You are on page 1of 14

ĐẠI HỌC UEH

TRƯỜNG CÔNG NGHỆ THIẾT KẾ UEH


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN – KINH DOANH

TỔNG HỢP BÀI TẬP LMS

Học phần: Marketing Căn Bản


Sinh Viên Thực Hiện: Nguyễn King
MSSV: 31211023531
Chuyên Ngành: Khoa Học Dữ Liệu
Khóa: K47

Giảng viên: TSKH. NGÔ CÔNG THÀNH

TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 05 năm 2023


BUỔI 1
Họ và tên: Nguyễn King
MSSV: 31211023531
Câu 1: Cờ các nước:

Việt Nam Nga Thổ Nhĩ Kỳ Ai Cập Brazil

Ấn Độ Hoa Kỳ Đức Bồ Đào Nha

Hàn Quốc Trung Quốc Nam Phi Iraq

Malaysia Lào Na Uy Thụy Điển

Argentina Brunei Australia

Bỉ
- Tác giả của lá cờ là Nguyễn Hữu Tiến, nguyên là thầy giáo, sinh ngày 5-3-1901 tại xã Yên Bắc,
huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ngày nay.

Câu 2: Tiền quốc tế:


Đồng Việt Nam (₫)
Đồng Euro (€)
Đô la Mỹ ($)
Bảng Anh (£)
Yên Nhật (¥)
Won Hàn Quốc (₩)
Kip Lào (₭)
Bảng Lebanon (‫ل‬.‫)ل‬
franc Thụy Sĩ (Fr)
baht Thái (฿)
lira Thổ Nhĩ Kỳ ( )
rupee Ấn Độ (₹)
koruna Séc (Kč)
Nhân dân tệ (元)

riel Campuchia (៛)


Real Brazil (R$)
Ruble Nga (р.)
kyat Myanmar (Ks)
forint Hungary (Ft)
rupiah Indonesia (Rp)
rupee Nepal (Rs)
-Vì sao đồng đô la có kí hiệu là “$” ?
Dấu "$" được bắt nguồn từ chữ "PS" (cho 'peso' hay 'piastre') được viết trên nhau trong tiếng Tây
Ban Nha. Về sau, chữ 'P' biến thành một dấu gạch thẳng đứng - | - vì vòng cong đã biến vào trong
vòng cong của chữ 'S'
-Có bao nhiêu nước sử dụng đồng đô la và bao nhiêu nước sử dụng đồng euro ?
Có 19 nước đã đưa đồng Euro làm tiền tệ chính thức vào lưu hành bao gồm : Áo, Bỉ, Croatia, Síp ,
Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp , Ireland, Ý, Latvia, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Bồ
Đào Nha, Tây Ban Nha , Slovakia , Slovenia.
Đồng đô la Mỹ sử dụng tại Hoa Kỳ, Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh, Quần đảo Virgin thuộc
Anh, Đông Timor, Zimbabwe, Ecuador, El Salvador, Quần đảo Marshall, Micronesia, Palau,
Panama, Quần đảo Turks và Caicos.
Câu 3: Marketing là gì? Tầm quan trọng của nó?
Marketing là những cơ chế kinh tế và xã hội mà các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thoả mãn
những nhu cầu và đòi hỏi (mong muốn) của mình thông qua các quy trình trao đổi sản phẩm trên thị
trường.
Trong kinh doanh hiện đại, Marketing đóng vai trò quan trọng, thể hiện trên một số khía cạnh:
* Đối với doanh nghiệp:
- Marketing góp phần hướng dẫn, chỉ đạo phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, nhờ đó mà các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học.
- Marketing giúp doanh nghiệp nhận biết được cần sản xuất cái gì? bao nhiêu? bán ở đâu và bán bao
nhiêu để thu được lợi nhuận cao.
- Marketing giúp doanh nghiệp nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng để kịp thời bổ sung, cải
tiến, nâng cao đặc tính sử dụng để thoả mãn nhu cầu khách hàng.
- Marketing ảnh hưởng lớn đến tiết kiệm chi phí, doanh số bán và lợi nhuận của doanh nghiệp.
* Đối với người tiêu dùng: phát hiện và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng do đó người tiêu
dùng được đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi về hàng hoá và dịch vụ một cách tốt nhất
* Đối với xã hội:
- Hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường, đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế mang tính hiện thực
và khả thi.
- Của cải xã hội tăng lên với chất lượng tốt hơn, sản phẩm đa dạng phong phú, giá thành hạ sẽ kiềm
chế được lạm phát, bình ổn giá cả trong và ngoài nước.
- Thúc đẩy doanh nghiệp cạnh tranh để thu hút khách hàng.
Câu 4: Hãy liệt kê tất cả các từ gắn liền với marketing? Ví dụ: Marketing quốc tế, toàn cầu,
du lịch...
Quảng cáo, thương hiệu, nhu cầu, mong muốn, yêu cầu, thị trường, cầu, chiêu thị (promotion),
truyền thông, bản quyền, chi phí, văn hóa, sản phẩm, mạng lưới marketing, chiến lược,…
Marketing công nghiệp, Marketing thương mại, Marketing trong nước, Marketing quốc tế,
Marketing xuất khẩu, Marketing nhập khẩu, Marketing tư liệu sản xuất, Marketing dịch vụ,
Marketing hàng tiêu dùng, Quản trị marketing…
BUỔI 2
a. Nêu các định nghĩa mới về marketing, như marketing là thương hiệu; marketing chính là
những nụ cười...
- McCarthy định nghĩa: marketing là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu
của tổ chức thông qua việc đoán trước các nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu thụ để điều
khiển các dòng hàng hóa dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất tới các khách hàng hoặc
người tiêu thụ. (McCarthy, 1975)
- Theo Gronroos (1990): marketing là thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ với khách hàng
và các đối tác liên quan để làm thỏa mãn mục tiêu của các thành viên này.
- Hiệp hội marketing Hoa Kỳ, American Marketing Associate đưa ra định nghĩa chính thức rằng
marketing là hoạt động, tập hợp các thể chế và quy trình nhằm tạo dựng, tương tác, mang lại và thay
đổi các đề xuất có giá trị cho người tiêu dùng, đối tác cũng như cả xã hội nói chung.
- Stone et al (2007): nhận định rằng “Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế
để hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường
mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức”.
- Philip Kotler: “Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và
mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên” (Kotler et al, 1994, p.
12).
- “Marketing là tất cả những gì bạn làm để phát triển doanh nghiệp của mình”
- “Marketing là một cuộc trò chuyện”
b. Giải thích định nghĩa marketing chính là C-C-D-C?
• Create: Nghiên cứu phân khúc thị trường, xác định sản phẩm dịch vụ sẽ tạo ra giá trị gì để
đáp ứng nhu cầu khách hàng.
• Communicate: Giá trị doanh nghiệp muốn khách hàng mục tiêu tiếp cận đến, giúp khách
hàng nhận ra và phân biệt thương hiệu với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
• Delivery: Thiết kế dịch vụ và vận hành
• Currency: Định giá.
c. Tìm sự khác biệt của marketing trong giai đoạn hiện nay? Cho ví dụ minh họa?
Marketing 4.0 lấy con người làm trung tâm trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Đây là thời kỳ dùng công
nghệ số để tạo sự kết nối. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, con người ứng dụng kỹ thuật
số vào vô vàn ngóc ngách của cuộc sống. Để bắt kịp sự thay đổi trong hành vi khách hàng thời đại
này, Marketing 4.0 ra đời.
Nếu như Marketing 3.0 là thời đại bùng nổ của Internet thì bước sang 4.0, đây chỉ là một thành phần
của kỷ nguyên số. Những công nghệ số được ứng dụng trong Marketing 4.0 phải kể đến:
• Internet of Things (vạn vật kết nối)
• Cloud (điện toán đám mây)
• Big Data (dữ liệu lớn)
• AI (trí tuệ nhân tạo)
VD: Theo Asia Digital Marketing Association: “Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm
phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin”.
Hiểu đơn giản Digital Marketing (Tiếp thị kỹ thuật số) là các hoạt động quảng bá cho sản
phẩm/thương hiệu nhằm tác động đến nhận thức khách hàng, kích thích hành vi mua hàng của họ.
Nói dễ hiểu hơn, Digital Marketing là một thuật ngữ chỉ việc xây dựng các hoạt động tiếp thị sử
dụng một hoặc nhiều phương tiện kỹ thuật số trên Internet.
Digital Marketing nhấn mạnh đến 3 yếu tố: sử dụng các phương tiện kĩ thuật số, tiếp cận khách
hàng trong môi trường kĩ thuật số và tương tác với khách hàng.
BUỔI 3
1. Cờ của các nước và ý nghĩa? Ví dụ cờ Hàn quốc có ý nghĩa gì?Tại sao cờ EU chỉ có 12 sao?
Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976. Lá cờ
mang nền đỏ tượng trưng cho màu cách mạng, màu máu của nhân dân đã đổ
xuống trong các cuộc chiến giành độc lập. Ngôi sao vàng tượng trưng cho lí
tưởng của Đảng với năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông,
công, thương và binh cùng đoàn kết.
Trung Quốc
Quốc kỳ của Trung Quốc còn được gọi là Ngũ tinh hồng kì với bốn ngôi sao
nhỏ tượng trưng cho lực lượng cách mạng gồm giai cấp công nhân, nông dân,
tiểu tư sản thành thị và tư sản dân tộc dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản
Trung Hoa là ngôi sao lớn. Màu đỏ tượng trưng cho màu của cách mạng.
Hàn Quốc
Quốc kỳ của Hàn Quốc được gọi là Taegukgi. Màu trắng là màu truyền
thống của quốc gia này, đại diện cho hòa bình và sự trong sạch. Màu đỏ và
xanh tượng trưng cho các lực lượng xấu và tốt trong vũ trụ, hay còn gọi là
âm và dương. 4 góc là 4 thẻ bài bát quái thể hiện các nguyên tắc vận động và
hài hòa như 4 mùa, 4 hướng…
Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản là một hiệu kỳ hình chữ nhật màu trắng với một đĩa tròn
màu đỏ lớn. Nền trắng đại diện cho sự trung thực, liêm chính và trong sạch
của người Nhật trong khi vòng tròn màu đỏ là biểu tượng mặt trời.
Phần Lan
Lá cờ này chính thức được công nhận là quốc kỳ của nước Cộng hòa Phần
Lan vào năm 1918. Chữ thập Bắc Âu trên lá cờ gợi lên sự liên hệ với các nước
láng giềng Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Iceland. Màu xanh đại diện cho
bầu trời và quốc gia nghìn hồ trong khi màu trắng là hiện thân cho tuyết trắng.
Kenya
Quốc gia châu Phi cũng chọn hình mũi lao cho quốc kỳ. Cùng với màu đỏ ở
trung tâm lá cờ, mũi lao tượng trưng cho sự bảo vệ và máu đã đổ xuống để
giành độc lập. Màu đen ở phần trên của lá cờ tượng trưng cho người Kenya và
dải màu xanh phía dưới tượng trưng cho khung cảnh của quốc gia này.
Nam Phi
Chữ Y màu xanh lá cây đại diện cho sự thống nhất quốc gia và sự trù phú, đất
đai màu mỡ. Tam giác màu đen đại diện cho tầng lớp nhân dân và màu đỏ, trắng
xanh được lấy từ màu của người nhập cư Boer.
4. GDP và GDP trên đầu người? Nợ của các nước?
- GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối
cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ
nhất định (thường là một năm).
- GDP bình quân đầu người, hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người, là một số
liệu GDP của mỗi quốc gia trên cơ sở mỗi cá nhân. Nó được tính bằng cách chia GDP của một quốc
gia cho số lượng dân số.
- GDP bình quân đầu người là một thước đo phổ quát trên toàn cầu để đo lường mức độ giàu có của
các quốc gia. Trên toàn thế giới, nó được sử dụng bởi các nhà kinh tế cùng với GDP để phân tích
mức độ giàu có của một quốc gia và tăng trưởng kinh tế của nó.
5. Phong tục các nước? Ví dụ Halal là gì?
*Halal
Người theo đạo Hồi chỉ được ăn thịt Halal, tức là thịt được giết mổ theo nghi thức của đạo hồi. Tuy
nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống. Thực
phẩm cho người Hồi giáo phải đạt chứng nhận Halal.
Halal theo ngôn ngữ Ả Rập có nghĩa là “hợp pháp” hoặc cho phép. Đối lập với Halal là Haram, có
nghĩa là trái pháp luật hoặc bị cấm. Halal và Haram là những thuật ngữ áp dụng cho tất cả các khía
cạnh của cuộc sống người Hồi giáo. Những món ăn Halal phải đạt tiêu chuẩn và phù hợp với chế độ
ăn uống mà đạo Hồi đề ra trong kinh Coran.
*Thaipusam
- Lễ hội xỏ khuyên ở Singapore: Lễ hội Hindu được tổ chức vào ngày trăng tròn tháng 1 hoặc tháng
2 hàng năm để thể hiện lòng kính trọng của người Tamil dành riêng cho Chúa Murugan - vị thần
chiến tranh. Để chứng minh sự sùng kính của mình, các tín đồ sẽ dùng xiên bạc đâm vào nhiều bộ
phận khác nhau trên cơ thể. Họ tin rằng những vết đâm này sẽ giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh,
giàu lòng can đảm, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách trong cuộc sống.
*Không xin thêm muối ở Ai Cập:
Khi được mời ăn tối tại gia đình ở Ai Cập, nếu cảm thấy món ăn nhạt, bạn cũng không nên xin thêm
muối. Người bản địa quan niệm hành động này tương đương với việc xúc phạm chủ nhà.
*Polterabend - Đập vỡ bát đĩa ở Đức:
Trong đám cưới truyền thống Đức, bạn bè và gia đình của cô dâu, chú rể sẽ cùng nhau đập vỡ bát
đĩa. Sau đó, cặp đôi mới cưới phải dọn dẹp mớ hỗn độn đó. Người dân ở đây quan niệm bằng cách
này, cô dâu và chú rể có thể học cách giúp đỡ và đồng hành cùng nhau trong những thời điểm khó
khăn.
*Lễ hội buffet cho khỉ ở Thái Lan:
Hàng năm, cứ vào chủ nhật cuối cùng của tháng 11, hàng nghìn con khỉ lại tập trung tại đền Pra
Prang Sam Yot, thuộc tỉnh Lopburi, Thái Lan, để được ăn thỏa thích trong lễ hội buffet. Theo ước
tính, có khoảng 4 tấn hoa quả các loại được sử dụng trong bữa tiệc này, gồm chuối, táo, nho, na…
cùng nhiều đồ uống khác nhau.
*Đấu vật lạc đà ở Thổ Nhĩ Kỳ:
Phong tục này bắt nguồn từ các bộ lạc du mục Turkic cổ xưa. Họ sử dụng cuộc đấu như một cách
thức cạnh tranh, tăng uy tín cho bộ lạc, lữ đoàn du mục của mình. Lễ hội từ khi ra đời đã được duy
trì, phát triển; tới thời điểm này đã có “tuổi đời” hơn 2.400 năm. Phong tục này ngày càng xuất hiện
ở nhiều địa điểm khác nhau của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng phổ biến nhất là khu vực Aegean.
*Đeo nhiều vòng cổ của bộ lạc Kayan ở Myanmar:
Những chiếc vòng cổ bằng đồng có thể nặng tới 10 kg lần lượt được đeo lên cổ các cô gái từ bé đến
lúc trưởng thành. Mỗi năm trôi qua, số lượng vòng cũng tăng lên. Theo quan niệm truyền thống,
phụ nữ Kayan sở hữu càng nhiều vòng cổ, càng thể hiện nét cao quý và sự giàu có của gia đình.
Điều này cũng tượng trưng cho nét văn hóa truyền thống lâu đời của bộ tộc.
*Húp mì thành tiếng ở Nhật Bản:
Một nguyên tắc trên bàn ăn khá phổ biến ở nhiều nền văn hóa, đó là tránh tạo tiếng động khi ăn.
Điều này được cho là bất lịch sự và thiếu tinh tế khi dùng bữa. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, việc tạo tiếng
động khi ăn lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Theo người Nhật, việc húp mì tạo thành tiếng thể
hiện sự thích thú và ngon miệng. Tiếng húp càng lớn, người nấu càng hài lòng.
*Cô dâu, chú rễ sẽ không được đi vệ sinh và tắm trong vòng 3 ngày
Cộng đồng người Tidong tại Indonesia có một phong tục khá kỳ lạ đối với các cặp đôi mới cưới.
Phong tục của bộ tộc này yêu cầu những cặp vợ chồng mới cưới không được phếp vào nhà tắm
trong 3 ngày với hy vọng mối tình đó sẽ suôn sẻ, không gặp xui xẻo hay trắc trở gì. Theo đó cả cô
dâu và chú rể đều không được tắm và ngay cả đi vệ sinh cũng không. Trong thời gian 3 ngày này
người nhà sẽ theo sát để đảm bảo phong tục được thực hiện nghiêm túc. Họ cũng chỉ được cung cấp
một lượng nhỏ đồ ăn để hạn chế nhu cầu “đi ngoài”.
* Nhổ nước bọt để chào hỏi và chúc phúc.
Tại nhiều nước, hành động nhổ nước bọt được xem là thô lỗ, thiếu văn hóa nhưng Maasai của
Kenya thì đây lại là cách chào hỏi thông thường và thể hiện sự tôn trọng với người khác. Các thành
viên của bộ lạc sẽ nhỏ nước bọt vào tay họ trước khi bắt tay người đối diện. Phong tục này cũng
được áp dụng cho cả những đứa trẻ sơ sinh và cô dâu mới nhằm ban phước và mang lại may mắn
cho những người này.
6. Marketing trong GĐ CN 4.0 có đặc điểm gì?
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ, con người ứng dụng kỹ thuật số vào vô vàn ngóc ngách
của cuộc sống. Để bắt kịp sự thay đổi trong hành vi khách hàng thời đại này, Marketing 4.0 ra
đời.Nếu như Marketing 3.0 là thời đại bùng nổ của Internet thì bước sang 4.0, đây chỉ là một thành
phần của kỷ nguyên số. Những công nghệ số được ứng dụng trong Marketing 4.0 phải kể đến:
• Internet of Things (vạn vật kết nối)
• Cloud (điện toán đám mây)
• Big Data (dữ liệu lớn)
• AI (trí tuệ nhân tạo)
-Internet of Things (vạn vật kết nối) là sự kết hợp của internet, công nghệ vi cơ điện tử và công nghệ
không dây. Internet giúp kết nối các thiết bị hỗ trợ từ công việc tới cuộc sống thường nhật (điện
thoại, máy tính, tivi, lò vi sóng thông minh, xe ô tô tự lái,…) với con người, thu thập và truyền dữ
liệu trong thời gian thực qua một mạng internet duy nhất.
-Cloud (điện toán đám mây) dựa vào công nghệ máy tính và internet cho phép người dùng sử dụng
các dịch vụ liên quan đến lưu trữ thông tin từ một nhà cung cấp nào đó. Người dùng không cần lưu
thông tin trên thiết bị của mình, mọi tài nguyên sẽ được lưu trữ, tổ chức và xử lý trên hệ thống của
nhà cung cấp dịch vụ. Google Analytics, Office 365, YouTube, Facebook,… là ví dụ về dịch vụ đám
mây lưu trữ. Ngoài ra, tiếp thị tự động hóa cũng hoạt động dựa trên công nghệ đám mây, giúp tiết
kiệm thời gian và tối ưu nguồn lực cho doanh nghiệp.
-Big data (dữ liệu lớn) là tập hợp “dữ liệu khổng lồ” và đa dạng về loại thông tin khiến các công cụ
và ứng dụng truyền thống không thể lưu trữ và tổ chức dữ liệu. Big Data đòi hỏi đến các kỹ thuật
khai thác thông tin đặc biệt (crowsourcing, các hệ thống có khả năng học hỏi từ dữ liệu – một nhánh
của trí tuệ nhân tạo, phân tích chuỗi thời gian, kết hợp các server mạnh lại với nhau, …).
7. Cho vài ví dụ thực tiễn về Marketing trên thị trường Việt Nam
1.Chiến lược lấy dịch vụ là trọng tâm:
Coffee House lấy dịch vụ làm nền tảng. Không chỉ bán coffee và đồ uống giống nhiều quán khác mà
ở Coffee House còn tạo một nơi lý tưởng để có thể học tập và làm việc trong một không gian thoải
mái sang trọng. Nhân viên cũng vô cùng chuyên nghiệp, wifi mạnh. Xhaats lượng dịch vụ tạo thiện
cảm và niềm tin cho khách hàng, nâng cao hình ảnh thương hiệu trong lòng khách hàng.
2. Chiến lược: đánh lạc hướng người tiêu dùng bằng thiện cảm:
SaiGon Co.op là 1 trong những nhà bán lẻ đầu tiên tại Việt Nam thay túi nilong thường bằng nilong
tự phân hủy thân thiện với con người và tiếp tục kiên định với xu hướng tiêu dùng xanh bằng cách
thực hiện “Ngày không túi nilong”. Chính chiến lược này khiến SaiGon Co.op mang lại nguồn thu
lợi nhuận lớn và được lòng khách hàng.
3. Chiến lược: mang đời thường vào quảng cáo
Quảng cáo của Điện máy xanh mang lại hình ảnh khác biệt nhưng lại gần gũi đơn giản và dễ hiểu.
Trong một thời gian ngắn quảng cáo họ đã mang lại hiệu ứng lan rộng cực nhanh.
BUỔI 4
1. Đơn vị đo lường quốc tế
Các đơn vị đo lường quốc tế SI thường dùng: km > hm > dam > m > dm > cm > mm
Các đơn vị liên quan đến Kg:1 kg = 0.001 tấn
1 kg = 0.01 tạ
1 kg = 0.1 yến
1 kg = 10 hg
1 kg = 100 dag
1 kg = 1,000 g
3. Nhãn hiệu, ký hiệu trên trái cây và các mặt hàng khác
- Các loại trái cây nhập khẩu thường có miếng dán trên đó có dãy số gồm 4 hoặc 5 chữ số liền nhau.
- Nếu là 4 chữ số thì chúng luôn bắt đầu bằng số 3 hoặc số 4. Nếu là 5 chữ số thì chúng luôn bắt đầu
bằng 8 hoặc 9.
- Nếu dãy số bắt đầu bằng số 3 hoặc số 4 thì chúng được trồng theo phương thức thông thường,
nghĩa là dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trừ cỏ, chất bảo quản trong danh mục cho phép. Nên
rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn.
- Nếu dãy số bắt đầu bằng số 8: Đó là loại trái cây biến đổi gene (GMO). Ngoài có thể canh tác như
các loại trái cây bắt đầu bằng số 3 hoặc 4, các giống trái cây này là loại đã bị biến đổi về mặt di
truyền và mức độ an toàn vẫn còn là điều tranh cãi trên thế giới. Kiến nghị không nên ăn.
- Nếu dãy số bắt đầu bằng số 9: Đây là loại trái cây trồng hữu cơ. Nghĩa là quá trình canh tác không
dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trừ cỏ độc hại, không giống GMO, không kích thích tăng
trưởng. Quá trình bảo quản cũng không dùng các chất bảo quản độc hại. Đây là loại trái cây khuyến
khích dùng vì không có dư lượng hóa chất. Tuy nhiên, do canh tác như trên nên giá cũng đắt hơn
các loại trái cây thường.
5. VIN, DUNS, JARN FORWARD.....là gì?
1/ VIN (hay còn gọi là số khung) là từ viết tắt của Vehicle Identification Number, bao gồm 17 ký tự
và được đánh số theo nhiều cách khác nhau. Hệ thống VIN ở châu Âu khác Bắc Mỹ, khác với ký
hiệu VIN quốc tế và được quy định theo chuẩn ISO 3833. Đây là một trong những thông tin quan
trọng nhất mà người mua cần biết khi kiểm tra xe cũ. Ký tự thứ 10 được ghi theo nguyên tắc sau:
trước năm 2000 là chữ cái còn sau đó là chữ số. Ví dụ, 1997(V), 1998(W), 1999(X), 2000(Y),
2001(1), 2002(2),... Nói chung, VIN có thể xem như là "chứng minh thư" của một chiếc xe sau khi
xuất xưởng. Các cơ quan như cảnh sát, bảo hiểm, đăng kiểm sẽ ghi tình trạng của chiếc xe theo VIN
chứ không theo biển số.
17 ký tự trên số VIN được chia làm 6 phần khác nhau:
• 3 Chữ số đầu tiên chỉ thị: Nhà sản xuất/Mẫu mã
• Số thứ 4 đến 8 thể hiện: Đặc tính xe giúp nhận dạng đặc điểm riêng của mẫu xe (các trang bị, tùy
chọn…).
• Số thứ 9: Được sử dụng để nhận dạng chính số VIN này là thật hay giả.
• Số thứ 10: Thể hiện năm sản xuất (đời xe) không nên nhầm năm sản xuất với năm xe bán.
• Số thứ 11: Hiển thị nhà máy, nơi chiếc xe được lắp ráp.
• Số từ 12 đến 17: số serie của xe.
2/ Số DUNS (viết tắt của Data Universal Numbering System) là dãy số gồm 9 chữ số có tính duy
nhất, dùng để xác thực thông tin của một doanh nghiệp. Mã số này được cấp cho các doanh nghiệp
bởi Tập đoàn Dun & Bradstreet (D&B), sau khi đã xác minh chắc chắn các thông tin về doanh
nghiệp đó.
Nếu một công ty muốn thực hiện giao dịch quốc tế, công ty đó bắt buộc phải có mã DUNS. Đây sẽ
là cơ sở để công ty đối tác có thể xác định hồ sơ doanh nghiệp đó, cũng như giúp doanh nghiệp đó
gia tăng sự tin cậy và tín nhiệm toàn cầu.
BUỔI 5
2. Phân loại khách hàng theo các tiêu chí khác nhau
Trong Marketing, các khách hàng có thể được phân thành nhiều loại, dựa trên các tiêu chí sau:
• Tư cách pháp nhân: Khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp
• Số lần mua hàng: Khách hàng tiềm năng, khách hàng thực sự và khách hàng trung thành.
• Phân khúc thị trường: Khách hàng mục tiêu và khách hàng ngoài mục tiêu.
• Các cách phân loại khách hàng trong Marketing hiệu quả
Với những lợi ích mà việc phân loại khách hàng mang lại, vậy có những cách phân loại phổ biến
nào mà doanh nghiệp có thể áp dụng? Dưới đây là 4 cách phân loại dựa trên đặc điểm của khách
hàng.
Phân loại khách hàng theo độ tuổi
Tuổi tác là một yếu tố phổ biến được sử dụng trong phân loại khách hàng. Dưới đây là các nhóm
tuổi thường được xem xét cho mục đích tiếp thị và quảng cáo:
• Từ 12 – 17 tuổi: Có khả năng ghi nhớ tốt các nhãn mác thương hiệu sản phẩm được quảng cáo, bắt
đầu có yêu cầu về thẩm mỹ đối với sản phẩm. Tuy nhiên chưa đủ chín chắn trong mua hàng, dễ
chạy theo trào lưu, một phần phụ thuộc tiền vào gia đình
• Từ 18 – 24 tuổi: Sinh viên hoặc mới tốt nghiệp ra trường, có thu nhập còn thấp nên chưa có nhu
cầu cao. Tuy nhiên họ rất chăm tương tác trên mạng xã hội và có nhu cầu đối với đồ ăn vặt, phụ
kiện, đồ đi phượt, mặt hàng thời trang, mỹ phẩm có giá tầm trung trở xuống.
• Từ 25 – 30 tuổi: Đa phần họ ổn định cuộc sống, có thu nhập cao hơn, có nhu cầu đối với những
sản phẩm chất lượng cao, mua sắm sản phẩm cho mẹ và bé đối với nữ đã lập gia đình
• Từ 31 – 40 tuổi: Nhóm có thu nhập cao, có khoản tiết kiệm dư dả nên yêu cầu mua sắm khắt khe
hơn như mong muốn sản phẩm chất lượng cao, hàng cao cấp và không bận tâm nhiều về giá cả
• Từ 41 – 50 tuổi: Nhóm có tài sản riêng, ít dùng mạng xã hội, có nhu cầu mua sắm nhiều hơn cho
con cái
• Trên 50 tuổi: Nhóm có thu nhập cao, có khoản tiết kiệm, tài sản riêng hay có con cái đã trưởng
thành. Họ ít tương tác nhiều trên mạng xã hội, đa phần chi tiêu nhiều cho vấn đề chăm sóc sức khỏe.
Phân loại khách hàng theo thu nhập
Tùy thuộc vào loại sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, có thể phân loại khách hàng theo
thu nhập như sau:
• Phân loại theo thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng năm của khách hàng
• Phân loại dựa trên thu nhập cá nhân hoặc thu nhập hộ gia đình.
• Phân loại theo thu nhập cao và thu nhập trung bình
Việc phân loại khách hàng tiềm năng chính xác giúp bạn có kế hoạch chăm sóc khách hàng hợp lý,
giới thiệu sản phẩm phù hợp với từng đối tượng. Ví dụ như đối với khách hàng tầm trung (có thu
nhập trung bình)/khách hàng cao cấp (có thu nhập cao) sẽ cung cấp/giới thiệu những sản phẩm như
thế nào? Có chiến lược chăm sóc khách hàng thế nào cho phù hợp?
Ngoài ra, việc phân loại hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp nhận những phản hồi về sản phẩm/dịch vụ một
cách chính xác và hiệu quả hơn, giúp nhà quản lý đưa ra quyết định sáng suốt trong việc cải thiện
chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
3. MBTI là gì? Bạn thuộc nhóm nào?
MBTI (Myers-Briggs Type Indication) - trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs Type là một phương
pháp sử dụng hàng loạt các câu hỏi trắc nghiệm để phân tích tính cách con người. Phương pháp này
có nền tảng từ lý thuyết phân loại của Carl Gustav Jung - Bác sĩ người Thụy Điển - cha đẻ của “Tâm
lý học phân tích” và được Katharine Cook Briggs cùng con gái của bà, Isabel Briggs Myers phát
triển hoàn thiện trong chiến tranh thế giới thứ hai. MBTI thực sự trở nên nổi tiếng và phổ biến khi
được giới thiệu ở hai cuốn “Please understand me” I và II của David Keirsey từ những năm 50 của
thế kỉ 20 và được người Nhật đưa vào ứng dụng thực tiễn từ năm 1962.
MBTI dùng một chuỗi các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các vấn đề cơ bản trong cuộc sống với
các đáp án để lựa chọn.Tổng kết bài trắc nghiệm sẽ cho ra kết quả để đánh giá bạn là người có tính
cách như thế nào thông qua phương pháp phân loại. Sự phân loại này dựa trên 4 nhóm tính cách cơ
bản, mỗi nhóm là một cặp lưỡng phân của 8 yếu tố chức năng, nhận thức:
• Xu hướng Tự nhiên: Hướng ngoại (Extroversion) - Hướng nội (Introversion)
• Tìm hiểu và Nhận thức Thế giới: Giác quan (Sensing) - Trực giác (Intution)
• Quyết định và chọn lựa: Lý trí (Thinking) - Tình cảm (Feeling)
• Cách thức và Hành động: Nguyên tắc (Judgment) - Linh hoạt (Perception)
BUỔI 6
1. Tìm một số đặc đểm của thị trường Việt Nam mà các nước không có?
- Phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam nhằm mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
thực hiện:”Dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
- Sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam định hướng cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo lợi ích quốc gia, lợi ích
nhân dân thông qua hệ thống pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh
tế xã hội.
BUỔI 7
1. Nắm vững định nghĩa mặt hàng thiết yếu
Theo Điều 4 Luật giá 2012 có quy định:
1. Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của
con người, bao gồm các loại động sản và bất động sản.
2. Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống,
quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu
thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.
Danh mục các mặt hàng thiết yếu
1. Thực phẩm
Thực phẩm thiết yếu là các loại lương thực, thực phẩm được con người sử dụng hàng ngày nhằm
duy trì sự sống. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để để cơ
thể khỏe mạnh, có thể lao động, sản xuất. Ví dụ như gạo là một loại lương thực mà bất cứ gia đình
nào cũng cần sử dụng hàng ngày.
Các loại thực phẩm để chế biến món ăn như: các loại thịt, rau, củ, quả,… Các loại đồ uống như:
nước lọc, sữa, nước ngọt, nước khoáng,…Các loại đồ ăn nhanh, đồ hộp, đồ khô như: miến, mì tôm,
bánh kẹo, xúc xích,… Nếu kinh doanh mặt hàng này các bạn nên chú ý đến một số sản phẩm bán
chạy như: sữa, gạo, gia vị nấu ăn, trứng, xúc xích.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bán các loại thực phẩm theo mùa, có tác dụng phòng bệnh như thực phẩm
tăng sức đề kháng mùa cúm cho người già và trẻ em, hay các thực phẩm bổ sung vitamin, tốt cho
mắt, xương khớp, tiêu hóa,…
2. Hóa mỹ phẩm
Hóa mỹ phẩm là các sản phẩm chăm sóc da bên ngoài, chúng có tác dụng làm sạch các bộ phận khi
tiếp xúc, tạo mùi, hương thơm cho cơ thể. Hóa mỹ phẩm có thể sử dụng trực tiếp trên da và niêm
mạc nhưng không được lưu lại lâu trên da. Đồng thời chúng không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ
mang tính chất chăm sóc và làm đẹp trên bề mặt.
Các loại hóa mỹ phẩm gồm một số nhóm như: Làm đẹp da, làm đẹp lông và tóc, khử mùi hôi cơ
thể,… Có thể kể đến một số sản phẩm như: kem chống nắng, nước tẩy trang, tẩy tế bào chết, sữa rửa
mặt, dầu gội đầu, dầu xả tóc, lăn khử mùi, dung dịch vệ sinh phụ nữ,… Đây đều là các sản phẩm
thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày nên sẽ bán rất chạy nếu bạn kinh doanh.
3. Hàng tiêu dùng thiết yếu
Hàng tiêu dùng thiết yếu là các mặt hàng cần sử dụng hàng ngày và số lượng tiêu dùng khá lớn.
Trong đó không thể không kể đến các sản phẩm như: khăn giấy, giấy vệ sinh, tã trẻ em, khăn ướt, …
Bên cạnh đó còn có các đồ dùng sinh hoạt các nhân như: băng vệ sinh, dao cạo râu, bàn chải đánh
răng, kem đánh răng,…
Đây là mặt hàng tiêu hao khá nhanh, đem lại nguồn lợi nhuận khá lớn cho chủ cửa hàng tạp hóa.
Tuy nhiên, với mặt hàng này các bạn nên nhập đa dạng thương hiệu và giá cả từ loại bình dân đến
cao cấp để khách hàng có nhiều sự lựa chọn.
4. Thẻ cào điện thoại
Thẻ cào điện thoại là mặt hàng tuy lãi không lớn nhưng nó có thể hỗ trợ bạn kinh doanh được đa
dạng và xen kẽ với các mặt hàng khác. Đối với địa điểm có tiệm tạp hóa gần khu vực sinh sống của
học sinh, sinh viên, bạn có thể nhập các thẻ cào có mệnh giá nhỏ khoảng: 10.000 đồng, 20.000
đồng. Còn các thẻ có mệnh giá lớn hơn như: 50.000 đồng, 100.000 đồng nhập số lượng ít hơn một
chút. Và ngược lại, những nơi chủ yếu là người đã đi làm, dân văn phòng thì nhập thẻ cào mệnh giá
cao hơn từ 50.000 đồng trở lên.
Đây là một trong các mặt hàng thiết yếu gọn nhẹ không tốn diện tích trưng bày và đặc biệt trong các
ngày khuyến mại thì sẽ thu hút được khá nhiều người mua. Đồng thời, tâm lý chung của người mua
hàng là sẽ tiện đâu mua đấy. Vì thế, khi mua thẻ cào điện thoại khách hàng cũng có thể mua thêm
nhiều sản phẩm khác trong tiệm cùng lúc. Bạn cũng có thể thu hút khách hàng bằng các thủ thuật
nạp thẻ điện thoại online Viettel, MobiFone chiết khấu cao.
5. Hàng tiêu dùng nhanh
Hàng tiêu dùng nhanh cũng là một trong các mặt hàng thiết yếu thường được lựa chọn để kinh
doanh. Đây là những sản phẩm được bán nhanh chóng và với chi phí khá thấp. Ví dụ các mặt hàng
gia dụng không bền như: thực phẩm đóng gói, đồ uống, đồ dùng vệ sinh, thuốc không kê đơn như:
cảm cúm, tiêu chảy,….
Một trong những kinh nghiệm kinh doanh hàng tạp hóa một vốn bốn lời là biết cách đan xen các
mặt hàng với nhau. Vì thế, bên cạnh các loại thực phẩm, hóa mỹ phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu thì
bạn cũng nên kết hợp cả với hàng tiêu dùng nhanh.
Nhiều mặt hàng tiêu dùng nhanh có thời hạn sử dụng ngắn, do nhu cầu tiêu dùng cao hoặc là hạn sử
dụng ngắn. Đó chủ yếu là các loại thực phẩm đóng hộp sắn như: mì hộp, cá hộp, nước ngọt, kẹo,…
Các sản phẩm này thường tiện lợi, nhanh chóng nên được rất nhiều người sử dụng, nhất là giới trẻ.
4. Giá tâm lý, giá hớt váng là gì?
 Định giá theo tâm lý (Psychology Pricing)
Chiến lược định giá theo tâm lý của khách hàng được coi như một hình thức “ảo thuật”, các
Marketers dùng chiến lược này để đánh vào mặt cảm xúc của khách hàng hơn là về mặt logic.Ví dụ,
thiết lập giá của 1 chiếc đồng hồ đeo tay là $199 chứng minh việc thu hút nhiều người tiêu dùng hơn
là thiết lập giá là $200, thậm chí sự khác biệt thật sự ở đây là rất nhỏ. Sự giải thích cho điều này khá
đơn giản, bởi vì phần lớn tâm lý khách hàng sẽ dựa vào những con số đầu tiên của giá để đi đến
quyết định mua hàng. Mục tiêu của định giá theo tâm lý là để tăng thêm nhu cầu bằng cách tạo ra
một ảo giác về giá trị gia tăng cho người tiêu dùng
 Định giá hớt váng (Price Skimming)
Giá hớt váng là cách các doanh nghiệp dùng để có thể tối đa hóa doanh số cho hàng hóa và dịch vụ.
Ở mức ban đầu, các doanh nghiệp thường đặt giá ở mức cao và sau đó, họ hạ thấp giá hơn so với
hàng hóa của đối thủ trên thị trường. Một trong những lợi ích của chiến lược giá hớt váng là nó cho
phép doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận ban đầu với những khách hàng dễ dàng chấp nhận giá và
sau đó là giảm giá dần dần để thu hút những khách hàng “ham giá rẻ”. Chiến lược này không những
giúp doanh nghiệp chi trả được phần nào những chi phí phát triển sản phẩm ban đầu mà còn tạo ra
một ảo giác về chất lượng và sự độc quyền khi hàng lần đầu tiên ra mắt trên thị trường.
5. Liệt kê các loại cửa hàng trên địa bàn thành phố HCM
Cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng trực tuyến, cửa hàng chuyên biệt, pop-up

You might also like