là tất cả những giá trị tinh thần được hình thành và phát triển cùng với lịch sử của
dân tộc. Ngày nay giáo dục lòng yêu nước là phải giáo dục niềm tự hào chính đáng
về dân tộc và truyền thống dân tộc, giáo dục lòng trung thành và đức hy sinh vì
Đảng, vì Tổ quốc, dân tộc và Nhân dân..

Qua bao phong ba lịch sử, dân tộc ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt. Bên
cạnh ý chí độc lập dân tộc, bao giờ cũng sẵn sàng chiến đấu trước kẻ thù, chúng ta
còn có một tấm lòng yêu nước, tấm lòng này tiếp thêm sức mạnh cho ý chí và là
khởi nguồn cho chúng ta tạo nên một dân tộc độc lập, tự do, tự cường và anh dũng.
Dòng máu yêu lịch sử, yêu cái bản sắc mộc mạc chân chất trong mỗi người dân
Việt Nam chảy suốt chiều dài lịch sử.
Là công dân nước Việt anh hùng chúng ta lớn lên trên đất nước đầy cam go
khốc liệt lại đầy chiến công hào hùng vẻ vang. Đó là những lịch sử. Và đó là trường
học về nhân cách, lý trí của thế hệ trẻ chúng ta và cả mai sau. Vì vậy thiết thực nhất
của cuộc sống tuổi trẻ hôm nay là không bao giờ quên lịch sử ngàn năm - lịch sử đã
trở thành truyền thống văn hóa của dân tộc. Học, phát huy truyền thống văn hóa lịch
sử ngay trong học tập rèn luyện ý chí sáng tạo để xứng đáng với lịch sử hào hùng
của dân tộc. Chính sự xứng đáng ấy là bảo vệ, phát huy thành tựu của đất nước, gia
đình và bản thân của tuổi trẻ đang lớn lên.

You might also like