You are on page 1of 8

ĐẠI HỌC UEH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
Môn học: Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam

Giảng viên: TS Nguyễn Thùy Dương


Mã lớp học phần: 23D3HIS51002602
Sinh viên: Võ Thanh Ngọc
Khóa – Lớp: K2023 VB1/TP1
MSSV: 88231020093

TP Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 04 năm 2023

1
MỤC LỤC
I. Trình bày những bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng từ khi ra đời cho đến
nay
4
II. Phân tích bài học kinh nghiệm: Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân
dân vì nhân dân. Liên hệ thực tế công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam trước và sau
đổi mới (giai đoạn 1976- 2018) 5
1. Tại sao nói rằng “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân”? 5
2. Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng bài học như thế nào trong quá trình
bảo vệ và phát triển đất nước? 6
3. Đảng ta quán triệt quan điểm “Nước lấy dân làm gốc” trong quá trình đổi mới
6

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam Trường
Đại học Kinh Tế TP HCM – Lưu hành nội bộ Thành Phố Hồ Chí Minh 2022

[2] Quan điểm ‘’Nước lấy dân làm gốc’’ trong Tư Tưởng Hồ Chí Minh và sự vận
dụng của đảng ta
https://truongchinhtri.kontum.gov.vn/vi/news/nghien-cuu-trao-doi/quan-diem-
nuoc-lay-dan-lam-goc-trong-tu-tuong-ho-chi-minh-va-su-van-dung-cua-dang-ta-
179.html
[3] Độ, N. D. (2012, 2 21). Sức mạnh của Đảng là sự gắn bó mật thiết với
nhân dân. http://www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintStory.aspx?
distribution=4766&print=true
[4]. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t1,
tr347.
[5]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.5.
[6]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội,
2006, tập 47, tr. 362.
[7]. ĐCSVN - Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa
XII, Văn phòng Trung ương Đảng, H. 2017, tr. 95.
[8] Giang, T. (2021, 8 18). “Nước lấy dân làm gốc” bài học nhìn từ cuộc Cách
mạng tháng Tám năm 1945. Được truy lục từ Đảng Cộng Sản tỉnh ủy Lai Châu:
http://laichau.dcs.vn/hoat-dong-tinh-uy/nuoc-lay-dan-lam-goc-bai-hoc-nhin-tu-cuoc-
cach-mang-thang-tam-nam-1945-5664.html
2
[9]. Thông, N. V. (2015, 12 30). Đánh giá tổng quát và bài học kinh nghiệm.
Được truy lục từ Nhân dân:
https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/danh-gia-tong-quat-va-bai-hoc-kinh-nghiem-
251753/

3
NỘI DUNG
I. Trình bày những bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng từ khi ra đời cho
đến nay
Tổng kết suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi
Đảng ra đời đến nay, có thể nêu lên một số bài học tổng quát:
Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học
xuyên suốt quá trình cách mạng Việt Nam.
Cương lĩnh năm 1930 nêu rõ mục tiêu “làm cho nước Nam hoàn toan độc lập.” để
“đi tới xã hội cộng sản”. Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến chống
Thực dân pháp xâm lược 1945-1954; công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm
lược 1955-1975 nhằm giành độc lập, thống nhất đất nước; Sau khi miền Nam được
giải phóng (30-4-1975), đất nước thống nhất, cả nước bước lên con đường xây dựng
chủ nghĩa xã hội, Đảng ta và nhân dân ta không một phút lơ là nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc, giữ vững độc lập dân tộc, xác định đây là nhiệm vụ chiến lược. Độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội có quan hệ hữu cơ và quyết định lẫn nhau. Độc lập dân tộc là điều
kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm
vững chắc cho độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là mục
tiêu, lý tưởng của Đảng và dân tộc ta.
Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Lý luận Mác -Lê nin về cách mạng xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn
mạnh cách mạng muốn thành công thì phải lấy dân chúng làm gốc. Thực tiễn cách
mạng Việt Nam cho thấy chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử từ Cách
mạng tháng Tám cho đến nay. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, phải phòng ngừa
nguy cơ sai lầm về đường lối, nguy cơ xa rời quần chúng nhân dân và nguy cơ suy
thoái của một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Ba là, không ngừng tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết toàn Đảng,
đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
Đoàn kết là nguyên tắc của Đảng chân chính cách mạng. Đoàn kết là truyền thống
quí bàu của dân tộc, cội nguồn sức mạnh trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Chủ
tịch Hồ Chí Minh là tiêu biểu cho tinh thần đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế. Nhờ
sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất do Đảng
lãnh đạo làm nên thành công của cách mạng tháng Tám và các cuộc kháng chiến cứu
nước, tranh thủ được sự đoàn kết, ủng hộ của đồng chí, bạn bè, nhân dân thế giới, thực
hiện thành công sự nghiệp đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với
sức mạnh quốc tế.
Chủ nghĩa Mác - Lê nin mang bản chất quốc tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ sự
cần thiết phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. “Nhưng muốn người ta
giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy minh đã”. Quá trình lãnh đạo cách mạng,
Đảng đã kết hợp đúng đắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong
nước với sức mạnh quốc tế, tạo nên nhân tố quyết định thắng lợi. Cách mạng Tháng
Tám 1945, Hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc thành công chứng minh cho
bài học này. Với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát
triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành
4
viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đã tạo được sự hội nhập thành công đồng
thời vẫn giữ vững độc lập, tự chủ và con đường phát triển của đất nước.
Năm là, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng
để tổ chức phong trào cách mạng của quần chúng. Trong quá trình lãnh đạo cách
mạng, Đảng luôn chú trọng xây dựng Đảng, nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng. Không ngừng phát triển , bổ sung Cương lĩnh chính trị, đường
lối, nắm vững và kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Lấy
chủ nghĩa Mác - Lên nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động.
Để hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo của Đảng cầm quyền, Đảng không ngừng đổi
mới, tự chỉnh đốn, phòng ngừa, đẩy lùi nguy cơ sai lầm về đường lối, quan liêu, xa rời
nhân dân và cả nguy cơ suy thoái, biến chất của một bộ phận đảng viên.
Đảng không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo
đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra.
II. Phân tích bài học kinh nghiệm: Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do
nhân dân vì nhân dân. Liên hệ thực tế công cuộc xây dựng CNXH ở Việt Nam
trước và sau đổi mới (giai đoạn 1976- 2018)
Với sự kế thừa và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc đồng thời dựa trên
quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch
sử mà trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã xác định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng Nhân dân, do Nhân
dân và vì Nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào. Thành công của Đảng
ta là ở nơi Đảng ta đã tổ chức và phát huy lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân”;
"Nước lấy dân làm gốc...
Gốc có vững cây mới bền,
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”.
Vì vậy mà trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân hay trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn chú trọng việc tuyên truyền, giác ngộ, vận động quần chúng nhân dân ủng
hộ cách mạng, tham gia cách mạng. Từ đó phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết của
dân tộc thu được nhiều thành tựu to lớn trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
1. Tại sao nói rằng “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân”?
Có thể nói rằng, trải qua bao nhiêu thế hệ nhân dân đồng lòng cùng nhau xây
dựng bảo vệ Tố quốc, cùng với sự dẫn dắt đúng đắn của các thế hệ tổ chức đứng đầu
đã đưa đất nước đi đến sự phồn thịnh, trường tồn của nhà nước Việt Nam như ngày
hôm nay. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trở thành bước ngoặt quan trọng trong tiến
trình lịch sử cách mạng, đánh dấu mốc son chói lọi trên con đường phát triển dân tộc,
Đảng đã đứng đầu dẫn nhân dân ta đi tới con đường đúng đắn nhất đó là đấu tranh giải
phóng dân tộc, mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

5
Nhân dân đối Đảng Cộng sản Việt Nam được quan niệm như sau: là toàn thể dân
tộc, không phân biệt giai cấp, tầng lớp, vị thế xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, …
và cùng tham gia sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tất cả đều được thực hiện
trong sự đồng thuận, thống nhất, đoàn kết toàn dân, với lực lượng nền tảng, nòng cốt là
giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức.
Chính vì vậy mà nhiệm vụ đưa lợi ích của nhân dân lên hàng đầu là một nhiệm
vụ hết sức cần thiết, chủ đạo cho các cuộc kháng chiến. Cũng như các cuộc kháng
chiến có được thực hiện thành công hay không, một phần lớn là nhờ nhân dân có đồng
lòng, sẵn sàng vực dậy tự giành lấy độc lập, hòa bình hay không.
Một quốc gia phồn thịnh sẽ có chỉ số đời sống của người dân cao, nhân dân
chính là biểu hiện mạnh mẽ nhất cho sự phồn vinh của một quốc gia, dân tộc. Do đó
mà trong các công cuộc xây dựng đất nước, mỗi quốc gia đều phải xây dựng đường lối
chính sách hợp lý để phục vụ tốt nhất cho nhân dân, “gốc rễ” của một dân tộc, một đất
nước.
2. Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng bài học như thế nào trong quá
trình bảo vệ và phát triển đất nước?
Trải qua hơn 90 năm, với đường lối cách mạng đúng đắn, sáng tạo, Đảng đã vận
dụng tập hợp sức mạnh trí tuệ toàn dân tiến hành các cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp và giành được những thắng lợi nhất định. Tiêu biểu nhất là
nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tiến hành thắng lợi thành công cuộc
Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
Khi đó, Cách mạng Tháng Tám 1945 đã cho chúng ta nhiều bài học vô cùng quý
báu: Bước đầu phát động cuộc Tổng khởi nghĩa, chỉ vỏn vẹn có khoảng năm nghìn
đảng viên ở trong Đảng – một con số rất nhỏ bé so với tổng dân số nước ta lúc bấy giờ
là gần 20 triệu người. Tuy nhiên là một Đảng tiên phong cách mạng, có đường lối
đúng đắn, sẵn sàng giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho Tổ
quốc, chính quyền về tay nhân dân, song lại có phương pháp, hình thức đấu tranh linh
hoạt, kịp thời nắm bắt thời cơ, xây dựng và tổ chức cán bộ, đảng viên gương mẫu đi
đầu. Vì thế đã động viên được hàng chục triệu nhân dân vùng lên, trong vòng nửa
tháng đã chính thức xác lập chính quyền nhân dân trong cả nước.
Tư tưởng “Nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng vì Nhân
dân, vì con người. Dựa vào dân, tin vào lực lượng, trí tuệ của Nhân dân, chăm lo cho
cuộc sống vật chất, tinh thần của Nhân dân là cơ sở tạo nên sức mạnh đoàn kết và mối
quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhân dân. Đó cũng chính là nền tảng của công cuộc đổi
mới và phát triển mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang lãnh đạo Nhân dân thực
hiện.
3. Đảng ta quán triệt quan điểm “Nước lấy dân làm gốc” trong quá trình đổi
mới
Sau 35 năm đổi mới, chúng ta giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử, một trong những thành tựu đó là nhận thức sâu sắc về lòng dân, sức dân. Hiểu biết
kinh nghiệm hàng đầu mà Đảng ta có được là trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng
phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của
Nhân dân lao động.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm
1991 rút ra bài học kinh nghiệm thứ hai: “Sự nghiệp cách mạng là của Nhân dân, do
6
Nhân dân và vì Nhân dân. Chính Nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ
hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chân chính của Nhân
dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân. Quan liêu, mệnh lệnh,
xa rời Nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của
đất nước”.
Tổng kết chặng đường đổi mới 10 năm (1986-1996), Đảng ta rút ra 06 bài học;
trong đó, bài học thứ tư là “mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát
huy sức mạnh của cả dân tộc” và khẳng định: “Cách mạng là sự nghiệp của Nhân dân,
vì Nhân dân và do Nhân dân. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của
Nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng”.
Bước vào thế kỷ XXI cũng là chặng đường 15 năm đổi mới, Đảng vẫn nhất quán
“đổi mới phải dựa vào Nhân dân, vì lợi ích của Nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn
luôn sáng tạo”. Thực tiễn 20 năm đổi mới (1986-2006), Đảng tiếp tục nhấn mạnh:
“Đổi mới phải vì lợi ích của Nhân dân, dựa vào Nhân dân, phát huy vai trò chủ động,
sáng tạo của Nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới”.
Cương lĩnh Bổ sung, phát triển năm 2011 rút ra một trong những bài học kinh
nghiệm lớn: “Sự nghiệp cách mạng là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Chính Nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của
Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Sức mạnh
của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời Nhân
dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ
xã hội chủ nghĩa và của Đảng”.
Cùng với đó, tổng kết 30 năm đổi mới, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII tiếp
tục quán triệt sâu sắc bài học kinh nghiệm: “Đổi mới phải luôn luôn quán triệt quan
điểm lấy “dân làm gốc”, vì lợi ích của Nhân dân, dựa vào Nhân dân, phát huy vai trò
làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của Nhân dân, phát huy
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân”. Như vậy có thể thấy rằng, trong suốt quá trình lãnh
đạo đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm “sự
nghiệp đổi mới phải vì lợi ích của Nhân dân”, xa rời, đi ngược lại lợi ích của Nhân
dân, đổi mới sẽ thất bại. Những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của Nhân dân nảy
sinh từ thực tiễn là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Nhân dân là
người làm nên những thành tựu của đổi mới. Đổi mới phải dựa vào Nhân dân, do lòng
dân quyết định. Nguồn lực của Nhân dân có nhiều, bao gồm tài dân, sức dân, của dân,
quyền dân; song nguồn lực lớn nhất, quan trọng nhất, quyết định nhất là lòng dân, có
lòng dân thì có sức dân.
Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng và các văn bản của Trung ương về
công tác dân vận, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: Tin ở dân, chăm lo
cho dân, lấy dân làm gốc là một bài học lớn được rút ra từ chiều sâu lịch sử đất nước
ta. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Bác Hồ và Đảng ta luôn nhận thức sâu
sắc vai trò to lớn của Nhân dân, ý nghĩa cực kỳ quan trọng của công tác dân vận,
thường xuyên chăm lo xây dựng và củng cố mối liên hệ chặt chẽ với Nhân dân. Chính
nhờ thế mà mặc dù với số lượng không đông, Đảng ta vẫn có đủ sức mạnh lãnh đạo
cách mạng vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, dù đó là kẻ thù nguy hiểm
và hung bạo nhất. Với sự khẳng định này, Tổng bí thư muốn nhắc nhở các cấp ủy
7
đảng, các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa, làm tốt hơn nữa công tác dân vận,
nâng cao vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong việc giữ vững và phát huy quyền
làm chủ của Nhân dân. Cần có biện pháp cụ thể và tích cực bảo đảm đời sống Nhân
dân, trước hết là bảo đảm việc làm, chăm lo cái ăn, cái mặc, sức khỏe, việc học hành...
của Nhân dân; thực hiện nguyên tắc công bằng xã hội, lối sống có văn hóa, bảo đảm an
ninh xã hội, an sinh xã hội, an toàn xã hội. Các cấp ủy đảng, các cơ quan Nhà nước
cần động viên, tổ chức Nhân dân tham gia rộng rãi và thường xuyên vào các công việc
quản lý kinh tế, quản lý xã hội. "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát"
phải trở thành khẩu hiệu hành động, thành phương châm công tác vận động quần
chúng.
Thế nhưng, thực tế trong đổi mới có hiện tượng “xói mòn lòng tin của Nhân dân
đối với Đảng” hay “làm giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng”. Với thái độ nhìn
thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đảng đã chỉ ra: “Vấn đề phai
nhạt lý tưởng, sa sút phẩm chất đạo đức cách mạng, quan liêu, tham nhũng, cá nhân
chủ nghĩa làm xói mòn lòng tin của Nhân dân đối với Đảng”; “Có những yếu kém,
khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin
của Nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò
lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”; “Một số chính sách chưa đáp ứng
nguyện vọng, lợi ích của Nhân dân, nhiều bức xúc chưa được giải quyết; quyền làm
chủ của Nhân dân nhiều nơi bị vi phạm, làm giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng
và Nhà nước”; “Tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với biểu hiện
ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến niềm tin của
Nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn
diễn biến phức tạp hơn”.
Từ nhận thức sâu sắc thực tiễn ấy, càng phải củng cố vững chắc lòng tin của
Nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ
máu thịt giữa Đảng với Nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với
Nhân dân, được lòng dân. Muốn được lòng dân, có lòng dân thì toàn bộ hoạt động của
Đảng cũng như mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải xuất phát từ
lợi ích và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân, nhằm vào mục đích vì lợi ích của
Nhân dân. Thực hiện đầy đủ, có chất lượng quyền và nghĩa vụ công dân, đặc biệt
không chỉ là tôn trọng mà phải tạo cơ chế để dân phát huy đầy đủ, có hiệu quả quyền
làm chủ của mình. Tập trung giải quyết bức xúc, nguyện vọng chính đáng của Nhân
dân liên quan đến lợi ích, đời sống, việc làm; chống tham nhũng, lãng phí; xử lý
nghiêm những tiêu cực… Có như vậy, chắc chắn chúng ta sẽ góp phần tạo nên sự
chuyển biến mạnh mẽ, tích cực và tiến bộ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, từng
bước hiện thực hoá mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh” mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhân dân ta đã lựa chọn và kiên định.

You might also like