You are on page 1of 3

Đường lối khán chiến chống Pháp (1946-1954):

Hoàn cảnh cuộc khán chiến toàn quốc bùng nổ:


+ Tháng 11 và 12 năm 1946, Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, Đà
Nẵng, Hải Dương, vùng tự do của ta ở Nam Trung bộ và Nam bộ; trụ sở
bộ tài chính, bộ giao thông chính của ta; bắn đại bác gây ra vụ thảm sát
đồng bào Hà Nội,…
+ Ngày 18-12-1946, Pháp tuyên bố cắt đứt mọi liên hệ với chính phủ Việt
Nam;
+ Ngày 19-12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Cơ sở hình thành đường lối:
+ Chỉ thị tình hình và chủ trường (3-3-1946); Chỉ thị Hòa để tiến (9-3-
1946); và tháng 10-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị “Công việc khẩn
cấp bấy giờ”;
+ Ngày 25-11-1945, Bộ Thường vụ trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng
chiến kiến quốc”; ngày 12-12-1946, BTV TW Đảng ra chỉ thị “toàn dân
kháng chiến”
+ Ngày 19-12-1946, Chủ tịch HCM ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến”;
+ Năm 1947, Tổng bí thư Trường Chinh viết “kháng chiến nhất định thắng
lợi”.
Nội dung đường lối:
+ Mục tiêu: đánh đổ thực dân Pháp xâm lược giành độc lập, bảo vệ hòa
bình TG
+ Tính chất: Trường kỳ kháng chiến, toàn diện khán chiến
+ Nhiệm vụ: hoàn thành nhiệm vụ GPDT và xây dựng nền dân chủ mới
+ Lực lượng: toàn dân, trong đó quân đội nhân dân là nòng cốt
+ Phương châm: tiến hành chiến tranh nhân dân; thực hiện kháng chiến
toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
Ý nghĩa: Đảng và dân đã bảo vệ được thành quả của cuộc CM tháng 8.
Tạo tiền đề chính trị xã hội để Đảng quyết định đưa miền Bắc quá độ lên
CNHX, trở thành hậu phương lớn chi viện cho miền Nam.
Thể hiện đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng, đúng thời điểm, góp
phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Đó là lần đầu tiên trong lịch sử phong trào giải phóng dân tộc của một
nước thuộc địa nhỏ bé đã đánh thắng cường quốc thực dân. Đã cổ vũ cho
phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ ở các châu lục Á Phi
Mỹ La tinh.
Bài học kình nghiệm:
Một là, đề ra được đường lối đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn
lịch sử của cuộc kháng chiến ngay từ những ngày đầu.
Hai là, kết hợp chặt chẽ và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai
nhiệm vụ cơ bản vừa khán chiến vừa kiến quốc, chống đế quốc và chống
phong kiến.
Ba là, ngày càng hoàn thiện phương thức lãnh đạo, tổ chức điều hành cuộc
kháng chiến phù hợp với đặc thù của từng giai đoạn.
Bốn là, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang ba thứ quân: bộ đội chủ
lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích một cách thích hợp, đáp ứng kịp
thời yêu cầu của nhiệm vụ chính trị - quân sự của cuộc kháng chiến.
Năm là, coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nâng cao vai trò
lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với cuộc kháng chiến trên tất cả mọi lĩnh
vực, mặt trận.
Can thiệp Mỹ (1946-1950)
- Về thế giới:
+ 15/1/1946 Mỹ đã cho phép “việc sử dụng các tàu chiến và máy
bay mang cờ Mỹ để chuyên chở quân đội của bất cứ nước nào đến
hoặc đi khỏi Nam Dương quần đảo hay Đông Dương thuộc Pháp,
cũng như việc cho Pháp dùng các tàu bè trên để chở vũ khí, đạn
dược, và các thiết bị quân sự tới các vùng này”
+ 1949, Mỹ cùng 12 nước châu Âu lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương (NATO) và đến đó, một quy trình đã được khép kín từ
tư tưởng đến kinh tế (ERP) đã dần cho thấy chiến lược của Mỹ và
các nước đồng minh Tây Âu đối với sự phát triển của phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc cũng như như xu hướng phát triển của
CNXH trên thế giới.
- Về Việt Nam:
+ 12/1946 đến 8/1/1947, Mỹ ủng hộ Pháp và có thể giúp Pháp trong
các cuộc tranh chấp cũng như đồng ý bán vũ khí cho Pháp.
+ 4/2/1950, Mỹ chỉ thị chuyển đến cựu hoàng Bảo Đại một bản
thông điệp chúc mừng của Tổng thống Mỹ đồng thời với sự công nhận về
ngoại giao với chính phủ do Bảo Đại làm Quốc trưởng
+ Để ủng hộ Pháp cũng là một trong những biện pháp gắn chặt quyền
lợi của Pháp ở Đông Dương cũng như ở Việt Nam vào Mỹ,
+ 1/5/1950, Tổng thống Mỹ đã nhanh chóng duyệt cấp một khoản tiền
10 triệu đôla dụng cụ chiến tranh cho Pháp, đánh dấu quyết định quan
trọng việc Mỹ tham gia về quân sự và quyết tâm dính líu đến chiến
tranh ở thuộc địa của Pháp ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói
riêng.
Can thiệp Mỹ ( 1950-1956)
Sau năm 1950, lợi dụng sự suy yếu của Pháp trước “sức mạnh của Cộng
sản” Việt Nam, ngoài việc viện trợ cho Pháp, Mỹ âm mưu thực hiện từng
bước “nắm” lại Việt Nam từ tay Pháp. Chủ trương của Mỹ là vừa đe dọa
để mở rộng chiến tranh vừa tăng cường nắm và củng cố ngụy quân, ngụy
quyền chuẩn bị điều kiện để Mỹ sớm thay Pháp ở Đông Dương. Mỹ muốn
kéo dài cuộc chiến tranh để Pháp và Việt Nam cùng suy yếu, thuận lợi cho
việc Mỹ vào Đông Dương
Trước sự sa lầy ngày càng trầm trọng của Pháp ở Việt Nam và toàn Đông
Dương, chính quyền Washington lo sợ một sự sụp đổ hoàn toàn của Pháp
trên chiến trường Đông Dương nên đã nhanh chóng tuôn mạnh đồ viện trợ
tiếp tế vào Lào và Thái Lan từ năm 1953.
400 triệu đôla chi ra và trực tiếp huấn luyện quân đội tay sai bản xứ ở
Đông Dương, Mỹ cũng tỏ ra rất hào phóng khi viện trợ cho chính phủ của
Pháp 385 triệu đôla
Ngày 20 tháng 3 năm 1954, Tướng Ely của Pháp đến Washington, Tổng
thống Mỹ Eisenhower đã tiếp Ely ở Nhà Trắng và cuối cùng quyết định
làm thỏa mãn các yêu cầu xin tăng thêm viện trợ của Pháp với mọi khả
năng để cứu lấy Điện Biên Phủ đang bước vào giai đoạn cam go.
Kết luận: Việc Mỹ ngày càng tham dự vào chiến trường Đông
Dương và hổ trợ Pháp nhằm chống lại phong trào đấu tranh giải phóng dân
tộc của ba nước Đông Dương không chỉ là xuất phát từ nỗi sợ hãi bóng ma
cộng sản lan tràn từ Liên Xô và Trung Quốc xuống khu vực Đông Nam Á
hoặc sang tận vùng Địa Trung Hải thuộc phía Nam châu Âu mà còn xuất
phát từ bản chất cố hữu của chủ nghĩa đế quốc: thị trường tiêu thụ, riêng
với Mỹ còn là khẳng định vị trí độc tôn của nó trong hệ thống các nước Tư
bản chủ nghĩa và âm mưu bá chủ thế giới.

 Nhận xét
+ Thành công to lớn nhất của Đại hội lần thứ
III của Đảng là: đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng
Việt Nam trong giai đoạn mới: CM XHCN ở miền Bắc và CM dân tộc dân
chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện mục tiêu chung trước mắt của cả
nước là giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất Tổ quốc.

You might also like