You are on page 1of 4

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CUỘC KHÁNG
CHIẾN CHỐNG PHÁP(1945-1954)

Môn học: Lịch Sử Đảng

GVHD : Huỳnh Quốc Thịnh

Họ Tên: Nguyễn Thanh Hải

TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 202


1/Nội dung nghiên cứu
1.1/Bối cảnh lịch sử sau Cách mạng tháng 8 năm 1945
-Về thuận lợi:
Ở trên quốc tế, Liên Xô trở thành biểu tượng tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội,
nhiều nước trên thế giới sau khi giành được độc lập đã lựa chọn theo con đường chủ
nghĩa xã hội.
-Về khó khăn:
Chính quyền cách mạng mới được thiết lập, còn non trẻ, thiếu thốn nhiều mặt.
Tiêu biểu là Nạn đói năm 1945 đã gây ra cái chết cho gần 2 triệu người(trong số 23
triệu người), nạn lũ lụt.
Ngày 23/9/1945, với sự giúp đỡ của thực dân Anh thì Pháp đã trở lại xâm lược
Việt Nam ở Sài Gòn – Chợ Lớn(Lần đầu tiên là ở biển Đà Nẵng năm 1858).
1.2/Chủ trương xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng
Ngày 3/9/1945,Chính phủ lâm thời-dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh-
đã họp phiên đầu tiên, xác định nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là: “diệt giặc đói, diệt giặc
dốt và diệt giặc ngoại xâm. Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ
thị Kháng chiến kiến quốc. Đưa ra những phân tích về sự biến đổi của tình hình thế
giới và trong nước, nhất là tình hình Nam Bộ và xác định rõ:
Kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược, tập trung đấu tranh và “Mục tiêu của
Cách mạng Đông Dương ” vẫn là “dân tộc giải phóng” và đề ra khẩu hiệu “Dân tộc là
trên hết, Tổ quốc là trên hết”. Đồng thời xác định Phương hướng, nhiệm vụ chính
chính là củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, cải thiện đời sống cho
nhân dân.Kế đó là đưa ra các Biện pháp cụ thể như xúc tiến bầu cử Quốc hội để đi đến
thành lập Chính phủ chính thức, lập ra Hiến pháp...
Chỉ thị kháng chiến kiến quốc đã xác định được đúng vấn đề cần khắc phục
cũng như là xác định được kẻ thù hiện lúc bấy giờ là thực dân Pháp.

Ngày 23/9/1945, quân đội Pháp bắt đầu đánh chiếm Sài Gòn, cuộc kháng chiến
diễn ra khốc liệt.Ngày 26/9/1945, những chi đội ưu tú và được trang bị những
vũ khí tiên tiến nhất, tiến vào Nam Bộ để hỗ trợ.
Để làm thất bại âm mưu “diệt cộng, cầm Hồ” của địch thì Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã thực hiện chính sách “triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ
kẻ thù. Thực hiện chính sách đó, Đảng đã chủ động rút và ra thông cáo “ Đảng
Cộng sản Đông Dương tự ý giải tán,11/11/1945”. Đồng thời đồng ý cung cấp
các nhu yếu phẩm cho những binh lính quân Tưởng và cho phép lưu hành đồng
tiền Quốc tệ,..Ngày 28/2/1946,quân Tưởng và Pháp bắt tay nhau ký hiệp ước
Trùng Khánh Đặt Việt Nam vào tình thế nguy hiểm, trục tiếp đối đầu với 2

2
kẻ thù xâm lược lớn mạnh.Trước tình thế đó Thường vụ trung tâm Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra Chỉ thị Tình hình và chủ trương(3/3/1946) tạm
thời dãn hòa với Pháp.
1.2/Đường lối kháng chiến toàn quốc và quá trình tổ chức thực hiện(1946-1950)
Ngày 18/12/1946, đại diện Pháp ở Hà Nội tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với
Chính phủ Việt NamTrung ương Đảng ra chỉ thị Toàn quân kháng chiến,
khẳng định quyết tâm của nhân dân ta trong việc kháng chiến chống lại thực
dân Pháp, bảo vệ độc lập, tự do, hạnh phúc
Mục đích: Đánh đổ thực dân Pháp để giành được nền độc lập, tự do, thống nhất
hoàn toàn, góp phần giữ gìn hòa bình thế giới. Chia ra 4 loại kháng
chiến(Kháng chiến toàn dân, Kháng chiến toàn diện, Kháng chiến lâu dài và
Kháng chiến dựa vào sức mình)
Từ năm 1947-> 1950 Đảng đã xây dựng và củng cố lực lượng vững chắc.Đồng
thời mở ra nhiều trận chiến trên các mặt trận khác nhau từ kinh tế, văn hóa đến
những chiến dịch. Và sau nhiều ngày chiến đấu (16/9 đến 17/10/1950)ta đã
giành được chiến trường Bắc Bộ.
1.3/Đẩy mạnh cuộc kháng chiến đến thắng lợi(1951-1954)
Các nước trên thế giới bắt đầu và xây dựng theo con đường chủ nghĩa xã hội,
dẫn đầu là Liên Xô. Bên cạnh đó kháng chiến của 3 nước Đông Dương có được nhiều
thắng lợi to lớn
Từ năm 1951->1953, Đảng ta đã đẩy mạnh và phát triển các cuộc kháng chiến trên tất
cả các mặt trận Kết quả: Cải cách ruộng đất đã chia hàng ngàn hecta ruộng đất và
hàng triệu các loại công cụ cũng như là tư liệu sản xuất cho nông dân nghèo. Thắng
lợi tiếp thêm động lực cho các chiến sĩ, làm tăng lên sự quyết tâm chống giặc
Bên cạnh đó, vẫn còn những mặt hạn chế như sự quyết đoán, cách làm, việc chỉ đạo
không hợp lý với chính xác.
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị đã mở ra Chiến dịch Điện Biên Phủ và giao cho Đại
tướng Võ Nguyên Giáp, làm tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy chiến dịch. Trải qua 56
ngày đêm, với phương châm “Đánh nhanh, thắng nhanh” cuối cùng chúng ta cũng
giành chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
20/7/1954, Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhận độc lập,chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương Đây là văn bản pháp lý
đầu tiên công nhận các quyền dân tộc cơ bản
Liên hệ bản thân:
Qua giai đoạn kháng chiến chống Pháp(1945->1954), ta có thể thấy được sự chiến đấu
kiên cường của Đảng và nhân dân ta, đồng thời còn thể hiện được vai trò quan trọng
của Đảng trong việc đề ra chiến lược cũng như là củng cố tinh thần cho toàn thể nhân
dân ta, để nhân dân ta đoàn kết. Qua đó, mang lại thắng lợi vẻ vang, buộc Pháp phải
ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, công nhận quyền độc lập dân tộc của các nước Đông Dương.
3
Với bản thân là sinh viên thì chúng ta cần phải tuân thủ và chấp hành những điểu mà
Đảng đã đề ra.Bên cạnh đó thì việc dạy dỗ cũng như là tuyên truyền về độc lập và
truyền thống yêu nước của nhân dân ta cho những thế hệ sau noi gương theo

You might also like