You are on page 1of 32

Phụ lục 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM


KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Nhóm sinh viên:

Trương Thị Phương Anh


1674050009

Ngô Thị Nguyệt Minh

Nguyễn Duy Khôi 1674050069

Trần Ngọc Nhung 1674050103

Lớp TMDT 16 – 02

GV hướng dẫn: ths Dương Thị


Nhẫn
Phụ lục 2

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nhận xét mức


TT Họ và tên Nhiệm vụ Điểm
độ hoàn thành

1 Trương Thị Làm nội dung 100%


Phương anh chỉnh sửa word
1674050009

2 Trần Ngọc Nhung Làm nội dung 100%


1674050103

3 Nguyễn Duy Khôi Làm nội dung 100%


1674050069

4 Ngô Thị Nguyệt Làm nội dung 100%


Minh

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


MỤC LỤC
Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về diễn biến “Việt Nam chiến đấu và chiến
thắng năm 1946 – 1954”
1. Bối cảnh đất nước trước và trong giai đoạn (1946 – 1954).
2. Nhìn chung về diễn biến “Việt Nam chiến đấu và chiến thắng năm 1946
– 1954”.
2.1. Âm mưu và hành động chiến tranh của pháp.
2.2. Những cuộc đấu tranh giai đoạn (1946 – 1954).
2.3 Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến (1946 – 1954)
2.4 Ý nghĩa đường lối kháng chiến chống pháp.
Chương 2: Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo nhân
dân ta giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống pháp cứu nước.
1. Cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vỹ tuyến 16.
2. Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947.
3. Chiến dịch Biên Giới Thu Đông năm 1950.
4. Chiến dịch Tây Bắc năm 1952.
5. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954
6. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)
7. Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo nhân dân ta giành
thắng lợi.
Chương 3: Những bài học lịch sử dưới sự lãnh đạo của đảng và chủ tịch Hồ
Chí Minh
1. Những bài học được đúc kết lại rút ra từ các cuộc đấu tranh
2. Trách nhiệm của sinh viên trong việc tiếp nối và vận dụng trong thời
đại hiện nay
KẾT LUẬN
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Giai đoạn 1946-1954, sau thành công của Cách mạng tháng Tám, là một giai
đoạn đầy khó khăn thử thách cho cả dân tộc. Sự đồng lòng và ý thức dân tộc đã có
truyền thống lịch sử chiến đấu chống giặc ngoại xâm từ hàng nghìn năm tự hào về
dân tộc và ý thức chống lại sự áp đặt của thực dân Pháp đã thúc đẩy người Việt
Nam đoàn kết chiến đấu. Với sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch
Hồ Chí Minh, con dân cả nước đã nhất tề đứng lên bảo vệ thành quả cách mạng, và
sau 9 năm kháng chiến thì miền Bắc đã hoàn toàn được giải phóng, tạo cơ sở cho
miền Bắc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành căn cứ địa cho cả nước, chi
viện sức người, sức của cho việc giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc sau này
đây đều là chiến lược quân sự linh hoạt khéo léo, sử dụng những phương thức
chiến đấu dân dụng và quân sự đồng thời.Tổng kết thực tiễn cách mạng đã khẳng
định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
là nhân tố quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp và can thiệp Mỹ của
dân tộc. Người đã cùng với Trung ương Đảng hoạch định, tổ chức và lãnh đạo
quân dân ta thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến chống Pháp, đó là “Kháng
chiến, kiến quốc”, “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh”.
Quân đội Pháp đã phải đối mặt với những thất bại nặng nề và chỉ phí lớn
trong việc chiến đấu ở Việt Nam, điều này đã làm suy yếu tinh thần của họ và giúp
ta tăng cường ổn định và mở rộng quyền kiểm soát. Người đóng vai trò cốt lõi
trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân; có ảnh
hưởng tích cực, sâu sắc trên mọi mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo
dục, tư tưởng, ngoại giao… Người là người cầm lái bình tĩnh, sáng suốt, mưu trí,
dũng cảm và dày dạn kinh nghiệm đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt
qua mọi thác ghềnh nguy hiểm; và cho đến bây giờ thì những thành tựu, bài học,
giá trị tư tưởng và đạo đức của Người trong giai đoạn đó vẫn còn vô giá trong kho
tàng lịch sử của dân tộc Việt Nam, và có giá trị thực tiễn vô cùng to lớn trong việc
thực hiện các chủ trương, chính sách quản lý, xây dựng, phát triển, bảo vệ và hội
nhập đất nước ngày nay.Việc nghiên cứu các hoạt động, ảnh hưởng và làm sáng rõ
vai trò, cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị lãnh tụ cách mạng trong
cuộc kháng chiến chống Pháp do đó không chỉ có ý nghĩa về mặt phương pháp
luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc; đặc biệt là đối với tầng lớp trí thức, cần
phải hiểu được, tiếp thu và vận dụng những giá trị đạo đức, tinh thần, lịch sử.
2.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài thu hoạch là cũng cấp cái nhìn sâu rộng về các yếu tố quyết định
thắng lợi và làm rõ hoàn cảnh đất nước trong giai đoạn lịch sử cuộc kháng chiến
chống Pháp (1946-1954), đưa ra góc nhìn về vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi
đưa ra những chiến thuật quân sự và các liên hệ đến thực tiễn quá trình phát triển
đất nước ngày nay.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là vai trò của Hồ Chí Minh trên nhiều mặt trận
khác nhau của cuộc kháng chiến chống Pháp trong giai đoạn 1946-1954, và những
cống hiến, đóng góp, thành tựu của Người cho thành công của kháng chiến, và ứng
dụng của các cống hiến, đóng góp, thành tựu đó trong thực tiễn ngày nay, nghiên
cứu về chiến lược chiến thuật, tác động của chiến tranh đối với cuộc sống cùng với
đó là liên hệ với trách nhiệm của bản thân. Phạm vi nghiên cứu của bài thu hoạch
giới hạn trong các mặt trận quân sự, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, ngoại giao; các mặt
trận khác, từ những bài báo cáo, văn bản, sách viết về cuộc kháng chiến
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Sử dụng các nguồn tài liệu lịch sử và phương tiện truyền thông để phân tích hoàn
cảnh đất nước trước và trong giai đoạn 1946-1954 thấy rõ được những khó khăn,
thử thách và tình cảnh hiểm nghèo, “ngàn cân treo sợi tóc” của toàn dân tộc, sau đó
phân tích những ảnh hưởng, vai trò của Người trên năm mặt trận là quân sự, kinh
tế, văn hóa, tư tưởng và ngoại giao thông qua các hàng loạt dẫn chứng cụ thể là
hành động của Người, nhiều hình ảnh các hiện vật được lưu giữ ở bảo tàng Hồ Chí
Minh và nêu rõ tầm quan trọng của chúng trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn
diện chống Pháp. So sánh sự phát triển của cuộc kháng chiến Việt Nam số với
kháng chiến khác trong lịch sử ở những quốc gia khác.
Từ những thành tựu đó, nhóm đã đưa ra những liên hệ đối với thực tiễn hiện nay,
đối với việc giải quyết các vấn đề lớn của đất nước như hội nhập quốc tế, xây dựng
mối quan hệ đối ngoại, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân và sức mạnh thời đại,
bảo vệ chủ quyền,… Sau đó, các sinh viên của nhóm tự liên hệ với trách nhiệm của
bản thân trong việc vận dụng các giá trị đạo đức, lịch sử, tư tưởng, văn hóa,… của
Hồ Chí Minh đã nói đến ở trên trong việc cố gắng hoàn thiện bản thân để trở thành
một công dân có ích cho xã hội, có ích cho cộng đồng, biết tự hào về sự nghiệp
cách mạng, nâng cao bản lĩnh và ý thức chính trị, góp phần xây dựng đất nước phát
triển.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DIỄN BIẾN “VIỆT NAM
CHIẾN ĐẤU VÀ CHIẾN THẮNG NĂM 1946 – 1954”
1. Bối cảnh đất nước trước và trong giai đoạn (1946-1954)
Năm 1945 - dấu mốc quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam gắn liền với sự
kiện lịch sử vô cùng trọng đại, có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh của dân tộc
ta, đất nước ta: đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 9/3/1945,
phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban
Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm
tiền đề cho Tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức
và đấu tranh cho thích hợp.

Ngày 2/3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động
của chúng ta". Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi
nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua "10 chính
sách lớn của Việt Minh"; thông qua "Lệnh Tổng khởi nghĩa"; quy định quốc kỳ,
quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ lâm thời
với sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Sau Đại hội Quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước
đứng lên Tổng khởi nghĩa.Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính
quyền. Ngày 14 - 18/8, cuộc Tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông
thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị
xã Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam...
Ngày 14/8/1945, đội du kích Ba Tơ tiến về thị xã Quảng Ngãi, cùng Nhân dân khởi
nghĩa giành chính quyền.Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội tạo tiếng vang
nhanh trong cả nước, cổ vũ mạnh mẽ các tỉnh thành, làm tăng thêm cuộc khủng
hoảng trong hàng ngũ kẻ thù, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
Ngày 23/8/1945, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Kạn, Hòa Bình, Hải Phòng,
Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu...
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay
mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc
dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.Với thắng lợi của Cách
mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân,
đế quốc trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ thực dân chuyên chế hàng ngàn năm,
mở ra bước ngoặt lớn của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên
mới – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Từ ngày 23/9/1945 đến tháng 2/1946, ở miền Bắc, ta chấp nhận nhượng bộ cho
quân đội Tưởng Giới Thạch và các phần tử tay sai của chúng một số quyền lợi
chính trị, kinh tế . Từ tháng 3/1946 đến tháng 11/1946, Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đã ký Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) nhượng
bộ cho quân Pháp một số quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa nhằm nhanh chóng
đuổi 20 vạn quân Tưởng về nước, kéo dài thêm thời gian hòa hoãn. Cuối năm
1946, sau khi có thêm viện binh, thực dân Pháp liên tiếp có những hành động khiêu
khích, công khai mưu đồ xâm lược, thiết lập lại nền cai trị thuộc địa đối với nước
ta.Ngày 20/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam về cảng Hải
Phòng trong không khí đón chào nồng nhiệt của nhân dân khẳng định vai trò của
Đảng trong công cuộc kháng chiến kiến quốc.
Chiến dịch Việt Bắc Thu - Ðông 1947 là một trong những dấu mốc quan trọng
trong 30 năm của cuộc chiến tranh cách mạng giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc
.
Ngày 7.10.1947, quân Pháp nhảy dù xuống Bắc Kạn, mở đầu cuộc tiến công. Ngay
ngày hôm sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi toàn thể đồng bào đoàn kết
kháng chiến, ra sức giết giặc Ngày 22.02.1947 cuộc tiến công Việt Bắc kết thúc
thắng lợi.Sau 75 ngày đêm chiến đấu, buộc đại bộ phận quân Pháp phải rút chạy
khỏi Việt Bắc (ngày 19/12/1947); bảo toàn được cơ quan đầu não của cuộc kháng
chiến; bộ đội chủ lực thêm trưởng thành.
Chiến dịch Biên giới 1950 (16/9 – 17/10/1950) Đây là chiến dịch đầu tiên mà bộ
đội Việt Minh chủ động tấn công quân Pháp, làm thay đổi cục diện chiến trường:
bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.Chủ
trương của Đảng và Chính phủ: Tháng 6/1950, Đảng, Chính phủ quyết định mở
chiến dịch Biên giới nhằm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch; khai thông đường
sang Trung Quốc và thế giới; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời
tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên. Quân Pháp thất bại
lớn cả về quân sự và chính trị, bị đẩy lùi vào thế phòng ngự bị động. Chiến dịch
này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
Nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ
trương đưa cả nước từng bước chuyển sang tình trạng chiến tranh và tích cực xây
dựng các điều kiện cần thiết. Một mặt, Đảng ra sức lãnh đạo cuộc chiến đấu giam
chân địch ở Nam Bộ và trong các thành phố, thị xã ở miền Bắc, mặt khác thực
hiện cuộc tổng di chuyển các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và
các ban, bộ, ngành, quân đội, công an và các cơ quan lãnh đạo kháng chiến địa
phương ra khỏi thành phố, thị xã; tổ chức củng cố, xây dựn căn cứ địa, các chiến
khu, các an toàn khu (ATK) để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
Những chủ trương, biện pháp, sách lược và đối sách đúng đắn của Đảng, tinh thần
quyết đoán, sáng tạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu
tranh chống phản cách mạng, chống giặc ngoài, thù trong những năm đầu chính
quyền cách mạng đã đem lại thắng lợi có ý nghĩa hết sức quan trong: ngăn chặn
bước tiến của đội quân xâm lược Pháp ở Nam Bộ, vạch trần và làm thất bại mọi
âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của các kẻ thù, của phe đế
quốc, mà trực tiếp là của thực dân Pháp và đội quân Trung Hoa Dân quốc và các
thế lực tay sai; củng cố, giữ vững và bảo vệ an toàn hệ thống bộ máy chính quyền
cách mạng từ Trung ương đến cơ sở và những thành quả của cuộc cách mạng
Tháng tám tạo thêm thời gian hòa giải tranh thủ thời gian tích cực cho cuộc chiến
tranh lâu dài
2. Nhìn chung về diễn biến “ Việt Nam chiến đấu và chiến thắng năm 1946 –
1954”.
2.1 Âm mưu và hành động chiến tranh của pháp.
Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3 và Tạm ước ngày 14/9/1946, thực dân
Pháp vẫn đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược.
Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp mở các cuộc tiến công.Ở Bắc Bộ, hạ
tuần tháng 11/1946, quân Pháp tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn, cho quân đổ bộ
lên Đà Nẵng, sau đó chiếm đóng Hải Phòng.
Vào Tháng 12 – 1946, Pháp gây hấn ở Hà Nội, chiếm trụ sở Bộ Tài chính, gây ra
vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Khu phố Yên Ninh)…Ngày 18/12/1946, quân Pháp
gửi tối hậu thư đòi giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ
giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không chúng sẽ giành toàn quyền hành động vào sáng
ngày 20/12/1946.
Tình thế khẩn cấp đã buộc Đảng và Chính phủ phải có quyết định kịp thời. Ngày
18 – 12 1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương quyết
định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí
Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, phát động nhân dân cả nước kháng
chiến chống Pháp, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
2.2. Những cuộc đấu tranh giai đoạn (1946 – 1954).
Giai đoạn năm 1946 – 1950: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ
do Pháp bội ước và tiến công nước ta. Cuộc kháng chiến tại các đô thị và việc
chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp. Chiến thắng Việt Bắc
Thu Đông năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện. Hoàn cảnh
lịch sử mới và chiến dịch biên giới Thu Đông năm 1950 diễn ra.
Giai đoạn năm 1951 – 1953: Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông
Dương. Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng diễn ra vào tháng 2 năm 1951. Hậu
phương kháng chiến phát triển mọi mặt, chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ
động trên chiến trường. Các chiến dịch giai đoạn này bao gồm các chiến dịch ở
trung du và đồng bằng Bắc Bộ: Chiến dịch Hòa Bình Đông Xuân (1951 – 1952);
Chiến dịch Tây Bắc Thu Đông năm 1952; Chiến dịch Thượng Lào Xuân Hè năm
1953
Giai đoạn 1953 – 1954 : Âm mưu mới của Pháp ở Đông Dương với kế hoạnh Na
va. Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 với các chiến dịch tiêu biểu
sau: Cuộc tiến công Đông Xuân 1953 – 1954; Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
năm 1954. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Đông Dương.
2.3 Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến (1946 – 1954 )
Mục đích kháng chiến: kế tục và phát triển sự nghiệp Cách mạng Tháng
Tám,“đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”.
Tính chất kháng chiến: đây là cuộc kháng chiến có tính chất chính nghĩa, chiến đấu
để bảo vệ tự do. Là cuộc CM giải phóng dân tộc và dân chủ mới.
Nhiệm vụ kháng chiến: Thực hiện đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc
lập dân tộc và thống nhất dân tộc, vừa kiến quốc, vừa kiến nước. Phương châm tiến
hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn
dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Kháng chiến toàn dân: “Bất kì
đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kì người già, người
trẻ. Hễ là người Việt Nam phải đứng lên đánh thực dân Pháp”, thực hiện mỗi
người dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài. Kháng chiến toàn diện:
đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trong đó:
• Về chính trị: thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính
quyền, các đoàn thể nhân dân; đoàn kết với Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng
tự do, hòa bình.
• Về quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân,
tiêu diệt địch, giải phóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận
động chiến, đánh chính quy, là “triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn
thực lực, kháng chiến lâu dài… vừa đánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo
thêm cán bộ”.
• Về kinh tế: tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cấp, tập trung phát triển nền
nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng.
• Về văn hóa: xóa bỏ văn hóa thực dân phong kiến, xây dựng nền văn hóa dân chủ
theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng.
• Về ngoại giao: thực hiện thêm bạn, bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với
dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công
nhận Việt Nam độc lập,…
2.4 Ý nghĩa đường lối kháng chiến chống pháp.
-Trong nước: việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân
Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải công nhận độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; làm thất bại âm mưu
mở rộng và kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại hòa
bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, Chấm dứt cuộc chiến tranh
xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần 1 thế kỉ
trên đất nước Việt Nam.
Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo
điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc
đấu tranh ở miền Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và
- Quốc tế: thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế
giới; mở rộng địa bàn, tăng thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế
giới, cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách thống trị của chủ nghĩa
thực dân ở ba nước Đông Dương, mở ra sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên
thế giới
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược,
Hồ Chí Minh nói: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh
thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó cũng là một thắng lợi vẻ vang của nhân
dân Việt Nam đồng thời cũng là một thắng lợi vẻ vang của các lực lượng hòa bình,
dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới”.
Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế
quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc
các nước chân Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ
TRÌNH LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN TA GIÀNH THẮNG LỢI TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CỨU NƯỚC
1.Cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vỹ tuyến 16
Diễn biến:
Sớm phát hiện âm mưu của quân Pháp, thực hiện quyết tâm của Trung ương Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh, chiều 19-12-1946, đồng chí Võ Nguyên Giáp, Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng-Tổng chỉ huy ra mệnh lệnh cho các LLVT ta: “Giờ chiến
đấu đã đến”. Chấp hành mệnh lệnh, tại Hà Nội, 20 giờ ngày 19-12, dưới sự chỉ huy
trực tiếp của Bộ Quốc phòng-Tổng chỉ huy, sau khi pháo binh bắn hiệu lệnh, các
Tiểu đoàn 77, 101, 145, 212, 523 chủ lực Chiến khu 11 phối hợp với công an xung
phong, tự vệ chiến đấu đồng loạt tiến công vào 30 vị trí và 60 ổ đề kháng của địch,
mở đầu Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Cùng đêm 19 rạng ngày 20-12, các đơn vị bộ đội chủ lực phối hợp với LLVT tại
chỗ (tự vệ chiến đấu, dân quân du kích, công an có vũ trang) được nhân dân hỗ trợ
tiến công địch ở các thành phố Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng và các thị xã Hải
Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh
- Trung đoàn thủ đô được thành lập
- 17/2/1947: Trung đoàn thủ đô rút về căn cứ an toàn
=> Đây là thành tựu to lớn thể hiện tài lãnh đạo, chỉ đạo chiến tranh của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó nổi lên nghệ thuật tác chiến đô thị, mở đầu toàn
quốc kháng chiến.
Kết quả: 60 ngày đêm, Hà Nội chiến đấu 200 trận, làm tổn thất người và của cho
địch .Hoàn thành nhiệm vụ được giao, giam chân địch trong thành phố. Bảo vệ
Trung ương Đảng về căn cứ Việt Bắc an toàn. Quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt
hàng loạt kẻ địch
Ý nghĩa: Tạo điều kiện cho cả nước đi vào kháng chiến lâu dài .Quân dân Nam Bộ
và Nam Trung Bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích. Trong cuộc chiến đấu của nhân
dân ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ta đã có những tiến bộ rõ rệt khi chủ động tấn
công chặn giặc, tấn công những trận quyết liệt như Bắc Bộ Phủ, Chợ Đồng Xuân,
để giam chân địch trong thành phố
Biết chủ động rút lui lực lượng kháng chiến, kho tàng, công xưởng về chiến khu,
bảo vệ Trung ương Đảng, chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến
2.Chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947
Diễn biến:
Về phía thực dân Pháp: Pháp huy động 12.000 quân và hầu hết máy bay ở Đông
Dương tiến công Việt Bắc.
Sáng ngày 07/10/1947:Quân dù Pháp (Sôvanhắc chỉ huy) chiếm Bắc Cạn, Chợ
Mới, Chợ Đồn …

Binh đoàn bộ binh (Bôphơrê chỉ huy) từ Lạng Sơn theo đường số 4 lên Cao Bằng,
rồi vòng xuống Bắc Cạn; theo đường số 3, bao vây phía đông và bắc Việt Bắc.
Ngày 09/10/1947, quân bộ và lính thủy đánh bộ Pháp từ Hà Nội ngược sông Hồng,
sông Lô lên Tuyên Quang, rồi Chiêm Hóa, đánh Đài Thị, bao vây phía tây Việt
Bắc.

Về phía quân và dân ta:

Thực hiện sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 15-10-1947, Thường vụ
Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Phải phá tan cuộc chiến công mùa đông của giặc
Pháp” chỉ đạo quân và dân cả nước phối hợp với quân dân Việt Bắc đánh bại cuộc
tấn công của địch. Chỉ thị nhận định: "địch càng dàn quân ra càng mỏng lực lượng.
Chúng đem quân lên mạn ngược là một dịp cho ta để đánh chúng ở miền xuôi.
Chúng đóng quân nơi xa càng dễ cho ta bao vây chặt đường tiếp tế, đánh chúng
một cách rất có lợi trong khi chúng vận động.

Ngày 15-10-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi bộ đội, dân quân du kích
Việt Bắc ra sức diệt địch. Người cho rằng địch mưu hội quân ở Bắc Kạn, tạo thành
cái ô bọc lấy Việt Bắc, rồi chúng cụp ô lại, dưới đánh lên, trên đánh xuống để tiêu
diệt chủ lực ta và phá cho được cơ quan đầu não kháng chiến.
Những tư tưởng chỉ đạo về phát huy những điều kiện thuận lợi, khuyết sâu chỗ yếu
căn bản của địch để đánh bại cuộc tấn công của chúng tiếp tục được Người quán
triệt trong suốt quá trình diễn ra chiến dịch.

Đúng như dự đoán của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trải qua hơn hai tháng đánh lên Việt
Bắc, vấp phải sự chống trả kiên cường, sáng tạo của quân và dân ta, bị đánh mạnh
ở cả đường bộ, đường sông, chịu nhiều tổn thất, hàng ngàn quân bị loại khỏi vòng
chiến đấu, nhiều phương tiện chiến tranh phá huỷ và đánh chìm, quân Pháp buộc
phải co cụm vào các thị xã, thị trấn rồi rút đại bộ phận quân khỏi Việt Bắc.

=> Sự chỉ huy mưu lược của Đảng, Bác Hồ và Bộ Tổng chỉ huy kết hợp với sự nỗ
lực vượt bậc, trí thông minh, sáng tạo, tinh thần chiến đấu dũng cảm, của các lực
lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Việt Nam.
Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu đẩy lui địch:Ta chủ động
bao vây, tiến công địch buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã...
cuối tháng 11 - 1947.Mặt trận hướng Đông, đường số 4, ta phục kích ở đèo Bông
Lau (30/10/1947). Đường số 4 trở thành “con đường chết”, thu nhiều vũ khí, quân
trang của địch. Mặt trận hướng Tây, sông Lô, ta chặn đánh địch ở Đoan Hùng, Khe
Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, canô địch.
Ngày 19/12/1947, đại bộ phận quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.
Ở các mặt trận khác phối hợp với Việt Bắc: quân dân ta ở Hà Nội đã kiềm chế,
không cho địch tập trung binh lực vào các chiến trường chính

Kết quả và ý nghĩa

Ta tiêu diệt hơn 6000 tên địch, bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm 11 tàu chiến và ca
nô, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành.

Cuộc kháng chiến chống Pháp chuyển sang giai đoạn mới: Pháp buộc phải chuyển
từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh lâu dài” với ta, thực hiện chính sách
“Dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuối chiến tranh”

3. Chiến dịch Biên Giới Thu Đông năm 1950


Hoàn cảnh:
Thế giới : Đến năm 1950, tình hình thế giới thay đổi có nhiều thuận lợi cho cách
mạng Việt Nam.
Cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1 - 10 - 1949), nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa ra đời.
Năm 1950, chính phủ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa đã công
nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Cách mạng Lào và Campuchia cũng có những chuyển biến tích cực. Phong trào
chống chiến tranh đế quốc của nhân dân thế giới và nhân dân Pháp ngày càng lên
cao

Trong nước: Lực lượng kháng chiến của ta ngày càng trưởng thành, hậu phương
được củng cố về mọi mặt.

Sau nhiều thất bại liên tiếp, Pháp ngày càng lún sâu vào những khó khăn về tài
chính, buộc Pháp phải dựa vào Mĩ để tiếp tục chiến tranh
*Chủ trương của quân ta trong chiến dịch:
Tháng 6 năm 1950, Bác Hồ và Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở
chiến dịch trên hướng biên giới Đông Bắc thuộc hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn,
nhằm mục đích: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng một
phần biên giới, mở đường giao thông với các nước XHCN, mở rộng và củng cố
căn cứ địa Việt Bắc.
Xuất phát từ yêu cầu chiến lược và tầm quan trọng của Chiến dịch, ngày 27-7, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng ra quyết định thành lập Đảng ủy và Bộ chỉ huy
Chiến dịch để lãnh đạo, điều hành làm công tác chuẩn bị và chỉ huy Chiến dịch,
đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.
=> Đảng đã quyết định đưa cuộc kháng chiến phát triển lên một bước mới nhằm
làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp, đập tan âm mưu tấn công lên căn cứ địa
Việt Bắc Đây là một quyết định đúng đắn, chính xác, thể hiện tài thao lược của
Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc phân tích, nhận định tình hình, chọn
hướng và vận dụng thời cơ chiến lược, tạo bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược.

Diễn biến chính chiến dịch Biên giới Thu – Đông 1950:

- Sáng 18 - 9 - 1950, quân ta tiêu diệt địch tại Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã
Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

- Pháp tổ chức chiếm lại Đông Khê bằng cách cho 2 cánh quân từ Cao Bằng xuống
và từ Thất Khê lên.

- Đoán được ý định của địch, quân ta mai phục trên đường số 4, tiêu diệt hai cánh
quân Cao Bằng và Thất Khê, Pháp buôc phải rút quân về Na Sầm và Lạng Sơn,
đến ngày 22 - 10 thì rút khỏi đường số 4

Kết quả và ý nghĩa:

Sau hơn 1 tháng chiến đấu, quân ta đã giải phóng đươc biên giới Việt - Trung,
“hành lang Đông - Tây bị chọc thủng ở Hòa Bình”.Thế bao vây đã được giải, kế
hoạch Rơve của Pháp bị phá sản
Với một tinh thần “tất cả cho tiền tuyến” huy động được hàng trăm nghìn dân
công, gần 4000 tấn lương thực, ta đã khiến cho quân Pháp khiếp sợ và thua trận
trong chiến thắng biên giới thu đông 1950.
Chiến thắng biên giới thu đông 1950 còn giúp cho ta giải phóng được khu vực biên
giới Việt Trung, thông thương quan hệ quốc tế. Đồng thời căn cứ Việt Bắc được
mở rộng, kháng chiến toàn quốc mở ra một giai đoạn mới cho cuộc chiến tranh
dành độc lập của dân tộc ta. Đồng thời cũng làm tiêu hao sinh lực địch lớn, làm
thế địch suy yếu ở Bắc Bộ.

4. Chiến dịch Tây Bắc năm 1952


*Diễn biến:
Vùng Tây Bắc lúc này gồm 5 tỉnh (Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái và Nghĩa
Lộ) có địa hình rừng núi rộng lớn, hiểm trở, đất rộng, ít người . Phía Tây giáp với
Phong Xa Lỳ, Sầm Nưa của Lào, phía Đông giáp với căn cứ địa Việt Bắc, phía Bắc
là biên giới Việt Nam - Trung Quốc, phía Nam giáp với tỉnh Hòa Bình, thông với
Liên khu 3 và Liên khu 4.
Nếu địch chiếm được Tây Bắc chúng sẽ có thể uy hiếp căn cứ địa Việt Bắc và che
chở cho Thượng Lào. Xác định Tây Bắc là một vùng chiến lược quan trọng nên từ
tháng 4/1952, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị toàn quân và toàn
dân ta xúc tiến công tác chuẩn bị chiến dịch với quyết tâm tiêu diệt địch, giải
phóng Tây Bắc. Ngày 09/9/1952, Trung ương Đảng quyết định thành lập Bộ Chỉ
huy chiến dịch, Chỉ huy trưởng là đồng chí Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên
Giáp. Chiến dịch bắt đầu từ ngày 14/10 đến 10/12/1952, chia thành ba đợt.
Diễn biến chiến dịch (diễn ra ba đợt, từ ngày 14/10 đến 10/12/1952)
- Đợt 1 (từ ngày 14-23/10), tiến công tiêu diệt phân khu Nghĩa Lộ, đập tan tuyến
phòng thủ vành đai ngoài Tây Bắc của địch
Ngày 14/10/1952, chiến dịch mở màn. Để tạo thế cho Đại đoàn 308, Trung đoàn
174 (Đại đoàn 316) tiến công trước vị trí Ca Vịnh; Trung đoàn 141 (Đại đoàn 312)
đánh trước vị trí Sài Lương, bố trí lực lượng đánh viện binh trên đường Gia Hội.
Do bị đánh bất ngờ, địch nhanh chóng rút về Ca Vịnh, Sài Lương, Làng Nhì và
điều động Tiểu đoàn 3 lê dương từ đồng bằng lên Nà Sản, Tiểu đoàn dù số 6 xuống
Tú Lệ để chặn đường tiếp tế của ta, giữ Sơn La và giải tỏa cho Nghĩa Lộ.
Ngày 17/10/1952, Đại đoàn 308 sử dụng 2 trung đoàn (88 và 102) đánh Nghĩa Lộ
phố và Nghĩa Lộ đồi, san bằng một loạt vị trí then chốt, phá vỡ một bộ phận tuyến
phòng thủ vùng ngoài của địch, tiêu diệt toàn bộ sở chỉ huy địch tại phân khu
Nghĩa Lộ và tiêu diệt hoàn toàn Nghĩa Lộ phố, diệt hơn 400 tên, bắt 412 tên, thu
nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng, buộc địch phải rút Tiểu đoàn dù thuộc địa số
6 ở Tú Lệ về Nà Sản.
Đêm 18/10/1952, Trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) tiến công tiêu diệt địch ở Cửa
Nhì, diệt và bắt 214 tên. Từ ngày 19/10 đến 23/10/1952, Đại đoàn 312 đã tiến hành
truy kích, đánh tan quân địch rút chạy, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn dù số 6, diệt
và bắt gần 200 tên, thu nhiều vũ khí.
Như vậy, trong đợt một của chiến dịch, ta đã tiến công giành thắng lợi, diệt 500 tên
địch, bắt sống trên 1.000 tên, trong đó có 300 lính Âu - Phi và nhiều sĩ quan, chỉ
huy phân khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phù Yên; thu 1.497 súng các loại, 34 khẩu cối, 3
khẩu ĐKZ37, 2 khẩu pháo 105 ly, cùng nhiều trang bị, quân dụng; giải phóng vùng
hữu ngạn sông Thao, tả ngạn sông Đà từ Vạn Yên đến Quỳnh Nhai, làm chủ
đường số 13 nối Yên Bái với Nghĩa Lộ.
- Đợt 2 (từ ngày 7-22/11), vượt sông Đà, tiêu diệt khu phòng thủ Mộc Châu, giải
phóng tỉnh Sơn La, Điện Biên Phủ bị thiệt hại nặng, bộ chỉ huy quân Pháp quyết
định bỏ vùng tả ngạn sông Thao, rút sang hữu ngạn sông Đà, nhanh chóng thiết lập
cầu hàng không Hà Nội - Nà Sản, điều 9 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng và nơi
khác lên Tây Bắc, nâng tổng quân số ở đây lên 16 tiểu đoàn và 32 đại đội, lập
tuyến phòng thủ sông Đà, xây dựng Nà Sản thành tập đoàn cứ điểm mạnh quyết
giữ vùng Tây Bắc.
Đồng thời, ngày 28/10/1952 địch mở cuộc hành binh Loren đánh lên vùng hậu
phương của ta ở Phú Thọ nhằm đỡ đòn cho Tây Bắc, lực lượng gồm 12 tiểu đoàn
bộ binh và dù, 2 tiểu đoàn pháo binh, 3 tiểu đoàn công binh, 2 đại đội xe tăng, cơ
giới, 2 thủy đội xung kích, cùng nhiều máy bay. Địch hành quân từ Trung Hà, Việt
Trì theo đường sông và đường số 2 lên Phú Thọ và nhảy dù xuống Đoan Hùng.
Ngày 13/11/1952, một mũi tiến đến Bến Hiên.
- Đợt 3 (30/11-10/12), tiến công Tập đoàn cứ điểm Nà Sản
Sau những thiệt hại nặng, trước nguy cơ mất còn ở Tây Bắc, bộ chỉ huy quân Pháp
quyết định xây dựng Nà Sản thành cứ điểm mạnh, lực lượng phòng thủ gồm 12
tiểu đoàn bộ binh 1 tiểu đoàn pháo binh, tổng binh lực lên đến 12.000 tên, coi đây
là “con đê ngăn sóng”. Tiểu khu Nà Sản thuộc xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn,
tỉnh Sơn La. Địa hình bằng phẳng, rộng, đồi núi nhấp nhô, ra xa có nhiều các điểm
cao quan trọng. Ngày 30/11/1952, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định mở đợt tiến
công thứ 3 tiêu diệt địch ở Nà Sản, lực lượng gồm 12 tiểu đoàn thiếu thuộc các đại
đoàn 308, 312, 316.
Đêm ngày 30/11/1952, Trung đoàn 102 và Tiểu đoàn 322, Trung đoàn 88 (Đại
đoàn 308) tiến công chiếm được Pú Hồng, nhưng sau đó địch phản kích chiếm lại;
Tiểu đoàn 115, Trung đoàn 165 (Đại đoàn 312) tiến công làm chủ được Bản Hời
(Bắc Nà Sản), diệt gần 1 đại đội địch.
Đêm ngày 01/12, Trung đoàn 209 (Đại đoàn 312) tiến công Bản Vây (Nam Nà
Sản), Trung đoàn 174 (Đại đoàn 316) tiến công Nà Si. Cuộc chiến đấu của quân ta
trên các hướng diễn ra vô cùng ác liệt, địch sử dụng không quân, pháo binh bắn
phá dữ dội vào trận địa của ta, dùng hỏa lực tại chỗ ngăn chặn quyết liệt, bộ đội ta
bị thương vong nhiều; trong khi đó, ngày 02/12 địch lại thả dù tăng cường cho Nà
Sản 2 tiểu đoàn; thời gian chiến dịch đã dài, ta chưa chuẩn bị đầy đủ để đánh chắc
thắng.
Ngày 10/12/1952, sau khi xem xét tình hình, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định kết
thúc chiến dịch.
Trong đợt 3 của chiến dịch tiến công tập đoàn cứ điểm Nà Sản, mặc dù đã tiêu diệt
được Pú Hồng, Bản Hời, nhưng có 2 trận không thành công, sau khi xem xét kỹ
thực lực giữa ta và địch, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã nhận thấy ta không có ưu thế
binh lực hơn địch, do đó quyết định đình chỉ tiến công Nà Sản, kết thúc chiến dịch
kịp thời, tránh thương vong ảnh hưởng đến lâu dài. Đây thực sự là chủ trương đúng
đắn, linh hoạt, phù hợp với thực tế
Kết quả và ý nghĩa:
Chiến dịch Tây Bắc thắng lợi đã tiêu diệt, bắt sống và làm bị thương trên 6.000 tên
địch và nhiều tiểu đoàn, đại đội thuộc các binh đoàn cơ động địch bị xóa sổ. Chúng
ta đã đập tan âm mưu củng cố “Xứ Thái”, “Xứ Nùng tự trị” của Pháp; giải phóng
tỉnh Sơn La (trừ Nà Sản), 04 huyện phía Nam tỉnh Lai Châu, 02 huyện phía Tây
tỉnh Yên Bái. Ta giải phóng được một đất vùng rộng lớn gồm 8/10 đất đai vùng
Tây Bắc nối liền với phía Tây căn cứ địa Việt Bắc; đường giao thông quốc tế từ
Trung Quốc sang Lào Cai Việt Nam, từ Việt Nam sang Lào, từ Tây Bắc, Việt Bắc
xuống Liên khu 3, Liên khu 4 vào Nam thuận tiện. Chiến thắng từ chiến dịch Tây
Bắc tạo cơ sở để quân và dân ta mở ra một thế chiến lược mới, tạo thế chủ động
lựa chọn chiến trường, mục tiêu và cách đánh với những lực lượng, quy mô khác
nhau.
Chiến thắng Tây Bắc 1952 đã đi vào lịch sử các cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp của dân tộc ta, nó là một trong những chiến chông oanh liệt, có ý nghĩa chiến
lược, làm chuyển biến cục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho ta, góp phần tạo
thế lực mới và tiến công tới giành thắng lợi cuối cùng.
5. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954
* Kế hoạch quân sự Nava
Trải qua 8 năm kháng chiến kiến quốc, lực lượng kháng chiến ngày càng lớn
mạnh.Thực dân Pháp thiệt hại ngày càng lớn: bị loại khỏi vòng chiến đấu 39 vạn
quân, lâm vào thế bị động trên chiến trường.Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc
chiến tranh ở Đông Dương.Ngày 7/5/1953, được sự thoả thuận của Mĩ, chính phủ
Pháp cử tướng Nava làm tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương.
Nava đề ra một kế hoạch quân sự với hi vọng trong 18 tháng giành thắng lợi quyết
định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
Kế hoạch Nava được chia thành 2 bước:
Bước 1: từ thu đông 1953 – xuân 1954: giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ,
tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, đồng thời tăng
cường xây dựng quân đội tay sai, tập trung binh lực xây dựng lực lượng cơ động
chiến lược mạnh.
Bước 2: từ thu – đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện
tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định buộc Việt Minh phải
đàm phán theo những điều kiện có lợi cho Pháp, nhằm kết thúc chiến tranh.
Thực hiện kế hoạch: Từ thu đông 1953, Nava tập trung lực lượng quân cơ động ở
đồng bằng Bắc Bộ là 44 tiểu đoàn (trong tổng số 84 tiểu đoàn cơ động chiến lược
trên toàn Đông Dương), mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi, biên
giới, mở cuộc tiến công lớn vào vùng giáp giới Ninh Bình, Thanh Hoá.
Chủ trương, kế hoạch:
Trước sự thay đổi của cục diện chiến tranh ở Đông Dương và trên cơ sở nhận định
âm mưu mới của Pháp – Mĩ, tháng 9/1953, Bộ Chính trị trung ương Đảng họp và
đề ra kế hoạch tác chiến đông – xuân 1953 – 1954.
Phương hướng chiến lược: Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công lớn vào
những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh
lực địch, giải phóng đất đai, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng để đối phó
ở những nơi xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho ta tiêu
diệt từng bộ phận sinh lực địch.
Phương châm chiến lược: “Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”, “đánh ăn chắc,
tiến ăn chắc, chắc thắng thì đánh cho kì thắng, không chắc thắng kiên quyết không
đánh” .
Diễn biến chính:
Ngày 10/12/1953, tiến công địch ở Lai Châu, bao vây uy hiếp địch ở Điên Biên
Phủ. Địch điều quân tăng cường cho Điên Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ trở thành
nơi tập trung binh lực thứ hai sau đồng bằng Bắc Bộ.
Đầu tháng 12/1953, phối hợp với quân, dân Lào tiến công Trung Lào. Nava lại
phải vội vã điều quân từ đồng bằng Bắc Bộ sang ứng cứu cho Xênô (nơi tập trung
binh lực thứ ba).
Đầu tháng 2/1954, tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum uy hiếp
Plâyku. Nava lại phải điều quân từ Nam Tây nguyên lên ứng cứu cho Plâyku, biến
Plâyku thành nơi tập trung binh lực thứ tư.
Tháng 2/1954, mở cuộc tấn công ở Thượng Lào, giải phóng Nậm Hu, Phongxalì,
uy hiếp Luông Phabang và Mường Sài. Nava lại phải tăng cường lực lượng chốt
giữ Luông Phabang, biến nơi này thành nơi tập trung binh lực thứ năm của địch.
Phối hợp với mặt trận chính diện, chiến tranh du kích vùng sau lưng địch phát triển
mạnh, tiêu diệt, hiêu hao nhiều sinh lực địch làm cho chúng không có khả năng
tiếp ứng cho nhau.Kế hoạch quân sự Nava bị đảo lộn. Địch điều chỉnh kế hoạch,
chọn Điện Biên Phủ làm khâu chính.
6. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954)
* Hoàn cảnh của chiến dịch
Do kế hoạch Na-va không thực hiện dược theo dự kiến, Pháp quyết định xây dựng
Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, với lực lượng
lúc cao nhất lên đến 16200 quân, được bố trí thành một hệ thống phòng thủ chặt
chẽ gồm 49 cứ điểm. Cả Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là pháo đài “bất khả
xâm phạm”. Như vậy, từ chỗ không có trong kế hoạch, Điện Biên Phủ đã trở thành
trung tâm của kế hoạch Na-va.
* Chủ trương của Đảng:
Đầu tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch
Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng Tây Bắc, tạo điều
kiện giải phóng Bắc Lào; giành thắng lợi quyết định, tạo điều kiện thuận lợi cho
cuộc đấu tranh ngoại giao để kết thúc chiến tranh.
* Diễn biến chiến dịch: chia làm 3 đợt:
Đợt I (từ 13/3 đến 17/3/1954): tiến công địch ở phân khu Bắc, tiêu diệt cứ điểm
Him Lam, Độc Lập, buộc địch ở Bản Kéo phải ra hàng.
Đợt II (từ 30/3/ đến 26/4/1954): liên tiếp mở nhiều đợt tiến công đánh vào các vị
trí phòng thủ phía đông phân khu Trung tâm, gồm hệ thống phòng thủ trên các dãy
đồi A1, D1, C1, E1. Mĩ phải tăng cường viện trợ khẩn cấp cho Pháp ở Đông
Dương.
Đợt III (từ 1/5 đến 7/5/1954): đồng loạt tiến công tiêu diệt các điểm đề kháng của
địch. Chiều 7/5/1954, quân ta đánh vào sở chỉ huy của địch, 17 giờ 30 phút ngày
7/5/1954 tướng Đờ Cátxtơri cùng toàn bộ Ban Tham mưu của địch bị bắt.
* Kết quả, ý nghĩa:
Trong đông – xuân 1953 – 1954, loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 quân địch, thu
19.000 súng, bắn rơi và phá huỷ 162 máy bay, giải phóng nhiều vùng rộng lớn
trong cả nước. Riêng tại mặt trận Điện Biên Phủ, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200
địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí và đồ dùng quân sự.
Thắng lợi của cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch Điện Biên
Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược
của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo cơ sở thực lực về
quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng
chiến.
7.Vai trò của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc lãnh đạo nhân dân ta giành
thắng lợi.
Với đường lối kháng chiến “toàn dân, toàn diện và lâu dài”, từ 1946 đến 1954
quân dân ta đã dần giành thế chủ động trên khắp các chiến trường còn quân Pháp
bị đẩy vào thế phòng ngự bị động và sa lầy ở Đông Dương. Trong khi đó tình hình
chính trị, xã hội tại nước Pháp ngày càng rối ren, phức tạp.
Bác nhận định tình hình chiến sự Đông Xuân 1953 - 1954 và thống nhất chọn
Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược, đòn quyết định kết thúc thắng lợi
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Người chỉ rõ "Chiến dịch này là
một chiến dịch rất quan trọng. Không những về quân sự mà cả về chính trị, không
những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy, toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân phải hoàn thành cho kỳ được". Cũng trong cuộc họp quan trọng này, Người
cùng Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận do Đại
tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt
trận.
Ngày 22/2/1954, Tổng Tư lệnh ra lời kêu gọi toàn thể cán bộ và chiến sĩ, toàn
thể các đơn vị, các binh chủng kiên quyết tiêu diệt toàn bộ quân địch. Lời kêu gọi
phát ra, bộ đội ta hăng hái khoét núi, đào hầm, kéo pháo vào trận địa, đánh chiếm
các cứ điểm Hồng Cúm, sân bay Mường Thanh.
Ngày 13/3/1954, quân ta đồng loạt nổ súng mở đợt tiến công vào tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ, các phòng tuyến vòng ngoài của địch đã bị phá vỡ và tiêu diệt.
Để động viên kịp thời, ngày 15/3, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi điện khen ngợi cán
bộ, chiến sĩ đã chiến thắng hai trận mở màn chiến dịch ở Him Lam, Độc Lập. Đồng
thời, Người nêu rõ ý nghĩa lịch sử quan trọng của chiến dịch cả về quân sự, chính trị
và nhắc nhở quân đội ta phải cố gắng, chiến đấu dẻo dai, bền bỉ, chớ chủ quan, khinh
địch để giành toàn thắng cho chiến dịch này.
Đã 67 năm trôi qua, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, một “cái mốc chói lọi
bằng vàng” mãi mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất
khuất, thông minh, sáng tạo, là niềm tin của các dân tộc bị áp bức trong cuộc đấu
tranh vì độc lập tự do. Để có được chiến công lẫy lừng đó, chính là nhờ sự lãnh đạo
tài tình, sáng suốt của Đảng, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác không chỉ
theo dõi sát sao tình hình ngoài trận địa để đưa ra những phương châm, chiến lược
chỉ đạo đúng đắn mà còn quan tâm, săn sóc và cổ vũ, động viên kịp thời các cán bộ,
chiến sĩ, đồng bào đang chiến đấu vì độc lập tự do của nước nhà. Người đã truyền
cho các chiến sĩ ta một ý chí quyết chiến quyết thắng, một nghị lực, một sức mạnh
phi thường, một niềm tin sắt đá để quân và dân ta vượt qua khó khăn hiểm nguy
giành thắng lợi hoàn toàn.
Không thể không nói đến sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, tài tình của Trung ương
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tìm nơi sơ hở của
địch mà đánh và phương châm tác chiến là “Đánh điểm, diệt viện”, xác định rõ
mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một phần
đất đai và xây dựng căn cứ địa Tây Bắc.

Tài thao lược, chỉ đạo tác chiến của Tổng Quân ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch, sự
đoàn kết, quyết tâm chiến đấu cao của các lực lượng tham gia chiến dịch, sự đoàn
kết, quyết tâm chiến đấu cao của các lực lượng tham gia chiến dịch mà nòng cốt là
các đại đoàn chủ lực .
Công tác huy động lực lượng phục vụ, bảo đảm hậu cần chiến dịch được tiến hành
chu đáo, khẩn trương với quy mô lớn, hoạt động phối hợp tác chiến giữa các chiến
trường nhất là chiến trường sau lưng địch với chiến trường Tây Bắc được tiến hành
đồng bộ, góp phần tạo thành sức mạnh tổng hợp để giành chiến thắng
CHƯƠNG 3: NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA
ĐẢNG VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
1. Những bài học được đúc kết lại rút ra từ các cuộc đấu tranh
Trong quá trình kháng chiến chống pháp thì vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam và đặc biệt hơn là của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố quyết định rất
lớn để mang tới chiến thắng trước cuộc xâm lược đất nước ta của thực dân Pháp
Bác đã hoạch định, tổ chức và lãnh đạo quân dân ta thực hiện thắng lợi đường lối
kháng chiến chống Pháp. Đường lối đó được xác định với nội dung cơ bản :
“Kháng chiến, kiến quốc”, “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh":
Trong cuộc kháng chiến chống pháp thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định được
cuộc kháng chiến này mang tính chất là: “cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng
chiến của toàn dân cần phải động viên toàn dân, vũ trang toàn dân.” Vì vậy một
cuộc kêu gọi toàn quốc kháng chiến đã được Bác đưa ra với nội dung như sau:
“Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng
phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu
Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm, dùng gươm, không có gươm thì dùng
cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
Dựa vào chiến lược toàn dân kháng chiến Đảng đã tập hợp được một lực lượng
kháng chiến đông đảo đảo gồm tất cả những tầng lớp trong nhân dân. Một lực
lượng chính trị hùng hậu và lực lượng vũ trang nhân dân lớn mạnh, gồm ba thứ
quân, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc. Cũng căn cứ vào chiến lược này, Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta xác định “Mỗi công dân là một chiến sĩ. Mỗi làng là
một chiến hào”, quyết tâm đánh bại thực dân Pháp xâm lược.
Trong cuộc kháng chiến toàn dân chống Pháp thì Bác đã đưa ra đường lối kháng
chiến là phải kháng chiến trên toàn mặt trận. Vì, thực dân Pháp tiến hành cuộc
chiến tranh xâm lược nước ta một cách toàn diện, chúng ta phải kháng chiến chống
lại chúng một cách toàn diện trên các mặt trận: quân sự, kinh tế, văn hoá, tư tưởng,
ngoại giao. Người nói: “Không dùng toàn lực của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng
phó, không thể nào thắng lợi được”.
Để cuộc kháng chiến toàn dân phát huy sức mạnh dân tộc thì Bác đã chủ chương
đưa ra yêu cầu thực hiện nhất quán đường lối toàn diện kháng chiến, Người yêu
cầu: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái, bất kỳ giàu, nghèo, lớn,
nhỏ đều phải cần trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận: quân sự, kinh tế,
chính trị, văn hoá. Thực hiện khẩu hiệu: Toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng
chiến”.
Tuy nhiên chúng ta không thể đánh địch trên mỗi mặt trận quân sự thôi thì chưa
đủ mà còn phải biết kết hợp với các mặt trận đấu tranh khác nữa. thôi thì chưa đủ
mà còn phải biết kết hợp với các mặt trận đấu tranh khác nữa. Từ khi cuộc kháng
chiến toàn quốc vừa mới bắt đầu thì Người đã kêu gọi vừa kháng chiến vừa kiến
quốc, vừa xây dựng hậu phương, vừa chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến,
vừa tiến hành đấu tranh ngoại giao, vừa thực hiện binh vận, vừa xây dựng nền văn
hoá, giáo dục kháng chiến, bồi dưỡng nhân dân, vừa động viên, tổ chức nhân dân
tham gia các đoàn thể kháng chiến, xây dựng khối đoàn kết toàn dân. Để mở rộng
khối đoàn kết toàn dân, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 5-1946,
Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập. Truyền thống yêu
nước của toàn dân tộc được khơi lên mạnh mẽ, nhân dân ta tỏ rõ sự đoàn kết, nhất
trí chung quanh Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Đó là sức mạnh vô
địch để chống thù trong, giặc ngoài.Trong thời gian ở Pháp, Người đã ngay lập tức
tuyên truyền cho nhân dâ Pháp để làm sáng tỏ cuộc chiến tranh chính nghĩa của
nhân dân ta, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp, nâng cao uy tín của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế. Nhờ dịp này thì một số trí
thức, nhà khoa học Việt kiều được Người vận động, thuyết phục và cảm hoá đã
tình nguyện theo Bác về nước cống hiến tài năng, trí tuệ cho cách mạng, cho sự
nghiệp kháng chiến, như: kỹ sư Phạm Quang Lễ, Võ Quý Huân; bác sĩ Trần Hữu
Tước...
Tư tưởng kháng chiến truờng kỳ được Người nhiều lần phân tích, giải thích lý do
và luôn chứa đựng sự lạc quan, niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi cuối cùng. Người
nói đại ý rằng: trường là dài, tức là đánh bao giờ địch bại, địch “cút”, thế mới là
trường. Vì địch âm mưu đánh chớp nhoáng với mục đích là không cho chúng ta có
cơ hội phản kháng lại và tránh được sức ảnh hưởng của quốc tế tới cuộc xâm lược
của Pháp vào đất nước ta. Khi chúng muốn đánh mau, thắng mau, giải quyết mau,
thì ta nêu lên khẩu hiệu: Trường kỳ kháng chiến… Thế là ngay từ lúc đầu chiến
lược ta đã thắng chiến lược địch. Một lý do nữa Người nêu ra là: “Kháng chiến
phải trường kỳ, vì đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và
phải có sự chuẩn bị toàn diện của toàn dân”.Trên cơ sở phân tích lợi hại của ta và
địch khi thực hiện chiến lược trường kỳ kháng chiến, Người cho rằng: “Nếu chiến
tranh kéo dài, hao binh tổn tướng, chúng sẽ thất bại. Vậy ta dùng chiến lược trường
kỳ kháng chiến, để phát triển lực lượng, tăng thêm kinh nghiệm. Ta dùng chiến
thuật du kích, để làm cho địch hao mòn, cho đến ngày ta sẽ tổng phản công để quét
sạch lũ chúng”. Tuy nhiên, kháng chiến trường kỳ không có nghĩa là kéo dài vô
thời hạn vì nước ta lúc đó còn lạc hậu và kinh tế không thể sánh ngang với Pháp
được mà phải nỗ lực vượt bậc, vừa tiêu diệt địch, vừa bồi dưỡng phát triển lực
lượng của ta, càng đánh ta càng
mạnh, địch càng yếu, đánh bại từng âm mưu chiến lược của địch, giành thắng lợi
từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Cùng với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng nhấn mạnh phải “tự lực cánh sinh”. Người cho rằng “Kháng chiến
trường kỳ gian khổ đồng thời lại phải tự lực cánh sinh… Cố nhiên sự giúp đỡ của
các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ
người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp
đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.Theo Người, tự lực cánh sinh là chính, kết
hợp với sự giúp đỡ quốc tế là hết sức quan trọng. Vì vậy, trong kháng chiến chống
Pháp, Người đã nêu cao ý chí tự lực tự cường, đồng thời khi có điều kiện, làm mọi
việc để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của chính phủ và nhân dân các nước anh em,
của nhân loại tiến bộ, kể cả nhân dân Pháp. Tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhưng
không ỷ lại, không để ảnh hưởng đến tinh thần độc lập tự chủ của đất nước. Trong
cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh, Chủ tịch Hồ
Chí Minh như một người cầm lái bình tĩnh, sáng suốt, mưu trí, dũng cảm và dày
dạn kinh nghiệm, đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt qua mọi thác
ghềnh nguy hiểm. Với đường lối chính trị đúng đắn, biết phát huy sức mạnh khối
đại đoàn kết toàn dân, cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược đối với kẻ
thù, Hồ Chí Minh chính là “linh hồn” của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân
tộc. Không những thế, Người còn là vị tư lệnh tối cao của lực lượng vũ trang, và
vai trò của Người được thể hiện nổi bật trong các chiến dịch lớn. Những quan
điểm, tư tưởng chiến lược quân sự của Người được quán triệt, thực hiện sáng tạo
trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để lại dấu ấn sâu sắc, đậm nét trong lịch
sử chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng.
Với đường lối kháng chiến “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh”,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo quân dân cả nước từng bước huy
động được sức mạnh của dân tộc vào cuộc chiến đấu và giành thắng lợi cuối cùng
trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.Với vai trò to lớn như trên, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Pháp. Đồng thời, những quan điểm, tư tưởng, đường lối chiến lược của
Người vẫn tiếp tục là cơ sở cho những thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước sau này.
2. Trách nhiệm của sinh viên trong việc tiếp nối và vận dụng trong thời
đại hiện nay
Trách nhiệm của sinh viên đối với việc tiếp nối những bài học trong những cuộc
kháng chiến dựng nước và dữ nước thì đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết và
đưa ra cho các mầm non tương lai đó chính là 5 ĐIỀU BÁC HỒ DẠY
1. Yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào: luôn giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình, bạn
bè, địa phương và luôn hướng về cội nguồn
2. Học tập tốt, lao động tốt: Chăm chỉ, sáng tạo, chủ động trong học tập và lao
động; có mục đích, động cơ học tập đúng đắn để mai sau xây dựng đất nước
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt: Tích cực tham gia các hoạt động góp phần xây dựng
địa phương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: bảo vệ môi
trường, phòng chống tệ nạn xã hội...
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt: Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức
khoẻ.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm: Tích cực tham gia các hoạt động góp phần xây
dựng địa phương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: bảo vệ
môi trường, phòng chống tệ nạn xã hội...
Lịch sử qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao kẻ thù lớn mạnh xâm
lược đất nước ta nhưng đều chịu chung một kết cục thất bại. Một dân tộc “nhỏ bé”
có thể đánh đuổi hai “đế quốc to” là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Làm được điều
đó, có biết bao người con của dân tộc đã ngã xuống, bao người phải hi sinh xương
máu để có một đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày nay. Là lực lượng tri thức
trẻ, năng động, sáng tạo, là trụ cột của nước nhà, thế hệ trẻ chúng ta có vai trò to
lớn đối với sự phát triển của đất nước. Vì vậy chúng ta phải thật cố gắng tuân theo
5 điều mà Bác Hồ đã dạy để không phụ sự hi sinh của Bác và các anh hùng đã hi
sinh trong quá khứ để mang lại cho chúng ta tương lai như bây giờ.
KẾT LUẬN

Với vai trò sự dẫn dắt lãnh đạo của chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng
chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thắng lợi của cuộc cách
mạng Nó là cơ sở để dẫn dắt cuộc cách mạng đi đến thành quả cuối cùng. Một
đường lối cách mạng đúng đắn kết họp với việc thực hiện triệt để sẽ dẫn tới một
cuộc cách mạng thành công và ngược lại, một đường lối cách mạng chưa xác định
chính xác những vấn đề chính của cách mạng thì sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng
không đạt kết quả nhu mong đợi.

Bác và đảng ta đã căn cứ vào những điều kiện cụ thể của đất nước ta, vân dụng
sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin để vạch ra đường lối cách mạng
đúng đắn, sáng tạo, đưa kháng chiến đến thắng lợi vẻ vang. Có thể nói, Đường lối
kháng chiến chống Pháp của chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng ta chính là kết tinh của
trí tuệ con người, thể hiện năng lực lãnh đạo vững vàng của Đảng ta. Nó góp phần
khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với vai trò lãnh đạo
dân tộc Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghe-dai-hoc-quoc-
gia-ha-noi/lich-su-dang/de-tai-nhung-dien-bien-chinh-cua-cuoc-khang-chien-
chong-thuc-dan-phap-va-can-thiep-my-1945-1954/17885039
https://hochiminh.vn/tin-tuc/chu-tich-ho-chi-minh-voi-chien-dich-viet-bac-thu-
dong-nam-1947-573#:~:text=Th%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20s
%E1%BB%B1%20ch%E1%BB%89%20%C4%91%E1%BA%A1o,ra%20c
%C3%A0ng%20m%E1%BB%8Fng%20l%E1%BB%B1c%20l
%C6%B0%E1%BB%A3ng.
http://tapchiqptd.vn/vi/an-pham-tap-chi-in/bac-ho-voi-chien-dich-bien-gioi-nam-
1950/3570.html
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-thanh-pho-ho-chi-
minh/tu-tuong-ho-chi-minh/chuyen-de-5-viet-nam-chien-dau-1946-1954-va-vai-
tro-cua-bac/59475346

You might also like