You are on page 1of 21

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI THI TIỂU LUẬN


MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề bài: Từ chủ trương đấu tranh chống thù trong giặc ngoài của Đảng cộng sản
Đông Dương giai đoạn 1945-1946 hãy bày tỏ suy nghĩ của bản thân về đường lối,
chính sách đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam trong bối cảnh quan hệ quốc tế
phức tạp hiện nay

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Việt Hùng


Mã sinh viên : 21CL73402010208
Lớp tín chỉ : 59.09.01_LT1
STT : 10
ID phòng thi : 580-058-0012
Giờ thi : 13h15
Đề thi : 2

Tháng 4/2022

0
Mục lục
 Lời mở đầu…………………………………………………………………1
 Tính cấp thiết của vấn đề …………………………………………………..1
 Mục đích nghiên cứu ……………………………………………………….1
 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………….1
 Nội dung
 Bối cảnh lịch sử……………………………………………………………..3
 Xây dựng và bảo vệ chính quyên cách mạng, kháng chiến chống thực dân
 Pháp xâm lược Nam Bộ……………………………………………………5
 Suy nghĩ của bản thân về đường lối,chính sách đối ngoại của đảng cộng sản
hiện
nay…………………………………………………………………………14
 Kết Luận…………………………………………………………………..19
 Danh mục tham khảo…………………………………………………….19

1
I. Lời mở đầu
Trải qua thời kỳ bao cấp (1976-1986) để lại nhiều thiếu thốn khiến nền kinh
tế Việt Nam đình trệ và lâm vào khủng hoảng, đất nước ta đang trong giai
đoạn “Đổi mới” với nhiều tín hiệu tích cực khi đạt được nhiều thành tựu nổi
bật có ý nghĩa lịch sử. Điều này đã đưa nước ta từ một nước gặp nhiều khó
khăn về kinh tế và quan hệ ngoại giao với các nước trở thành một nước đang
phát triển mạnh mẽ trong khu vực Đông Nam Á. Để có được sự phát triển
như ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp vô cùng quan trọng của đường lối đối
ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam. Nước ta đã tích cực tạo dựng các mối
quan hệ thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới, góp phần phát triển
đất nước, nâng cao vị thế của mình trên bản đồ thế giới dù còn nhiều khó
khăn. trong bối cảnh quan hệ quốc tế vô cùng phức tạp hiện nay. Có thể
thấy, vị thế của nước ta khi bước ra biển lớn là vô cùng nhỏ bé. Vì vậy, nước
ta luôn đề cao đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát
triển. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của nhiều nước, là đất nước yêu
chuộng hòa bình, căm thù chiến tranh trong mắt bạn bè quốc tế. Đảng và
Nhà nước luôn giữ vững lập trường hòa hiếu với các nước, thêm bạn chứ
không phải thù. Hơn nữa, để đối phó với những phần tử phản loạn trong
nước, Đảng ta luôn có những sách lược vô cùng chặt chẽ để xử lý tình hình
một cách ổn thỏa nhất. Điều này có nhiều điểm tương đồng với chủ trương
đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài của Đảng Cộng sản Đông Dương giai
đoạn 1945-1946. Và để tìm hiểu rõ hơn, trong bài tiểu luận này em sẽ đi sâu
hơn vào chủ trương đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài của Đảng Cộng
sản Đông Dương và đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện
nay hiện nay. Từ đó nêu cảm nghĩ của mình về đường lối, chính sách phù
hợp và cần thiết của Đảng ta trong bối cảnh quan hệ giữa các nước vô cùng
căng thẳng hiện nay.

2
II. Bối cảnh lịch sử
-Ngày 19-8-1945, cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, dẫn đến việc
thành lập Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Nhà nước Dân chủ Nhân
dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Sự kiện này làm thay đổi căn bản cục điện của
cách mạng Việt Nam.Tuy nhiên, chính quyền cách mạng và chế độ mới
đứng trước nhiều thuận lợi rất căn bản, đồng thời cũng phải đối mặt với
những khó khăn thách thức mới rất to lớn và phức tạp.
-Thuận lợi là trên phạm vi quốc tế, cục diện thế giới cũng đang có những sự
thay đổi lớn. Sau khi giải phóng khỏi chủ nghĩa phát xít, một số nước ở
Đông Âu được sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đã lựa chọn con đường
phát triển theo chủ nghĩa xã hội và sau đó phe xã hội chủ nghĩa dần hình
thành đo Liên Xô làm trụ cột và trở thành hệ thống đối trọng với phe tư bản
chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu. Chiến tranh thể giới lần thứ II kết thúc, chủ
nghĩa nghĩa phát xít thế giới bị tiêu diệt, chủ nghĩa để quốc lâm vào tình
trạng suy yếu, đã tạo ra điều kiện cho phong trào chống để quốc, thực dân
giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa ở khắp các nước châu Á, Châu Phi
và cả MỹLatinh dâng cao. Ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, sự thảm bại
của phát xít Nhật và các thế lực tay sai đã tạo điều kiện thúc đây mạnh mẽ
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc,
trong đó Việt Nam là một nước đi tiên phong.
- Ở trong nước, thuận lợi cơ bản và lâu dài là Việt Nam trở thành quốc gia
độc lập,tự do; nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ. bị áp bức trở thành chủ
nhân của chế độ dân chủ mới; Đảng Cộng sản trở thành Đảng cằm quyền
lãnh đạo cách mạng trong cả nước. Việc hình thành hệ thống chính quyền
cách mạng thống nhất từ cấp Trung ương đến cơ sở trong toàn quốc với
những phẩm chất chính trị hoàn toàn mới; cơ cấu tổ chức bộ máy, mục đích
hoạt động găn liền với lợi ích của nhân dân, gắn bó mật thiếtvới nhân dân,...
=> Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, đứng đầu là Chủ
tịch Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng niềm tin, sức mạnh của nhân đân cả
nước. Chủ tịch Hỗ Chí Minh với uy tín đạo đức, trí tuệ và tài năng của mình
đã trở thành trung tâm đại đoàn kết toàn dân tộc, là biểu tượng của nên độc
lập, tự do của Việt Nam. Sự phát triển nhanh của Quân đội quốc gia Việt
Nam, việc thống nhất lực lượng Công an trong toàn quốc, thành lập các tòa
án quân sự và xây dựng các tổ chức bán vũ trang khác... trở thành công cụ
chuyên chính tín cậy, sắc bén để bảo vệ Đăng, bảo vệ chính quyền cách
mạng.

3
- Khó khăn là khi Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc cũng là lúc các nước lớn
phe để quốc chủ nghĩa bộc lộ rõ âm mưu mới trong việc “chia lại hệ thống thuộc
địa thế giới”, bắt tay, dàn xếp với nhau, một mặt tìm cách liên kết phục hồi chủ
nghĩa thực dân, duy trì ảnh hưởng và sự thống trị của mình đối với các nước thuộc
địa, phụ thuộc,mặt khác ra sức tấn công, đàn áp phong trào cách mạng thế giới,
trong đó có cách mạng Việt Nam. Mặc dù Việt Minh có được những mỗi quan hệ
ban đầu tốt đẹp với nước Mỹ và Đông minh chống phát xít từ trước năm 1945,
nhưng sau khi Việt Nam giảnh được chính quyền tháng 8-1945, vì lợi ích cục bộ
của mình và phe để quốc, các nước đồng minh chống phát xÍt, nhất là Mỹ lại
không ủng hộ lập trường độc lập của Việt Nam. Không có nước nào công nhận địa
vị pháp lý của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quan hệ của Đảng Cộng
sản Đông Dương với các Đảng Cộng sản thế giới, với phong trào giải phóng dân
tộc cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Việt Nam bị bao vây cách biệt với thế giới
bên ngoài. Ở các nước láng giềng và trong khu vực Đông Nam Á, lực lượng yêu
nước, cách mạng gặp nhiều khó khăn, trở lực lớn do sự hành xử thiếu thiện chí, dã
tâm xâm lược của các thế lực hiểu chiến, phản động cầm quyên ở các nước tư bản
chủ nghĩa phương Tây, nhất là thái độ của Chính phủ Mỹ,Anh, Pháp, Trung Hoa
Dân quốc (Tưởng Giới Thạch) đối với vấn để Việt Nam và Đông Dương. Cục diện
thế giới đang thay đổi nhanh chóng, diễn biến phức tạp, có những tác động bất lợi
đối với cách mạng 3 nước Đông Dương và cách mạng Việt Nam nói riêng.
- Ở bên trong, cách mạng Việt Nam phải đương đầu với những khó khăn, thử thách
hết sức to lớn, Hệ thống chính quyền cách mạng vừa được thiết lập. còn rất non trẻ,
thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt: ảnh hưởng, tác động tiêu cực của hậu quả chiến
tranh rất nặng nề, sự tàn phá của nạn lũ lụt, nạn đói năm 1945 rất nghiêm trọng.
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản một nền kinh tế xõ xác, tiêu ðiều
sau chiến tranh tàn khốc, công nghiệp ðình đốn, nhiều nhà máy xí nghiệp ngưng
trệ, nông nghiệp bị hoang hóa tới 50% ruộng đất; nền tài chính, ngân khổ kiệt quệ,
kho bạc trồng rỗng, Ngân hàng Đông Dương lại đang năm trong tay tư bản nước
ngoài; các tiêu cực xã hội tràn lan, các hủ tục lạc hậu, thói hư, tật xấu, tệ nạn do
chế độ cũ để lại rất to lớn, nhất là 953% dân số thất học, mù chữ, 2 triệu người dân
chết đói cuối năm 1944 đầu năm 1945,... Nhưng trở ngại, thách thức lớn nhất,
nghiêm trọng nhất đối với cách mạng Việt Nam lúc nảy là âm mưu và hành động
xâm lược của chủ nghĩa để quốc Pháp muốn quay trở lại thống trị Việt Nam một
lần nữa.
- Từ tháng 9-1945, theo thỏa thuận của phe Đồng minh, 2 vạn quân đội Anh- Ấn để
bộ vào Sài Gòn để làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật thua trận ở Nam Việt

4
Nam: đặt quân thực dân Pháp theo chân quân đội Anh quay trở lại xâm lược Nam
Bộ.Với sự thỏa thuận lợi ích của phe để quốc, quân đội Anh đã trực tiếp bảo trợ và
sử dụng đội quân Nhật giúp đội quân xâm lược của thực dân Pháp ngang nhiên nỗ
súng gây hắn đánh chiếm Sài Gòn-Chợ Lớn (Nam Bộ) vào rạng sáng ngày 23-9-
1945, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Ở Bắc vĩ tuyến 16, theo thỏa thuận Hiệp ước Potsdam (Đức), từ cuối tháng 8-
1945, hơn 20 vạn quân của Tưởng Giới Thạch được lệnh của Mỹ hùng hỗ tràn qua
biên giới kéo vào Việt Nam dưới sự bảo trợ và ủng hộ của phe để quốc, đứng đầu
là Mỹ với danh nghĩa quân đội Đồng mỉnh vào giải giáp quân đội Nhật thua trận ở
Bắc Việt Nam. Đội quân Tưởng vào Việt Nam kéo theo lũ tay sai hùng hậu, với
âm mưu vô cùng nguy hiểm, thâm độc “diệt Cộng, cảm Hồ, phá Việt Minh”- tiêu
diệt cộng sản, bất giam Hồ Chí Minh, phá tan Mặt trận Việt Minh. Trên đất nước
Việt Nam lúc này còn có 6 vạn quân đội Nhật thua trận đang chờ giải giáp. Nền
độc lập non trẻ của Việt Nam phải đương đầu với sự hiện diện của đội quân nước
ngoài đông đúc chưa từng có với khoảng hơn 30 vạn tên. Cách mạng Việt Nam
còn phải đối phó với sự xuất hiện của các đảng phái chính trị phản động, các thế
lực tay sai ăn theo đội quân xâm lược của ngoại bang, các thế lực chống đối trong
siai cấp bóc lột cũ, các đối tượng phân cách mạng cũ, các loại tội phạm hình sự
đồng loạt ngóc đầu dậy chống phá cách mạng rất quyết liệt.
- Chính quyền non trẻ lúc và nhân dân Việt Nam này phải đối phó với nhiều loại kẻ
thù cả trong và ngoải nước, nên độc lập, tự do của Tổ quốc bị đe dọa nghiêm trọng,
vận mệnh chính quyền cách mạng “như ngản cân treo sợi tóc”. Đảng Cộng sản
cầm quyền, Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức hết sức
to lớn,nghiêm trọng và những biến động phức tạp khôn lường.
III. Xây dựng và bảo vệ chính quyên cách mạng, kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược Nam Bộ.
*Sau khi tuyên bế độc lập, ngày 3-9-1945, Chính phủ lâm thời họp phiên đầu tiên
dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra những nhiệm vụ cấp bách của
chính quyền cách mạng và xác định nhiệm vụ lớn là: diệt giặc đói, diệt giặc dốt và
diệt giặc ngoại xâm.
-Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra “Chỉ thị kháng chiến, kiến
quốc”, nhằm định hướng con đường đi lên của cách mạng Việt Nam sau khi giành
được chính quyền. Chỉ thị kháng chiến, kiến quốc là văn kiện quan trọng của Đảng
ở giai đoạn này, đặt dấu ấn đầu tiên về tư duy chính trị của Đảng cầm quyên. Chỉ

5
thị phân tích sâu sắc sự biến đổi của tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình
hình Nam Bộ và xác định rõ: “kẻ thủ chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm
lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”: nêu rõ mục tiêu của cuộc cách
mạng Đông Dương lúc này vẫn là “dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang
tiếp diễn, nó chưa hoàn thành, vì nước ta chưa được hoàn toàn độc lập” và để ra
khẩu hiệu “Dân tộc trên hết, Tô quốc trên hết”; mọi hành động phải tập trung vào
nhiệm vụ chú yêu, trước mất “là củng cô chính quyền chống thực dân Pháp xâm
lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân”? và kiên quyết giảnh độc
lập, tự do, hạnh phúc cho đân tộc, vẻ phương hướng nhiệm vụ, giải pháp lớn của
cách mạng Việt Nam lúc này được Đảng xác định là phải tăng cường mặt trận dân
tộc thống nhất, đoàn kết, kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược: tăng cường
các mặt công tác chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao... Chỉ thị cũng đã đề ra
nhiều biện pháp cụ thể phục vụ nhiệm vụ chính trị trước mắt và giải quyết những
khó khăn, phức tạp hiện thời của cách mạng Việt Nam, trong đó có việc xúc tiến
bầu cử Quốc hội đề đi đến thành lập Chính phủ chính thức, lập ra Hiến pháp, động
viên lực lượng toàn dân, kiên trì kháng chiến và chuẩn bị kháng chiến lâu dài; kiên
định nguyên tắc độc lập về chính trị, thực hiện chế độ dân chủ cộng hòa;về ngoại
giao phải đặc biệt chú ý “làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn
hết”; đối với Tàu chủ trương “Hoa-Việt thân thiện”, đối với Pháp “độc lập về chính
trị, nhân nhượng về kinh tế”. Vẻ tuyên truyền, kêu gọi đoàn kết, chống chủ nghĩa
thực dân Pháp xâm lược. “Phản đối chia rễ nhưng chống sự thống nhất võ nguyên
tắc với bọn phản quốc, phản đối chủ nghĩa thất bại, đặc biệt chống mọi mưu mô
phá hoại chia rẽ của bọn Trốtxkit, Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đẳng... đừng công
kích nước Pháp, dân Pháp, chỉ công kích bọn thực dân Pháp”.
=> Những quan diễm chỉ dạo và chủ trương, biện pháp lớn, đúng dẫn, sáng tạo
được Đảng nêu ra trong bản Chỉ thị kháng chiến kiến quốc đã đáp ứng kịp thời yêu
cầu cấp bách của cuộc cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ; có tác dụng định hướng
tư tưởng, trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ; đấu
tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, vừa kháng chiến vừa kiến quốc
của nhân dân trong giai đoạn đầy khó khăn, phức tạp này.
- Trên cơ sở đường lối, tư tưởng chỉ đạo chiến lược và nguyên tắc, phương châm
đã vạch ra; phân tích đúng âm mưu của phe để quốc và từng kẻ thù đối với cách
mạng Việt Nam, Đảng đã lãnh đạo toàn dân kiên quyết chống thực dân Pháp quay
trở lại xâm lược ở Nam Bộ: củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng
về mọi mặt, ngăn chặn, đây lùi các tệ nạn xã hội, bước đầu xây dựng đời sông mới;

6
đỗi phó có hiệu quả với các hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của các thế
lực giặc ngoài, thủ trong bảo vệ vững chắc hệ chính quyền cách mạng non trẻ....
- Thực hiện chủ trương chiến lược của Đảng “vừa kháng chiến, vừa kiến
quốc”,dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ đã đề ra và
chỉ đạo hệ thống chính quyền trong toàn quốc tích cực triển khai những nhiệm vụ
lớn, cấp bách về kinh tế-xã hội, là: chống giặc đói, chống giặc dốt, xây dụng đời
sống mới, củng cố, tăng cường xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân...
- Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói được xác định là một nhiệm vụ lớn, quan trọng,
cấp bách lúc bấy giờ. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo,
động viên, tập hợp đông đảo nhất mọi tầng lớp nhân dân tham gia với các phong
trào lớn, các cuộc vận động lớn trong toản quốc được phát động, như: tăng gia sản
xuất, thực hành tiết kiệm, lập hũ gạo tiết kiệm, tổ chức Tuần lễ vàng, Quỹ độc lập,
Quỹ đảm phụ quốc phòng, Quỹ Nam Bộ kháng chiến v.v. Bãi bỏ thuế thân và
nhiều thứ thuế vô lý của chế độ cũ, thực hiện chính sách giảm tô 25%, Sản xuất
nông nghiệp có bước khởi sắc rõ rệt, khuyến khích việc sửa chữa đê điều, tổ chức
khuyến nông, tịch thu ruộng đất của để quốc, Việt gian, đất hoang hóa chia cho
nông dân nghèo; sản lượng lương thực tăng lên rõ rệt, nhất là điện tích và số lượng
hoa màu. Một số nhà máy, công xưởng, hầm mỏ được Chính phủ khuyến khích tư
nhân đầu tư khôi phục hoạt động trở lại. Ngân khố quốc gia được xây dựng lại,
phát hành đồng giấy bạc Việt Nam... Nhờ đó, đầu năm 1946, nạn đói cơ bản được
đẩy lùi, đời sống nhân dân được ổn định, tỉnh thần dân tộc được phát huy cao độ,
góp phần động viên kháng chiến ở Nam Bộ.
- Với tỉnh thần làm chủ và khăng định Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự do có
chủ quyền, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phải tiến hành ngay một
cuộc bầu cử toàn quốc theo hình thức phổ thông đầu phiếu để bầu ra Quốc hội và
thành lập Chính phủ chính thức. Ngày 6-1-1946, toàn đân Việt Nam nô nức tham
gia cuộc bầu cử, có hơn 899% số cử trí đã đi bỏ phiếu dân chủ lần đầu tiên, đồng
bào Nam Bộ và một số nơi đi bỏ phiếu dưới làn đạn của giặc Pháp, nhưng tất cả
đều thể hiện rõ tỉnh thần “mỗi lá phiếu là một viên đạn bắn vào quân thù”, là một
đòn đánh vào âm mưu chia rẽ, lật đỗ, xâm lược của các kẻ thù. Cuộc bầu cử thành
công rực rỡ đã bầu ra Quốc hội đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa gồm 333 đại biểu. Quốc hội khóa I đã họp phiên đầu tiên tại Nhà hát lớn Hà
Nội vào ngày 2-3-1946 và lập ra Chính phủ chính thức, gồm 10 bộ và kiện toàn
nhân sự bộ máy Chính phủ do Hỗ Chí Minh làm Chủ tịch; tạm thời quyết định
Quốc kỳ, Quốc ca của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội nhất trí
bầu Ban Thường trực quốc hội do cụ Nguyễn Văn Tổ làm Trưởng ban. Đồng thời
7
các địa phương cũng tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và kiện toàn Ủy
ban hành chính các cấp. Quốc hội cũng thành lập ra Ban soạn thảo bản Hiến pháp
mới và tại kỳ họp thứ 2 (9-11-1946), Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu
tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp năm 1946).
- Đảng quan tâm xây dựng bộ máy chính quyên mới dân chủ, trong sạch luôn đi
đôi với chấn chỉnh, sửa chữa, khắc phục các khuyết điểm trong bộ máy chính
quyên nhà nước. Ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hỗ Chí Minh gửi thư cho Ủy ban
nhân đân các cấp chỉ rõ: “các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng,
đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải đè
đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật” và nhắn mạnh:
nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chăng có
nghĩa lý gì. Vì vậy người chỉ ra và yêu cầu chính quyền các cắp cần phải khắc phục
và bỏ ngay những thói hư, tật xấu, như: tư túng, cậy thể, hủ hóa, tư túng, chia rẽ,
kiêu ngạo”.
- Để tiếp tục tăng cường lực lượng, mở rộng hơn nữa mặt trận dân tộc thống
nhất,đoàn kết toàn dân chống thực đân Pháp xâm lược ở Nam Bộ, Chủ tịch Hồ Chí
Minh chủ trương thành lập Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt) do
Huỳnh Thúc Kháng làm hội trưởng, Tôn Đức Thẳng làm hội phó; thành lập Hội
đồng cố vấn chính phủ do Vĩnh Thụy (tức cựu hoàng Bảo Đại) đứng đầu; thành lập
một số đoàn thể xã hội mới, tiếp tục củng cổ các tổ chức đoàn thể của Mặt trận
Việt Minh; tổ chức Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ Nhất tại Hà Nội và Hội
nghị đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam ở Tây Nguyên v.v. Lực lượng vũ trang
cách mạng được củng cố và tổ chức lại. tích cực mua sắm vũ khí, tích trữ lương
thực, thuốc men, củng cố các cơ sở và căn cứ địa cách mạng cả ở miền Bắc, miền
Nam. Chính phủ ra các Sắc lệnh Xây dựng Quân đội quốc gia: thống nhất lực
lượng Công an toàn quốc với tên gọi Việt Nam Công an vụ năm trong Bộ Nội vụ;
thành lập các Toả án quân sự... Cuối năm 1946, Việt Nam có 8 vạn bộ đội chính
quy, lực lượng công an được thống nhất tổ chức đến cấp huyện, hàng vạn đân
quân, tự vệ được tô chức ở cơ sở từ Bắc chí Nam.
=> Đề bảo vệ nên độc lập, thống nhất của Tổ quốc, Đảng đã lãnh đạo, tổ chức cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ: vận dụng sách lược mềm
đẻo,khôn khéo, hòa hoãn, nhân nhượng với quân Tưởng ở miền Bắc để bảo vệ
chínhquyền cách mạng non trẻ.
- Sau vụ khiêu khích của bọn thực dân Pháp, ngày 2-9-1945, tại Sài Gòn, Xứ ủy và
Ủy ban lâm thời Nam Bộ nhận định hành động lược của Pháp đã bộc lộ rõ. Đêm 22

8
rạng ngày 23-9-1945, với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp đã gây
hắn, nổ súng đánh chiếm Sài Gòn (Nam Bộ), nhân dân Nam Bộ chỉ được hưởng
nên độc lập trong 3 tuần ít ỏi đã phải đứng lên chống xâm lược Pháp. Hội nghị liên
tịch sắng ngày 23-9 giữa Xứ ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban kháng chiến và đại diện
Tổng bộ Việt Minh đã đề ra chủ trương và thông qua bản hiệu triệu quần, đân Nam
Bộ đứng lên kháng chiến.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Sài Gòn nổ ra ñgay từ rạng sắng ngày 23-9-1945.
trên toàn thành phố. Các đơn vị bảo vệ trụ sở Ủy ban nhân dân, Sở tự vệ, nhà Bưu
điện thành phố đã chiến đấu anh dũng đến viên đạn cuối cùng. Ngày 25-10-
1945,Hội nghị cán bộ Đảng bộ Nam Bộ đã họp tại Thiên Hộ, Cái Bè (Mỹ Tho) bàn
bạc và quyết định những biện pháp cấp bách củng có lực lượng vũ trang, xây dựng
cơ sở chính trị và vũ trang bí mật trong nội đô và tổ chức cuộc kháng chiến chống
Pháp xâm lược ở Nam Bộ: phát động toàn dân kháng chiến, kiên quyết đây lùi
cuộc tắn quân của quân Pháp, ngăn chặn bước tiễn của chúng.
- Nhân dân các tỉnh Nam Bộ đã nêu cao tỉnh thần “thà chết tự do còn hơn sống nô
lệ” nhất loạt đứng lên dùng các loại vũ khí thô sơ, tự tạo, gây tầm võng, giáo mắc
chống trả hành động gây hắn xâm lược của thực đân Pháp, kiên quyết bảo vệ nền
độc lập, tự do và chính quyền cách mạng non trẻ vừa giành được. Nhiều hoạt động
kháng chiến được tổ chức sôi nổi ở các tỉnh Nam Bộ, như: công tác diệt ác, trừ
gian, phát động chiến tranh nhân dân trong lòng thành phó, đốt phá kho tàng, chặn
đánh các đoàn xe vận tải của địch, củng có, xây dựng căn cứ địa. Nhân đân Sài
Gòn-Chợ Lớn đi tiên phong ngăn cản bước tiễn, kìm hãm, bao vây địch trong
thành phố. Quân và dân ta đã dựng chướng ngại vật, lập các ổ chiến đấu trên
đường phố chính, phá hủy các cơ sở hạ tầng điện, nước; các đội vũ trang, công an
xung phong, quốc gia tự vệ cuộc lùng bắt, trừng trị bọn Việt gian tay sai của Pháp;
nhiều trận đánh liên tiếp diễn ra ở khu Tân Định, Cầu Muối, cầu chữ Y, tiêu biểu
nhất là trận đánh ngăn chặn địch ở cầu Thị Nghè ngày 17-10-1945, các trận đánh
địch ở Khánh Hội, Phú Lâm, An Nhơn, cầu Tham Luông...
- Chính phủ và nhân dân miền Bắc nhanh chóng hưởng ứng và kịp thời chỉ
viện,chia lửa với đồng bảo Nam Bộ kháng chiến; ngày 26-9-1945, những chỉ đội
đầu tiênưu tú nhất của quân đội, được trang bị vũ khí tốt nhất đã lên đường Nam
tiến. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng gửi thư khích lệ, động viên đồng bào Nam Bộ
kháng chiến và khẳng định: “Chúng ta nhất định thắng lợi vì chúng ta có lực lượng
đoàn kết của cả quốc dân. Chúng ta nhất định thắng lợi vì cuộc đầu tranh của
chúng ta là chính đáng” và cuỗi năm 1946, Người thay mặt Đảng, Chính phủ tuyên
đương và tặng nhân dân Nam Bộ danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc”.
9
- Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ những ngày đầu diễn ra trong so sánh
lực lượng quá chênh lệch giữa ta và địch, nhân dân ta chưa có nhiều thời gian vật
chất để chuẩn bị cho cuộc đối đầu quân sự. Nhưng với lòng yêu nước sâu sắc,
quyết tâm sắt đá bảo vệ nên độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, và nhận được sự
lãnh đạo kịp thời, đúng đắn của Xứ ủy Nam Bộ, của Trung ương, của Chủ tịch Hỗ
Chí Minh, sự chỉ đạo trực tiếp của các ủy ban kháng chiến, quân và đân Nam Bộ
đã nhất tể đứng lên chiến đấu vô cùng anh dũng và chiến thắng vẻ vang. Quân và
dân các tỉnh Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên đã nhanh chóng tổ chức lại
lực lượng, củng cố các khu căn cứ địa, phát triển lực lượng vũ trang, động viên
nhân tải, vật lực của toàn dân, ngăn chặn bước tiến của thực dân Pháp và ra sức
tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Các cuộc chiến đấu của quân, đân
Nha Trang đã diễn ra vô cùng ác liệt, chặn đánh địch quyết liệt khi chúng vừa đổ
bộ xuống vào ngày 22-10-1945. Đây là trận đánh mở đầu cho cuộc chiến đấu oanh
liệt, anh dũng của quân và dân ở mặt trận Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chống
xâm lược Pháp trong những ngày đầu kháng chiến.
-Để bảo toàn chính quyền cách mạng. làm thất bại âm mưu thâm độc “điệt
Cộng,cầm Hồ” của quân Tưởng và tay sai, Đảng, Chính phủ Hồ Chí Minh chủ
trương tiếp tục thực hiện tinh thần Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân
Trảo (8-1945) và chỉ thị kháng chiến, kiến quốc là “phải làm cho nước mình ít kẻ
thù hơn hết và nhiều bạn đồng minh hơn hết”; thực hiện sách lược “#iệt để lợi
dụng mâu thuân kẻ thù, hòa hoãn, nhân nhượng có nguyên tắc” với quân Tưởng ở
miền Bắc; đề ra những chủ trương, đối sách thích hợp với quân Tưởng, tránh các
hoạt động khiêu khích, xung đột vũ trang với quân Tưởng, thực hiện giao thiệp
thân thiện, ứng xử mềm đẻo, khôn khéo để đối phó với các yêu sách của quân
Tưởng vả các tổ chức đảng phái chính trị tay sai thân Tưởng, số cầm đầu Việt
quốc, Việt cách khi vào Việt Nam.
- Để tránh mũi nhọn tắn công của các kẻ thù, Đảng chủ trương rút vào hoạt động bí
mật, băng việc ra “Thông cáo Đảng Cộng sản Đông Dương tự ý tự giải tán, ngày
11-11-1945”, chi để lại một bộ phận hoạt động công khai với danh nghĩa “Hội
nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương”: về quân sự Quân đội quốc gia Việt
Nam được đổi thành Vệ quốc đoàn (9-1945); Chính phủ Việt Nam đồng ý việc
đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm cần thiết cho 20 vạn quân đội Trung Hoa
Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật khi ở Việt Nam và nhân nhượng cho
quân Tưởng được sử dụng và lưu hành đồng tiền Quan kim, Quốc tệ song hành
cùng đồng bạc Đông Dương ở phía Bắc Việt Nam...

10
=> Đảng tiếp tục chủ trương tăng cường đoàn kết mọi lực lượng, đoàn kết dân tộc
rộng rãi để tập trung ngọn lửa đấu tranh vào thực dân Pháp xâm lược. Chỉnh phủ
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng suốt sách lược lợi dụng mâu thuẫn
trong hàng ngũ kẻ địch, thực hiện chính sách “liên hiệp bên trên, quét sạch bên
dưới” để đối phó với đội quân Tưởng ở Bắc Việt Nam. Sau khi bầu cử Quốc hội
thành công (6-1-1946), Chủ tịch Hỗ Chí Minh quyết định mở rộng thành phần đại
biểu chấp nhận thêm 70 ghế Quốc hội không qua bầu cử cho một số đảng viên của
Việt cách, Việt quốc; chấp nhận cải tổ, mở rộng thành phần Chính phủ liên hiệp
với sự tham gia của nhiều nhân sĩ, trí thức, người không đảng phải và cả một số
phần tử cầm đầu tổ chức phản động tay sai của quân Tưởng, trong đó có nhiều ghế
bộ trưởng quan trọng, như: Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Kinh tế thậm
chí là chức vụ Phó Chủ tịch Chính phủ cho ông Nguyễn Hải Thần...
- Đầu năm 1946, tình hình chính trị, kinh tế của nước Pháp biến động không có lợi
cho cuộc chiến của Pháp ở Đông Dương. Được sự dàn xẾp, thỏa thuận của phe đễ
quốc, Chính phủ Pháp và Chính phủ Trung Hoa dân quốc đã ký kết với nhau bản
“Hiệp ước Trùng Khánh” (còn gọi là Hiệp ước Hoa-Pháp, ngày 28-2-1946), trong
đó có nội dung thỏa thuận để Pháp đưa quân đội ra Bắc vĩ tuyến 16 làm nhiệm vụ
giải giáp quân đội Nhật thay thế 20 vạn quân Tưởng rút về nước hạn cuối cùng là
ngày 31-3-1946 và đổi lại Pháp sẽ nhượng lại cho Tưởng nhiều quyền lợi quan
trọng ở Trung Quốc và Việt Nam. Đây thực chất là một bản hiệp ước bán rẻ và trà
đạp lên nên độc lập của Việt Nam, hợp pháp hóa hành động xâm lược của thực dân
Pháp. Bản Hiệp ước này cũng gây ra những sự mâu thuẫn, xung đột kịch liệt về
quyên lợi giữa các tập đoàn lợi ích của quân đội Tưởng ở Việt Nam và quân đội
Pháp; đặt cách mạng Việt Nam, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đứng trước tình
thế vô cùng nguy hiểm, phải cùng lúc đối mặt trực tiếp với 2 kẻ thù xâm lược to
lớn là Pháp và Tưởng, trong khi thực lực cách mạng vẫn còn rất non kém.
- Trước sự thay đổi nhanh chóng, phức tạp của tình hình, Thường vụ Trung ương
Đảng, Hồ Chí Minh đã nhanh chóng nhận định, đánh giá đúng âm mưu, ý đồ chính
trị của Pháp và Tưởng và ra bản Chỉ thị Tình hình và chủ trương, ngày 3-3-1946.
Chỉ thị phân tích sâu sắc âm mưu, ý đồ của Anh, Mỹ, Tàu và Pháp, dự kiến những
tình huỗng tư tưởng và nêu vấn để “chúng ta phải quyết đánh hay hòa với Pháp?”,
trên cơ sở đó khẳng định: “Vấn đẻ lúc này, không phải là muốn hay không muốn
đánh. Vấn đề là biết mình, biết người, nhận một cách khách quan những điều kiện
lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng””. Bản chỉ thị đã kịp thời
đề ra chủ trương mới: tạm thời “dàn hòa với Pháp”, nhân nhượng với Pháp về lợi
ích kinh tế, nhưng Pháp phải thừa nhân quyền dân tộc tự quyết của dân tộc ta, “lợi

11
dụng thời gian hòa hoãn với Pháp để diệt bọn phản động bên trong, tay sai Tàu
trắng, trừ những hành động khiêu khích ly gián ta với Pháp”, thúc đây nhanh quân
Tưởng về nước, bớt đi một kẻ thù nguy hiểm. Trong chỉ thị cũng phê phán khuynh
hướng cực đoan là muốn đánh Pháp đến cùng, là tự cô lập mình, tiêu hao thực lực
hoặc hòa hoãn, đàm phán với Pháp lại làm nhụt tỉnh thần quyết chiến của dân tộc
ta.
- Thực hiện chủ trương đó, ngày 6-3-1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay
mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký với đại diện Chính phủ Cộng
hòa Pháp là ông lean Sainteny (I.Xanhtơny) bản Hiệp định sơ bộ. Trong đó nêu rõ:
Chính phủ Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự đo, có chính phủ, nghị
viện, tài chính và quân đội riêng, nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc khối
Liên hiệp Pháp; về phía Việt Nam đồng ý để 15.000 quân đội Pháp ra miền Bắc
thay thế 20 vạn quân đội Tưởng rút về nước và sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm; hai
bên sẽ tiếp tục tiền hành đàm phán chính thức để giải quyết mỗi quan hệ Việt-
Pháp...
- Ngay sau khi ký Hiệp định sơ bộ, ngày 9-3-1946, Thường vụ Trung ương Đảng ra
ngay bản Chỉ thị “Hòa đẻ tiến”, phân tích, đánh giá chủ trương hòa hoãn và khả
năng phát triển của tình hình. Trong chỉ thị nêu rõ: phải tránh hết súc những việc
làm nông nổi, vô tô chức, vô chính phủ, dễ bị bọn phản động khiêu khích, đồng
thời cũng không nên ngây thơ tin rằng có Hiệp định sơ bộ làm cho dân tộc ta tránh
được mọi khó khăn mà lơ đăng, không chuẩn bị đối phó với bất trắc, không sẵn
sàng chiến đấu... Cần phải tiếp tục nêu cao tỉnh thần cảnh giác cách mạng, không
ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu
nếu bất thình lình thực dân Pháp giở đáo, và nhất định không để cho việc đàm phán
với Pháp làm nhụt tỉnh thần quyết chiến của dân tộc ta, nhất là đối với đồng bào
Nam Bộ và các chiến sĩ ngoải mặt trận: đây mạnh công tác xây dựng Đảng, đặc
biệt chú ý đào tạo cán bộ chính trị và quân sự, gây dựng cơ sở Đảng, củng cố
phong trào quần chúng... Đến tháng 12-1946, Đăng đã có sự phát triển thêm cả vẻ
tổ chức và số lượng đảng viên với hơn 20.000 đảng viên.
- Sau bản Hiệp định sơ bộ, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiễn hành
một cuộc đấu tranh ngoại giao kiên trì, kiên quyết, đây khó khăn, phức tạp trong
suốt năm 1946 ở cả mặt trận trong nước và ngoài nước. Từ ngày 19-4 đến ngày 10-
5-1946, đại diện Việt Nam và Pháp gặp nhau tại Hội nghị trù bị ở Đã Lạt, nhưng
không đại được bước tiến nào vì vấp phải lập trường thực đân của phía Pháp. Từ
ngày 31-5-1946, theo lời mời của Quốc hội và Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí
Minh cùng pháiđoàn của Chính phủ Việt Nam thăm chính thức nước Cộng hòa
12
Pháp và trong chuyến thăm này đã thu được nhiều thành CÔng về mặt đối ngoại,
làm cho dư luận Pháp, nhân dân Pháp và giới chính trị Pháp tiễn bộ hiểu thêm cuộc
đấu tranh chính nghĩa, vì nên độc lập thực sự của Việt Nam, Cũng trong thời gian
này, phải đoàn Quốc hội Việt Nam do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đi thăm thân thiện
và tham dự đàm phán chính thức giữa 2 bên Việt-Pháp tại Hội nghị Fontainebleau
(Pháp) từ ngày 6-7 đến ngày 10-9-1946. Nhưng do vấp phải lập trường hiếu chiến
và đã tâm xâm lược của thực dân Pháp nên Hội nghị lâm vào bể tắc và không đạt
kết quả tích cực nào. Ngày 15-9-1946, đoàn lên đường về nước, để đảm bảo an
toàn cho phái đoàn đại biểu Việt Nam rời Pháp và cứu vãn tình thế bế tắc, ngày 14-
9, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với ông Marius Moutet (M.Mutê), đại điện của
Chính phủ Pháp, bản Tạm ước 14-9, nhân nhượng thêm cho Pháp một số quyền lợi
kinh tế, văn hóa ở Việt Nam, đồng thời hai bên cam kết đình chỉ chiến sự ở Nam
Bộ và tiếp tục đàm phán...
- Trong khi đó ở Việt Nam, đến thời hạn 31-3-1946 quân Tưởng phải rút hết vẻ
nước, nhưng vẫn trì hoãn kéo dài việc rút quân; các thể lực thực dân hiếu chiến
Pháp ở Hà Nội câu kết với bọn tay sai phản động Quốc dân đảng ráo riết chuẩn bị
một âm mưu thâm độc lật đỗ Chính phủ Việt Nam dụ định vào ngày 14-7-1946,
sau đó hủy bỏ các điều thỏa ước đã ký kết. Dưới sự lănh đạo, chỉ đạo kiên quyết,
sáng suốt của Đảng và Chính phủ do cụ Huỳnh Thúc Kháng quyền Chủ tịch Chính
phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trực tiếp chỉ đạo, rạng sáng ngảy 12-7-1946, lực lượng
Công an sau nhiều ngày trinh sát bí mật đã khôn khéo, mưu trí, sáng tạo, quyết
đoán tổ chức đột nhập, tắn công bất ngờ vào trụ sở của bọn Đại Việt Quốc dân
đảng ở sỐ nhà 132 Duvigneau (Đuyvinhô) nay là phố Bùi Thị Xuân-Hà Nội,
nhanh chồng khống chế bọn phản động có vũ trang, tổ chức khám xét và tịch thu
được nhiễu tài liệu phản động, trong đó có bản kế hoạch tỗ chức làm đảo chính lật
đỗ chính phủ Hỗ Chí Minh. Với chứng cứ rõ ràng đó, được lệnh của Chính phủ,
Nha công an đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang khác, với sự ủng hộ,
giúp đỡ to lớn của quần chúng nhân đân nhanh chóng, kịp thời phá thành công vụ
án ở số 7 phố Ôn Như Hầu (vụ án Ôn Như Hầu) và đồng loạt mở cuộc tần công
truy quét, bóc gỡ hơn 40 hang ổ, trụ sở của bọn Quốc dân đảng phản động ở Hà
Nội và các khu vực lân cận. Với thắng lợi quan trọng này đã đập tan hoàn toàn
mưu đỗ thâm độc lật đồ chính quyền cách mạng của bọn tay sai phản động câu kết
với thực dân Pháp, giữ vững chính quyền dân chủ nhân dân, lột mặt nạ phản dân
hại nước của bọn tay sai thân Tưởng; tăng cường khối đoàn kết mặt trận đân tộc
thống nhất, góp phần bảo đảm an toàn cho chuyến đi thăm Pháp của Chủ tịch Hồ
Chí Minh...

13
- Ngày 20-10-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đoàn Việt Nam về đến cảng Hải
Phòng an toàn trong không khí đón chào nồng nhiệt của nhân dân, của đồng
bảo,đồng chí. Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một văn kiện quan trọng:
Công việc khẩn cấp bây giờ, nêu rõ thêm những nhiệm vụ cụ thể và cấp thiết phải
làm về mặt quân sự, chính trị vả khẳng định vai lãnh đạo của Đảng, của đảng viên
cán bộ phải“làm cho dân ta có tín tâm và quyết tâm” đối với công cuộc kháng
chiến kiến quốc và tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. điều mà Đảng
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiên liệu là không thể tránh khỏi.
- Nhằm chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, Đảng vả Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ
trương đưa cả nước từng bước chuyên sang tình trạng chiến tranh và tích cực xây
dựng các điều kiện cần thiết. Một mặt, Đảng ra sức lãnh đạo cuộc chiến đấu giam
chân địch ở Nam Bộ và trong các thành phó, thị xã ở miền Bắc, mặt khác thực hiện
cuộc tổng di chuyển các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các
ban, bộ, ngành, quân đội, công an và các cơ quan lãnh đạo kháng chiến địa phương
ra khỏi thành phó, thị xã; tổ chức củng cố, xây dựng căn cứ địa, các chiến khu, các
ATK (an toàn khu) để bảo toàn lực lượng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. Hàng
ngàn tấn máy móc, nguyên nhiên vật liệu được di chuyển, mua sắm, cất giữ trên
các chiến khu, căn cứ địa kháng chiến, nhất là ở các ATK Thái Nguyên, Tuyên
Quang, Chiến khu D, Đồng Tháp Mười; hàng vạn nhân dân được động viên, hướng
dẫn tản cư khỏi vùng chiến sự. Ở các nơi quân Pháp có thể chiếm đóng, nhân dân
thực hiện tiêu thổ kháng chiến, phá hoại nhà cửa, đường sá, cầu cống, dựng
chướng ngại vật trên đường với khẩu hiệu “vườn không nhà trống”, “phá hoại để
kháng chiến” nhằm ngăn cản bước tiến của địch, hạn chế tiềm năng kinh tế địch,
phá kinh tế địch v.v.
-Những chủ trương, biện pháp, sách lược và đối sách đúng đắn của Đảng, tỉnh thần
quyết đoán, sáng tạo của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh
chống phản cách mạng nói chung, chống giặc ngoài, thù trong nói riêng những
năm đầu chính quyền cách mạng đã đem lại thắng lợi có ý nghĩa hết sức quan
trọng: ngăn chặn bước tiến của đội quân xâm lược Pháp ở Nam Bộ, vạch trần và
làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam của các kẻ
thù, của phe để quốc, mà trực tiếp là của thực đân Pháp và đội quân Trung Hoa
Dân quốc và các thế lực tay sai; củng cố, giữ vững và bảo vệ an toàn toàn hệ thống
bộ máy chính quyền cách mạng từ Trung ương đến cơ sở và những thành quả của
cuộc Cách mạng Tháng Tám; tạo thêm thời gian hòa bình, hòa hoãn, tranh thủ tích
cực chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.

14
=>Đảng nêu cao ý chí tự lực, tự cường, quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập của
dân tộc. Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ địch, thực hiện nhân nhượng
có nguyên tắc, “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Tăng cường đại đoàn kết dân tộc, dựa
vào sự ủng hộ vật chất, chính trị, tỉnh thần của nhân dân. Phát triển thực lực cách
mạng, Đó là những thành công và kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo cách
mạng giai đoạn 1945-1946.
IV. Suy nghĩ của bản thân về đường lối,chính sách đối ngoại của đảng cộng sản
hiện nay
- Đường lối đối ngoại là một bộ phận của đường lối lãnh đạo chung của Đảng ta, ở
mỗi giai đoạn cách mạng có mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể và góp phần phục
vụ đường lối đối nội. Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng có ý nghĩa lịch sử trên các lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế tăng
trưởng khá, chính trị ổn định, quốc phòng - an ninh được tăng cường, văn hóa - xã
hội có bước phát triển mới; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải
thiện; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng, đi vào chiều sâu, vị thế và uy tín của
Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Quan hệ đối ngoại của Đảng không
ngừng được mở rộng và tăng cường với các chính đảng ở các nước khác nhau trên
thế giới theo hướng đa phương và đa dạng hóa các quan hệ. Công tác đối ngoại của
Đảng cùng ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân kết hợp hài hòa đã tạo nên
những thắng lợi to lớn trên mặt trận ngoại giao, góp phần phát triển đất nước trong
những năm qua.
* Đảng đã đưa ra những đường lối đối ngoại có tính bước ngoặt, thể hiện trong một
số nội dung như sau:
- Trước hết, Đảng ta nhận định về tình hình thế giới, khu vực và tình hình thực tế
thời đại, xác định mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ ngoại giao cho những năm tới.
Trong năm năm tới, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến hết sức phức
tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, cơ hội và thách thức sẽ cùng tồn tại. Hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chung. Khu vực
châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á, là khu vực có nhiều cường
quốc cạnh tranh chiến lược. Đây cũng là khu vực tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, tranh
chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trên Biển Hoa Đông vẫn còn gay gắt. Trong
thời kỳ mới, nhận thức của Đảng ta về tình hình thế giới và khu vực luôn đổi mới,
sát thực, là một trong những cơ sở trực tiếp để Đảng ta quyết định đường lối đối
ngoại của đất nước trong những năm tới.

15
- Hai là, Đảng đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả ngoại giao, tích cực hội nhập quốc
tế, giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại và không ngừng làm sâu sắc hơn các
quan hệ hợp tác. Thực hiện mạnh mẽ định hướng chiến lược và chủ động hội nhập
quốc tế. Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết
quốc tế và hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, xây dựng lộ trình hợp lý là lợi
ích của các nước trên đất liền. Tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc
phòng, an ninh ... Việc tăng cường quan hệ đối ngoại sẽ tạo môi trường quốc tế tốt
đẹp, hòa bình, thực dụng, góp phần thực hiện thuận lợi nhiệm vụ xây dựng và giữ
gìn quan hệ quốc tế, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Thứ ba, về mục tiêu, nhiệm vụ của ngoại giao, Đảng ta xác định trên cơ sở luật
pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản bình đẳng, cùng có lợi, mục tiêu cuối cùng
là bảo đảm lợi ích quốc gia. Việt Nam luôn theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập,
hòa bình, hợp tác và phát triển. Tính đúng đắn trong tư tưởng chỉ đạo của Đảng thể
hiện ở việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đối ngoại, đó là bảo đảm lợi
ích quốc gia - dân tộc là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu nhằm bảo
đảm lợi ích cao nhất của đất nước, của dân tộc. Trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, luôn theo đuổi đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển ... Trên cơ sở coi trọng bình đẳng
giữa hợp tác và đấu tranh, hoạt động đối ngoại giữ vững hòa bình, ổn định, tranh
thủ các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước
.- Thứ tư, Đảng tiếp tục khẳng định phương châm và định hướng lớn của hoạt động
đối ngoại là “Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm
của cộng đồng quốc tế”. Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác,
nhất là các đối tác chiến lược và các nước lớn có vai trò quan trọng đối với phát
triển và an sinh của đất nước, đưa khuôn khổ quan hệ đã xác lập vào thực chất.
Chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là
ASEAN và Liên hợp quốc. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về
quốc phòng, an ninh.... Triển khai đồng bộ hoạt động đối ngoại, cả về chính trị, an
ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa, xã hội. Nâng cao chất lượng công tác tham
mưu về đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác thông tin đối ngoại,
hội nhập quốc tế, tạo đồng thuận trong nước và tranh thủ sự ủng hộ của bạn bè
quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước.   
- Thứ năm, Đảng ta coi trọng hoạt động ngoại giao với các bên huynh đệ và góp
phần định hướng, giải quyết những vướng mắc trong quan hệ của Việt Nam với
16
nhiều nước, nhất là các nước láng giềng. Đồng thời, thông qua kênh quan hệ chính
đảng sẽ đóng góp tích cực vào việc tăng cường đoàn kết thống nhất trong khối,
nâng cao vai trò trung tâm và chủ đạo của ASEAN ở khu vực, đóng góp tích cực
vào quá trình xây dựng khối Cộng đồng ASEAN. Chủ động, tích cực và tham gia
có hiệu quả các hoạt động chính đảng đa phương đã phát huy hiệu quả vai trò của
đảng ta tại các hội nghị như Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP).
Sự ủng hộ của các chính đảng, các lực lượng chính trị đối với sự nghiệp bảo vệ và
xây dựng, bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, cũng góp phần hòa vào phong trào tiến bộ
trên thế giới.
=> Sau khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu sụp đổ, phong trào
cộng sản quốc tế khủng hoảng trầm trọng, cách mạng thế giới lâm vào thoái trào,
thì chủ trương củng cố và tăng cường tình đoàn kết, hợp tác với các Đảng Cộng
sản, cánh tả và phong trào cách mạng, tiến bộ trên thế giới, thể hiện lập trường kiên
định trước sau như một của Đảng ta cũng chính là tình cảm, là nghĩa vụ và trách
nhiệm của một Đảng mácxít trong điều kiện hiện nay. Trong bối cảnh quốc tế toàn
cầu hoá, việc Đảng ta đoàn kết, củng cố và tăng cường quan hệ, trao đổi kinh
nghiệm và hợp tác mọi mặt với các chính đảng này chính là thực hiện chủ nghĩa
quốc tế của giai cấp công nhân trong tình hình mới. Điều này không chỉ vì lợi ích
kinh tế đơn thuần mà còn có ý nghĩa rất quan trọng về mặt chính trị và an ninh cho
chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy phong trào cộng sản
và cách mạng trên thế giới.
Việc khẳng định tiếp tục mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng
khác thể hiện tư duy đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo cần thiết của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền ở các nước nhằm
trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo và quản lý đất nước, góp phần thúc đẩy quan hệ mọi
mặt giữa nước ta với nước mà đảng đó cầm quyền đã góp phần nâng cao vị thế uy
tín của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương. Đương nhiên, trong quan hệ với các
đảng cầm quyền trên thế giới chúng ta cũng xác định rõ các nguyên tắc: độc lập tự
chủ; bình đẳng; tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
cùng nhau thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ, phát triển và tiến bộ; và Đảng ta không quan hệ với các đảng, các tổ chức cực
đoan.
Trong 30 năm đổi mới, nhất là trong 25 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng ta đã không ngừng
mở rộng và tăng cường quan hệ đa dạng với các chính đảng ở các nước khác nhau

17
trên thế giới, tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế của các
Đảng Cộng sản và công nhân, các đảng cánh tả và các chính đảng ở châu Á. Từ
chỗ chỉ có quan hệ với các Đảng Cộng sản và công nhân, các đảng cánh tả theo
khuynh hướng cách mạng, giải phóng dân tộc là chủ yếu, Đảng ta đã chủ động mở
rộng quan hệ với các đảng cầm quyền, các đảng tham chính. Đến nay, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã có quan hệ ở các mức độ khác nhau với trên 200 đảng ở 115 nước
khắp các châu lục; trong đó có trên 100 Đảng Cộng sản và công nhân, hơn 40 đảng
cầm quyền, gần 80 đảng đang tham gia Quốc hội - Nghị viện các nước. Đồng thời,
Đảng ta cũng thường xuyên tham gia và tham gia có hiệu quả các diễn đàn đa
phương chính đảng như: Cuộc gặp quốc tế hàng năm của các Đảng Cộng sản và
công nhân trên thế giới (IMCWP); Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á
(ICAPP); Diễn đàn Sao Paulo của các đảng cánh tả....
Đây là kết quả của quá trình cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để, khẳng
định đường lối đổi mới của Đảng, trong đó có tư duy đối ngoại là hoàn toàn đúng
đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của
thời đại hiện nay. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam mở rộng quan hệ với
các đảng chính trị trên thế giới trong tình hình hiện nay là đúng đắn, là cần thiết,
nhằm tạo nên sự đồng thuận và cổ vũ cho đường lối đổi mới toàn diện đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa giành thắng lợi.
Việt Nam đang bước vào thời kỳ mới với thế và lực mới do những thành tựu và
kinh nghiệm 30 năm đổi mới mang lại, với vị thế ngày càng nâng cao trên trường
quốc tế, cơ hội rất lớn và thách thức cũng không nhỏ. Đường lối đối ngoại đổi mới
của Đảng qua các kỳ Đại hội nhất là Đại hội XII đã thể hiện sự nhất quán, sáng tạo
và hệ thống với tầm cao mới. Chúng ta tin tưởng rằng, với kinh nghiệm lãnh đạo
cách mạng của Đảng và đặc biệt trong 30 năm đổi mới toàn diện đất nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ phát huy sức mạnh tổng hợp để đưa sự nghiệp cách
mạng nước ta sang một bước ngoặt mới. Thực hiện đường lối đối ngoại đúng đắn
của Đảng, trong thời gian tới hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta
sẽ đạt được nhiều thành tựu to lớn, giữ vững môi trường hòa bình và phát huy
ngoại lực sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thực
hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
V. Kết luận
Việc nghiên cứu, tìm hiểu những chủ trương đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
của Đảng cộng sản Đông Dương giai đoạn 1945-1946 đã giúp em nhận ra được
những sự đúng đắn, linh hoạt, sắc bén trong từng chủ trương. Đồng thời cũng có
những nhận định riêng, rõ ràng về những đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng
cộng sản Việt Nam trong tình hình quan hệ quốc tế vô cùng phức tạp trong thời

18
gian này. Đề tài nghiên cứu này đã thành công trong việc đáp ứng mục tiêu ban
đầu đề ra: tìm hiểu những chủ trương đấu tranh chống thù trong giặc ngoài của
Đảng cộng sản Đông Dương và nêu lên những suy nghĩ về đường lối dối ngoại của
Đảng ta hiện nay. Qua đó cũng thể hiện lên được sự hy vọng chính sách đối ngoại
của Việt Nam ngày càng thành công hơn trong thời điểm quan hệ quốc tế như hiện
nay.
*Danh mục tham khảo
Giáo trình lịch sử đảng cộng sản-NXB tài chính
Giáo trình lịch sử đảng cộng sản- NXB Chính trị quốc gia sự thật

19
20

You might also like