You are on page 1of 4

Cũng như mọi tư tưởng khác, tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc thực tiễn của

nó, xuất phát từ điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam như đã trình bày ở trên. Dưới
đây, chỉ đề cập các nguồn tư tưởng có ảnh hưởng.
a) Tư tưởng và văn hoá truyền thống Việt Nam
Muốn hiểu được sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh phải bắt đầu từ tìm hiểu
những truyền thống tư tưởng-văn hoá của dân tộc đã góp phần hun đúc nên con
người Hồ Chí Minh.

Dân tộc Việt Nam trong hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã tạo lập
cho mình một nền văn hoá riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống
tốt đẹp và cao quý.
Phần 1
Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh đê dựng
nước và giữ nước
. Từ văn hoá dân gian đến văn hoá bác học, từ nhản vật truyền thuyết đến các tên
tuổi sáng ngòi trong lịch sử: Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Nguyễn
Trãi,... đều đã phản ánh chân lý đó một cách hùng hồn. Chủ nghĩa yêu nước là
dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất,
đứng đầu bảng giá trị văn hoá tinh thần Việt Nam. Mọi học thuyết đạo đức, tôn
giáo từ nước ngoài du nhập vào Việt Nam đều được tiếp nhận khúc xạ qua lăng
kính của tư tưởng yêu nước đó.
Phần2
Thứ hai là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái,
"lá lành đùm lá rách" trong hoạn nạn, khó khăn.
Truyền thông này củng hình thành cùng một lúc với sự hình thành dán tộc, từ hoàn
cảnh và nhu cầu đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên và với giặc ngoại xâm. Người
Việt Nam quen sông gắn bó với nhau trong tình làng nghĩa xóm, tắt lửa tối đèn có
nhau. Bước sang thê kỷ XX, mặc dù xã hội Việt Nam đã có sự phân hoá về giai
cấp, truyền thông này vẫn còn rất bền vững. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã chú ý kê thừa,
phát huy sức mạnh của truyền thống nhân nghĩa, nhấn mạnh bôn chữ "đồng" (đồng
tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh)
Phần 3
Thứ ba , dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thông lạc quan, yêu đời.
Trong muôn nguy, ngàn khó, người lao động vẫn động viên nhau "chớ thấy sóng
cả mà ngã tay chèo". Tinh thần lạc quan đó có cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh
của bản thân mình, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính nghĩa, dù trước mắt
còn đầy gian truân, khố ải phải chịu đựng, vượt qua. Hồ Chí Minh chính là hiện
thân của truyền thống lạc quan đó.
Phần 4
Thứ tư, dân tộc Việt Nam là một dân tộc cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo
trong sản xuất và chiến đấu nên cũng là một dân tộc ham học hỏi và không
ngừng mở rộng của đón nhận tinh hoa văn hoá của nhân loại , từ Nho, Phật, Lão
của phương Đông đến tư tưởng - văn hoá hiện đại phương Tây. Nhò vị trí địa lý
thuận lợi, ỏ giữa đầu môi của sự giao lưu văn hoá Bắc - Nam và Đông Tây,
người Việt Nam từ xưa đã rất xa lạ với đầu óc hẹp hòi, thủ cựu, thói bài ngoại
cực đoan. Trên cơ sỏ giữ vững bản sắc của dân tộc, nhân dân ta đã biết chọn lọc,
tiếp thu, cải biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị
riêng của mình. Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thông
đó.
Đoạn cuối
Truyền thống văn hóa của VN ảnh hưởng đến việc hình thành TT HCM
*Nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước, điều đó tất nhiên cũng có ở các dân
tộc khác.Tuy nhiên, điều khác biệt ở đây chính là sự đoàn kết trong cộng đồng
dân tộc Việt.Sở dĩ có điều đó là vì kinh tế của các quốc gia phương Đông trong
đó có VN vốn chủ yếu là nền NN lúa nước.Yếu tố cần thiết ở đây chính là thủy
lợi.Điều đó đòi hỏi sự đoàn kết trong quá trình làm việc.Điều đó tạo nên tính
đoàn kết trong cộng đồng và lịch sử 4000 năm văn hiến cho thấy chính sự đoàn
kết đó đã đánh thắng bao nhiêu kẻ thù mạnh hơn ta gấp trăm ngàn lần.VD điển
hình là cuộc chống giặc Mông - Nguyên.
Nếu ở thời điểm hiện tại, nếu có 1 cuộc chiến tranh với những vũ khí hiện đại
của kẻ thù thì Đảng và nhà nước phải dựa vào dân là chủ yếu.
*VN là 1 dân tộc dũng cảm trong chiến đấu, thông minh sáng tạo trong lao động
và chiến đấu, không ngừng mở cửa và đón nhận nhưng tinh hoa văn hóa của thời
đại.
*Truyền thống nhân nghĩa của dân tộc VN.Để tổng kết chiến thắng giặc Minh
xân lược, Nguyễn Trãi đã viết Bình Ngô Đại cáo và khẳng định:
''Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo''.
Phần câu hỏi thảo luận
Câu 1: Sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh phải bắt đầu từ truyền thống nào?
A.Truyền thống tư tưởng – văn hóa.
B. Truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái.
C. Truyền thông lạc quan, yêu đời.
D. Truyền thống hiếu học.
Đáp án A
Câu 2: Giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam có ảnh
hưởng sâu sắc nhất đến tư tưởng Hồ Chí Minh?
A. Yêu nước.
B. Nhân ái.
C. Cần cù, sáng tạo.
D. Hiếu học.
Đáp án A
Câu 3: Truyền thống cần cù, sáng tạo được Hồ Chí Minh thể hiện qua việc:
A. Lãnh đạo nhân dân ta chiến thắng hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
B. Kêu gọi mọi người lao động hăng say, sáng tạo.
C. Tự mình lao động, làm gương cho mọi người.
D. Tất cả các trên
Đáp án D
Câu 4: Truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam được Hồ Chí minh thừa kế và
phát triển?
A. Tinh thần nhân ái hiếu học.
B. Chủ nghĩa yêu nước.
C. Cần cù lao động.
D. Tất cả các truyền thống trên.
Đáp án B
Câu 5: Tư tưởng HCM được hình thành từ những cơ sở lý luận nào?
A. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc việt nam.
B. Tinh hoa văn hoá nhân loại.
C. Chủ nghĩa Mác Lênin.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Đáp án D

You might also like