You are on page 1of 16

MỤC LỤC

No table of contents entries found.


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, xu thê chung mà các quốc gia trên thế giới là sự hoà binhbf, hợp tác
và phát triển. Các quốc gia ngày càng có nhiều mối quan hệ về kinh tế, chính trị, cac
hội,... Để những mối quan hệ này trở nê tốt đẹp, bền vững, một quốc gia cần có
quan hệ ngoại giao tốt với các quốc gia khá trong khu cực và trên thế giới.
1.Tình hình thế giới, khu vực và trong nước
1.1. Tình hình thế giới và khu vực
Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc đã để lại những hậu quả nặng nề cho
toàn thế giới: gần 60 triệu người chết và 90 triệu người bị thương và tàn phế, tiêu
tốn và gây thiệt hại hơn 4.000 tỷ USD, nhiều đô thị lớn bị phá huỷ, nhất là ở Liên
Xô, Đức, Nhật Bản, châu Âu 1 1 ... Hầu hết các quốc gia tham chiến đều bị chiến
tranh tàn phá. Mỹ là nước duy nhất trục lợi từ chiến tranh và trở thành siêu cường có
sức mạnh áp đảo về mọi mặt. Các nước châu Âu phải dựa vào Mỹ về mặt kinh tế.
Ngày 28-11-1943, Hội nghị Teheran khai mạc. Về quân sự, hội nghị đã quyết
định hơn 1 triệu quân Anh – Mĩ sẽ đổ bộ lên đất Pháp từ tháng 5 đến tháng 7 –
1944. Hội nghị bàn đến vấn đề tương lai của nước Đức và đi đến nhất trí về việc
thiết lập sự kiếm soát quốc tế đối với Đức sau này. Hội nghị thảo luận về vấn đề Ba
Lan và về một tổ chức quốc tế sau chiến tranh dựa trên quan điểm của Liên Xô, Mĩ,
Anh, Trung Quốc để giữ gìn hòa bình. Hội nghị đã công bố một thông cáo chung
chính thức và một tuyên bố về Iran. Khi cuộc chiến ở châu Âu đang đến giai đoạn
kết thúc và vấn đề Nhật Bản trở nên quan trọng, một cuộc hội nghị thượng đỉnh giữa
ba cường quốc là cần thiết.
Tại Hội nghị Ianta (ở Crưm – Liên Xô, 12/ 2/1945) và Hội nghị Pốt-xđam (ở
Đức, 17/ 7/1945), Nguyên thủ 3 nước Liên Xô, Mỹ và Anh nhất trí: thành lập Liên
hợp quốc (trong đó 5 cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc là 5 ủy viên
thường trực Hội đồng Bảo an có quyền phủ quyết); nước Đức bại trận bị chia cắt
thành nhiều khu vực dưới sự quản lý của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp; Đông Âu thuộc
phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô; Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Khuôn
khổ một trật tự thế giới mới - trật tự thế giới hai cực được hình thành.
Sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, phong trào cách mạng trên thế giới có
bước phát triển mạnh mẽ; hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới hình thành với sự ra
đời của một loạt nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Uy tín và ảnh hưởng của
Liên Xô không ngừng được mở rộng.
Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu
Phi và lan rộng sang Mỹ La tinh, trở thành một dòng thác cách mạng đánh đổ chủ
nghĩa thực dân.
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước
tư bản chủ nghĩa đòi tự do, dân chủ, đòi cải thiện đời sống đã diễn ra sôi nổi và rộng
lớn. Ở một số nước như: Pháp, Italia, Đảng Cộng sản có vị trí quan trọng trong đời
sống chính trị của đất nước.
Hầu hết các nước châu Á - Thái Bình Dương và Đông Dương vốn là thuộc
địa của Anh, Pháp, Bồ Đào Nha. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, các quốc gia
châu Âu này suy yếu, vai trò và ảnh hưởng tại khu vực bị suy giảm. Mỹ tăng cường
can thiệp, tiến hành ký kết hiệp ước an ninh, thành lập các khối quân sự trong khu
vực (khối quân sự Nam Thái Bình Dương (ANZUS: The Australia, New Zealand,
United States Security Treaty) gồm Mỹ, Ô-xtơ-rây-li-a và Niu Di-lân thành lập
tháng 9/1951; khối quân sự Đông Nam Á (SEATO :The Southeast Asia Treaty
Organization) gồm Mỹ, Anh, Pháp, Ô-xtơ-rây-li-a, Niu Di-lân, Phi-líp-pin, Thái
Lan, Pa-ki-xtan, thành lập tháng 9/1954, giải thể tháng 6/1977.
Trong bối cảnh quốc tế rất bất lợi cho cách mạng Việt Nam, tình hình các
nước láng giềng trong khu vực cũng diễn biến rất phức tạp. Chính quyền Tưởng
Giới Thạch đã dần lệ thuộc vào Mỹ. Việc quân Tưởng vào miền Bắc Đông Dương
theo nghị quyết của Hội nghị Pốt-xđam đã hình thành thế bao vây cách mạng Việt
Nam ở phía Bắc. Ở phía Tây và Tây Nam nước ta, cách mạng Lào và cách mạn
Campuchia cũng đang ở tình trạng khó khăn. Thực dân Pháp đã lần lượt xâm lược
trở lại Việt Nam, Lào và Campuchia. Như vậy, một lần nữa vận mệnh của ba dân
tộc trên bán đảo Đông Dương bị đe dọa nghiêm trọng. Cách mạng Việt Nam nằm
trong vòng vây của kẻ thù.

1.2. Tình hình Việt Nam


Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta đã gặp một số khó khăn và cơ
sởb lợi nhuận. Về khó khăn, Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 trước muôn
vàn khó khăn. Sau cánh mạng tháng Tám, tình hình Việt Nam chính là sợi dây cáp
treo. Tại miền Bắc 20 vạn quân Tưởng kéo vào. Tại miền Nam hơn 1 vạn quân Anh
kéo vào, quân Pháp quay trở lại nước ta. Trọng nước phản ứng ngóc đầu cấu kết với
Pháp. Trong khi đó các quyền của ta không trẻ, lực lượng vũ trang yếu. Nền kinh tế
còn sót lại, thiên tài liên kết diễn ra, lạng phát liên kết. Ngân hàng Đông Dương
trống rỗng. Về cơ sở lợi nhuận, Các quyền chính thức thuộc về dân tộc tay nhân.
Cách mạng nước ta có lãnh đạo cùng tụ điểm Hồ Chí Minh với kinh nghiệm dày
dặn. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới mở rộng, phong trào phóng to và phát triển.
Nhân dân khởi động phấn đấu và có niềm tin vào cách mạng có ý chí sôi nổi.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954 đánh dấu các khó khăn về mọi mặt
của cách mạng nước ta. Tuy nhiên, bằng tinh thần quyết định không để mất nước,
chúng ta đã từng bước xây dựng và củng cố các quyền chính của mạng với các
thành phần thống nhất. Về chính trị - quân sự, Ngày 6/1/1946, cả nước cả nước tiến
hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (Quốc hội khóa 1). Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp
phiên đầu tiên. Ngày 11/9/1946, thông báo đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Chính quyền miền Bắc và miền Trung bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
Tháng 5/1946, Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời. Lực lượng vũ trang được củng
cố, phát triển. Về kinh tế - tài chính, Để giải quyết những khó khăn về tài chính
Đảng ta đề ra các biện pháp trước mắt như kêu gọi nhân dân góp vốn xây dựng “quỹ
độc lập”, phát động “tuần lễ vàng”. Nhà nước cũng tiến hành các biện pháp lâu dài
như phát hành tiền Việt Nam. Cùng các biện pháp lâu dài như “tăng gia sản xuất”,
“tấc đất vàng”, giảm thuế đất 20%, giảm tô màu 25%, tạm cấp ruộng bỏ hoang cho
nhân dân bị thiếu. Chính nhờ những biện pháp đó mà nạn đói được đẩy lùi. Về văn
hoá – giáo dục, Để giải quyết vấn đề Ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh
thiết lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân cả nước tham gia xóa mù chữ. Cuối
năm 1946, cả nước có 76 ngàn lớp học, xóa mù chữ cho 2,5 triệu người.
Cuộc đấu tranh chống ngoại cảnh và nội dung phản hồi, chính quyền bảo vệ
cách mạng được đánh giá là một phần quan trọng trong lịch sử Việt Nam giai đoạn
1945 đến 1954. Với các mốc thời gian cùng sự kiện sau đây:
 Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại hàng hoá ở Nam Bộ: Đêm 22 sáng
23/9/1945, Pháp mở đầu hàng hóa Việt Nam lần thứ hai bằng đánh giá trụ sở
chính của nhân dân Nam Bộ. Quân dân Sài Gòn – Chợ lớn cùng nhân dân
Nam Bộ nhất tề chống Pháp. Nhân dân cả nước ủng hộ đồng bào Nam Bộ
kháng chiến. Các đoàn quân “Nam tiến” vào Nam chiến đấu.
 Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và phản hồi cách mạng ở phía
Bắc: Thực dân Pháp trở lại lịch sử ở miền Nam, quân Trung Hoa Dân quốc ở
miền Bắc uy chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước tình hình đó CT
HCM chủ trương tạm dừng với quân Tưởng để đánh Pháp.Tháng 2 năm 1946
Pháp ký với THDQ hiệp ước Hoa – Nhân dân Pháp đứng trước 2 sự lựa chọn.
Đó là: Hoặc cầm súng chiến đấu không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc, hoặc
hòa hoãn nhân pháp, để tránh đối mặt cùng lúc với nhiều kẻ thù. Và chúng tôi
đã chọn phương án Hòa để tiến bộ. Chiều 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
thay mặt Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ký với G.Xanhtơni bản Hiệp
định sơ đồ. Với việc ký kết hiệp định, Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một
quốc gia tự do. Bên cạnh đó ta đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước,
tránh được cuộc chiến với nhiều kẻ thù, có thêm thời gian để chuẩn bị cho lực
lượng…

Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954 hầu hết là giai đoạn kháng chiến
chống thực dân Pháp với các mốc thời gian nổi bật sau đây:
 Lịch sử Việt Nam từ 1945-1954 qua kháng chiến chống Pháp từ năm 1946-
1950: Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp nổ ra Pháp bội ước và
công ty nước ta. Con kháng chiến tại đô thị và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
lâu dài với thực dân Pháp. Chiến thắng Việt Bắc Thu – Đông năm 1947 và
sức mạnh chiến đấu chống toàn dân, toàn diện. Hoàn thành lịch sử mới và
chiến dịch biên giới Thu – Đông năm 1950.
 Bước phát triển mới của cuộc chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ năm
1951 đến năm 1953: Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh hàng hóa Đông
Dương. Đại hội Đại biểu lần thứ 2 của Đảng diễn ra vào tháng 2 năm 1951.
Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt. Các công cụ chiến dịch giữ
quyền chủ động trên chiến trường. Bao gồm các chiến dịch: Các chiến dịch ở
trung du và đồng bằng Bắc Bộ từ năm 1950 đến năm 1951; Chiến dịch Hòa
Bình Đông – Xuân từ 1951 đến 1952. Chiến dịch Tây Bắc Thu – Đông năm
1952; Chiến dịch Thượng Lào Xuân – Hè năm 1953.
 Con kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc từ năm 1953 đến
năm 1954: Mới âm thanh của Pháp – Mỹ ở Đông Dương với Nava kế hoạch.
Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân từ năm 1953 đến năm 1954 với các
chiến dịch: Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 đến năm 1954;
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Đây cũng được coi là chiến dịch
nổi bật nhất trong Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến 1954. Hiệp định
Giơnevơ năm 1954 về cuộc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp từ
năm 1945 đến năm 1954. Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 đến năm 1954
cũng kết thúc tại đây để chuẩn bị cho giai đoạn 1954-1975.

2. Triển khai chính sáh đối ngoại: giai đoạn 1945-1954


2.1. Ngoại giao bảo vệ chính quyền cách mạng
Thứ nhất, Hoà hoãn, buộc quân Tưởng rút khỏi Việt Nam: Đối với quân
Tưởng, chủ trương của Đảng là hoà hoãn, làm cho quân Tưởng rút khỏi miền Bắc
càng nhanh càng tốt, không để họ giúp các thế lực tay sai Việt Quốc, Việt Cách lập
một chính quyền chống cộng. Đảng đã đề ra khẩu hiệu “ Hoa -Việt thân thiện” giành
cho quân Tưởng một số quyền lợi về cung cấp lương thực, tạo điều kiện cho Hoa
kiều buôn bán, sử dụng tiền quan kim, đồng thời kiên quyết chống lại các hành động
cướp bóc ngang ngược của quân Tưởng, song hết sức kiềm chế, không để xảy ra
xung đột.
Trước những yêu sách của quân Tưởng đòi cho bọn tay sai tham gia chính
quyền, Hồ Chí Minh đã hai lần quyết định mở rộng chính phủ (tháng 12/1945 và
tháng 2/1946); nhường cho Đảng Việt Quốc và Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội
không qua bầu cử, cho chúng giữ chức Bộ trưởng 04 Bộ trong số 10 Bộ của Chính
phủ và để Nguyễn Hải Thần, thủ lĩnh Việt Cách giữ chức Phó Chủ tịch nước.
Chủ trương và những hoạt động ngoại giao của Đảng cùng với sự chỉ đạo cụ
thể của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc giữ mối quan hệ hòa hoãn với quân Tưởng
có ý nghĩa rất lớn. Nhờ các biện pháp và sách lược ngoại giao khôn khéo, lợi dụng
mâu thuẫn giữa một số tướng của Tưởng với Pháp và tình hình khó khăn trong nước
của Chính phủ Tưởng Giới Thạch ở Trùng Khánh, Việt Nam đã giữ vững được an
ninh trật tự trong nước, giành thời gian củng cố chính quyền, buộc quân Tưởng rút
khỏi nước Việt Nam kéo theo tất cả các lực lượng thân Tưởng, loại bỏ được tình thế
phải đối phó cùng một lúc với nhiều kẻ thù.
Thứ hai, ký kết Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 với Pháp: Những nội dung cơ
bản của Hiệp định là: Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một
nước tự do có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng trong Liên bang Đông
Dương và Liên hiệp Pháp; Việt Nam đồng ý để quân đội Pháp (15.000 quân) vào
miền Bắc Việt Nam thay chân quân Tưởng; thời hạn quân Pháp đóng ở Đông
Dương không quá 5 năm; hai bên đình chỉ chiến sự, chuẩn bị mở đàm phán chính
thức.
Việc ký kết Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 có ý nghĩa chính trị hết sức quan
trọng tạo điều kiện để Việt Nam từng bước giành những thắng lợi tiếp theo:
i) Việt Nam đạt được sự công nhận quốc tế từ cả phía Pháp và cộng đồng quốc tế, vì
đây là điều ước quốc tế đầu tiên chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký kết với
nước ngoài với sự chứng kiến của đại diện các nước lớn, khẳng định tư cách một
quốc gia có chủ quyền và địa vị chủ thể pháp lý quốc tế đầy đủ;
ii) Biến Hoà ước tay đôi Hoa - Pháp (Tưởng để Pháp thay chân ở miền Bắc đổi lấy
một số quyền lợi kinh tế ở Đông Dương) thành hoà ước tay ba có lợi cho Việt Nam;
tránh được việc phải cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù để tập trung vào kẻ thù
chính là thực dân Pháp;
iii) Tạo thời gian để nước ta củng cố mọi mặt kinh tế, quân sự, chính trị trong điều
kiện lực lượng cách mạng còn non trẻ.
Chỉ thị “Hoà để tiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 5/3/1946
nhận định: Phải bảo toàn lực lượng, giành giây phút nghỉ ngơi và củng cố vị trí mới
chiếm được, chấn chỉnh đội ngũ cách mạng, bồi dưỡng và củng cố phong trào, tóm
lại để chuẩn bị đầy đủ nhằm tạo cơ hội tốt tiến lên giai đoạn cách mạng mới.
Thứ ba, ký Tạm ước ngày 14/9/1946: tếp tục sách lược “hoà để tiến”, Việt
Nam chấp nhận một số hạn chế quyền đối nội trong lĩnh vực tài chính, thuế quan
nhằm tranh thủ kéo dài thời gian hoà hoãn để tăng cường lực lượng cho đất nước,
đặc biệt là lực lượng quân sự, chuẩn bị tốt nhất cho cuộc kháng chiến lâu dài chống
thực dân Pháp. Đồng thời, Việt Nam cũng phá được âm mưu của Pháp muốn cắt đứt
đàm phán, xóa bỏ Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 - một văn bản có tính pháp lý quốc tế,
gây chiến tranh xâm lược Việt Nam .
Thứ tư, nỗ lực cứu vãn hoà bình : Mặc dù Việt Nam đã nhiều lần nhân
nhượng, nhưng càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Quân đội Pháp liên
tục mở các cuộc tấn công lấn chiếm ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đánh chiếm miền
Bắc, mở rộng chiến tranh trên quy mô lớn nhằm xâm lược trở lại Việt Nam. Trước
tình hình đó, một mặt, Đảng và Nhà nước Việt Nam kiên trì tìm cách duy trì hoà
bình, tránh chiến tranh, đồng thời tỏ rõ quyết tâm bảo vệ nền tự do của đất nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố rõ lập trường của Việt Nam khi trả lời báo Pari-Sài
Gòn: “Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến
tranh... Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi
hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi
phải làm thì chúng tôi sẽ làm. Người liên tiếp gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội, Thủ
tướng Pháp và cử phái viên đến gặp những người đứng đầu Pháp ở Đông Dương,
tìm cách cứu vãn hòa bình, tránh đổ máu; gửi lời kêu gọi các nước Anh, Trung
Quốc, Mỹ, Liên Xô và các thành viên Liên hợp quốc nêu rõ thiện chí hoà bình và
quyết tâm bảo vệ tự do của đất nước và mong mỏi Liên hợp quốc chấp nhận những
yêu cầu chân chính của Việt Nam để vãn hồi hoà bình và để "khôi phục lại
những quyền cơ bản của Việt Nam là được thừa nhận độc lập dân tộc và
thống nhất lãnh thổ”.
Mặt khác, song song với những nỗ lực ngoại giao nhằm cứu vãn hoà bình,
Đảng ta đã tỏ rõ quyết tâm sẵn sàng đấu tranh quân sự khi cần thiết. Đảng đã quyết
định phát động cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm
lược; mở nhiều chiến dịch quân sự tiến công địch; giành thắng lợi từng bước và đi
tới trận quyết chiến lịch sử Điện Biên Phủ.

2.2. Phá thế bị bao vây, cô lập, giành sự công nhận quốc tế đối với Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Ngay sau khi thành lập chính phủ lâm thời, Việt Nam đã tiến hành nhiều biện
pháp nhằm khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước và xây dựng sự công nhận
quốc tế, cụ thể là:
Một là, tỏ rõ vai trò nước chủ nhà trong việc tổ chức đón quân Đồng minh
vào giải giáp quân Nhật, tổ chức biểu tình 4 vạn người đón Hà Ứng Khâm.
Hai là, gửi thư tới Liên hợp quốc và đại diện các nước lớn như Pháp, Anh,
Mỹ nhằm xây dựng sự công nhận quốc tế.
Cuối tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Lời kêu gọi Liên hợp quốc và
Hội đồng Bảo an, nêu rõ nguồn gốc và tình hình cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
Người viết: “Chúng tôi trịnh trọng tuyên bố rằng nhân dân chúng tôi thành thật
mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến
cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và
độc lập cho đất nước”. Người nêu những nguyên tắc trong chính sách đối ngoại của
Việt Nam, đề nghị “Hội đồng vui lòng chấp nhận những điều mà chúng tôi đã nói ở
trên để vãn hồi hòa bình trong một phần thế giới này, để cho Hiến chương Đại Tây
Dương được tôn trọng và để khôi phục lại những quyền cơ bản của Việt Nam là
được thừa nhận độc lập dân tộc và thống nhất lãnh thổ”.
Tháng 12/1946, trong lời kêu gọi Liên hợp quốc, Hồ Chí Minh tuyên bố
những nguyên tắc trong chính sách đối ngoại rộng mở và hợp tác của Việt Nam, kể
cả chính sách hội nhập kinh tế quốc tế. Người khẳng định: “Đối với các nước dân
chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh
vực: Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản, nhà
kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình. Nước Việt Nam sẵn
sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá
cảnh quốc tế. Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc
tế dưới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc. Nước Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực
lượng hải quân, lục quân trong khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an
ninh đặc biệt và những hiệp ước liên quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân
và không quân”.
Từ ngày kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19/12/1946) đến đầu tháng 03/1947,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tám lần gửi thư cho Chính phủ, Quốc hội và nhân dân
Pháp, nêu rõ nguyên nhân xung đột, đề nghị ngừng bắn và nối lại các cuộc đàm
phán để lập lại hòa bình. Trong thư gửi Quốc hội và nhân dân Pháp (07/01/1947),
Người viết: “Muốn lập lại hòa bình, chỉ cần: Trở lại tình trạng trước ngày 20/11 và
17/12/1946, đình chỉ ngay và đình chỉ thực sự những cuộc xung đột trong toàn cõi
Việt Nam (Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ). Xúc tiến ngay công việc của các uỷ ban
đã dự định đặt ra để thi hành Tạm ước 14/9/1946, các uỷ ban này phải họp ở Sài
Gòn và Hà Nội, nhưng không ở Đà Lạt. Tiếp tục ngay những cuộc điều đình ở
Fontaineucleau để giải quyết một cách vĩnh cửu vấn đề giao thiệp giữa hai nước
Pháp, Việt... Chính phủ và nhân dân Pháp chỉ cần có một cử chỉ công nhận độc lập
và thống nhất của nước Việt Nam là chấm dứt được những tai biến này; hòa bình và
trật tự sẽ trở lại ngay tức khắc, dân tộc Việt Nam đang chờ đợi cử chỉ đó”.
Trong lời kêu gọi Chính phủ và nhân dân Pháp ngày 10/01/1947, Người viết:
“Chúng tôi muốn hòa bình ngay để máu người Pháp và người Việt ngừng chảy.
Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau. Chúng tôi mong đợi ở Chính phủ
và nhân dân Pháp mang lại một cử chỉ hòa bình. Nếu không, chúng tôi bắt buộc phải
chiến đấu đến cùng để giải phóng hoàn toàn đất nước”. Trong thư gửi tướng
Leclerc, Hồ Chí Minh viết: “Lừng danh với những chiến công, ngài lại đi đánh một
dân tộc chỉ muốn độc lập, thống nhất quốc gia và một nước chỉ muốn hợp tác như
anh em với nước ngài sao? Phải chăng đó là một công việc bạc bẽo đau đớn”.
Lập trường hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam tác động đến dư
luận nước Pháp. Đảng Cộng sản và các lực lượng cánh tả đòi Chính phủ Pháp nối lại
thương lượng với Chính phủ Việt Nam. Thủ tướng Ramađiê buộc phải hứa xem xét
mọi yêu cầu đình chiến (03/04/1947). Cao ủy Pháp Bôlae cử P.Muýt gặp Hồ Chí
Minh và Bộ trưởng Hoàng Minh Giám tại Thái Nguyên (11/05/1947). Phía Pháp
nêu những điều kiện ngừng bắn: Quân đội Việt Nam phải nộp vũ khí cho quân đội
Pháp. Quân đội Pháp đi lại và đóng binh tự do khắp nơi trên đất nước Việt Nam.
Giao trả những tù binh lính Pháp hay lính Lê dương đảo ngũ chạy qua phía Việt
Nam. Thả những người Pháp và người Việt Nam thân Pháp do Chính phủ Việt Nam
giam giữ” 10 10 . Đó là những điều kiện mà việc thực hiện đồng nghĩa với sự đầu
hàng. Hồ Chí Minh phê phán những điều kiện của phía Pháp, nêu rõ những lập
trường của Chính phủ nhân dân Việt Nam là muốn có hòa bình và quan hệ tốt với
nhân dân Pháp. Người khẳng định: Chúng tôi muốn có hòa binh, nhưng không phải
là bất cứ giá nào, mà phải là hòa bình trong độc lập tự do.
Trong khi nỗ lực để đem lại hòa bình, Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng
khẳng định quyết tâm chiến đấu của nhân dân Việt Nam: “Hễ còn một tên lính thực
dân trên đất nước Việt Nam, thì Việt Nam cứ đánh, đánh cho đến thắng lợi hoàn
toàn, đánh cho đến độc lập và thống nhất thật sự” 11 11 .
Hành động chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp không chỉ vi phạm thô
bạo chủ quyền dân tộc Việt Nam mà còn phá hoại hòa bình thế giới. Kẻ thù của dân
tộc Việt Nam cũng là kẻ thù của nhân dân yêu chuộng hòa bình, dân chủ và tiến bộ
thế giới. Mục tiêu đấu tranh của nhân dân ta cũng là mục tiêu đấu tranh của nhân
dân thế giới.
Ba là, lập quan hệ với các phái đoàn của các lực lượng quân đội Đồng minh ở
Việt Nam. Việt Nam lập các cơ quan đại diện tại Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ. Việc
thành lập các cơ quan này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền đối
ngoại, giúp Việt Nam kịp thời nắm bắt tin tức quốc tế để có hướng xử lý đối ngoại
kịp thời. Đồng thời, qua các cơ quan này, Việt Nam đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
cả về tinh thần và vật chất, đào tạo cán bộ...
Việt Nam đã lập 12 phòng thông tin ở các địa bàn quan trọng như Pa-ri, Luân
Đôn, Niu Oóc, Pra-ha, Niu Đê-li, Răng-gun, Băng-cốc, Xin-ga-po, Hồng Kông, Tân
Đảo. Dưới sự hỗ trợ của các tổ chức dân chủ, các hội ái hữu sở tại và Việt kiều, các
phòng thông tin của Việt Nam đã cung cấp ra thế giới những tin tức và hình ảnh về
cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, đường lối chính sách của Việt Nam để
nhân dân thế giới hiểu rõ hơn về Việt Nam và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt
Nam.
Bốn là, đối với các hội nghị quốc tế và khu vực. Việt Nam cử đại biểu tham
dự như Hội nghị Liên Á (tháng 4/1947) tại Niu Đê-li, hội nghị ESCAP (tháng
1/1949) tại Băng-cốc, hội nghị Nhân dân thế giới đấu tranh cho hoà bình (tháng
4/1949) tại Pa-ri, hội nghị Liên hiệp Công đoàn thế giới (tháng 6/1949) tại Mi-lan.
Thông qua các hội nghị này, với tư cách là một dân tộc đấu tranh giành độc lập, Việt
Nam đã đưa được tiếng nói chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đến với nhân dân
thế giới, tạo được sự đồng tình ủng hộ nhất định.
Năm là, về quan hệ ngoại giao, Việt Nam tuyên bố khẳng định nguyện vọng
thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa. Ngày 14/1/1950, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ra tuyên bố: nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đứng hẳn về
phe dân chủ và nhập vào hẳn khối 800 triệu nhân dân chống đế quốc. Chắc chắn
thắng lợi chính trị ấy sẽ là cái đà cho thắng lợi sau này, Chính phủ Việt Nam Dân
chủ cộng hoà sẵn sàng cùng chính phủ các nước trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại
giao trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc
gia.
Đáp lại thiện chí của Việt Nam, các nước xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân
dân đã nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam như Trung Quốc
(18/1/1950), Liên Xô (30/1/1950), Triều Tiên (31/1/1950), Tiệp Khắc (02/2/1950),
Hung-ga-ri (03/2/1950),Bun-ga-ri(08/2/1950), Ru-ma-ni (03/2/1950), Ba-lan
(04/2/1950), An-ba-ni (11/2/1950), Mông Cổ (17/11/1954). Đây là thắng lợi đối
ngoại lớn của Việt Nam, bước đầu giành được sự công nhận quốc tế, phá được thế
bị bao vây, cô lập, xây dựng được các kênh quan hệ công khai, vững chắc với các
nước Xã hội chủ nghĩa, các lực lượng cách mạng, tiến bộ trên thế giới.

2.3. Liên minh kháng chiến Việt – Miên – Lào


Do hoàn cảnh cùng đối phó với kẻ thù chung, cùng có chung lợi ích dân tộc
tối cao lúc đó, Việt - Miên - Lào rất cần phải hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Việt Nam
luôn thể hiện ý chí và nguyện vọng đoàn kết ba nước. Chỉ thị “Toàn dân kháng
chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngày 19/12/1946 đã đề ra chủ trương:
“Đoàn kết hai dân tộc Miên, Lào và các dân tộc bị áp bức trong khối Liên hiệp
Pháp”.
Theo Hồ Chủ Tịch, kháng chiến của Việt –Miên -Lào là của chung. Việt Nam
có kháng chiến thành công thì Miên - Lào mới thắng lợi và Miên - Lào có thắng lợi
thì Việt Nam mới hoàn toàn thắng lợi. Tháng 07/1947, khi trả lời một nhà báo nước
ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chính sách đối ngoại là thân thiện với tất cả
các láng giềng Trung Hoa, Ấn Độ, Xiêm La, Cao Mên, Ai Lao, v.v., mà không thù
gì với nước nào” 13 13 .Trả lời câu hỏi của nhà báo Mỹ S.Elie Maissi (09/1947) về
chính sách đối ngoại của Việt Nam, Người nói: “Làm bạn với tất cả mọi nước dân
chủ và không gây thù oán với một ai”.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng (15-17/1/1948) xác định:
Tăng cường tuyên truyền cho cuộc vận động giải phóng các dân tộc Miên – Lào,
giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân hai nước chống kẻ thù chung.
Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước láng giềng, có chung kẻ thù là
thực dân Pháp xâm lược, cùng chung mục tiêu chiến đấu giành độc lập tự do, dưới
sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương (đến Đại hội lần thứ II của
Đảng, tháng 02/1951). Đó là một đặc điểm, một nhân tố cơ bản để hình thành liên
minh chiến đấu chống kẻ thù chung. Ngày 11/3/1951, đại biểu ba nước Đông
Dương đã họp Hội nghị bàn về việc tăng cường đoàn kết giúp đỡ giữa nhân dân ba
nước để giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hội
nghị đã xác định kẻ thù chung của ba nước là thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, quyết
định thành lập khối Liên minh nhân dân Việt – Miên - Lào dựa trên nguyên tắc bình
đẳng, tương trợ và tôn trọng chủ quyền của nhau. Việc ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau là
nghĩa vụ quốc tế của mỗi nước. Giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia là chính
sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam, coi giúp bạn là tự giúp mình, trên
cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau. Trong điều kiện bị bao vây, cô lập thì
sự đoàn kết, giúp đỡ ba nước Đông Dương càng có ý nghĩa quan trọng.
Tinh thần cơ bản của Đảng trong chính sách đoàn kết với Lào và Campuchia
là: giữ vững quyền dân tộc tự quyết, bình đẳng, tương trợ, hợp tác, tôn trọng độc lập
chủ quyền, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của nhau trong quá trình xây dựng
liên minh để đấu tranh vì độc lập dân tộc của đất nước.

2.4. Vận động nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam
Trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi”, Tổng Bí thư Đảng
Trường Chinh viết: “Ta phải làm cho các lực lượng tiến bộ trên thế giới nhận rõ
rằng: ta hy sinh, cố gắng vì hòa bình trên thế giới nữa. Đấu tranh cho hòa bình và
dân chủ, cá lực lượng ấy không thể đứng bàng quan hoặc chỉ ủng hộ Việt Nam bằng
lời nói mà phải ủng hộ Việt Nam bằng việc làm. Phải lôi thực dân Pháp ra tòa án dư
luận quốc tế mà hỏi tội mà bắt chúng đình chỉ cuộc chiến tranh ăn cướp ở Đông
Dương, một cuộc chiến tranh trái hẳn Hiến chương Liên hợp quốc”. Giải thích cụ
thể đường lối kháng chiến của Đảng, về mặt đối ngoại, Tổng Bí thư chỉ rõ: phải cô
lập kẻ thù, kéo theo nhiều bạn, làm cho nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa
Pháp tích cực ủng hộ ta, chống lại thực dân phản động Pháp; làm cho các lực lượng
hòa bình và dân chủ trên thế giới bênh vực ta, tán thành mục đích kháng chiến của
ta.
Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng (15-17/1/1948) cũng chỉ rõ: cuộc kháng
chiến của Việt Nam trực tiếp chịu ảnh hưởng lớn lao của tình hình Pháp và Trung
Hoa, nên nước ta phải chuẩn bị đối phó với mọi biến chuyển quốc tế, nhất là biến
chuyển ở hai nước đó; phải theo dõi thật sát tình hình chính trị thế giới, đặc biệt là
tình hình Pháp, Trung Hoa và các nước Đông Nam Á, châu Á và các chính sách thủ
đoạn của phản động Mỹ, có thể thấy trước các biến cố. Liên lạc chặt chẽ với các
Đảng anh em để thi hành những phương sách giúp đỡ nhau một cách thiết thực, tích
cực chuẩn bị về quân sự, chính trị để lâm thời có thể hành động một cách táo bạo và
mau lẹ, xoay chuyển tình thế, để thu thật nhiều thắng lợi cho cuộc kháng chiến,
giành lấy vinh quang cho dân tộc.
Những quan điểm cơ bản về chính sách đối ngoại hữu nghị và hợp tác rộng
mở của Đảng và Chính phủ Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhiều
lần trong thư gửi các lãnh tụ và nhân dân các nước (13/01/1947), các thư gửi Chính
phủ, Quốc hội và nhân dân Pháp, trong trả lời phỏng vấn của phóng viên báo chí
nước ngoài. Người khẳng định: “Việt Nam chỉ muốn hoà bình và độc lập, để cộng
tác thân thiện với các dân tộc trên thế giới, trước là với các dân tộc anh em Á Đông
và dân tộc Pháp”. “Thái độ nước Việt Nam đối với những nước Á Châu là một thái
độ anh em, đối với ngũ cường là một thái độ bạn bè”.
Ngoài thực lực đấu tranh trong nước, các hoạt động ngoại giao vận động nhân
dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Pháp có ý nghĩa hết sức quan
trọng nhằm tập hợp lực lượng quốc tế ủng hộ Việt Nam. Thông qua các cơ quan đại
diện ở nước ngoài, Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền tới nhân dân Pháp và nhân dân
thế giới về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược,
chống áp bức, bóc lột; tập hợp được các lực lượng tiến bộ ủng hộ sự nghiệp chính
nghĩa của nhân dân Việt Nam. Việt Nam đã phối hợp với Đảng Cộng sản Pháp dấy
lên phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp chống cuộc chiến tranh của chính quyền
Pháp tại Đông Dương. Một thách thức lớn đối với giới cầm quyền Pháp là phong
trào phản đối chiến tranh lên cao ngay tại nước Pháp với sự tham gia của nhiều tầng
lớp nhân dân, đòi đưa quân đội viễn chinh về nước, đòi hòa bình ở Việt Nam, đòi
điều đình với Chính phủ Hồ Chí Minh. Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng sản
Pháp, Tổng Công đoàn Pháp phát động những cuộc bãi công ở các cảng có tàu chở
vũ khí và trang thiết bị đi Đông Dương. Điển hình cho phong trào của nhân dân
Pháp phản đối chiến tranh Đông Dương là tấm gương của Raymông Điêng
(Raymond Dien) và Hăngri Máctanh (Henri Martin), đã làm chấn động toàn nước
Pháp.
Điều này có tác dụng rất lớn trong việc gây sức ép và đánh vào tâm lý giới
cầm quyền Pháp cũng như thuyết phục nhân dân thế giới tin vào tính chất phi nghĩa
của cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Pháp tại Đông Dương. Kết quả là,
nước ta đã có được sự ủng hộ quốc tế rất lớn và có giá trị. Tổ chức Hoà bình và
Công đoàn quốc tế đã phối hợp với nhân dân Pháp đấu tranh đòi vãn hồi hòa bình ở
Đông Dương. Ban Thường trực Hội đồng Hoà bình thế giới đã thông qua nghị quyết
ngày 10/9/1953 kêu gọi nhân dân các nước đấu tranh đòi Pháp chấm dứt cuộc chiến
tranh tại Đông Dương. Đại hội lần thứ ba của tổ chức Công đoàn thế giới tháng
10/1953 quyết định lấy ngày 19/12/1953 là ngày lao động thế giới đoàn kết với nhân
dân Việt Nam đòi chấm dứt chiến tranh.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam đã
nhận được sự giúp đỡ to lớn về tinh thần và vật chất của bạn bè quốc tế. Liên Xô,
Trung Quốc đã dành cho ta sự giúp đỡ rất to lớn và có hiệu quả về xây dựng quân
đội, vũ khí, quân trang, quân dụng, lương thực, y tế, đào tạo cán bộ... góp phần
không nhỏ vào thắng lợi của nhân dân Việt Nam.

2.5. Ngoại giao trong giai đoạn kết thúc cuộc kháng chiến chông Pháp
Trong 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, Đảng và Nhà nước
Việt Nam đã phát huy truyền thống “vừa đánh - vừa đàm” của dân tộc, phối hợp
chặt chẽ và nhịp nhàng các hoạt động tiến công quân sự và tiến công ngoại giao,
từng bước thay đổi cục diện chiến tranh có lợi cho Việt Nam, tiến tới chiến thắng
Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954.
Những thắng lợi về quân sự, đặc biệt là chiến thắng Điện Biên Phủ, đã tạo thế
mạnh cho Việt Nam giành thắng lợi trên bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Giơ-ne- vơ
1954 về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, giành được sự công nhận của cộng đồng
quốc tế đối với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của Việt
Nam.
Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Đầu năm 1954,
khi Chiến tranh Lạnh đã đến điểm cao, thì lại xuất hiện xu thế hòa hoãn giữa các
nước lớn. Sau một quá trình thương lượng khó khăn và mặc dù Mĩ chống đối, Hội
nghị ngoại trưởng 4 nước lớn Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp ở Beclin từ ngày 25/01/1954
đến ngày 18/02/1954 đã quyết định sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để
bàn về vấn đề Triều Tiên và việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông
Dương với sự tham gia của Trung Quốc và một số nước hữu quan. Hội nghị quốc tế
Giơ-ne-vơ bàn về giải quyết vấn đề chiến tranh ở Đông Dương diễn ra từ ngày 8/5-
21/7/1954 với sự tham gia của 9 đoàn đại biểu, gồm 5 nước lớn là Liên Xô, Mỹ,
Anh, Pháp, Trung Quốc và các đoàn của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Quốc gia
Việt Nam, Vương quốc Cam-pu-chia, Vương quốc Lào.
Việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ có ý nghĩa rất to lớn:
i) Hiệp định Giơ-ne-vơ đã đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược
của thực dân Pháp ở Đông Dương; bảo vệ được độc lập, chủ quyền dân tộc, giữ
vững được chính quyền dân chủ nhân dân; giải phóng được một nửa đất nước là
miền Bắc, tạo điều kiện đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành căn cứ địa,
hậu phương của cả nước để giải phóng miền Nam trong giai đoạn sau; tăng thêm
sức mạnh vật chất, tinh thần cho cách mạng Việt Nam; nâng cao uy tín cho dân tộc
và cho Đảng trên trường quốc tế; để lại nhiều kinh nghiệm cho cuộc kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước sau đó...
ii) Cộng đồng quốc tế thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt
Nam, công nhận Việt Nam là quốc gia độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
iii) Đối với quốc tế, thắng lợi này đã buộc thực dân Pháp phải chấm dứt chiến
tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc cơ bản
của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia; nhân dân Việt Nam trở thành người đi
tiên phong trong việc làm tan rã chủ nghĩa thực dân cũ, cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu
tranh của nhân dân các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập
dân tộc; miền Bắc được hoàn toàn giải phóng đã góp phần tăng cường lực lượng và
địa bàn cho chủ nghĩa xã hội.

You might also like