You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

UNG THỊ MỸ NHIÊN – 1954030037 – 005108

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: “ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CSVN


TRONG GIAI ĐOẠN 1945-1946 VÀ SỰ VẬN DỤNG ĐỂ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY”

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Thanh Chương

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021

1
MỤC LỤC
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 1945 – 1946 ............................................................................ 4
1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước thời kỳ 1945 – 1946 ...................................... 4
1.1.1 Bối cảnh quốc tế giai đoạn 1945 – 1946 ..................................................... 4
1.1.2 Bối cảnh trong nước giai đoạn 1945 – 1946 ............................................... 4
1.2 Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1945 –
1946 .......................................................................................................................... 5
1.2.1 Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1945 –
1946 .................................................................................................................... 6
1.2.2 Triển khai đường lối.................................................................................... 7
1.3 Kết quả, ý nghĩa của đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam…10
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY .................................................................................................... 12
2.1 Các khái niệm đến chủ quyền biển đảo .......................................................... 12
2.2 Khẳng định chủ quyền biển Đông .................................................................. 12
2.3 Tình hình biển Đông trong giai đoạn hiện nay ............................................... 13
2.4 Vận dụng đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay ............... 14
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 18

2
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều hướng tới sự hòa bình, hợp tác và phát
triển. Các quốc gia ngày càng có thêm nhiểu mối quan hệ về kinh tế, chính trị, xã hội. Và để
giữ được những mối quan hệ này trở nên tốt đẹp, bền vững, mỗi quốc gia cần có quan hệ
ngoại giao tốt với các quốc gia khác nhau trong khu vực và thế giới . Hoạt động đối ngoại có
thể làm một nước tụt hậu về mọi mặt nếu không đưa ra chính sách đối ngoại hợp lý, không
có sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới và ngược lại, nếu một quốc gia có
chính sách đối ngoại hợp lý sẽ thúc đẩy được mọi mặt đời sống xã hội phát triển, hợp tác,
giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộng. Chính sách đối ngoại của bất cứ quốc gia nào cũng đều
nhằm ba mục tiêu cơ bản, đó là góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
quốc gia; tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi nhất để phát triển đất nước và nâng cao
vị thế, mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của nước ta cũng không
phải là trường hợp ngoại lệ. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn thể hiện được
bản lĩnh, trí tuệ của mình trong việc hoạch định chủ trương, chính sách đối ngoại phù hợp với
từng thời kỳ lịch sử. Đặc biệt trong giai đoạn 1945-1946, khi đất nước đang ở trong hoàn cảnh
vô cùng khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc”, bằng những chính sách ngoại giao khôn khéo, linh
hoạt, sáng tạo, Đảng ta đã tập trung tinh thần và lực lượng giải quyết từng khó khăn, đưa đất
nước thoát khỏi vòng vây của kẻ thù.

Vấn đề xung đột biển Đông luôn là vấn đề nóng, trở thành chủ đề bàn luận được các khu
vực cũng như quốc tế trên các phương tiện truyền thông; là một trong những vấn đề cấp thiết
của quốc gia, thu hút nhiều sự quan tâm từ dư luận thế giới. Mặc dù việc xung đột, tranh chấp
đó không phải là vấn đề mới nhưng với diễn biến phức tạp cùng những thách thức và nguy
cơ tiềm ẩn đã hối thúc quốc gia thực hiện các hành động khẩn trương phù hợp nhằm bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.

Vì vậy, thông qua đề tài: “Đường lối đối ngoại của Đảng CSVN trong giai đoạn 1945-
1946 và sự vận dụng để giải quyết vấn đề biển Đông trong giai đoạn hiện nay” em có cơ hội
tìm hiểu kỹ hơn về các đường lối đối ngoại của Đảng ta, từ đó học hỏi, rút ra bài học kinh
nghiệm cũng như nghiên cứu đề ra các giải pháp giải quyết vấn đề biển Đông ngày nay.

3
CHƯƠNG 1: ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 1945 – 1946
1.1 Bối cảnh quốc tế và trong nước thời kỳ 1945 – 1946
1.1.1 Bối cảnh quốc tế giai đoạn 1945 – 1946
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với thắng lợi thuộc về phe Đồng minh. Tình hình
thế giới thay đổi với nhịp độ nhanh chóng, các nước lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại của
mình. Phe Đồng Minh, quan hệ giữa các nước dần chuyển từ hợp tác trong chiến tranh sang
đối đầu trong hòa bình. Trật tự thế giới thay đổi, chuyển từ một cực được thiết lập sau thế
chiến thứ nhất thành trật tự hai cực mà người ta vẫn gọi là trật tự hai cực Ianta, đứng đầu là
Mỹ và Liên Xô.
Sau chiến tranh, Mỹ là quốc gia mạnh nhất về kinh tế, tài chính, quân sự, độc quyền
về vũ khí nguyên tử, chủ nợ chính của phần lớn các quốc gia Âu, Á, Mỹ Latinh, với mưu đồ
bá chủ thế giới, hoạt động ngoại giao của Mỹ bắt đầu hướng vào chống Liên Xô và phong
trào cách mạng thế giới.
Liên xô sau chiến tranh thì nhanh chóng trở thành cường quốc hàng đầu Châu Âu. Tuy
còn thua kém Mỹ về tiềm lực kinh tế và vũ khí hạt nhân nhưng Liên Xô vẫn đóng một vai trò
quyết định cùng Mỹ giải quyết những vấn đề lớn về hòa bình, an ninh trong khu vực và trên
thế giới.
Lúc này, các nước lớn phe Đồng Minh cũng ra sức củng cố lại hệ thống thuộc địa.
Anh, Pháp mặc dù thắng trận nhưng trong thế suy yếu, chính trị không ổn định nên cần phải
nhanh chóng khôi phục lại nền kinh tế, ổn định chính trị, duy trì vai trò cường quốc sau chiến
tranh và cố bảo vệ được hệ thống thuộc địa và khu vực ảnh hưởng của mình.
Trong khi đó ở Châu Á và Châu Phi, phong trào đấu tranh chống chiến tranh xâm lược
và sự thống trị, đô hộ của thực dân phương Tây trở nên vô cùng mạnh mẽ. Các cuộc đấu tranh
ở các nước đều có chung một xu hướng là lật độ ách thống trị bên ngoài, giải phóng đất nước
và thuộc địa của đế quốc, thực dân. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước này
dần lan sang Châu Âu và lan rộng toàn thế giới.
Như vậy, ta thấy được bối cảnh quốc tế trong những năm 1945 – 1946 có nhiều diễn
biến phức tạp tác động sâu sắc và rộng lớn tới nhiều mối quan hệ quốc tế và có tác động trực
tiếp đến tình hình ở Việt Nam.
1.1.2 Bối cảnh trong nước giai đoạn 1945 – 1946

4
Tháng 8 năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương do Hồ Chí Minh đứng đầu trực tiếp
lãnh đạo cuộc cách mạng nổ ra và giành được thắng lợi. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn thể nhân dân Việt Nam.
Những này đầu thành lập nước, chính quyền nhân dân phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Đời sống kinh tế - xã hôi rối loạn, nạn đói hoành hành khiến hơn hai triệu người chết, mọi
hoạt động sản xuất, tài chính, thương mại đình đốn. Hệ thống ngân hàng Đông Dương vẫn
nằm trong tay Pháp, cộng với đó, quân Tưởng cho lưu hành đồng tiền mất giá của Trung
Quốc, tự ý quy định tỷ giá tiền quan kim và tiền Đông Dương, làm lũng đoạn thị trường ở
miền Bắc; chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho 95% dân ta mù chữ. Cùng lúc đó,
nhiều thế lực quân sự đối địch của các nước lớn đang có mặt tại nước ta, gần 2000 quân Tưởng
vào miền Bắc với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật, mang theo nhóm người Việt sống lưu
vong ở Trung Quốc, thuộc tổ chức Việt Quốc, Việt Cách do chính quyền Tưởng thu nạp và
nuôi dưỡng từ lâu. Ở miền Nam, có khoảng 26 nghìn quân Anh - Ấn cũng vào giải giáp quân
đội Nhật.
Tháng 10/1945, Anh đã ký với Pháp hiệp định chính thức công nhận quyền dân sự của
Pháp tại Đông Dương. Ngày 1/1/1946, Anh ký hiệp định trao quyền cho Pháp giải giáp quân
đội Nhật ở phía Nam vĩ tuyến 16. Đổi lại, Pháp nhân nhượng cho Anh một số quyền lợi ở
Xyri và Libăng. Sau chiến tranh, 1500 lính Pháp bị Nhật giam giữ ở miền Nam Việt Nam
trong cuộc đảo chính ngày 9/3/1945 được thả và vũ trang trở lại. Quân viễn chinh mới của
Pháp được gấp rút đưa vào miền Nam. Ngày 23/9/1945, Pháp mở cuộc xâm lược Việt Nam
lần 2. Ngoài ra, còn khoảng 60 nghìn quân Nhật ở Việt Nam chờ giải giáp lúc này. Như vậy,
bốn thế lực quân sự lớn (Anh, Pháp, Nhật và quân Tưởng) và bốn trong năm nước lớn là thành
viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc lấy danh nghĩa giải giáp Đông Dương
với mục tiêu duy nhất là xóa bỏ chính quyền cách mạng, lập lại trật tự của thực dân phương
Tây. Dễ thấy, về tổng thể thì sự chênh lệch về kinh tế, lực lượng quân sự của quân ta và địch
quá lớn, đất nước ta lại rơi vào thế “châu chấu đá xe”.
Lúc này, chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cùng Thường vụ Trung
ương Đảng đã sớm thấy khả năng dùng ngoại giao như vũ khí sắc bén tham gia năng động
vào quá trình tự bảo vệ thành quả cách mạng, chia rẽ, cô lập kẻ thù. Ngoại giao Việt Nam từ
những ngày đầu đã chủ động phát huy thế tiến công chống lại âm mưu, cạm bẫy của kẻ thù,
thực thi những nhiệm vụ to lớn tưởng chừng như khó có thể thực hiện được.
1.2 Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1946
5
1.2.1 Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1945 – 1946
Trước tình hình trong nước và quốc tế diễn biến rất phức tạp, nhà nước ta đã sớm ban
hành chính sách ngoại giao của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Một tháng sau khi
tuyên bố nước Việt Nam giành được độc lập, ngày 3/10/1945, chính sách ngoại giao của nước
ta được công bố dưới dạng một văn kiện nhà nước: “Thông cáo về chính sách ngoại giao của
nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”, được đăng trên báo Cứu quốc.
Mục tiêu của chính sách là: bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng Tháng 8 mà trước
hết là duy trì, củng cố chính quyền nhân dân vừa thành lập trên cả nước. Tiếp đó, đưa đất
nước Việt Nam đến độc lập hoàn toàn và vĩnh viễn; “Nước Việt Nam còn đương ở giai đoạn
đấu tranh kịch liệt, tất chính sách ngoại giao phải có mục đích cốt yếu là giúp cho sự đấu tranh
thắng lợi bằng mọi phương pháp êm dịu hay cương quyết”1 . Đồng thời, chính sách ngoại
giao của ta cũng chỉ rõ ta sẽ cùng các nước trong Đồng minh xây đắp lại nền hòa bình thế
giới.
Bản “Thông cáo về chính sách ngoại giao của nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam”
(3/10/1945) đã đề ra chính sách đối ngoại rất cụ thể, đúng đắn, phù hợp với từng đối tượng.
Với các nước Đồng minh, Việt Nam mong muốn duy trì hữu nghị và thành thật hợp tác trên
cơ sở bình đẳng và tương trợ, để xây dựng nền hòa bình thế giới lâu dài
Với Pháp, ta mong muốn xây dựng quan hệ hữu nghị trên cơ sở tôn trọng quyền bình
đẳng và các quyền của nhau. Còn đối với bọn thực dân Pháp có mưu đồ chống phá, xâm lược
nước ta thì ta kiên quyết đấu tranh.
Với các nước láng giềng, Việt Nam đặt quan hệ trên nguyên tắc dân tộc tự quyết. Đã
từng chịu ách đô hộ của Pháp, nhân dân ba nước phải hợp sức lại để cởi bỏ ách đô hộ đó, giúp
đỡ nhau giành được và duy trì nền độc lập của mình. Hơn nữa, ba nước có quan hệ kinh tế
chặt chẽ, sẽ giúp đỡ nhau trong công cuộc kiến thiết và cùng nhau tiến lên
“Với các tiểu dân tộc trên toàn cầu, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng
thân thiện, hơp tác chặt chẽ trên nguyên tắc bình đẳng để ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp
xây đắp và giữ vững nền độc lập”.2
Trong bối cảnh thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, ta còn phải giải quyết mối
quan hệ với nhiều lực lượng khác nữa. Do đó, ta cần có chính sách linh hoạt, mềm dẻo, đề ra

1
Nguyễn Phúc Luân (2001), Ngoại giao Việt Nam vì sự nghiệp giành độc lập, tự do (1945-1975), Nhà xuất bản chính
trị quốc gia, trang 39.
2
Nguồn: Bộ ngoại giao: Những văn bản chính của Hội nghị Giơnevơ (1995), Hà Nội, trang 25 – 26
6
những nhiệm vụ ưu tiên. Kẻ thù chính lúc này của ta là thực dân Pháp xâm lược. Ta cần tập
trung lực lượng chống kẻ thù chính, hòa hoãn các lực lượng chống đối khác để rảnh tay đánh
Pháp. Đảng ta chủ chương: “phải đặt riêng bọn thực dân Pháp xâm lược ra mà đánh , đừng
bỏ cả Pháp, Anh, Ấn vào một bị mà đánh và đừng coi họ là kẻ thù ngang nhau, đừng công
kích nước Pháp, chỉ công kích bọn thực dân Pháp.”3
Trên cơ sở này, thường vụ Trung ương Đảng, Chính phủ và chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đi đến quyết định chiến lược “Hòa để tiến”. Bộ chỉ huy cách mạng lúc bấy giờ đã khái quát
đúng các khả năng khác nhau để giữ vững thành quả cách mạng mà không nhất thiết phải đi
theo con đường độc đạo. Ta không chủ chương “đánh đến cùng” bởi chủ chương này sẽ làm
cho ta bị cô lập và tiêu hao lực lượng. Ta sử dụng các biện pháp “hòa để tiến”, lợi dụng mâu
thuẫn trong hàng ngũ đối phương, khéo léo, linh hoạt biến các Hiệp định Anh – Pháp và Hoa
– Pháp liên quan đến quyền lợi của nước ta thành thỏa thuận tay ba với sự tham gia của ta,
đồng thời tạo thế hòa hoãn với một bên để tranh thủ thời gian củng cố nội lực, tăng cường sức
mạnh để đối phó với những kẻ thù khác.
Như vậy, ngoại giao của ta thời kì này là ngoại giao đa phương, mềm dẻo, linh hoạt,
khi nhượng bộ, khi cương quyết và luôn khẳng định đường lối độc lập tự chủ của nước nhà.
1.2.2 Triển khai đường lối
a. Chính sách đối ngoại với quân Tưởng Giới Thạch
Chính quyền Tưởng từ lâu đã bắt đầu chuẩn bị cho kế hoạch “Hoa nhập quân Việt” và
chủ trương “Diệt cộng cầm Hồ”. Tưởng Giới Thạch đã chuẩn bị một lực lượng tay sai người
Việt để khi đưa quân vào Việt Nam sẽ lập chính quyền thân Tưởng và mục tiêu là lật đổ Đảng
cộng sản, phá tan Việt Minh. Tuy nhiên, Chính quyền cách mạng của ta nêu cao khẩu hiệu
“Hoa – Việt thân thiện” và thực hiện hòa hoãn với các sách lược mềm mỏng và bình tĩnh mà
Hồ Chí Minh còn gọi là: “chính sách Câu Tiễn”4 . Mục đích là lợi dụng lực lượng của Tưởng
như một lực lượng đối trọng với thực dân Pháp, kiềm chế chủ trương của chính phủ Paris sớm
khôi phục kiểm soát ở Đông Dương; có thời gian ổn định tình hình trong nước và rảnh tay
đối phó với Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường có những cuộc thăm hỏi tướng lĩnh của
Tưởng ở Việt Nam như Lư Hán, Tiêu Văn… một mặt là để đặt quan hệ ngoại giao thân thiết,
mặt khác là để tìm hiểu các tướng lĩnh, lợi dụng mặt hám lời vật chất để hạn chế sự chống
phá; tìm hiểu những mâu thuẫn nội bộ của chúng và các mâu thuẫn với bên ngoài. Từ đó, lợi

3
Vũ Đoàn Kết (2007), Chính sách đối ngoại Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, trang 24
4
Hồ Chí Minh nói chuyện Hội nghị ngoại giao 1964. Hồ sơ lưu trữ của Bộ ngoại giao Việt Nam
7
dụng những mâu thuẫn để thực hiện những việc có ích cho ta. Thêm vào đó, Hồ chủ tịch còn
lợi dụng sự khác biệt về quyền lợi, biện pháp chống đối cách mạng nước ta của các tướng lĩnh
Tưởng, từ đó gây ảnh hưởng đến cách thức hành động của chúng.
Khi tình hình trong nước có nhiều biến đổi, Đảng ta chuyển sang hoạt động bí mật
dưới hình thức tự giải tán ngày 11/10/1945. Để hạn chế các hoạt động phá hoại của nhóm
thân Tưởng, Hồ Chí Minh đại diện Việt Minh thực hiện nhiều cuộc tiếp xúc, họp liên tịch với
những kẻ đại diện cho Việt Quốc, Việt Cách để thống nhất những nguyên tắc chung và ký kết
những thỏa thuận buộc bên kia phải nhất trí với các nguyên tắc đoàn kết, hợp tác đánh đuổi
thực dân Pháp, vì lợi ích quốc gia, ủng hộ các chủ trương của chính phủ. Ta phải dành cho
bọn Việt Quốc, Việt Cách các chức phó chủ tịch nước, bộ trưởng bộ ngoại giao, bộ kinh tế và
70 ghế trong quốc hội. Sách lược khéo léo và đúng đắn này đã xoa dịu sự chống đối của các
tướng lĩnh Tưởng và các nhóm thân Tưởng, góp phần ngăn chặn âm mưu phá hoại và lật đổ
của chúng. Tuy vậy nhân nhượng nhưng ta vẫn có những nguyên tắc hoạt động rõ ràng, luôn
khẳng định đường lối độc lập tự chủ.
Đảng ta cũng đồng thời thực hiện biểu dương lực lượng chính trị lớn mạnh của quần
chúng nhân dân ủng hộ cách mạng để hậu thuẫn cho hoạt động ngoại giao. Điển hình là cuộc
diễu hành của 30 vạn nhân dân thủ đô Hà Nội. Cuộc diễu hành về danh nghĩa để hoan nghênh
phái bộ Đồng minh nhưng thực chất là để biểu dương lực lượng của nhân dân ủng hộ chính
quyền cách mạng và Hồ chủ tịch.
Như vậy, ngoại giao của Việt Nam với Tưởng trong giai đoạn này dùng ba biện pháp
chính: Biểu dương lực lượng, Lợi dụng mâu thuẫn tránh xung đột; Nhân nhượng có nguyên
tắc. Nhờ những biện pháp, chính sách của chính phủ Việt Nam hòa hoãn, kiềm chế lực lượng
chống phá của Tưởng, miền Bắc nước ta một thời kỳ tương đối ổn định để thực hiện chủ
trương kháng chiến kiến quốc, xây dựng củng cố chính quyền nhân dân; làm chậm chễ việc
quân đội Pháp ra Bắc và tạo điều kiện để chi viện cho kháng chiến ở đồng bào miền Nam.
b. Chính sách đối ngoại với thực dân Pháp
Sau thế chiến 2, Pháp âm mưu xâm lược Việt Nam lần nữa. Kế hoạch của chúng là
đánh chiếm miền Nam trước sau đó mở rộng ra miền Bắc những đã thất bại vì cùng lúc phải
đối mặt với khối đại đoàn kết dân tộc ta và hơn 20 vạn quân Tưởng. Trước tình hình đó, Pháp
đã đưa ra giải pháp, đó là một mặt thương lượng với chính phủ Trùng Khánh để đạt được
công nhận của Tưởng về chủ quyền ở Đông Dương và cho Pháp thay thế quân Tưởng ở miền

8
Bắc Việt Nam. Mặt khác, đàm phán với chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa để tránh chiến
tranh lâu dài.
Về phía quân Tưởng, vì vẫn muốn giữ được quyền lợi ở Đông Dương nên cũng muốn
thương lượng với Pháp. Ngày 28/2/1946, Pháp và Tưởng đã ký hiệp ước Hoa – Pháp tại Trùng
Khánh. Hiệp ước Hoa – Pháp là một bất lợi cho ta. Trước đó ta lợi dụng mâu thuẫn giữa Pháp
và Tưởng để tránh đối đầu với hai thế lực lớn này, nay chúng lại bắt tay thỏa hiệp với nhau.
Tình thế này, buộc ta phải đưa ra được những chính sách đối ngoại mới, linh hoạt, để đối phó
với Tưởng và Pháp. Ta vẫn tiếp tục hòa hoãn với Tưởng ở Đông Dương nhằm dùng Tưởng
để cản trở ý đồ của Pháp ở Đông Dương, duy trì được thế hòa hoãn với cả hai phía, tạo thế
vững chắc trong cuộc thương lượng với Pháp. Sau đó, nhân nhượng với Pháp tuy nhiên vẫn
giữ vững nền độc lập chính trị. Mục tiêu hòa hoãn với Pháp là đề đuổi Tưởng về nước, biến
hiệp định tay đôi thành thỏa thuận tay ba. Ngày 6/3/1946, hiệp định sơ bộ Việt – Pháp được
ký kết ở Đông Dương với các nội dung cơ bản như sau: Pháp công nhận Việt Nam là quốc
gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng và là một thành viên trong liên
bang Đông Dương, nằm trong khối liên hiệp Pháp. Về hợp nhất 3 kỳ, chính phủ Pháp cam kết
thừa nhận những quyết định của nhân dân trực tiếp phán quyết qua cuộc trưng cầu ý dân. Đổi
lại, chính phủ Việt Nam chấp thuận để 15 nghìn quân Pháp vào Bắc Việt Nam thay thế quân
đội Trung Hoa làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật và đưa chúng về nước. Số quân Pháp
kể trên sẽ được rút hết trong vòng 5 năm.
Ngay sau khi Hiệp định được ký kết, nội bộ Pháp xảy ra mâu thuẫn giữa phái chủ chiền
và phái chủ hòa và chúng bắt đầu hạ thấp ý nghĩa của Hiệp định, tiếp tục tiến hành chiến tranh
Nam Bộ, Nam Trung Kỳ, lập ra chính phủ Nam Kỳ và nước cộng hòa Nam Kỳ. Và sau 2 cuộc
họp được tổ chức ở Đà Lạt và Paris, kết quả là Hiệp định sơ bộ bị vô hiệu hóa, thay vào đó là
tạm ước 14/9/1946 được ký kết giữa Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Mutê - đại diện của chính
phủ Pháp. Tạm ước ghi nhận tạm thời những cam kết của Việt Nam và Pháp trên cơ sở Hiệp
định sơ bộ, nhằm giải quyết những vấn đề bức thiết trong mối quan hệ hai nước, khẳng định
phải dừng ngay mọi xung đột. Phía Pháp sẽ đảm bảo thực hiện các quyền tự do, dân chủ ở
nam Bộ, thả người Việt bị chúng bắt và Việt Nam phải nhân nhượng cho Pháp một số quyền
lợi về kinh tế và văn hóa.
Như vậy, bằng việc nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa
và kiên trì quan điểm độc lập trong Liên hiệp Pháp, ta đạt được tiếp tục ngừng bắn, cam kết

9
quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Nam bộ. Do đó, giúp ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực
lượng quân sự, kinh tế...đối phó với quân địch.
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946 đã thể hiện được chính sách đối ngoại
đa phương, mềm dẻo và linh hoạt của Đảng, chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhờ những chính sách
này, ta không những loại bỏ được bớt kẻ thù (Tưởng Giới Thạch) mà còn có thêm thời gian
để chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến.
c. Chính sách đối ngoại với các nước khác
Với các nước lớn, các nước trong Đồng minh chống phát xít thì Việt Nam hết sức thân
thiện và thành thực hợp tác trên lập trường bình đẳng và tương ái. Mức độ ảnh hưởng của Mỹ
rất lớn nên từ tháng 9/1945 đến 2/1946, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thông điệp,
thư, điện và công hàm cho Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ, giới thiệu các phát triển mới ở
Việt Nam, tố cáo Pháp xâm lược Việt Namvà vi phạm các nguyên tắc nêu trong Hiến chương
Đại Tây Dương và Hiến chương Liên Hợp Quốc, đề nghị Mỹ công nhận nền độc lập của Việt
Nam. Chính phủ ta giữ quan hệ với các đại diện của Mỹ tại Việt Nam nhằm lợi dụng họ để
kiềm chế tướng lĩnh Tưởng và thế lực Pháp. Tài liệu của Lầu Năm góc có nhận xét: “Trong
khi không có hành động gì đáp ứng yêu cầu mà Hồ Chí Minh nêu lên, Mỹ cũng không sẵn
sàng giúp đỡ Pháp”5. Như vậy, chính sách ngoại giao của ta lúc này là ngoại giao nhân dân,
chủ động lập hội Việt – Mỹ thân hữu nhằm tranh thủ Mỹ trung lập, tạo điều kiện để hòa hoãn,
kiềm chế lực lượng của Tưởng cũng như Pháp ở Việt Nam.
Đối với các nước khác trên thế giới, ta chủ trương quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình
đẳng, tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ từ bên ngoài. Đối với nhân dân Pháp, Việt Nam không thù
hằn gì, vẫn luôn tỏ thái độ thân thiện, tỏ ý muốn hợp tác. Ta chỉ chống lại bọn thực dân Pháp
phản động, có ý đồ muốn xâm lược nước ta.
1.3 Kết quả, ý nghĩa của đường lối ngoại giao của Đảng Cộng sản Việt Nam
a. Kết quả
Với những chủ trương, đường lối ngoại giao của ta đã thực hiện trong thời kì 1945-
1946, tuy gặp nhiều khó khăn, trong Hiệp định sơ bộ cũng như các hội nghị ở Đà Lạt và
Fontainebleau không thành do Pháp không thực hiện nhưng chúng ta đã giành được những
kết quả đáng kể. Chúng ta đã đuổi được hơn 20 vạn quân Tưởng cùng bè lũ tay sai về nước,
miền Bắc tránh được sự phá hoại của các thế lực thù địch. Nhân nhượng với Tưởng chúng ta

5
Các tài liệu của Lầu Năm góc, tập 1, trang 17 - 18
10
có thời gian để đấu tranh chống Pháp ở miền Nam. Bước đầu ngăn không cho Pháp đổ bộ ra
miền Bắc, tạo thời gian để củng cố lực lượng xây dựng chính quyền
b. Ý nghĩa lịch sử
Chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ 1945 – 1946 rất linh hoạt, khôn khéo.
Tiêu biểu là đối sách và những cách ứng xử tài tình với cùng lúc nhiều nước lớn, giữ quan hệ
với Mỹ nhằm lợi dụng Mỹ giúp ta kiềm chế các thế lực khác, “lúc thì hòa hoãn với Tưởng để
rảnh tay đối phó với thực dân Pháp, lúc thì hòa hoãn với Pháp để đuổi cổ quân Tưởng và quét
sạch bọn phản động tay sai của Tưởng, dành thời gian củng cố lực lượng, chuẩn bị toàn quốc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, điều mà Đảng ta đã biết chắc là không thể nào
tránh khỏi. Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đó đã được ghi vào trong lịch sử nước ta như
một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lênin-nít về lợi dụng những mâu thuẫn trong hàng ngũ
kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc”6. Nền ngoại giao Việt Nam non trẻ dưới sự lãnh
đạo tài tình của Bác và Đảng ta đã góp phần xuất sắc bảo vệ chủ quyền và nền độc lập khi thế
lực của ta còn yếu, đồng thời tạo điều kiện tranh thủ thời gian xây dựng lực lượng, phát triển
đất nước, nâng cao vị thể, mở rộng ảnh hưởng trên trường quốc tế.
c. Ý nghĩa hiện thực

Kế thừa những bài học ngoại giao ấy, bước vào thế kỷ XXI, ngoại giao Việt Nam
chuyển hướng mạnh mẽ tạo môi trường hòa bình, ổn định, lấy việc mở rộng kinh tế đối ngoại
làm trọng tâm7. Thực hiện đường lối và chính sách đối ngoại đúng đắn phối hợp với các mặt
trận chính trị, quân sự, kinh tế, đem lại thắng lợi, sự phát triển cho đất nước, đến nay Việt
Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 11
nước. Việt Nam là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Ngoại giao cũng góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, để kiều bào ta
ngày càng hướng về Tổ quốc, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.

Bây giờ trong sự phát triển của đường lối đổi mới thì ngoại giao cũng vẫn cần thực
hiện đường lối đa dạng hóa, đa phương hóa, tăng cường lực lượng ủng hộ Việt Nam, tức là
làm bạn ngày càng sâu rộng hơn. Nhờ đó, Việt Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập
tự chủ, đặc biệt là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ các đường biên giới trên bộ, biển đảo.

6
Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên giành những thắng lợi
mới, Nxb Sự thật, tr.31
7
Ngoại giao Việt Nam – 60 năm vì hòa bình, hữu nghị - Trang web của Bộ ngoại giao Việt Nam:
http://www.mofa.gov.vn/ - Truy cập ngày 14/12/2009
11
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
2.1 Các khái niệm đến chủ quyền biển đảo
Lãnh thổ quốc gia: là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc
chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm: vùng
đất quốc gia, vùng biển quốc gia (nội thuỷ và lãnh hải), vùng trời quốc gia, ngoài ra còn gồm
lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
Chủ quyền quốc gia: là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi
mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại
giao.
Chủ quyền quốc gia trên biển: Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền của mình một
cách tuyệt đối, đầy đủ, toàn vẹn ở trong vùng nội thủy và thực hiện chủ quyền một cách đầy
đủ, toàn vẹn ở trong lãnh hải. Tuy nhiên, tàu thuyền của các quốc gia khác được quyền đi qua
không gây hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển với những quy định kiểm soát chặt chẽ
của quốc gia ven biển theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (1982).
Tóm lại, chủ quyền biển đảo thuộc chủ quyền quốc gia là cơ sở đảm bảo độc lập dân
tộc, đảm bảo vững chắc quốc gia và là cơ sở cho chủ quyền dân tộc, giúp thống nhất toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia.
2.2 Khẳng định chủ quyền biển Đông
“Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia
của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ
mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của
Liên hợp quốc về Luật biển (1982)”.8
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1982), vùng biển nước ta có diện tích
chiếm gần 30% diện tích của biển Đông, khoảng trên 1 triệu km2. Vùng biển nước ta có 2
quần đảo xa bờ (Hoàng Sa, Trường Sa) và khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ. Đối với 2 quần đảo
xa bờ của Việt Nam đã được công bố, chứng minh qua các sự kiện lịch sử và các tư liệu khoa
học, pháp lý về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.

8
Quốc hội (2012), Luật biển Việt Nam, Luật số 18/2012/QH13, khoản 1 Điều 3
12
Vì thế, chủ quyền biển đảo của Việt Nam nằm trong khuôn khổ được cộng đồng quốc
tế công nhận cũng như chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, giúp khẳng định quyền làm chủ của
quốc gia và bất khả xâm phạm.
2.3 Tình hình biển Đông trong giai đoạn hiện nay
a. Thuận lợi
− Đối với thế giới:
Biển Đông có điều kiện tự nhiên cùng vị trí địa lý thuận lợi nên sở hữu nguồn tài
nguyên dồi dào, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản, hệ sinh thái biển và du lịch. Theo ước
tính của cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) trữ lượng dầu hiện có ở Biển Đông là
khoảng 11 tỉ thùng dầu và 190.000 tỉ foot khối khí đốt (hơn 5.300 tỉ m3).Bên cạnh đó,
biển Đông còn nằm trên tuyến đường huyết mạch trong giao thông vận tải biển và giáp
với nhiều quốc gia, nối liền các châu lục: Trung Đông – châu Á, châu Âu – Á và các châu
đại dương: Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Vai trò của biển Đông là hết sức quan trọng
đối với các nước trong khu vực về địa chiến lược, an ninh quốc phòng và giao thông vận
tải hàng hải.
− Đối với Việt Nam
Đối với nước ta, biển Đông được xem là là tuyến phòng thủ quan trọng của đất nước
ở hướng Đông. Với vị trí nằm trung tâm biển Đông, cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
đều thuận lợi cho việc phòng thủ chiến lược, kiểm soát các tuyến đường biển quan trọng của
đất nước. Đây là còn nơi cung cấp nhiều tài nguyên như đóng tàu, thủy hải sản, giao thông
hàng hải, … đặc biệt là dầu khí. Cùng hàng ngàn đảo lớn nhỏ, hai quần đảo lớn Trường Sa và
Hoàng Sa hợp lại thành tuyến phòng thủ tại các thềm lục địa và các vùng biển làm nhiệm vụ
bảo vệ, làm chủ và kiểm soát các vùng này.
Việc giữ gìn chủ quyền của nước ta tại vùng này là cần thiết cho sự độc lập dân tộc.
Vì thế Đảng ta cũng luôn đặt toàn vẹn lãnh thổ lên hàng đầu và khẳng định độc lập chủ quyền
trong đó có các vùng biển thuộc nước ta tại các hội nghị.
b. Khó khăn

Biển Đông được bao quanh bởi 9 quốc gia: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc,
Singapore, Philipin, Bruney, Indonesia, Malaysia, và Campuchia. Những quốc gia có biên
giới vùng này hầu như đều có những yêu sách khác nhau về nguồn tài nguyên và chủ quyền
trên biển Đông nên dẫn đến nhiều tranh cãi.

13
Tại các vùng biển chồng lấn, đã có những tranh chấp đối với nước ta với Malaysia, với
Thái Lan về vùng chồng lấn tại Vịnh Thái Lan và với Campuchia tại Vịnh Thái Lan.

Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không chỉ có Việt Nam đưa ra tuyên bố về
chủ quyền với hai quần đảo mà còn có Trung Quốc, Bruney, Đài Loan, Maylaysia và Philipin,
cũng đưa ra các yêu sách riêng đối với các đảo tại khu vực này. Hơn nữa, Trung Quốc còn
đưa ra bản đồ có hình “đường lưỡi bò” gần như chiếm toàn bộ khu vực vùng biển Đông. Đây
là sự vi phạm nghiêm trọng về luật Biển 1982 khi ranh giới “đường lưỡi bò” của Trung Quốc
được đưa ra. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có những hành vi quá khích đối với nước ta đỉnh
điểm là Trung Quốc đã kéo giàn khoan Hải Dương 981 một cách ngang nhiên đến quần đảo
Hoàng Sa của Việt Nam tại vị trí cách đảo Tri Tôn 17 hải lý về phía Nam, cách đảo Lý Sơn
của tỉnh Quảng Ngãi, và cách phía Đông Việt Nam khoảng 120 hải lý vào ngày 02/5/2014.
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển quốc tế năm 1982 thì vị trí này nằm hoàn toàn
trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Tàu Trung Quốc liên tục có những
hành khiêu khích, gây hấn như sử dụng vòi rồng tấn công tàu của Việt Nam, mở bạt che pháo
để uy hiếp, sẵn sàng gây hư hỏng, đâm húc tàu Việt Nam và làm bị thương kiểm ngư viên khi
Việt Nam tiến hành phản đối hành động của Trung Quốc. Cùng với tiềm lực kinh tế cũng như
quốc phòng, sự gia tăng sức mạnh thì những động thái của Trung Quốc không chỉ là mối đe
dọa lớn cho chủ quyền trên biển các nước trong khu vực nói chung và bảo vệ chủ quyền biển
của Việt Nam nói riêng.

Một mặt là do những thiếu sót của Việt Nam về việc xác lập lãnh thổ trong ban hành
các văn bản pháp luật đối với Trường Sa và Hoàng Sa. Mặt khác, là sự thiếu hợp tác của
Trung Quốc trong quá trình giải quyết tranh chấp, đàm phán với nước ta. Dẫn đến việc tranh
chấp ở biển Đông của Việt Nam vẫn còn đang tiếp diễn, chưa đi đến được giải pháp cuối
cùng. Vì thế, nước ta cần có đường lối chiến lược đúng đắn để giải quyết tình trạng trên.

2.4 Vận dụng đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay
− Thực tiễn trong giải quyết tranh chấp tại Biển Đông của Việt Nam:
Về các vùng biển chồng lấn: Việt Nam đã đàm phán và đã ký được Hiệp định phân
định thềm lục địa với Indonexia (2003); Hiệp định phân vịnh Bắc bộ và Hiệp định Hợp tác
nghề cá với Trung Quốc (2000); Hiệp định phân ranh giới biển với Thái Lan (1997); thỏa
thuận khai thác chung với Malayxia (1992) và Hiệp định về Vùng nước lịch sử với

14
Camphuchia (1982). Tất cả đều có ý nghĩa quan trọng về pháp lý, chính trị trong quan hệ giữa
hai nước, giải quyết được vấn đề chủ quyền một cách hợp tình, hợp lý.
Về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Việt Nam đã tiến hành đàm phán với các
nước liên quan. Riêng với Trung Quốc, đã kí kết văn kiện mới “Thỏa thuận những Nguyên
tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển” (2011). Đối với việc dựng giàn khoan 981 trái
phép của Trung Quốc, nhờ có thái độ kiên quyết của Chính phủ nước ta khi công khai tố cáo
tại Hội nghị thưởng đỉnh ASEAN, đưa công hàm và gửi thông các đến Liên Hợp Quốc cùng
với những sức ép ngày càng lớn đến từ dư luận trong nước và quốc tế. Không còn con đường
nào khác, ngày 16/7/2014, Trung Quốc đã quyết định rút giàn khoan phi pháp Hải Dương 981
ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ chủ quyền đất nước, Đảng ta đã thể hiện nhận thức
sâu sắc, nêu rõ quan điểm về phát triển kinh tế biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo trong thời kì
hội nhập và phát triển như hiện nay.Thể hiện ở Nghị quyết Trung ương 4 (khóa 10) đã nêu
lên “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” Đảng ta xác định quan điểm: “Việt Nam phải
trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và
an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp
phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển”. Ở Nghị quyết Đại hội lần thứ XI
của Đảng cũng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời;
bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa…”. Chiến lược cũng đưa ra các
mục tiêu cụ thể“từ nay đến năm 2030 phấn đấu các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng
10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 -70% GDP cả nước.
Các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế; kiểm soát khai thác
tài nguyên biển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển, dự kiến đến năm 2030 tăng
diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt tối thiểu 6% diện tích tự nhiên vùng biển quốc
gia…”.Từ đó thể hiện lòng quyết tâm cùng ý chí sắt đá không gì lay chuyển được của dân tộc
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
− Từ đó đề ra giải pháp, hướng khắc phục cụ thể:
• Xây dựng chính sách biển quốc gia hoàn thiện, cơ sở pháp lý vững chắc phục vụ việc
bảo vệ chủ quyền trên biển đặc biệt là Luật biển Việt Nam, xác định rõ đối tượng, phạm vi
vùng biển tranh chấp, mục tiêu, chiến lược từ đó đưa quyết định đúng đắn và hợp lý.
15
• Liên tục đưa ra những luận cứ chứng minh Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền
của Việt Nam, phản bác, bác bỏ tuyên bố chủ quyền tại hai quần đảo này của Trung Quốc.
Tích cực đàm phán, thỏa thuận tại vùng biển chồng lấn khi cùng khai thác chung.
• Tiếp tục kế thừa và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần ngoại giao thân
thiện, tập trung phát triển tiềm lực kinh tế biển vững mạnh, xây dựng nền quốc phòng an ninh
có đủ khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
• Kết hợp giữa xây dựng quốc phòng an ninh trên biển cùng thúc đẩy quá trình dân sự
hóa trên biển một cách chặt chẽ.
• Tăng cường công tác ngoại giao mềm dẻo nhưng cương quyết, linh hoạt ưu tiên giải
quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, chiến tranh là biện pháp cuối cùng. Song không
có tư tưởng và hành động ỷ lại, với chính sách không tham gia liên minh quân sự, không cho
nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác. Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền về chủ quyền biển đảo.
• Xây dựng chủ trương, chính sách an ủi lòng dân, mỗi người dân cần có cái nhìn khách
quan về tình hình biển Đông, phải tỉnh táo cảnh giác, không nên tạo cơ hội gây mất trật tự an
toàn xã hội do các phần tử xấu xa rắp tâm kích động.
Qua những phân tích trên cho thấy Đảng ta rất quan tâm đến chủ quyền biển đảo của
đất nước, quan điểm của Việt Nam về biện pháp giải quyết tranh chếp Biển Đông có ba điểm
chính: nhất quán và kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực; ưu
tiên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp đàm phán; những không loại trừ biện pháp khác,
bao gồm các biện pháp ngoại giao khác và cả biện pháp pháp lý. Đó là cơ sở để nước ta có
được nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, qua đó tuyên bố với các quốc gia
khác rằng nước Việt Nam là một quốc gia độc lập, lãnh thổ Việt Nam là toàn vẹn, là bất khả
xâm phạm.

16
KẾT LUẬN

Cho đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, ngoại giao Việt Nam đã lập
nên nhiều thành tích vẻ vang. Bối cảnh ngày nay đã khác so với những ngày đầu lập nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa; nhưng những bài học ngoại giao trong giai đoạn lịch sử trước
Toàn quốc kháng chiến vẫn còn nguyên giá trị. 70 năm trước, ngoại giao tuy là một mặt trận
“đơn độc” nhưng vẫn rất hiệu quả. Ngày nay, mặt trận ngoại giao đang được hưởng các điều
kiện bên trong và bên ngoài rất thuận lợi. Đó là cơ sở để chúng ta có niềm tin rằng ngoại giao
tiếp tục phát huy vai trò và sứ mệnh là một trong những mặt trận hàng đầu trong công cuộc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Từ đó áp dụng vào tình hình hiện nay, đáng
quan tâm nhất là tình hình xung đột tại biển Đông, để bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cần phải
phân tích rõ những khó khăn và thuận lợi vận dụng bài học xưa đã đúc kết được để đưa ra
những chính sách và biện pháp ngoại giao, đàm phán phù hợp, đảm bảo nguyên tắc. Mặc dù
còn nhiều khó khăn nhưng những kinh nghiệm đó đã giúp cho nước ta thuận lợi giải quyết
tranh chấp với một số quốc gia.

17
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trích dẫn sách:

1. Bộ Giáo dục và đào tạo 2017, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB,
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Bộ ngoại giao: Những văn bản chính của Hội nghị Giơnevơ (1995), Hà Nội, trang
25-26
3. Các tài liệu của Lầu Năm góc, tập 1, trang 17 – 18
4. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (1982).
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 10, NXB. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 12, NXB. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 17, NXB. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 20, NXB. Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013): Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
10. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội,
tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự thật, tr.31
11. Hồ Chí Minh nói chuyện Hội nghị ngoại giao 1964. Hồ sơ lưu trữ của Bộ ngoại giao
Việt Nam
12. Hồ Chí Minh: Toàn tập – (2000) – Nxb. Chính trị quốc gia - t.3 - tr. 230, 505 – 506
13. Nguyễn Phúc Luân (2001), Ngoại giao Việt Nam vì sự nghiệp giành độc lập, tự do
(1945-1975), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, trang 39.
14. Vũ Đoàn Kết (2007), Chính sách đối ngoại Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, trang
24

Trích dẫn báo, tạp chí:

18
15. Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
Báo nhân dân
16. Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24
(2014), Báo điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Trích dẫn web:

17. Ngoại giao Việt Nam – 60 năm vì hòa bình, hữu nghị - Trang web của Bộ ngoại giao
Việt Nam: http://www.mofa.gov.vn/ - Truy cập ngày 25/11/2021
18. KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN (19-12-1946/19-12-
2016) – Trang web của Quân đội nhân dân: https://www.qdnd.vn/ - Truy cập ngày
20/11/2021
19. Đấu tranh ngoại giao nước Việt Nam DCCH thời kỳ mới thành lập – Trang web của
Bảo tàng lịch sử quốc gia: http://baotanglichsu.vn/vi - Truy cập ngày 22/11/2021

19

You might also like