You are on page 1of 23

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

---🙦🕮🙤---

TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN


VIỆT NAM

CHUYÊN ĐỀ : TỘI ÁC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC


VIỆT NAM

Lớp học phần: 2331101113719


Giảng viên giảng dạy: Nguyễn Thị Túy
Nhóm thực hiện: One man
Lê Thị Lan Anh (Nhóm trưởng) Lê Thị Kim Huyền
Trần Thị Xuân Mai Nguyễn Thị Ngọc Phượng
Võ Phương Kiều Huỳnh Ngọc Hân
Nguyễn Hương Giang Phạm Huy Hiệp
Nguyễn Thị Thanh Mai
TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 10 năm 2023

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................................3
I. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI..................................................................................3
II. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH..............4
PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................................5
I. CUỘCTHẢM SÁT Ở THẠNH PHONG NĂM 1969..............................................5
1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ......................................................................................5
2. DIỄN BIẾN..........................................................................................................6
3. HẬU QUẢ SAU VỤ THẢM SÁT.......................................................................9
4. KẾT LUẬN........................................................................................................10
II. SỰ KIỆN VỤ THẢM SÁT MỸ LAI NĂM 1968................................................12
1. GIỚI THIỆU.......................................................................................................12
2. VỤ THẢM SÁT MỸ LAI..................................................................................12
3. MỘT BÊN KHÁC TẠI THÔN CỔ LŨY..........................................................14
4. MỘT SỐ DI VẬT CÒN SÓT LẠI CỦA CÁC GIA ĐÌNH SAU VỤ THẢM
SÁT TẠI MỸ LAI..................................................................................................16
5. 55 NĂM ĐÃ ĐI QUA – NIỀM ĐAU THƯƠNG CÒN MÃI............................16
III. MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ MÀ MỸ ĐÃ SỬ DỤNG TRONG SỰ KIỆN MỸ LAI,
THẠNH PHONG NÓI RIÊNG VÀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM NÓI CHUNG...19
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................23

1
MỤC LỤC ẢNH
Ảnh 1: Bảo tàng chứng tích chiến tranh 4
Ảnh 2: Vị trí tương đối nơi xảy ra sự kiện - Ấp 5 (thường được gọi là Khâu Băng), xã
Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre 5
Ảnh 3: Trung đội SEAL tên là “X-Quang” chụp ảnh trên bến tàu tỉnh Bến Tre 6
Ảnh 4: Hình ảnh Trung úy Bob Kerry 7
Ảnh 5: Phần mộ Vợ Chồng ông Bùi Văn Phát và bà Lưu Thị Cảnh 7
Ảnh 6: Hình ảnh ống cống và phần mộ 3 đứa trẻ 8
Ảnh 7: Hình ảnh 20 nạn nhân bị Lính Mỹ thảm sát ở Thạnh Phong 8
Ảnh 8: Bà Bùi Thị Lượm-nạn nhân còn sống sót sau vụ thảm sát 9
Ảnh 9: Giới thiệu sự kiện thảm sát Mỹ Lai năm 1968 12
Ảnh 10: Cảnh người chết trên một con đường tại xã Mỹ Lai 13
Ảnh 11: Cảnh người phụ nữ và trẻ em tại xã Mỹ Lai lúc bấy giờ 14
Ảnh 12: Xác người dân bị giết bên cạnh ngôi nhà bị đốt cháy 15
Ảnh 13: Tên các nạn nhân bị giết hại 15
Ảnh 14: Đôi thùng đựng mắm của gia đình bà Nguyễn Thị Tỵ 16
Ảnh 15: Mâm đồng của gia đình ông Trương Dân 16
Ảnh 16: Tín đựng mắm của gia đình ông Hàn Đích 16
Ảnh 17: Lọ đựng gạo của gia đình bà Nguyễn Thị Chác 16
Ảnh 18: Súng phóng lựu hóa học M79 19
Ảnh 19: Súng tiểu liên M.18 Commando và M31 20
Ảnh 20: Súng đại liên 30 M2 21
Ảnh 21: Súng tiểu liên Madsen 22
Ảnh 22: Súng ngắn 22

2
PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI


Đối với một người trẻ như chúng em, có lẽ “chiến tranh” là một cột mốc
chưa vĩnh viễn chìm vào quá khứ nhưng cũng chẳng gần hiện tại để được hiểu
một cách thấu đáo. Chúng em thường nói với nhau rằng, chiến tranh là những
chiến thắng huy hoàng, ở đó người lính là những anh hùng vĩ đại. Nhưng thử hỏi,
có biết bao người hiểu hết về cuộc chiến tranh của toàn dân tộc? Hiểu hơn vẻ bề
ngoài và tận sâu đáy lòng của những người chiến sĩ anh dũng, quả cảm? Với
những người lính, chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang, khốn
khổ, phiêu biệt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới bạt sầu vô
cảm và tuyệt cự khủng khiếp nhất của dòng giống con người (trích Nỗi buồn
chiến tranh). Chiến tranh không chỉ có những chiến thắng huy hoàng mà còn đầy
rẫy những đau thương, mất mát, là máu và nước mắt của hàng triệu con người, là
tình yêu, là trái tim của chiến sĩ nhớ về người thương để lấy động lực chiến đấu
và sống sót. Mặc dù chiến tranh đã qua đi nhưng không thể nào xóa bỏ hết thảy
những nỗi đau mà nó để lại cho người dân Việt Nam. Để có được một nền độc
lập như hiện tại, đã không biết có bao nhiêu chiến sĩ phải hy sinh, bao nhiêu gia
đình phải rơi vào cảnh nước mất, nhà tan. Sẽ không có một phép đo nào cho nỗi
đau mà dân ta phải hứng chịu.
Trong quá trình học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nhóm
chúng em đã có cơ hội tham quan Bảo tàng chứng tích chiến tranh và có cơ hội
hiểu thêm về tội ác chiến tranh xâm lược của Mỹ với Việt Nam. Nhóm chúng em
hy vọng với bài báo cáo này, sẽ có thể một phần nào nó giúp mọi người hiểu
thêm về lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc, hiểu thêm về tội ác chiến tranh
của thực dân Mỹ và những nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn mà nhân dân ta phải
chịu. Từ đó có thể lan tỏa cho mọi người về lòng biết ơn những người chiến sĩ đã
mất và tinh thần yêu nước, đoàn kết của dân tộc. Và hơn hết, chúng em mong
rằng sẽ giúp cho những thế hệ trẻ sau này có thêm động lực để cố gắng học tập,
nghiên cứu về lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Cố gắng và nỗ lực hết sức

3
mình cho đất nước ta ngày càng phát triển để một phần nào đó có thể xoa dịu nỗi
đau mà chiến tranh để lại.

II. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN


TRANH
Ngày 30/4/1975, cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt
Nam giành thắng lợi hoàn toàn:
hòa bình, độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
được khôi phục. Để lưu lại
những chứng tích anh hùng của
nhân dân Việt Nam trong cuộc

đấu tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu
bật những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược, ngày 04/9/1975 Nhà
Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng. Sau đó, Nhà
Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được đổi tên thành Nhà Trưng bày Tội ác Chiến
tranh xâm lược (ngày 10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến
tranh (ngày 4/7/1995). Bảo tàng hiện là thành viên hệ thống các Bảo tàng Việt
Nam, các Bảo tàng vì Hòa bình thế giới (INMP) và Hội đồng Quốc tế các Bảo
tàng (ICOM). Bảo tàng chuyên nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và trưng bày về
chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Qua
đó Bảo tàng kêu gọi công chúng nêu cao ý thức chống chiến tranh phi nghĩa, bảo
vệ hòa bình và tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân các nước trên thế giới.
Bảo tàng hiện có 9 chuyên đề trưng bày thường xuyên, nhiều triển lãm ngắn
ngày và triển lãm lưu động, tổ chức đón tiếp, gặp gỡ, giao lưu giữa công chúng
với các nhân chứng chiến tranh. Với gần 1 triệu khách tham quan hàng năm, Bảo
tàng đã trở thành một trong những địa điểm văn hóa - du lịch có sức thu hút đối
với công chúng Việt Nam và Quốc tế.

4
PHẦN NỘI DUNG

I. CUỘC THẢM SÁT Ở THẠNH PHONG NĂM 1969


Chiến tranh luôn chứa đựng nhiều thương đau và mất mát mà trong hàng
nghìn năm qua chúng chưa dừng lại. Việt Nam là đất nước trải qua nhiều cuộc
chiến tranh nhưng vẫn đem trong mình lòng yêu nước và hòa bình khiến nhiều
nước phải nể phục. Những vụ thảm sát hàng loạt được hình thành và bất chấp
luật pháp và nhân quyền. Vụ thảm sát Thạnh Phong ở Bến Tre là một vụ thảm
sát tiêu biểu và để lại cho người dân Việt Nam những đau đớn và mất mát không
thể diễn tả được.

1. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ


Thạnh Phong là một xã nghèo ven biển ở Bến Tre, do địa hình heo hút, hiểm
trở, Thạnh Phong được chọn làm căn cứ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Đây là một căn cứ địa cách mạng, nơi tiếp nhận chi viện vũ khí từ miền Bắc theo
đường Hồ Chí Minh trên biển. Thời đó, vùng này bị chính quyền Sài Gòn đánh dấu
là vùng bắn tự do (free-fire zone). Người dân được yêu cầu di tản đến các “ấp chiến

5
lược”, những ai không hợp tác có thể bị coi là Việt Cộng hoặc “cảm tình Cộng
Sản”.

Thảm sát Thạnh Phong là sự kiện xảy ra ngày 25 tháng 2 năm 1969 tại Khâu
Băng (ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), lực lượng
biệt kích đặc nhiệm hải quân SEAL của quân đội Mỹ, do Bob Kerrey chỉ huy.

2. DIỄN BIẾN
Bob Kerrey năm đó 25 tuổi, chỉ huy nhóm biệt kích 7 người của lực lượng
SEAL, Hải quân Mỹ. Họ được huấn luyện để thực hiện các cuộc đột kích nguy hiểm:
xuất hiện lặng lẽ và bất ngờ trong bóng tối, tấn công và giết hoặc bắt thủ lĩnh đối
phương, rồi nhanh chóng biến vào màn đêm. Cả nhóm mới sang Việt Nam được mấy
tuần và chưa được thực hiện một nhiệm vụ đáng kể nào. Cách đó 12 ngày, do có tin
tình báo là bí thư xã (của Mặt trận Giải phóng Miền Nam, phía Nam Việt Nam thường
gọi là Việt Cộng) sẽ về làng, nên nhóm của Kerrey đã đến đây, tụ tập người dân lại tra
khảo nhưng không tìm ra gì, rồi cho về. Họ đã lục soát 2 nhà tranh và tra khảo 14 phụ
nữ và trẻ em. Sau đó ít lâu, lại có tin tình báo là bí thư xã sẽ về làng tổ chức 1 cuộc
họp, lần này có cả 1 chỉ huy quân cách mạng.

6

Vào khoảng 8-9 giờ tối ngày 25/2/1969, nhóm biệt kích hải quân SEAL do Trung
úy Bob Kerrey chỉ huy tiến vào làng chài Khâu Băng, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh
Phú, tỉnh Bến Tre nhằm truy tìm 1 cán bộ của lực lượng Mặt trân dân tộc Giải phóng
miền Nam.
Tại đây họ đã cắt cổ ông Bùi Văn Phát – 66 tuổi và giết vợ là bà Lưu Thị Cảnh –
62 tuổi.

Sau đó, họ đã nhìn thấy 3 bé trốn trong ống cống và liền đập chết 2 em, mổ bụng
1 em (Bé lớn nhất chỉ có 10 tuổi và nhỏ nhất là 6 tuổi).

7

Càng tiến sâu vào xã, họ đã giết 15 người trong đó có 3 phụ nữ mang thai và mổ
bụng 1 bé gái. Sau đó rời đi. Trong đêm càn quét đó, toán lính Mỹ đã sát hại tổng cộng
20 người dân bao gồm người già, phụ nữ và trẻ nhỏ, hoàn toàn không có một người
nào thuộc lực lượng cách mạng.


Nạn nhân may mắn còn sống sót là bà Bùi Thị Lượm lúc đó bà chỉ mới 12 tuổi
và bị thương ở chân.

8

3. HẬU QUẢ SAU VỤ THẢM SÁT


Trong đêm càn quét đó, toán lính Mỹ đã sát hại tổng cộng 20 người dân bao gồm
người già, phụ nữ và trẻ nhỏ, hoàn toàn không có một người nào thuộc lực lượng cách
mạng.

Theo lời kể bà Bùi Thị Lượm - nạn nhân duy nhất sống sót sau thảm sát Thạnh
Phong: “Không có ai khác may mắn sống sót trong đêm đó. Trong số 20 người chết,
có một người cô và một người mợ đang mang thai. Nếu tính cả thai nhi chưa lọt lòng,
con số chính xác là 23 nạn nhân”.

“Đêm đó, tôi đang ngủ thì nội gọi. Tôi bò ra cửa hầm thì thấy mọi người ngồi
chụm lại với nhau, lính biệt kích bao quanh. Rồi đột ngột bọn chúng bắn từng loạt."
"Đêm đó ở Thạnh Phong, không có người đàn ông nào có mặt, chỉ có người già,
phụ nữ,
trẻ nhỏ đứng trân mình trước làn đạn. “Nhiều người chết mà chẳng còn lành lặn.
Có người già chết mà tay vẫn chắp trên trán như đang quỳ lạy.”
"...ba đứa bé là cháu nội ông Bùi Văn Vát đã ẩn nấp trong ống cống này nhưng
vẫn bị lính biệt kích Mỹ sát hại."
Sau vụ thảm sát, Bob Kerry được tặng thưởng Huân chương Sao Đồng (Bronze
Start) vì giết được 20 Việt cộng, phá hủy 2 căn nhà và thu được 2 vũ khí.Trong suốt 30
năm, 7 thành viên nhóm biệt kích của Kerrey không hé răng về những chuyện xảy ra ở
Thạnh Phong. Về phần Kerrey, khi về nước ông trở thành triệu phú nhờ kinh doanh

9
chuỗi nhà hàng và phòng tập khá thành công, sau rẽ sang chính trị, làm tới thống đốc
rồi thượng nghị sỹ, tham gia cuộc đua vào Nhà trắng năm 1992 nhưng thất bại trước
Bill Clinton.

Đến tháng 4/2001, cuối cùng câu chuyện về tội ác của Bob Kerry gây ra cho
nhân dân Việt Nam cũng hoàn tất, chuẩn bị lên trang bìa tạp chí New York Times và
phát sóng trong chương trình 60 Minutes II của đài CBS. Chỉ hơn 1 tuần trước khi phát
hành, Kerrey đã chủ động thú nhận trước sự việc trong 1 cuộc nói chuyện tại Học viện
Quân sự Virginia, Bob Kerry đã thú nhận trên tạp chí Time về cuộc thảm sát Thạnh
Phong “Có một điều tôi sẽ nhớ đến lúc chết. Khoảng 14 xác phụ nữ và trẻ em, tôi
không nhớ rõ. Tôi trông chờ nhìn thấy xác Việt Cộng với vũ khí, nhưng không... Hình
ảnh đó bạn không bao giờ xua tan được”. Mặc dù tội ác này diễn ra vào năm 1969
nhưng đến tháng 4 năm 2001, Bob Kerry lúc đó là một thương nghị sĩ mới thú nhận tội
ác của mình trước dư luận quốc tế, điều này đã hoàn toàn chấm dứt tham vọng trở
thành tổng thống của ông.
Như vậy, sau cuộc thảm sát, đã có quá nhiều thiệt hại về mạng người, điều này
làm thức đẩy ngọn lửa đấu tranh chống giặc của dân tộc càng thêm mạnh mẽ cùng tvới
sự đồng tình, ủng hộ của bạn bè quốc tế trong vấn đề độc lập dân tộc.Chiến tranh đem
đến tang tóc, đau thương, là cảnh hàng chục người ngã xuống trong oan ức. Chính vì
vậy, cần đấu tranh và lên án mạnh mẽ mọi hành động dã man của giặc cũng như bảo
vệ lấy quyền tự do, độc lập của dân tộc.

4. KẾT LUẬN
Vụ thảm sát này, cũng như nhiều vụ khác trong quãng thời gian đó, diễn ra theo
một kịch bản tương tự nhau: lính Mỹ hoặc đồng minh vào 1 làng “thân cộng sản” để
“tìm và diệt” Việt Cộng. Không tìm thấy thì tra hỏi, đập phá và hành quyết người dân.
Chính quyền VNCH và quân đội Mỹ làm ngơ, giấu diếm, khi lộ thì điều tra qua loa.
Điều này khiến người ta khó có thể không cho rằng: khi bất lực trong việc “bình định”
các vùng kháng chiến, họ đã ngầm bật đèn xanh cho các cuộc giết chóc dân lành.

Bác Hồ từng bức xúc phát biểu: “Vì Mỹ mà đất nước chúng tôi bị chia cắt làm
đôi, đồng bào miền Nam chúng tôi đang lâm vào tình cảnh đau thương, nước sôi lửa
bỏng. Vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam có những tòa án phát xít, những luật lệ bạo

10
ngược, những máy chém lưu động giết người khắp thành thị và thôn quê, có những trại
giam khổng lồ, giam cầm và tra tấn hàng chục vạn người, giết chết hàng vạn người yêu
hòa bình và Tổ quốc. Vì Mỹ mà có những sư đoàn, binh lính với máy bay, xe tăng và
đại pháo Mỹ đi càn quét liên miên, giết hại dân thường và đốt phá làng mạc. Nói tóm
lại vì Mỹ mà miền Nam Việt Nam biến thành địa ngục trần gian”.

Người Việt Nam chúng ta vốn bao dung, trái tim đủ lớn để tha thứ, vốn rất hiếu
khách, mến khách nhưng trong trường hợp Bob Kerrey, không ai đảm bảo rằng ông
được yêu mến, dù ông ở cương vị nào đi nữa.

Thực ra, cho đến bây giờ, nhiều người trong chúng ta đã quên hận thù song
không phải khi máu đã khô rồi mọi chuyện sẽ qua đi. Phải nhớ đến Mỹ Lai, nhớ đến
Thạnh Phong để chúng ta càng yêu quý hòa bình, quý xương máu người Việt đã đổ
xuống để có quê hương hôm nay.

11
II. SỰ KIỆN VỤ THẢM SÁT MỸ LAI NĂM 1968
1. GIỚI THIỆU
Thảm sát Mỹ Lai là một trong những tội ác
chiến tranh khủng khiếp nhất của quân đội Hoa Kỳ
trong Chiến tranh Việt Nam. Vào ngày 16 tháng 3
năm 1968, một đơn vị lính Mỹ đã xâm nhập vào
thôn Mỹ Lai thuộc xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh,
tỉnh Quảng Ngãi, và bắn chết hàng trăm người dân
vô tội, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Họ còn
hành hạ, cưỡng bức, tra tấn và cắt xẻo các bộ phận
cơ thể của các nạn nhân. Vụ thảm sát đã bị che
giấu bởi quân đội Hoa Kỳ cho đến khi bị phanh
phui bởi một số nhà báo và nhân chứng. Vụ thảm
sát đã gây ra sự phẫn nộ của dư luận thế giới và
làm dấy lên phong trào phản chiến ở Mỹ. Tuy
nhiên, chỉ có một người duy nhất bị kết án vì tội ácẢnày, đó là chỉ huy cấp trung đội
William Calley, và anh ta cũng chỉ phải chịu quản thúc tại gia trong ba năm rưỡi.
Thảm sát Mỹ Lai là một biểu tượng của sự tàn bạo và vô nhân đạo của chiến tranh, và
là một vết nhơ không thể xóa nhòa trong lịch sử quan hệ Việt - Mỹ.

2. VỤ THẢM SÁT MỸ LAI


Theo lực lượng tình báo Mỹ sau sự kiện Mậu Thân năm 1968. Lực lượng Việt
cộng đã trở về bốn thôn của Mỹ Lai và ẩn nấp trong bốn thôn này nên lính Mỹ đã càn
quét qua đây để tiêu diệt lực lượng cách mạng. Sáng ngày 16 tháng 3, sau một đợt
công kích dọn chỗ ngắn bằng pháo và súng máy bắn từ trực thăng, Đại đội Charlie đổ
bộ vào làng Sơn Mỹ. Các binh sĩ của đơn vị này không tìm thấy bất cứ lính Việt Cộng
nào trong làng, thay vào đó chỉ có những người dân thường, phần lớn là phụ nữ và trẻ
em, đang cố gắng tìm chỗ ẩn nấp trước cuộc càn quét của quân đội Mỹ. Nhiều người
trong làng vẫn còn đang nấu cơm sáng. Tuy nhiên, binh lính đã răm rắp tuân lệnh đại
đội trưởng Medina. Cả đại đội bắt đầu giết chóc, "tàn sát bất cứ thứ gì động đậy".

12
Trung đội của thiếu úy William Calley bắt đầu xả súng vào các "địa điểm tình
nghi có đối phương", những người dân thường đầu tiên bị giết chết hoặc bị thương bởi
các loạt đạn bừa bãi này. Sau đó lính Mỹ bắt đầu hủy diệt tất cả những gì chuyển động,
người, gia súc, gia cầm... Họ bị giết bằng các loạt súng, bằng lưỡi lê hoặc bằng lựu đạn
với mức độ tàn bạo mỗi lúc một cao. Lính Mỹ quăng lựu đạn vào nhà mà không thèm
bận tâm xem trong nhà có gì. Một sĩ quan túm tóc một người đàn bà và dùng súng
ngắn bắn thẳng vào người đó. Một phụ nữ vừa ôm con nhỏ bước ra khỏi nhà liền bị
bắn chết ngay lập tức, khủng khiếp hơn, một lính Mỹ liền dùng khẩu súng trường tự
động M16 xả đạn bắn tung xác đứa trẻ sơ sinh khi nó vừa rơi xuống đất.
Binh lính bắt đầu nổi điên, họ
xả súng vào đàn ông không mang vũ
khí, đàn bà, trẻ em và cả trẻ sơ sinh.
Những gia đình tụm lại ẩn nấp trong
các căn lều hoặc hầm tạm bị giết
không thương tiếc. Những người giơ
cao hai tay đầu hàng cũng bị giết...

Những nơi khác trong làng, nỗi bạo tàn mỗi lúc chồng chất. Phụ nữ bị cưỡng bức hàng
loạt, những người quỳ lạy xin tha bị đánh đập và tra tấn bằng tay, bằng báng súng, bị
đâm bằng lưỡi lê. Một số nạn nhân bị cắt xẻo với dấu "C Company" ("Đại đội C") trên
ngực. Đến cuối buổi sáng thì tin tức của vụ thảm sát đến tai thượng cấp và lệnh ngừng
bắn được đưa ra. Nhưng Mỹ Lai đã tan hoang, xác người la liệt khắp nơi.
Vài chục người bị dồn vào một mương nước
và xả súng giết chết, một số chỗ khác cũng xảy ra
những giết hàng loạt như vậy. Một nhóm lớn gồm
khoảng 70 hoặc 80 dân làng nằm trong vòng vây
của Trung đội 1 ở trung tâm làng bị Calley đích
thân giết hoặc ra lệnh cho cấp dưới giết. Các binh
sĩ của Trung đội 2 đã giết ít nhất từ 60 đến 70 dân
làng bao gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ em trong
khi đơn vị này càn qua nửa phía bắc của thôn Mỹ
Lai 4 và Bình Tây.

13
Sau cuộc càn quét đầu tiên của Trung đội 1 và 2, Trung đội 3 được lệnh giải
quyết bất cứ sự "kháng cự còn lại" nào. Ngay lập tức lính Mỹ giết tất cả những người
và gia súc còn sống nhưng không may bị họ tìm được. Ngay cả những người giơ tay
đầu hàng từ chỗ ẩn nấp hoặc những tiếng rên cất lên từ các đống xác người cũng bị
những lính Mỹ này "giải quyết". Trung đội 3 cũng là đơn vị bao vây và giết một nhóm
khoảng từ 7 đến 12 dân thường chỉ gồm phụ nữ và trẻ em.
Vì Đại đội Charlie không gặp bất cứ sự kháng cự nào của "quân địch", Tiểu đoàn
4 thuộc Trung đoàn bộ binh số 3 bắt đầu chuyển Ảnh SEQ Ảnh \* ARABIC 11: Cảnh người phụ nữ
và trẻ em tại xã Mỹ Lai lúc bấy giờ
hướng càn quét sang các xóm của thôn Mỹ Khê 4
và giết khoảng 90 dân thường. Có một binh sĩ Mỹ chết và 7 người khác bị thương vì
mìn và bẫy cá nhân. Trong vòng 2 ngày tiếp theo, các đơn vị lính Mỹ tiếp tục việc đốt
phá các làng xóm và tra tấn những người bị bắt. Các lính Mỹ nếu không tham gia vào
các tội ác thì cũng không phản đối hoặc báo cáo lại nó với cấp trên. Một lính Mỹ tham
gia vụ thảm sát sau này kể lại:

“ Có thể nói đa phần lính trong đơn vị tôi không coi dân Việt Nam là người.”

3. MỘT BÊN KHÁC TẠI THÔN CỔ LŨY

Tại thôn Cổ Lũy, vừa bước ra khỏi máy bay, một trung đội đã xông vào xóm Mỹ
Hội. Lính Mỹ chia thành nhiều tốp, sục đến từng nhà, tìm đến từng hầm. Nhà bị sục
đầu tiên là nhà ông Lệ lúc trong hầm nhà này có 15 người đang trú ẩn. Thấy lính Mỹ
kéo đến, 8 người trong hầm bước ra, liền bị xả súng bắn chết tất cả, xác đè lên nhau.
Lính Mỹ tiếp tục ném mìn vào hầm, giết nốt những người còn lại. Từng tốp lính Mỹ
chia nhau tàn sát khắp mọ nơi. Bên cạnh đó lính Mỹ còn phóng hỏa đốt hết tất cả
những gì còn sót lại.

14

5. 55 NĂM ĐÃ ĐI QUA – NIỀM ĐAU THƯƠNG CÒN MÃI
Sau vòng
Khi bước 4vào
tiếng
cănđồng hồ với
phòng của dòng
một buổi
chữ
sáng, 504chiến
“Tội ác người dânxâm
tranh bị giết hại.nhóm
lược”, 504 cái tên
chúng
với đã
tôi nhiều kích cỡ
ấn tượng vớikhác nhau,
những bứcchữ
ảnhnào càng
về cuộc
lớn
thảmđại
sátdiện
Mỹ cho
Lai tên
nămcủa cácvìcụsựcàng
1968 lớn tuổi
dã man, tàn

bạo.ngược
Đó làlại chữ hình
những càng ảnh
nhỏám
đạiảnh,
diênđau
cholòng,
tên
củakhó
và những emvềbémột
quên càngtrong
nhỏ tuổi.
nhữngTên
tộicủa
ác các
lớn
nạn
nhấtnhân đã được
của quân đội viết
Mỹ lại bằng
trong chữ tranh
chiến trắng Việt
trên

nền một
Nam. cái bục
Chúng tôi màu xámnhững thi thể của các nạn nhân chồng chất trên đường, trong
đã thấy
mương, hay trước
4. MỘT SỐ cửa nhà. Thấy
DI VẬT CÒNđược
SÓTsựLẠI
sợ hãi,
CỦA hoảng
CÁCloạn,
GIAvàĐÌNH
bất lựcSAU
của VỤ
những
người
THẢM dânSÁT
trướcTẠI
súngMỸ
ốngLAI
của kẻ xâm lược, những phụ nữ và trẻ em bị cưỡng hiếp, tra
tấn, và giết hại một cách tàn bạo, những

15
người sống sót mất đi tất cả: người thân, bạn bè, và tài sản. Những điều đó làm chúng
tôi nhận thức rõ những người lính Mỹ lạnh lùng, máu lạnh, và vô nhân tính như thế
nào khi hành động như những con quái vật.

Ngắm nhìn những bức ảnh khiến chúng tôi cảm thấy rất sót xa, tức giận và khâm
phục. Sót xa cho những người dân vô tội bị giết hại một cách oan uổng. Tức giận với
những kẻ gây ra vụ thảm sát và che giấu sự thật. Khâm phục với những người lính Mỹ
có lương tâm và can đảm lên tiếng phản đối vụ thảm sát. Khâm phục với những người
sống sót đã vượt qua nỗi đau để tiếp tục sống và xây dựng cuộc sống mới. Khâm phục
với những người đã ghi lại và phơi bày vụ thảm sát để làm chứng cho lịch sử. Những
bức ảnh về cuộc thảm sát Mỹ Lai là một minh chứng sống cho sự tàn ác và phi nghĩa
của chiến tranh. Nhưng cũng là một minh chứng cho sự kiên cường và hy sinh của
người Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Những bức ảnh này không chỉ là
để kỷ niệm, mà còn là để cảnh báo cho các thế hệ sau về giá trị của hòa bình và nhân
quyền.

Cuộc thảm sát Mỹ Lai là một biến cố lịch sử đen tối, nhưng cũng là một biểu
tượng của sự kháng chiến anh dũng và kiên trì của dân tộc Việt Nam trước sự xâm
lược của Mỹ. Cuộc thảm sát này đã gây ra một làn sóng phẫn nộ và lên án trên toàn thế
giới, đặt ra những câu hỏi về tính chính đáng và nhân đạo của chiến tranh Việt Nam.
Nó cũng đã tác động đến tâm lý và đạo đức của quân đội Mỹ, khiến nhiều người lính
mất niềm tin và nổi loạn. Cuộc thảm sát đã góp phần thúc đẩy quá trình chấm dứt
chiến tranh và hoà bình hóa Việt Nam. Ngày nay, cuộc thảm sát Mỹ Lai vẫn còn có ý
nghĩa quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Nó là một bài học lịch sử để nhớ lại những
hy sinh và tổn thất do chiến tranh gây ra, để trân trọng giá trị của hòa bình và độc lập.
Và cũng là một minh chứng cho sự tha thứ và hợp tác của người Việt Nam với người
Mỹ, khi hai nước đã bình thường hóa quan hệ và hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Nó
cũng là một kênh để truyền tải thông điệp về nhân quyền và nhân văn cho các thế hệ
sau, để không ai phải chịu đựng lại nỗi ám ảnh do chiến tranh mang lại.

Sau khi xem những bức ảnh về cuộc thảm sát này, nhóm chúng tôi càng quý
trọng hòa bình hiện tại và nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự hòa bình. Nhóm
chúng tôi hy vọng có thể góp một chút sức để có thể phổ biến rộng rãi những bức ảnh,

16
tài liệu, và chứng tích về cuộc thảm sát nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tự hào
dân tộc. Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết, và đổi mới của dân tộc Việt Nam.
Xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, và phồn vinh. Góp phần vào sự
phát triển bền vững của đất nước và thế giới.

17
III. MỘT SỐ LOẠI VŨ KHÍ MÀ MỸ ĐÃ SỬ DỤNG TRONG SỰ
KIỆN MỸ LAI, THẠNH PHONG NÓI RIÊNG VÀ CHIẾN TRANH
VIỆT NAM NÓI CHUNG.

Bên cạnh những hình ảnh, tư liệu về tội ác và hậu quả của cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trên đường Võ Văn Tần (TP.HCM)
còn đang lưu giữ hàng chục loại súng, đạn mà quân đội Mỹ sử dụng thời kỳ đó.
Súng phóng lựu hóa học M79 ra đời từ những năm 1950 do hãng Springfield
Armory (Mỹ) thiết kế nhằm giải quyết vấn đề chế áp bộ binh đối phương đặt ra sau
chiến tranh thế giới thứ 2. Được trang bị trong quân đội Mỹ từ năm 1961, súng phóng
lựu cá nhân M79 nặng 2,7kg, dài 731mm, nòng xoắn dài 357mm. M79 sử dụng đạn cỡ
40x46mm với nhiều chủng loại như: đạn nổ mảnh sát thương, đạn xuyên lõm, đạn hơi
cay, đạn chiếu sáng, đạn khói chỉ thị mục tiêu, đạn rải truyền đơn… tốc độ bắn đạt 6
viên/phút, thấp hơn so với súng cối nhưng đảm bảo khả năng bắn cầu vồng ở cự li gần,
chế áp bộ binh rất hiệu quả, ở tầm 400m trở xuống.

Ảnh 18: Súng phóng lựu hóa học M79

Súng tiểu liên M.18 Commando: Cấu tạo cơ bản giống súng tiểu liên M.16
nhưng ngắn hơn, dùng để trang bị cho lực lượng biệt kích. Súng tiểu liên M.18 đã đáp
ứng mong muốn của quân đội Mỹ về một biến thể M16 nhỏ gọn cũng như cải thiện
những điểm bất cập của các loại biến thể khác trước đó. Với báng súng hai nấc hình

18
ống dễ dàng kéo dài - thu gọn, ốp lót tay tam giác lỏng lẻo được thay thế bằng ốp tròn
chắc chắn hơn đồng thời đơn giản hóa quy trình sản xuất.

Súng tiểu liên M31 là một loại súng tiểu liên khá thông dụng của quân đội Mỹ
dùng trong suốt thế chiến thứ hai cũng như hơn nửa đầu thế kỷ 20. Sau này nó cũng
xuất hiện trên nhiều chiến trường khác như chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Đông
Dương, nội chiến Trung Quốc,... Đây là một trong những khẩu súng tiểu liên nổi tiếng
nhất thế giới những năm 1940-1960 bởi có hình dáng nhỏ, gọn, nhẹ, dễ sử dụng.

Đại liên 30 M2 (12,7mm) có tốc độ bắn chừng 450-600 viên/phút, tầm bắn hiệu
quả 1.830m và tầm bắn tối đa lên tới 6.800m. Cho đến nay trên thế giới, M2 vẫn là
một trong những khẩu súng máy hạng nặng rất tốt, được bộ binh mang vác hoặc gắn
trên xe chiến đấu.

19
Ảnh 20: Súng đại liên 30 M2

Súng tiểu liên Madsen do Đan Mạch thiết kế và chế tạo với nhiều biến thể như
kiểu 1946 (M-46), kiểu 1950 (M-50) và kiểu 1953 (M-53). Trong chiến tranh Việt
Nam, loại súng này thường được trang bị cho các đơn vị biệt kích của Pháp, Mỹ và
quân đội Sài Gòn. Một số ít đã bị quân dân Việt Nam tịch thu trong chiến đấu và sử
dụng lại. Madsen dùng cỡ đạn 9x19mm (hộp tiếp đạn 32 viên), tốc độ bắn 480
phát/phút (hoặc 550 phát/phút với biến thể M-50/M-53), tầm bắn hiệu quả 100m.

20
Ảnh 21: Súng tiểu liên Madsen

Súng ngắn: Cắc loại súng Colt - 45, Rouleau nòng dài, Rouleau nòng ngắn
thường được trang bị cho cảnh sát và sĩ quan quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn cũ để
tự vệ và để chỉ huy chiến đấu. Tuy nhiên, trong thời kỳ chiến tranh, loại súng này bị sử
dụng để bắn chết người dân vô tội.

21
PHẦN KẾT LUẬN

Sau khi tham quan bảo tàng chứng tích chiến tranh, chúng em cảm thấy rất cảm
động và sâu sắc với những hình ảnh, đồ vật và câu chuyện được trưng bày. Bảo tàng
đã giúp chúng em thấu hiểu được những đau khổ, hi sinh và tàn phá do chiến tranh
mang lại. Chúng em không thể ngừng suy nghĩ về những người lính và dân thường đã
hy sinh vì sự tự do và ước mơ về một thế giới hòa bình.
Bên cạnh đó, Bảo tàng chứng tích chiến tranh cũng cho thấy được sự tàn bạo và
đau thương của chiến tranh theo một cách trực quan và chân thực. Những hình ảnh
người chết như ngã rạ, những công cụ hủy diệt và những đồ vật tàn tích là những cảnh
tượng đau lòng mà chiến tranh mang đến và từ những cảnh tượng đau thương đó
chúng em thấu hiểu được những tổn thương và khổ cực mà người dân thường nói
chung và những người lính nói riêng phải trải qua trong cuộc chiến tranh đấy. Chúng
em cũng phải dành lời cảm kích với những nỗ lực của các nhà quản lý bảo tàng để giữ
cho những kỷ vật này tồn tại để chúng ta có thể học hỏi và không bao giờ quên được
dân ta phải trải qua những gì, mất những gì, hi sinh những gì để có được sự hòa bình
như ngày hôm nay.
Tuy nhiên, điều mà chúng em rút ra từ tham quan này là hy vọng. Hy vọng rằng
chúng ta có thể học từ quá khứ để không phải tái diễn những lỗi lầm trong tương lai.
Hy vọng rằng tất cả chúng ta có thể sống hòa bình và tôn trọng nhau. Hy vọng rằng
nền hòa bình này sẽ được trường tồn mãi mãi. Bảo tàng chứng tích chiến tranh đã khơi
dậy cho chúng em một cái nhìn sâu sắc về giá trị của hòa bình và sự quan tâm đến con
người. Tôi tin rằng thông qua việc giữ gìn và duy trì những bảo tàng như vậy, chúng ta
giữ lửa hi vọng và truyền đạt thông điệp quan trọng về hòa bình và sự bắt đầu lại.

22

You might also like