You are on page 1of 25

lOMoARcPSD|39101358

Bài thu hoạch QP4 - Bài thu hoạch "Bảo tàng chứng tích
chiến tranh"
Giáo dục quốc phòng II (Trường Đại học Sài Gòn)

Scan to open on Studocu

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)
lOMoARcPSD|39101358

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

----------

BÀI THU HOẠCH


GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH 4

Giảng viên bộ môn: Thầy Nguyễn Hữu Rành


Lớp: Thứ hai (tiết 2345 – NMH: 09)
Nhóm: 06

Năm học: 2020 - 2021

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

Trường Đại học Sài Gòn


Học phần: Giáo dục quốc phòng – an ninh 4
Giảng viên: Thầy Nguyễn Hữu Rành

BÀI THU HOẠCH

NHÓM 06

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


01 Võ Thị Hạ Thi (nhóm trưởng) 3118150107
02 Vũ Uyên Thảo 3118150105
03 Nguyễn Ngọc Thiên Hương 3118380121
04 Nguyễn Thị Thanh 3118150103
05 Huỳnh Thị Hoài Thương 3118150119
06 Bùi Thị Kim Thanh 3118150101
07 Nguyễn Thị Kim Thoa 3118150109
08 Trần Ngọc Tường Vy 3118150139

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

MỤC LỤC
NỘI DUNG
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU

I. Lý do chọn đề tài ...............................................................................4

II. Giới thiệu sơ lược về bảo tàng Chứng tích Chiến tranh...............5

1. Vài nét nổi bật ....................................................................................5

2. Khái quát về bảo tàng .........................................................................6

PHẦN 2: TÌM HIỂU VỀ BẢO TÀNG

I. Bối cảnh lịch sử .................................................................................9

II. Quá trình hình thành ......................................................................9

1. Thời kì nhà Nguyễn ...........................................................................9

2. Thời kì 1859 – 1975 ...........................................................................10

3. Sau năm 1975 .....................................................................................12

PHẦN 3: KẾT LUẬN

I. Mục đích của bảo tàng .....................................................................14

1. Hiện thực của chiến tranh ...............................................................14

1.1. Hình ảnh – nỗi đau qua những câu chuyện lịch sử .........................14

1.2. Hiện vật – chứng tích đau thương ...................................................16

1.3. Mô hình – tái hiện địa ngục lao tù ..................................................18

2. Hậu quả của chiến tranh .....................................................................20

3. Lời kêu gọi hòa bình ..........................................................................22

II. LỜI KẾT ..........................................................................................23

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU


I. Lý do chọn đề tài
“Chiến tranh” là một cụm từ mà mỗi khi được nhắc tới thì lại mang đến cảm giác
rùng mình, kinh sợ cho con người, bởi đơn giản chẳng ai ưa thích chiến tranh,
không ai không yêu chuộng hoà bình. Thế nhưng, trong lịch sử luôn tồn tại những
cuộc chiến tranh phi nghĩa, chỉ mang lại đau khổ và sự mất mát cho cả hai bên tham
chiến. Chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ là một trong những cuộc chiến tranh
phi nghĩa, thảm khốc và quy mô nhất trong lịch sử thế giới. Chiến tranh Việt Nam
đã trôi qua 45 năm, mặc dù để lại nhiều kí ức đau buồn nhưng đó cũng là minh
chứng hùng hồn cho tinh thần dân tộc của người Việt Nam. Tuy là bên chiến thắng,
nhân dân ta cũng chịu tổn thất vô cùng to lớn cả về vật chất và tinh thần. Tội ác mà
người Mỹ để lại trên đất nước Việt Nam, những hình ảnh khủng khiếp về việc tra
tấn dã man, tàn sát, ném bom, rải thuốc diệt cỏ, chất làm rụng lá cây, giết chết con
người, những người Việt vô tội bị thảm sát,…
Chặng đường tiến tới nền độc lập của Việt Nam là một con đường chông gai, đẫm
máu, đầy sự hi sinh và lửa đạn, kéo dài xuyên suốt thế kỷ XX, khởi đầu từ cuộc
kháng chiến chống Pháp, kết thúc bằng chiến thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh
lịch sử - giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
"Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập". Bác đã nói to câu nói này trên
Quảng trường Ba Đình lịch sử năm 1945, vừa để khích lệ toàn dân tộc Việt Nam ta,
vừa để tuyên bố cho cả thế giới biết. Thực hiện theo lời Bác dạy, toàn thể dân tộc ta
đã đồng lòng chiến đấu, giành được chiến thắng, đánh đuổi được ngoại xâm, giành
lại chủ quyền, thống nhất lãnh thổ đất nước.
Hiện tại, chúng ta đang sống trong độc lập, tự do và hạnh phúc. Chúng ta phải luôn
biết ơn công lao to lớn, sự hy sinh cao cả của các bậc cha ông, các anh hùng liệt sĩ,
những bà mẹ Việt Nam anh hùng… đã sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình để đổi
lại nền hòa bình cho cả dân tộc như ngày hôm nay. Những hình ảnh, sự kiện về cuộc
chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước mà chúng ta được nghe kể, hay
qua tivi, phim ảnh… đã cho chúng ta thấy được phần nào sự ác liệt của chiến tranh.
Song, những điều đó dường như chưa diễn tả hết được đầy đủ và chân thực bằng
khi tham quan các bảo tàng lịch sử tại Việt Nam – nơi lưu giữ những hình ảnh và
hiện vật còn lại của chiến tranh, nơi mà người dân Việt Nam “gần nhất” với lịch sử,
với sự hào hùng và tinh thần dân tộc mạnh mẽ luôn rực cháy.
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là nơi chuyên nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo
quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và
hậu quả của các cuộc chiến tranh mà Mỹ - Ngụy đã gây ra đối với Việt Nam. Qua
đó, bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đấu tranh bảo

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa
bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Xuất phát từ những lý do lịch sử và thực tế nêu trên, chúng em quyết định chọn
nghiên cứu đề tài về “Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh” để có thể hiểu rõ hơn về
lịch sử hào hùng của dân tộc, về sự hy sinh to lớn của những bậc đi trước. Qua đó,
giúp chúng em ý thức được nghĩa vụ của bản thân trong công cuộc xây dựng tổ
quốc ngày càng phát triển.
II. Giới thiệu sơ lược về Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh (War Remnants Museum) là một bảo tàng vì
hòa bình ở số 28 đường Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ
Chí Minh. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao
Thành phố Hồ Chí Minh, là thành viên của hệ thống Bảo tàng vì hòa bình thế giới
và Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM).

1. Vài nét nổi bật


Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu
trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về chứng tích tội ác và
hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt
Nam. Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn
1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 9 chuyên đề trưng
bày thường xuyên.
Từ nhiều năm qua, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những điểm tham
quan thu hút lượng khách đông nhất ở TP.HCM và cả nước. Qua hơn 45 năm hình
thành và phát triển (1975 đến nay), Bảo tàng đã đón tiếp hơn 23 triệu lượt khách
tham quan, trong đó có hơn 11 triệu lượt khách quốc tế và hơn 2 triệu lượt khách
tham quan triển lãm lưu động. Hiện nay, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thu hút
trên 1 triệu lượt khách tham quan mỗi năm.

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

Với những thành quả đạt được, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã được Nhà nước
tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 (1995), Huân chương Lao động hạng 2
(2001) và được bình chọn là 1 trong 10 điểm tham quan thú vị nhất (2009)

Từ năm 2002, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được đầu tư xây dựng mới nhằm
hiện đại hóa toàn diện hoạt động. Ngày 30/4/2010, đã hoàn thành công trình xây
dựng. Hiện nay đang xây dựng nội dung trưng bày mới, mở rộng ra cả thời kỳ xâm
lược của Pháp – Nhật và thời kỳ sau chiến tranh.
2. Khái quát về bảo tàng
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh gồm 2 phần: khu trưng bày ngoài trời và trong
(Bảo nhà. Trong nhà
tàng Chứng gồm 3tranh
tích Chiến tầng,đón
mỗinhận
tầngHuân
có chủ đề và những
(Bảo hiện tích
tàng Chứng vật riêng.
Chiến tranh được xếp là 1
chương Lao động hạng II do chủ tịch nước Trần trong 10 điểm tham quan thú vị nhất do khách
Đức Lương tặng thưởng ngày 12/3/2001) trong và ngoài nước bình chọn tháng 11/2009)

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

Ngay từ cổng vào là khu trưng bày các loại vũ khí, phương tiện quân sự của Mỹ
như máy bay phản lực, máy bay trinh sát, máy bay trực thăng, các loại xe tăng, đạn,

bom,...

(Những hiện vật sót lại từ thời kháng chiến chống Mỹ)
7

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

Ở tầng trệt của bảo tàng là phòng đa năng, phòng “Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng
chiến”. Hai tầng tiếp theo của bảo tàng là thế giới của những hình ảnh, những dốc
mốc lịch sử tải hiện lại cả một quãng thời gian lịch sử đầy máu lửa. Với nhiều chủ
đề hấp dẫn như “Tội ác chiến tranh xâm lược”, “Hậu quả chất độc da cam trong
chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam” (tầng 1) hay “Những sự thật lịch sử”,
“Hồi niệm”, “Việt Nam - Chiến tranh và hòa bình”, “Chất độc da cam trong chiến
tranh Việt Nam” (tầng 2) đã khiến biết bao con người phẫn nộ hay đau xót.

Phòng trưng bày đặc biệt mang tên“Hồi niệm” thu hút rất đông(Phòngkhách thamgiớ
(Phòng
“Thế quan,
trưng
ủngbày
hộ“Hồi
Việt Nam
niệm”)
nhất là các vị khách quốc tế. “Hồi niệm” là bộ sưu tập ảnh vềkháng
chiếnchiến”
tranh Việt Nam
ở tầng trệt của bảo tàng)
do 2 nhà báo ảnh người Anh là Tim Page và Horst Faas thực hiện dưới sự giúp đỡ
của Thông tấn xã Việt Nam. Bộ sưu tập ảnh gồm 275 bức ảnh của 134 phóng viên,
thuộc 11 quốc tịch đã chết trong khi làm nhiệm vụ trên chiến trường Đông Dương.
Bảo tàng còn có phòng trưng bày tranh thiếu nhi ở tầng 2 mang tên “Bồ câu trắng”.
Đây là nơi trưng bày những bức tranh do các em thiếu nhi vẽ với nhiều chủ đề về:
tình yêu quê hương, đất nước, yêu ông bà, cha mẹ…,thể hiện ước mơ giản dị của trẻ
thơ về một đất nước hoà bình, được đi học, được làm những công việc yêu thích.
Nét vẽ sinh động, hồn nhiên của trẻ em bên cạnh những hình ảnh đau buồn của
chiến tranh càng làm cho du khách cảm nhận thêm về đau thương mất mát của
chiến tranh và khát vọng hoà bình của người Việt Nam.

(Triển lãm tranh thiếu nhi)

PHẦN 2: TÌM HIỂU VỀ BẢO TÀNG


8

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

I. Bối cảnh lịch sử


Thời nhà Nguyễn, vị trí của Bảo tàng chứng tích chiến tranh là nơi xây dựng chùa
Khải Tường. Tới thời Pháp xây lược, ngôi chùa đã bị chính quyền Pháp phá bỏ hoàn
toàn để thay thế vào đó là căn biệt thự. Trong khoảng thời gian sau đó, nơi đây đã
trở thành bệnh viện sản phụ khoa, văn phòng luật sư,…

(Hình ảnh Chùa Khải Tường)


Chỉ tới sau 1975, khi đất nước được giải phóng khỏi tay đế quốc Mỹ thì nơi đây trở
thành bảo tàng, ghi lại những sự kiện lịch sử, dấu vết chiến tranh hay trưng bày
những hiện vật liên quan tới cuộc chiến chống giặc xâm lược.

II. Quá trình hình thành


1. Thời kì nhà Nguyễn
Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TPHCM thời nhà Nguyễn là vị trí của chùa Khải
Tường, một ngôi chùa do vua Gia Long truyền dựng lên để đánh dấu nơi sinh của
hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (tức vua Thánh Tổ, niên hiệu Minh Mạng sau này).
“Chùa Khải Tường” vốn tọa lạc ở Tân Lộc
thôn, tỉnh Gia Định xưa. Ban đầu, chùa chỉ là
một am tranh. Tương truyền năm Giáp Ngọ
1744, Thiền sư Phật Ý-Linh Nhạc theo nhóm
lưu dân vào phương Nam khai phá. Trên
đường đi, thiền sư đã gặp một tăng sĩ cùng
lứa tuổi, kết làm huynh đệ. Họ cùng nhau đến
làng Tân Lộc, phá rừng, khai khẩn ruộng đất
canh tác và dựng lên một am lá thờ Phật. Vài
năm sau, tăng sĩ cùng kết nghĩa tách ra lập am
riêng, cách am cũ vài mươi mét, để tiện việc
tu hành.

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

Năm Nhâm Thân 1752, hai am lá lần lượt được Thiền sư Linh Nhạc cùng vị tăng sĩ
kết giao tu bổ thành chùa, đặt tên là "Từ Ân"và "Khải Tường" (hàm ý mở rộng
phước lành cho bá tánh).
Vào năm 1790, trong quá trình bôn tẩu tránh quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã từng tá
túc tại chùa Từ Ân. Chùa Khải Tường là nơi trú ngụ của các cung phi. Năm 1791,
Nhị phi Trần Thị Đang (tức Thuận Thiên Cao Hoàng hậu) hạ sinh hoàng tử Nguyễn
Phúc Đảm nơi hậu liêu chùa Khải Tường. Sau này khi lên ngôi vương (lấy niên hiệu
Minh Mạng), nhớ đến nơi mình sinh ra nên vua đã truyền lệnh cho quan quân đến
thành Gia Định, tìm lại dấu vết.
Xác minh được di chỉ ở Tân Lộc, quan thành Gia
Định đã cho vẽ địa đồ dâng về Huế. "Vua bèn sai lấy
của kho 300 lạng bạc, giao cho quan địa phương,
theo cách thức đã định của Bộ Công, gọi thợ xây
dựng. Lại mộ sư đến ở, hạn là 20 người.". Vì kinh
phí xây dựng hoàn toàn do quốc khố đài thọ nên
công việc thổ mộc nhanh chóng hoàn tất. Ngôi chùa
được trùng tu, khang trang hơn, lấy danh hiệu là
"Quốc Ân Khải Tường tự". Các tiết lễ hàng năm đều
được tổ chức rất chu đáo.
Ngày lạc thành Khải Tường tự, vua Minh Mạng đã
dâng cúng một pho tượng Phật Di Đà ngồi kiết già
trên tòa sen. Pho tượng thể hiện A Di Đà trong tư thế
Vajrasana (Bảo tòa Kim cương), được sơn son thếp
vàng độc đáo, với hai tay tượng chắp lại, hai ngón tay
dính nhau và trên ngực có chạm hình chữ Vạn. Đến
khoảng năm Quý Mão (1843) tức năm Thiệu Trị thứ
ba, Giáo thọ Như Quang vận động các vị hoàng thân
quốc thích, đồng bào phật tử ủng hộ chỉnh trang nên
chùa có quy mô tráng lệ hơn.

2. Thời kỳ 1859 - 1975


Ngày 18/12/1859, thiếu tướng Hải quân Rigault De Genouilly chỉ huy liên quân
Pháp - Tây Ban Nha đánh chiếm thành Gia Định. Nhiều ngôi chùa cổ ở đây đã trở
thành nơi đóng quân của lính Pháp. "Suốt từ Sài Gòn vào Chợ Lớn, bốn ngôi chùa,
đền cổ đã bị quân đội viễn chinh chiếm đóng là chùa Khải Tường, đền Hiển Trung,
chùa Kiểng Phước, chùa Cây Mai. Chúng đặt tên là "lignes des pagodes" (phòng
tuyến các chùa) nhằm chống lại các cuộc tấn công của quân khởi nghĩa.

10

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

Ngày 10/9/1869, Chuẩn Đô đốc Gouverneur P.I ra Quyết định “Chùa Barbet cũng
như lô cốt nhỏ ở gần ngôi chùa này và tất cả các công trình xây dựng của nó sẽ
thuộc về chính quyền địa phương. Dải đất nằm giữa đường I’Impératrice (nay là
đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) kéo dài phần tài sản của Lanneau sẽ dành để xây dựng
một Sở Sen đầm sau này. Trong khi chờ đợi ngân khố thuộc địa cho phép xây dựng
công trình, chùa Barbet và các công trình công sự sẽ được sử dụng làm nơi ở cho 2
đội bộ binh. Tuy nhiên, công trình sau đó dự kiến biến thành trại cải huấn.
Ngày 10/3/1871, trong lá thư viết tay từ Bộ Trưởng Nội vụ gửi cho Giám đốc Sở
Địa chính đã nói đến việc “mảnh đất công dự kiến sáp nhập vào chùa Barbet để các
tù nhân trẻ lao động ở đây” đã được “Thống đốc cơ bản cho phép sử dụng khu đất
dự kiến làm “trại giáo huấn”.
Chùa Barbet trở thành trại cải huấn không được bao lâu thì ngày 10/7/1871 đã có
quyết định chuyển tù nhân trẻ từ chùa Barbet về khám trung tâm và ngày 12/8/1871,
Chuẩn đô đốc Dupré đã ký Quyết định “Chùa Barbet và các công trình xây dựng
thuộc chùa Barbet sẽ chuyển thành “Trường Sư phạm thuộc địa”.

Đến ngày 17/11/1874 thì có Quyết định bãi bỏ việc xây trường Sư phạm thuộc địa
và tiến hành xây dựng một trường trung học với tên gọi “Trường Trung học thực
dân” (sau này trở thành Trường Chasseloup .Theo bản đồ, vị trí chùa Barbet nằm
trên lô 1 (số 93 đường Richaud (đường Phan Đình Phùng), trước đây gọi là đường
số 27, và sau đó là đường Des Mois (đường Mọi) và các lô số 8 và 9 (số 26 đường
Testard (Trần Quý Cáp)). Lô số 1 đã được khách sạn La Chartered Bank sử dụng, và
lô 8 và 9 là biệt thự của bà Matieu ở góc đường Testard và đường Barbet. Pháo đài
mà Quyết định ngày 10/9/1869 nhắc đến nằm ở lô 24 mà hiện nay là nhà của chủ
tịch tối cao toà án, số 6 đường Barbet. (Đường Richaud hiện nay là đường Nguyễn
Đình Chiểu, đường Testard là Võ Văn Tần, đường Barbet là Lê Quý Đôn).Sau đó,
khu đất có chứa chùa Barbet được chuyển nhượng miễn phí cho Colombier, cựu
chiến binh và là người làm vườn của Chính phủ, vào ngày 15/12/1877. Kể từ đó,
mảnh đất này không còn được nhắc đến nữa. Nhưng pháo đài thì tiếp tục được sử

11

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

dụng. Nó được dùng làm nơi ở cho Giám đốc trường Trung học Bản xứ (Collège
Indigène - trường Lê Quý Đôn ngày nay).
Năm 1902, có một ngôi nhà lớn tọa lạc tại vị trí trên thuộc về bà Mathieu ở đường
Testard. Như vậy, ngôi nhà này đã được xây lên sau năm 1895 và chùa Barbé bị phá
hủy hoàn toàn khi xây dựng biệt thự của bà Mathieu.
Khoảng giữa thế kỷ 20, khu đất này thuộc về Nghị viên Bùi Quang Chiêu, một
chính khách có tiếng ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc và ông đã cho xây dựng tại đây
một biệt thự theo kiến trúc Tây Âu. Sau đó, con gái ông Chiêu, bác sĩ Henriette Bùi
đã mở một phòng khám sản phụ khoa tại đây vào năm 1940. Đến năm 1947, Bà
hiến tặng biệt thự làm cơ sở cho Trường Đại học Y Khoa Sài Gòn thuộc Viện Đại
học Sài Gòn. Tòa nhà lúc đó có địa chỉ là số 28 đường Testard.
Từ sau khi Mỹ bắt đầu ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam Việt Nam, tòa nhà
số 28 đường Trần Quý Cáp (nay là đường Võ Văn Tần) là một trong những cơ quan
đầu não của bộ máy chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam mang tên “Phòng
nhân viên dân chính Hoa Kỳ” - CPO (Office of Civilian Personnel) và văn phòng
Giám sát của Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ - USAID (United States
Agency for International Development) (một đơn vị thuộc chính phủ Liên bang Hoa
Kỳ được giao việc điều hành viện trợ dân sự cho nước ngoài - thực chất là CIA trá
hình).
Đến năm 1973, địa điểm này trở thành cơ quan bảo vệ các cơ sở quan trọng của Mỹ
như Tòa Đại sứ Mỹ, Cơ quan công vụ Hoa Kỳ - JUSPAO (Joint United States
Public Affairs Office) (thực chất là cơ quan tuyên truyền chủ nghĩa thực dân mới).
3. Sau năm 1975
Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, thực hiện Thông tri số 19/TT-
75 của Thường vụ Trung ương Cục miền Nam về tổng kết tội ác chiến tranh, để lưu
lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh
chống ngoại xâm, đồng thời tố cáo tội ác chiến tranh xâm lược của quân đội Mỹ ở
Việt Nam, Đảng bộ thành phố Sài Gòn (nay là Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh)
đã chủ trương thành lập “Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy”. Tòa nhà 28 đường Trần
Quý Cáp (nay là đường Võ Văn Tần) được chọn để xây dựng nhà trưng bày chứng
tích một cuộc chiến tranh.
Ngày 13/08/1975, Ban Thường vụ
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã
quyết định thành lập Ban điều tra và tố
cáo tội ác Mỹ - Ngụy tại Thành phố Hồ
Chí Minh (gọi tắt là Ban điều tra tội ác
Mỹ - Ngụy). Sau một thời gian gấp rút
chuẩn bị, “Nhà Trưng bày về tội ác

12

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

chiến tranh của Mỹ - Ngụy” đã được hình thành và bắt đầu mở cửa phục vụ khách
tham quan vào ngày 04/09/1975.
Sau gần 2 năm hoạt động, ngày 08/3/1977, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh ban hành công nhận Ban điều tra và tố cáo tội ác Mỹ - Ngụy là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố, có nhiệm vụ: điều tra, sưu tầm,
nghiên cứu các tài liệu, hiện vật về tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ và tay sai (kể
cả tư sản mại bản), tổ chức thành khu triển lãm, qua đó tố cáo tội ác chiến tranh
xâm lược của đế quốc Mỹ gây ra ở miền Nam Việt Nam; quản lý, bảo tồn và tiếp
tục sưu tầm phát triển các tài liệu, tiến tới xây dựng thành trung tâm bảo tồn bảo
tàng về các di tích tội ác của Mỹ - Ngụy để giáo dục cho thế hệ mai sau; tổ chức xây
dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có nghiệp vụ, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao.
Đến ngày 18/10/1978, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành giải thể
Ban điều tra và tố cáo tội ác Mỹ - Ngụy thành phố; Nhà Trưng bày tội ác Mỹ -
Ngụy trực thuộc Sở Văn hóa và Thông tin (nay là Sở Văn hóa và Thể thao Thành
phố Hồ Chí Minh).
Sau đó, Nhà Trưng bày tội ác Mỹ - Ngụy được đổi tên thành “Nhà Trưng bày Tội ác
Chiến tranh xâm lược” (ngày 10/11/1990) trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích
Chiến tranh.
Ngày 4/7/1995, Nhà trưng bày
được chuyển đổi thành “Bảo
tàng Chứng tích Chiến tranh”.
Bảo tàng là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc Sở Văn hóa và Thể thao
Thành phố Hồ Chí Minh có
nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm,
lưu trữ, bảo quản, trưng bày và
tuyên truyền tư liệu, hình ảnh,
hiện vật,... về những chứng tích
tội ác và hậu quả chiến tranh mà
các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó giáo dục thế hệ trẻ về lòng
yêu nước, về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, đồng thời khẳng
định tinh thần yêu chuộng hòa bình và đoàn kết của nhân dân Việt Nam đối với
nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh chống chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ hòa
bình.
Ngày 06/11/1998, tại Hội nghị quốc tế các Bảo tàng Hòa bình lần thứ 3 tổ chức ở
Osaka - Kyoto (Nhật Bản), Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh chính thức được công
nhận là thành viên của Hệ thống quốc tế các Bảo tàng Hòa Bình (International
Network of Peace Museums). Năm 2002, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh khởi

13

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

công xây dựng tòa nhà trưng bày mới ngay trên nền đất cũ. Quá trình thi công kéo
dài đến 03/2010 và công trình xây dựng mới được khánh thành vào ngày 28/4/2010.

PHẦN 3: KẾT LUẬN


I. Mục đích của bảo tàng
Bảo tàng nói chung là nơi trưng bày và lưu giữ tài liệu, hiện vật cổ liên quan đến
một hoặc nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa của một dân tộc hay một giai đoạn
lịch sử nào đó. Mục đích của viện bảo tàng là giáo dục, học tập, nghiên cứu và thỏa
mãn trí tò mò tìm hiểu về quá khứ; tuyên truyền về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc
lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và
tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
Để thấy rõ mục đích thực sự của Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, hãy xem Bảo
tàng cho chúng ta thấy những gì?
1. Hiêṇ thư뀣c của Chiến tranh
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được thành lâ ̣p để du khách tham quan có thể thấy
rõ được sự ác liệt của chiến tranh cũng như sự can trường của người dân Việt Nam
qua những gian triễn lãm hình ảnh tố cáo các tội ác khủng khiếp về hành động tra
tấn, tàn sát, ném bom rải thảm, thuốc diệt cỏ, chất làm rụng lá cây, nỗi khiếp sợ,
chất dioxin được phun từ phi cơ, các binh lính bị đẩy ra khỏi trực thăng hoặc bị kéo
lê trên đường cho tới chết, những cuộc giết chóc dân thường,...
1.1. H椃nh 愃ऀnh - N̀i đau qua như뀃ng câu chuyêṇ l椃⌀ch sư
Trong chuyên đề “Trẻ em Viê ̣t Nam thời chiến”, bức ảnh “Em bé Napalm” (Napalm
girl) của phóng viên chiến trường Huỳnh Công Út (Nick Út). Ngày 8/6/1972 quân
đội Mỹ ném bom Napalm xuống huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh huỷ diệt nhà
cửa, ruộng vườn và giết hại dân thường. Bé gái Phan Thị Kim Phúc 9 tuổi bị bỏng
nặng. Tác phẩm báo chí này đã dành nhiều giải thưởng quốc tế và đứng 41/100 bức
ảnh có tầm ảnh hưởng lớn của thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn.

14

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

Nếu thời nay, các em nhỏ được bố mẹ đưa đón đi học trên con đường rộng đẹp, thì
các em nhỏ thời chiến phải luồn lách qua các hào giao thông, hầm trú ẩn dài hàng
chục cây số để đến lớp học. Hành trang đến trường của trẻ em thời chiến chỉ có sách
vở, túi cứu thương cá nhân và mũ rơm đội đầu. Không thụ động trước cuộc sống
thời chiến, các em đã tích cực tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa, góp sức nhỏ
vào công cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Bởi vậy, ngày nay mỗi chúng ta phải
biết quý trọng nền độc lập tự do mà thế hệ cha anh đã phải đánh đổi bằng biết bao

xương máu.

Với chuyên đề “Tô ̣i ác chiến tranh xâm lược”, ta có thể nhìn thấy rõ hình ảnh vụ
thảm sát dân thường do binh lính quân đô ̣i Hoa Kì gây ra. Vụ thảm sát xảy ra vào
sáng ngày 16/3/1968 tại xã Tịnh Khê (Sơn Mỹ), huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
đã cướp đi mạng sống của 504 người dân thường vô tội, mà phần lớn trong đó là
người già, phụ nữ và trẻ em. Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho dư luận Mỹ,
Việt Nam và thế giới, hâm nóng phong trào phản chiến và là một trong các nguyên
nhân dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam năm 1972.

15

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

( Lính Mỹ thuộc Sư đoàn bộ binh số 25 đang xách mảnh xác một chiến sỹ
giải phóng vừa bị trúng đạn súng phóng lựu - Tây Ninh 1967.)

1.2. Hiêṇ vâ ̣t - chư뀁ng t椃Āch đau thương


Các loại máy bay, xe tăng, bom đạn được xem là hiện đại, tối tân nhất, mức độ sát
thương lớn nhất lúc ấy đều được kẻ thù huy động cho cuộc chiến này.
Năm 1970 quân đội Mỹ ồ ạt
đưa vào Việt Nam loại xe tăng
M.48 và chuyển dần cho quân
đội chính quyền Sài gòn cũ.
Đầu tiên chúng trang bị cho
thiết đoàn 20 Ngụy và sau đó
trang bị cho nhiều thiết đoàn
khác để quân Ngụy thay Mỹ
gây tội ác đối với nhân dân
Việt Nam.

Xe ủi đất D7 hay còn gọi là


"Máy cày La Mã" cũng được
Quân đội Mỹ đưa sang Việt
Nam từ năm 1972. Xe chạy
bằng dây xích có tốc độ chậm và
trang bị một lưỡi xẻng. Là chiếc
xe ủi đất đầu tiên tham gia hủy
diệt chiến khu D, sau đó Quân
đội Mỹ đưa sang hàng loạt để
san bằng rừng, ruộng lúa, mồ

16

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

mả,… biến những khu vực thành vùng trắng như Quảng Trị, Khu 5, chiến khu D,
tam giác sắt.
Những mảnh bom đã hoen rỉ, chùm đạn pháo còn nguyên đã tháo kíp, hay một khẩu
súng còn xanh ánh thép nằm yên trong tủ kính… dù được trưng bày dưới dạng nào
cũng đều gợi lên sự chết chóc đến rợn người, gợi lên bao đau thương, mất mát mà
dân tộc ta đã phải gánh chịu.

Đây là một ống


cống của gia đình
ông Bùi Văn Vát,
chứng tích của vụ
thảm sát ở xã Thạnh
Phong, huyện Thạnh Phú,
tỉnh Bến Tre đêm
25/2/1969. Ba đứa trẻ là
cháu nội ông Vát (10 tuổi, 8
tuổi và 6 tuổi) ẩn nấp trong
ống cống này đã bị lính biệt
kích Mỹ phát hiện, bắt và
hành hình dã man. Năm

17

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

2009, kỷ niệm 40 năm ngày giỗ của các nạn nhân,gia đình ông Vát đã tặng lại Bảo
tàng làm hiện vật trưng bày.
Những hiê ̣n vâ ̣t vô tri, vô giác đã
được người Mỹ chế tạo, sử dụng
chúng như mô ̣t cỗ máy tàn phá, giết
chóc những người dân vô tô ̣i, những
người chiến sĩ yêu nước. Đằng sau
những hiện vật là những câu chuyện
được lưu giữ như một phần không
thể xóa bỏ của cuộc chiến; là hình
ảnh con người đã không quản bom
rơi đạn nổ, lao mình vào thực tế
chiến trường.

1.3. Mô h椃nh - t愃Āi hiêṇ đ椃⌀a ng甃⌀c lao tu


Trong chiến tranh xâm lược Viê ̣t Nam, chính quyền Mỹ và chính quyền Viê ̣t Nam
Cô ̣ng hòa đã xây dựng mô ̣t hê ̣ thống lao tù dày đă ̣c trên toàn miền Nam nhằm đàn
áp, tra tấn nhân dân Viê ̣t Nam yêu nước. Trong đó, các nhà tù khét tiếng tàn bạo,
được mê ̣nh danh là những địa ngục trần gian như Nhà tù Côn Đảo, trại giam tù binh
Phú Quốc, nhà lao Tân Hiê ̣p, Khám Chí Hòa, khu giam giữ Chín Hầm,..
Qua chuyên đề “Chế đô ̣ lao tù trong chiến tranh xâm lược Viê ̣t Nam”, bảo tàng
Chứng tích Chiến tranh đã tái hiện những đau thương, mất mát của nhân dân yêu
nước trong chiến tranh Viê ̣t Nam, đồng thời nêu cao giá trị của hòa bình, ngăn ngừa
chiến tranh phi nghĩa. Chuyên đề có nét nổi bâ ̣t trong nô ̣i dung là tạo nên sự diễn
giải mới về lịch sử đấu tranh chống chế đô ̣ giam cầm với nhiều góc nhìn và những
câu chuyê ̣n kể của các nhân chứng.
Điển hình là mô hình “Chuồng cọp” - một kiểu xà lim đặc biệt dùng để giam giữ
những người Việt Nam yêu nước mà Mỹ - Ngụy khép họ vào loại tù nhân ngoan cố
nhất tại Côn Đảo. Ta có thể cảm nhâ ̣n được sự rùng rợn trước những cảnh tra tấn tù
binh dã man của bọn đế quốc không còn tính người và sự bất khuất, kiên định của
những người Cộng Sản yêu nước. Trích bài viết “The Tiger Cages of VietNam” của
nhà báo Mỹ Don Luce: “Tại đây hình ảnh của các tù nhân trong Chuồng cọp đã

18

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

khắc sâu trong tâm trí tôi, không thể tẩy xóa nổi. Người đàn ông với ba ngón tay bị
cắt rời; mô ̣t người khác đã chết có hô ̣p sọ đã vỡ toác; và nhiều tu sĩ Phâ ̣t giáo Huế -
những người đấu tranh chống sự đàn áp các Phâ ̣t tử - trong tình trạng thê lương. Tôi
nhớ rõ mùi thôi thối khủng khiếp do tiêu chảy và các vết thương lở loét ở mắt cá
chân các tù nhân do xiềng xích cắt vào.”

(Tù nhân Lê Minh Trí, 27 tuऀi, sau mười năm bị giam


cầm tại Côn Đảo, khi trở v ch椃ऀ còn da bọc xương)
Máy chém, dụng cụ chặt
đầu người bị án tử hình,
được thực dân Pháp sử
dụng rộng rộng rãi và
được chính quyền Ngô
Đình Diệm đưa đi nhiều
nơi để khủng bố tinh thần
những người yêu nước.

(Chiếc máy chém từng nhuốm máu nhiều người Việt


yêu nước suốt nửa đầu thế kỷ XX)

19

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

Những hình ảnh, tư liê ̣u, hiê ̣n vâ ̣t trưng bày trên đã phản ánh chân thực, khách quan
và sống đô ̣ng về chế đô ̣ giam cầm và phong trào đấu tranh của tù nhân trong các
nhà tù ở miền Nam thời Mỹ xâm lược Viê ̣t Nam.
2. Hâ ̣u quả của chiến tranh
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh còn cho ta thấy được những hâ ̣u quả hết sức đau
thương của chiến tranh.
✦ Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của chất độc
da cam là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng
Miền Nam Việt Nam không còn nơi trốn tránh. Những mảnh rừng xanh tốt, những
vùng đất đầy sự sống, tất cả chỉ còn là bình địa không chút sự sống.

Một làng dừa bị hủy hoại bởi chất làm trụi lá (t椃ऀnh
Bình Định, năm 1965) - Ảnh: Ishikawa Bunyo

Huyện Krông Pắk, phía đông Buôn Ma Thuột, nơi


bị rải chất độc hóa học trong chiến tranh.

20

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

✦ Chất độc màu da cam không những hủy diệt cây cối mà còn hủy diệt cả con
người trên mảnh đất ấy. Họ là nạn nhân trực trực tiếp của chất độc màu da cam,
chịu những tổn thương về thể chất lẫn tinh thần. Hội nghị đã sơ bộ kết luận cuộc
chiến tranh hoá học ở Việt Nam đã gây hậu quả nghiêm trọng, hủy hoại thiên nhiên;
tác động vào con người gây ra nhiều loại bệnh tật nặng nề như: thần kinh, tai biến
sinh sản, ung thư, biến đổi gen, dị dạng,... đồng thời cảnh báo nó có thể di truyền
xuyên thế hệ.

“Họ là những người nghèo nhất trong những người


nghèo, đau khऀ nhất trong những người đau khऀ”

Bằng những những hình ảnh và hiện vật, bảo tàng đã khắc họa, tái hiện, khẳng định
bằng chứng tội ác của chiến tranh là không thể chối cãi được. Có thể thấy rõ một
thông điệp gửi tới mọi người: “Hãy biết trân quý lịch sử của dân tộc, nêu cao trách
nhiệm công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; bảo
vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh và không để chiến tranh hóa học xảy ra trên trái
đất này.”

3. Lời kêu gọi hòa bình


Thông qua những tư liê ̣u, hình ảnh, hiê ̣n vâ ̣t có thể cho thấy trong cuô ̣c đấu tranh ấy,
từ trong đau thương mất mát, toàn dân Viê ̣t Nam đã anh dũng, kiên cường chiến đấu
bảo vệ non sông, chúng ta không đơn độc, chúng ta được ủng hộ bảo vệ lẽ phải, bảo
vệ hòa bình.
Khu vực
trưng bày
chuyên đề “Làn
sóng” phản đối
cuộc chiến
tranh phi
nghĩa của Mỹ
ở Việt Nam đã

21

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

thể hiện rõ điều ấy, thông qua những tài liệu, hình ảnh kể về các hoạt động kêu gọi
phản chiến của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới và chính những người
lính Mỹ tại ngũ, những hoạt động của cựu chiến binh Mỹ nhằm hàn gắn vết thương
chiến tranh,....

Chính nhờ có các phóng viên quốc tế mà sự thật v cuộc chiến tranh xâm lược Việt
Nam được đưa ra thế giới thông qua các tờ báo lớn.

Donald W. Duncan là lính Mũ Nồi Xanh


được trao rất nhiều huân chương nhưng
cũng là mô ̣t trong những binh sĩ Mỹ đầu
tiên công khai vạch trần tô ̣i ác chiến tranh
của Mỹ ở Viê ̣t Nam. Ghê tởm với chính
sách của Quân đô ̣i Mỹ mượn bàn tay của
Mô ̣t áp phích có tính biểu tượng rất phऀ biến QuânNữđô ỵi Sài
tá Hải
Gònquân Susan
để tra tấnSchnall
và giết đichết
đầutù
trong giới binh s椃̀ tham gia phong trào phản trong cuô ̣c di̀u hành phản chiến vì hòa
chiến có khऀu hiê ̣u ngắn gọn: “JOIN THE 22 bình tại San Francisco, California ngày
REVOLT!”(H䄃̀Y C唃NG N퐃ऀI DẬY!) 12/10/1968
Ảnh: Steve Chain Ảnh: Harvey Richards Media Archive ©
Paul Richards
Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)
lOMoARcPSD|39101358

binh Cách mạng, Duncan đã từ chối viê ̣c được thăng cấp và rời bỏ quân ngũ.
Duncan đi khắp đất nước Mỹ, ghé thăm các quán cà phê phản chiến và tham gia xây
dựng phong trào phản chiến của binh sĩ Mỹ.
Nguồn: Tạp chí Ramparts, tháng 2/1996

Ngày nay, rất nhiều du khách quốc tế đã đến bảo tàng Chứng tích Chiến tranh để
bày tỏ sự cảm thông và xúc động: cảm thông trước những đau thương, mất mát lớn
lao mà Việt Nam đã phải gánh chịu trong một giai đoạn lịch sử; xúc động với những
hy sinh, với nghị lực phi thường và ý chí chiến đấu mạnh mẽ, quật cường của một
dân tộc. Có những đau thương không thể nói hết bằng lời, có những mất mát không
thể đong đếm trong suốt dặm dài trường chinh của cả dân tộc mới đi đến ngày hòa
bình thống nhất đất nước. Hiểu rõ điều đó để thêm biết ơn những người đi trước, để
thêm trân trọng và có trách nhiệm vun đắp, gìn giữ cuộc sống hòa bình hôm nay.
II. LỜI KẾT
 Những hình ảnh và hiện vật tại bảo tàng tái hiện cuộc đấu tranh của nhân dân
Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 chống các thế lực xâm lược là thực dân Pháp
và đế quốc Mỹ. Tất cả cho thấy sự khốc liệt của cuộc chiến tranh, một cuộc chiến đã
gây ra biết bao đau thương mất mát mà đa số nạn nhân là người già, phụ nữ và trẻ
em vô tội. Đồng thời ghi lại sự đấu tranh kiên cường, bất khuất và khát khao độc lập
dân tộc mãnh liệt của nhân dân Việt Nam. Qua đó, Bảo tàng giáo dục chúng ta về ý
thức chống chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ hòa bình và tình đoàn kết hữu nghị giữa
nhân dân các nước trên thế giới.
 Khát vọng hòa bình luôn là lý tưởng cao đẹp mà loài người phấn đấu và hướng
tới. Những người đã trải qua chiến tranh, chịu đựng những mất mát đau thương do
chiến tranh gây ra mới có thể cảm nhận giá trị to lớn của hòa bình, mới thực sự có
thiện chí hòa bình và mới có thể biến khát khao hòa bình thành hiện thực. Hòa bình
được cảm nhận rõ hơn mỗi dịp kỷ niệm 30/4 - ngày mà hàng triệu con tim Việt Nam
hòa chung một nhịp đập, lá cờ Tổ quốc tung bay. Ngày hôm ấy, dẫu người già, hay
trẻ, người đã từng trải qua khốc liệt của cuộc chiến hay may mắn được sống trong
hòa bình sẽ phải “học cách thấu hiểu” để thấy được giá trị của tự do và biết ơn, trân
quý những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc...
 Trải qua nhiều năm kháng chiến để bảo vệ tổ quốc thì ta càng thấy rõ “lòng yêu
nước” chính là vũ khí hàng đầu để dân tộc Việt Nam ta có thể chiến thắng được mọi
ách xâm lược. Trong bất kỳ thời đại nào, hòa bình hay chiến tranh thì chúng ta phải
luôn xây dựng, củng cố ý thức, giữ vững tinh thần đoàn kết dân tộc, lòng kiên

23

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)


lOMoARcPSD|39101358

cường bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập
quốc gia.
 Ngày nay khi hòa bình lặp lại, được sống trong môi trường không bom đạn, được
đến trường, mọi thứ đầy đủ và sung túc hơn, ta càng phải thấu hiểu, biết ơn những
thế hệ đi trước đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc mang lại cuộc sống bình yên cho đất
nước. Để thể hiện lòng biết ơn đối với những vị cha, anh đã hy sinh thì thế hệ trẻ
nói riêng và người dân trên mảnh đất hình chữ S nói chung phải ra sức bảo vệ Tổ
quốc, ý thức được trách nhiệm hiện nay là: trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã
hội chủ nghĩa; cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch;
phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia,
xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; tích cực học tập, rèn luyện
thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ; tham gia các hoạt động an ninh, quốc
phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Đặc biệt hơn nữa trong
tình cảnh nước ta đang phải oằn mình chống lại dịch Covid-19, khi số lượng bệnh
nhân ngày một tăng cao mà thiết bị y tế cũng như lực lượng phòng chống vẫn đang
thiếu hụt thì rất cần sự chung tay, góp sức từ người dân ở khắp mọi miền đất nước.
Ta có thể là một tình nguyện viên tham gia chống dịch hoặc đơn giản là một công
dân ý thức luôn chấp hành mọi chỉ thị và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước. Đó chính là những biểu hiện chân thật nhất của lòng yêu nước và trách
nhiệm bảo vệ Tổ quốc.

HẾT

24

Downloaded by Lâm Th?nh (lamthinh443@gmail.com)

You might also like