You are on page 1of 3

Nhóm 4

Nguyễn Vũ Mai Tiên Mai Thị Hoàng Diễm Xuân


21DH715002 21DH716145
Trần Thị Thu Tuyền Nông Thị Hiền Lương
21DH715608 21DH712275
Dương Thị Khánh Ngọc Phan Ngọc Trà My
21DH712890 21DH712531
Cao Ngọc Nguyên Nguyễn Thành Tiến
21DH713042 21DH715037
Nguyễn Thị Nhung Ngô Đình Ngọc Bích
21DH713429 21DH714321

BÀI THU HOẠCH


THAM QUAN BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH
Hòa bình và tự do – có lẽ đây là những cụm từ có thể dùng để diễn tả cuộc sống hiện tại của
hầu hết mọi công dân Việt Nam. “Hòa bình”
khi được sống trong một thời đại không có
chiến tranh đẫm máu và nước mắt, “tự do”
vì không bị áp bức hay ràng buộc bởi những
chế độ phong kiến thời xa xưa. Tất cả những
điều này đều được giành lấy và xây nên bởi
sự hi sinh từ thể xác đến tinh thần, bởi lòng
đoàn kết và hơn hết là bởi một khát khao
mang lại một bầu trời tự do cho thế hệ Việt
Nam mai sau của ông cha ta, của những thế
hệ đi trước. Nhưng có lẽ những gì được kể
lại trong sách vở chưa thể nào tái hiện lại
được tính khốc liệt của các cuộc chiến tranh.
Cũng chính vì lẽ đó, tôi cùng các bạn trong
nhóm đã có một cuộc ghé thăm đến “Bảo
tàng chứng tích chiến tranh” để được hiểu
thêm một cách chân thực nhất lịch sử hào hùng của nước ta.

Đôi nét về Bảo tàng chứng tích chiến tranh (War Remmants Museum)
Tọa lạc tại Số 28 đường Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Nơi đây lưu trữ, nghiên cứu và sưu tầm hơn 20.000 tài liệu, hơn 1.500 hiện vật và phim ảnh
đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên là minh chứng rõ ràng nhất
cho tội ác và hậu quả của chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. 
Từ cổng vào là khu trưng bày ngoài trời, bao gồm các loại vũ khí, phương tiện quân sự của
Mỹ như máy bay phản lực, máy bay trinh sát, xe tăng, đạn pháo,… Khu vực còn lại là phía
bên trong tòa nhà, chính là nơi trưng bày hơn 1500 tư liệu, chia thành 8 phòng trưng bày với
các chủ đề khác nhau. Và đây cũng là bảo tàng duy nhất của Việt Nam được đưa vào hệ
thống hơn 60 bảo tàng vì hòa bình của tổ chức UNESCO.
Một vài quá trình khi tham quan
Đặt chân vào phòng "Chứng tích tội ác chiến tranh",
ngắm nhìn những hiện vật, chúng tôi nhìn thấy những
sự thật lịch sử dần được tái hiện lại. Những thứ mà
chúng tôi mới chỉ được đọc trên những trang sách,
nghe qua lời thầy cô trên giảng đường về những hậu
quả khốc liệt mà chiến tranh để lại. Có thể nói, nơi đây
không chỉ lưu giữ rõ nét những sự kiện đã xảy ra thông
qua những bức ảnh mà còn là những hiện vật, vũ khí
xâm lược mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong chiến
tranh ở Việt Nam.
Ở căn phòng số 4, nơi đây là những hình ảnh của
những nạn nhân chất độc da cam trong chiến tranh Việt
Nam. Với âm mưu đốt và giết sạch nhân dân ta, quân
đội Mỹ đã rãi 366kg chất độc màu da cam trên mảnh
đất hình chữ S. Hậu quả để lại sau đó là biết bao di
chứng đau đớn cho dân tộc ta đến tận thời điểm hiện
tại.
“Tội ác chiến tranh xâm lược” là căn phòng mà khách tham quan được dịp chứng kiến những
thủ đoạn và tội ác của đế quốc Mỹ, từ những loại vũ khí tối tân nhất, chất độc hóa học và
cách chúng đối xử với người dân Việt Nam hay tù binh
một cách tàn bạo.
Cảm nhận
Suy cho cùng, cuộc chiến nào đi qua cũng chỉ
mang đến những mất mát, những sự hy sinh
cao cả mà đau đớn cho những người ở lại.
Những gì mà chiến tranh để lại chỉ toàn là máu
và nước mắt của đồng bào, của nhân loại, hết
sức đau thương. Chiến tranh cũng chưa bao giờ
là sự lựa chọn của những con người vô tội và
mong cầu hòa bình, ước ao được sống và phát
triển một cách bình thường.
Qua sự trải nghiệm ở bảo tàng chứng tích chiến
tranh, tôi mới cảm nhận được một cách sâu sắc,
sống động cuốn phim lịch sử chiến tranh của
dân tộc ta. Những gì mà tôi được nghe, được
học trong sách vở thật sự là chưa thể đủ so với
một buổi đi tham quan những hiện vật, những
hình ảnh chân thật đến vậy tại bảo tàng. Thông
qua đó tôi cảm thấy khâm phục và tự hào làm sao những người chiến sĩ Việt Nam đã hết lòng
vì dân, vì Tổ quốc, ý chí của cha ông ta thật kiên cường, thà chịu nhục, chịu khổ, chịu bị hành
hạ chứ nhất quyết không bán nước. Tội ác của thực dân Mỹ gây ra cho đất nước ta là vô cùng
lớn, không một điều gì có thể bù đắp, có thể xóa bỏ được nỗi ám ảnh kinh hoàng trong lịch
sử.

You might also like