You are on page 1of 205

HỌC ONLINE VÀ LÀM LMS BUỔI 1

* từ trang: 1- 5 *

a. Marketing là gì?Tầm  quan trọng của nó?

b. Hãy liệt kê tất cả các từ gắn liền với marketing? Ví dụ:


Marketing quốc tế, toàn cầu, du lịch...

c. Người ta nói marketing là 4P đúng hay sai? tại sao?

d. Marketing- Mix là gì? cho ví dụ minh họa?...

5.Mã vạch hàng hóa các nước?

Bài làm

Câu a : Marketing là gì? Tầm quan trọng của nó

Có nhiều cách định nghĩa Marketing khác nhau. Marketing là quá


trình tổ chức  lực lượng bán hàng nhằm bán được những hàng hóa
do công ty sản xuất ra.  Marketing là quá trình quảng cáo và bán
hàng. Marketing là quá trình tìm hiểu và  thỏa mãn nhu cầu của thị
trường. Hay Marketing là làm thị trường, nghiên cứu thị  trường để
thỏa mãn nó. Chúng ta cũng có thể hiểu rằng Marketing là các cơ
chế kinh  tế và xã hội mà các tổ chức và cá nhân sử dụng nhằm thỏa
mãn nhu cầu và mong  muốn của mình thông qua quy trình trao đổi
sản phẩm trên thị trường.  
Theo Philip Kotler thì marketing được hiểu như sau: Marketing
là một quá trình  quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân
và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc
tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có  giá trị với những
người khác.  

Khái niệm này của marketing dựa trên những khái niệm cốt lõi:
nhu cầu, mong  muốn và yêu cầu, sản phẩm, giá trị, chi phí và sự hài
lòng, trao đổi, giao dịch và các  mối quan hệ, thị trường, marketing
và những người làm marketing. Những khái niệm  này được minh
hoạ trong hình sau: 

Tầm quan trọng của marketing:


1, Đối với danh nghiệp :

+ Marketing giúp phát triển :

- Hoạch định, sử dụng linh hoạt chiến lược Marketing giúp khách
hàng sử dụng hàng hóa, dịch vụ của đơn vị mình.

- Cạnh tranh với đối thủ, định được vị thế thương hiệu vững chắc
tạo bước ngoặt chiếm lĩnh thị trường trong tương lai

+ Giúp tăng doanh thu


+ Xây dựng mối quan hệ khách hàng
+Tương tác nhanh và tìm kiếm khách hàng

2, Đối với người tiêu dùng:

+Marketing không chỉ có lợi cho chính doanh nghiệp mà còn


mang lại nhiều giá trị và sự trải nghiệm mới dành cho khách hàng.
+Marketing nhằm thỏa mãn, nhu cầu, mong muốn của người tiêu
dùng. Khách hàng trực tiếp phản hồi, góp ý về hàng hóa, dịch vụ cho
doanh nghiệp để cải thiện sản phẩm tốt hơn

+Marketing giúp sáng tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới phục
vụ cho mục đích của người tiêu dùng.

+Người sử dụng sở hữu được sản phẩm, nắm bắt được nhiều
thông tin và có sự so sánh giữa các mặt hành với nhau để đưa ra lựa
chọn tốt nhất.

3, Đối với xã hội :

+Cải thiện cuộc sống chất lượng cuộc sống của người dân khi có
rất nhiều sản phẩm, dịch vụ ra đời phục vụ cho nhu cầu của người
tiêu dùng

+Tiết kiệm được thời gian, chi phí cho cả doanh nghiệp và khách
hàng.

+Nâng cao hiệu quả của các khâu bán sỉ,bán lẻ và kết hợp được
nhiều kênh phân phối.

+Theo kịp được tiến bộ khoa học, công nghệ hiện nay

Câu b : hãy liệt kê tất cả các từ gắn liền với


marketing? Ví dụ: Marketing quốc tế, toàn cầu, du lịch..

1, Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động : Được chia làm 2 nhóm

+ Marketing trong kinh doanh ( Business Marketing):

- Marketing công nghiệp - Marketing du lịch

- Marketing thương mại - Marketing dịch vụ

+Marketing phi kinh doanh ( Marketing xã hội)


2, Căn cứ vào qui mô, tầm vóc hoạt động :

+ Marketing vi mô

+ Marketing vĩ mô

3, Căn cứ vào phạm vi hoạt động :

+ Marketing trong nước

+ Marketing quốc tế

+ Marketing toàn cầu

4, Căn cứ vào khách hàng:

+ Marketing cho các tổ chức

+ Marketing cho người tiêu dùng

5, Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo sản phẩm :

+ Marketing sản phẩm hữu hình

+ Marketing sản phẩm vô hình

Câu c: Người ta nói marketing là 4P đúng hay sai? tại


sao?

Sai vì 4p chỉ có trong marketing mix

Câu d: Marketing- Mix là gì? cho ví dụ minh họa?...

Marketing Mix ( hỗn hợp hay Phối thức marketing ) là một trong
khái niệm chủ yếu của marketing hiện đại

Marketing Mix là tập hợp những công cụ Marketing mà công ty


sử dụng để đạt được các mục tiêu trong một thị trường đã chọn . Các
công cụ marketing được pha trộn và kết hợp với nhau thành một thể
thống nhất để ứng phó với những khác biệt và thay đổi trên thị
trường. Có thể nói Marketing Mix là một giải pháp có tính tình thế
của tổ chức.

Các công cụ của Marketing gồm :

+Sản phẩm ( produce) + Phân phối ( Place)

+ Giá cả ( price) + Xúc tiền ( Promotion)

Câu e, mã vạch hàng hóa các nước ?


Mã số hàng hóa (Article Number Code) là ký hiệu bằng một dãy
chữ số nguyên thể hiện như một thẻ để chứng minh hàng hóa về xuất
xứ sản xuất, lưu thông của nhà sản xuất trên một quốc gia (vùng)
này tới các thị trường trong nước hoặc đến một quốc gia (vùng) khác
trên khắp các châu lục.

Bởi vậy, mỗi loại hàng hóa sẽ được in vào đó (gắn cho sản phẩm)
một dãy số duy nhất. Đây là một sự phân biệt sản phẩm hàng hóa
trên từng quốc gia (vùng) khác nhau, tương tự như sự khác biệt về
mã số điện thoại. Trong viễn thông người ta cũng quy định mã số,
mã vùng khác nhau để liên lạc nhanh, đúng, không bị nhầm lẫn.

Một số mã vạch các nước thường gặp:

 000 – 019 GS1 Mỹ (United States) USA


 030 – 039 GS1 Mỹ (United States)
 050 – 059 Coupons
 060 – 139 GS1 Mỹ (United States)
 300 – 379 GS1 Pháp (France)
 400 – 440 GS1 Đức (Germany)
 450 – 459 và 490 – 499 GS1 Nhật Bản
 690 – 695 GS1 Trung Quốc
 760 – 769 GS1 Thụy Sĩ
 880 GS1 Hàn Quốc
 885 GS1 Thái Lan (Thailand)
 893 GS1 Việt Nam
 930 – 939 GS1 Úc (Australia)
 ---------------
HỌC ONLINE VÀ LMS BUỔI 2
* từ trang 6 - 44 *

I.Làm bài tập tiếp ( BT của BM các bạn tham khảo ;BT thầy
ra làm để cuối kỳ nộp:

a.Nêu các định nghĩa mới vế marketing, như marketing là


thương hiệu; marketing chính là những nụ cười...

b. Giải thíc định nghĩa marketing chính là C-C-D-C?

c.Tìm sự khác biệt của marketing trong giai đoạn hiện nay? cho
ví dụ minh hoa.?

II. Làm xong bài tập liên quan chướng I của BM và GV, Làm
tiếp những bài sau liên quan ChươngII Môi trường...:

1.Cờ của các nước và ý nghĩa? Ví dụ cờ Hàn quốc có ý nghĩa


gì?Tại sao cờ EU chỉ có 12 sao?

2.Tiền các nước? Nước nào sử dụng đồng đô la?

3. Mã vạch của các nước?

4.GDP và GDP trên đầu người? Nợ của các nước?

5. Phong tục các nước? Ví dụ Halal là gì?

6.Marketing trong GĐ CN 4.0 có đặc điểm gì?

7.Cho vài ví dụ thực tiễn về Marketing trên thị trường Việt


Nam...

Bài làm
Phần I:

Câu a: Nêu các định nghĩa mới vế marketing, như


marketing là thương hiệu; marketing chính là những
nụ cười...

Theo định nghĩa dành cho các nhà quản lý, marketing được ví
như “nghệ thuật bán hàng”, nhưng khá ngạc nhiên rằng, yếu tố quan
trọng nhất của marketing thật ra không nằm ở chỗ bán sản phẩm. 

Peter Drucker , chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quảng trị
cho rằng:

“Nhưng mục đích của marketing là làm sao để biết và hiểu rõ khách
hàng thật tốt sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ thích hợp nhất với
người đó, và tự nó sẽ được bán ra. Lý tưởng nhất, marketing nên là
kết quả từ sự sẵn sàng mua sắm. Từ đó, việc hình thành nên sản
phẩm hoặc dịch vụ mới trở nên cần thiết để tạo ra chúng”

Philip Kotler ,  giáo sư marketing nổi tiếng thế giới; “cha đẻ” của
marketing hiện đại, định nghĩa:

“Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá, sáng tạo và cung
cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu với lợi
nhuận. Marketing xác định các nhu cầu và mong muốn chưa được
đáp ứng. Nó xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị
trường đã xác định và tiềm năng lợi nhuận. Nó xác định phân khúc
nào công ty có khả năng phục vụ tốt nhất và nó thiết kế và quảng bá
các sản phẩm và dịch vụ phù hợp”

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ:

“Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, định
giá, tiếp thị và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo
sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức”.
Câu b: Giải thích định nghĩa marketing chính là C-C-
D-C?

CCDVTP = Create, Communicate and Deliver Value to a Target market


at aProfit

>> 1. Target market, target customer

- Bắt đầu của mọi bắt đầu là phải trả lời cho được: khách hàng của ta là
ai, đặc điểm của họ thế nào. Trong 1 đám đông khách hàng, ta nhắm đến
đối tượng chính nào để phục vụ. Với nhóm khách hàng ta nhắm đến, ta
cần tìm hiểu càng rõ ràng tốt: tâm tư, lối sống, hành vi, suy nghĩ, nhận
thức...của họ như thế nào. Nhu cầu, mong muốn, kỳ vọng của họ ra sao,
làm cách nào tiếp cận họ...
 
- Để trả lời những câu hỏi này trong marketing người ta gọi là customer
insight. Nếu là 1 doanh nghiệp lớn ta có thể thuê 1 công ty nghiên cứu thị
trường để làm. Nhưng nếu doanh nghiệp nhỏ, ta phải sử dụng đến cái
Emotional Intelligence hay Trực giác (Intuition) của người chủ để thấu
cảm, để nhìn thấy được những nhu cầu tiềm ẩn không thể nói thành lời
của khách hàng mình.
 
Phần thưởng cho việc nhìn thấy nhu cầu tiềm ẩn của khách hàng là rất
lớn. Chị Thủy (tập đoàn Trung Thủy-Miss áo dài Sài Gòn) là 1 phụ nữ
"hai lúa" nhưng đã nhìn thấy nhu cầu lớn cho việc may áo dài cho khách
du lịch Nga, Nhật vào thập niên 80 trong lúc hàng ngàn tiệm áo dài của
miền Nam VN ngày đó không ai thấy được. 
 
Bạn muốn khởi nghiệp kinh doanh ư, vui lòng trả lời bạn có khả năng
"nhìn thấu suy nghĩ" con người không, nếu không, tôi khuyên bạn đừng
nên.
 
Nhưng đừng nản, với sự phát triển của khoa học ngày nay, cái não con
người có thể cấu trúc lại được, Trực giác có thể luyện tập được. Bạn có
thấy Steve Jobs (Apple) sau khi bị đuổi khỏi công ty do mình sáng lập đã
lang thang Nepal, Ấn Độ mấy năm không, ông ấy đi luyện trực giác đấy.
Những sản phẩm mà Apple phát triển dưới tay Jobs điều là những sản
phẩm từ trực giác. Bạn có thèm nó không. Tôi dự định dành vài chục năm
cuối đời đi giải mã những chuyện này nhưng vợ con chưa cho!
 
>> 2. Create Value

- Với nhóm khách hàng mà ta hướng đến, ta sẽ tạo cho họ giá trị gì, tại
sao họ phải bỏ tiền ra cho ta. Giá trị có thể là hữu hình, hoặc vô hình.
Trong dịch vụ ta thường gặp giá trị vô hình nhiều hơn, do đó làm dịch vụ
khó hơn rất nhiều.
 
Miss Áo dài Sài gòn đã tạo giá trị gì cho khách du lịch ? Tại sao áo dài
thời đó 100 ngàn / bộ, chị Thủy có thể bán cho khách du lịch vài trăm
USD, có phải chị Thủy may áo dài cực đẹp hơn chổ khác không.
Không !. Cái chị Thủy bán không phải là 1 cái áo dài, mà chị Thủy đang
bán cho khách du lịch 1 kỷ niệm, 1 trải nghiệm độc đáo mà khách hàng
có thể kể - một cách đầy tự hào - với bạn bè sau chuyến du lịch. Thời
thập niên 90, mỗi ngày chị bán áo dài mua được vài chục cây vàng, đó là
tiền đề cho tập đoàn Trung Thủy hàng ngàn tỷ ngày nay. (Chị Thủy kể)
 
Một nhà hàng sushi, mỗi người sẽ phải chi ra 500 ngàn - 1 triệu cho mỗi
lần vào đó. Nếu cộng giá thành nguyên liệu và công chế biến nó chỉ
chiếm <10% tiền ta trả. Người tiêu dùng có biết điều đó không? Biết chứ,
nhưng họ vẫn thích vào. Thế nhà hàng này đang bán cho ta cái gì...có
phải họ bán cho ta phương tiện để gắn kết các mối quan hệ hay không.
 
Cùng một loại hình dịch vụ, nhưng khách hàng mục tiêu, giá trị tạo ra có
thể khác nhau. Theo sau đó là sự khác biệt trong quá trình cung cấp dịch
vụ, tạo ra những trải nghiệm khác biệt .
 
Một tiệm tạp hóa đầu ngõ, một cửa hàng tiện lợi hiện đại (Circle K) kế
bên, cũng là bán những hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày. Nhưng quá
trình cung cấp dịch vụ và trải nghiệm dịch vụ là khác hoàn toàn, nếu làm
đúng thì cả hai cùng có thể sống chung với nhau 1 cách hòa bình. Cá
nhân tôi cần 1 gói mì, tôi sẽ chọn tiệm tạp hóa. Nhưng dẫn con đi mua
mì, tôi sẽ dẫn vào cửa hàng tiện lợi. Cá nhân tôi đến tiệm tạp hóa là vì
thói quen, sự thuận tiện, vì mối quan hệ hàng xóm. Còn dẫn con đi mua
mì, là đi mua đồ ăn cho con kết hợp 1 chút đi chơi, tôi cần không gian trải
nghiệm nhiều hơn cho con tôi.
 
Điều tồi tệ sẽ diễn ra khi giá trị dịch vụ, khách hàng mục tiêu và quá trình
cung cấp dịch vụ không nhất quán. Tiếng miền Nam gọi là "dở dở ương
ương", ví dụ tiệm tạp hóa nâng cấp cho giống cửa hàng tiện lợi, hay cửa
hàng tiện lợi bình dân hóa như tiệm tạp hóa. Thế là không đối tượng nào
cảm thấy phù hợp. Trung Nguyên đã trả 1 cái giá 250 tỷ cho việc này khi
cố gắng nâng tiệm tạp hóa thành chuỗi, và Đặng Lê Nguyên Vũ đúng ra
sẽ bước lên ngôi vương cho lĩnh vực cà phê toàn cầu nếu không có cú
"sụm bà chè" rất tào lao này.
 
>> 3. Value innovation

Tây Ninh là xứ không có biển, nhưng lại nổi tiếng làm ra món muối Tây
Ninh. Bây giờ nhà ai cũng có 1 hủ để dành ăn trái cây. Món bánh tráng
trộn đường phố bây giờ vào luôn nhà hàng 5 sao với giá không hề rẻ.
Muối, bánh tráng cho ta giá trị khác với muối Tây Ninh và bánh tráng
trộn. Và người tiêu dùng đã bỏ ra 1 số tiền lớn hơn rất nhiều so với giá
thành để trả cho giá trị mới.
 
Yahoo, Skype cho ta cách thức trao đổi thông tin nhanh hơn, rẻ hơn so
với điện thoại, fax, email. Nhưng Facebook thì khác, giá trị của FB không
phải là trao đổi thông tin mà là giúp ta "kết nối và chia sẻ" tốt hơn với thế
giới này.
 
Đổi mới giá trị cho khách hàng là ta mở ra 1 đại dương xanh - ta một
mình một chợ trong 1 khoảng thời gian nào đó . Kinh doanh lý thú nhất là
chổ này, nhưng nghĩ ra cái mới đúng "tim đen" khách hàng không dể. Và
thường, đời người nghĩ ra 1 cái, làm được 1 cái là có cả 1 sự nghiệp để lại
cho con cháu rồi.
 
>> 4. Communicate value: Branding

Truyền thông GIÁ TRỊ mà ta muốn đến với khách hàng mục tiêu.
Brand là thứ để khách hàng nhận ra chúng ta, phân biệt ta với người khác,
nhớ đến ta, yêu mến ta, mơ tưởng đến ta.
 
Branding, là giúp khách hàng liên tưởng ĐÚNG đến GIÁ TRỊ mà ta cung
cấp cho họ, phù hợp với định vị, phù hợp với khách hàng mục tiêu, phân
khúc ta nhắm tới. Sáng tạo và sáng tạo. Vì chỉ có sáng tạo mới giúp ta
giảm chi phí.
 
Close-up là 1 thương hiệu mà khi nhắc đến trong đầu khách hàng liên
tưởng đến hình ảnh hàm răng trắng sáng. Các hoạt động truyền thông,
hình ảnh,...của nhãn hiệu này rất là nhất quán. Đùng 1 cái Close-up ra 1
dòng sản phẩm Lửa Băng, phá hết hình ảnh mà Close-up đã có trước đó.
Kết quả dòng sản phẩm này thất bại thảm hại, và giám đốc nhãn hiệu
cũng lên đường.
 
Trong khi đó, khi Unilever mua lại P/S, một thương hiệu mà hình
ảnh"chắc, không sâu răng" đã in vào tiềm thức người miền Nam. Họ chỉ
đơn giản cho thêm lên bao bì vài lá trà (trà trong dân gian người Việt làm
chắc răng), cho thêm 1 chút hương trà xanh vào sản phẩm (gần như
không tốn kém gì !) --> P/S Trà Xanh đã giúp tăng doanh thu gấp 10 lần
cho P/S trước đó trong vòng chỉ có 2 năm.
 
Một phòng khám nhắm đến đối tượng người lớn tuổi giàu có, tập trung
truyền thông về lão khoa, gắn với thương hiệu nữ hoàng Victoria sang
trọng là một quá trình branding nhất quán.
 
Branding là 1 nghệ thuật cài đặt sự liên tưởng, ám thị vào đầu khách
hàng. Khi nhắc đến thương hiệu ta khách hàng liên tưởng đến giá trị đó.
Khi nói đến giá trị đó khách hàng nghĩ đến thương hiệu của ta. Khi nói
đến Victoria người ta nghĩ đến nơi có uy tín về lão khoa, khi cần đến lão
khoa người ta bật ra được thương hiệu Victoria là thành công.
 
Tuy nhiên, rất nhiều người làm thương hiệu khi phần 1&2 (chưa định rỏ
khách hàng mục tiêu và giá trị) nên hiệu quả rất thấp. Càng làm càng rối,
trống đánh xuôi kèn thổi ngược, thiếu nhất quán trong các hoạt động và
câu chuyện thường gặp tại doanh nghiệp.
 
>> 5. Deliver Value

Những gì ta thật sự làm để mang đến giá trị thật sự cho khách hàng. Đây
là việc quan trọng quyết định đến sự trung thành của khách hàng và sự
phát triển bền vững của ta. Hai chữ "CHẤT LƯỢNG" trong đầu khách
hàng được hình thành ở giai đoạn này.
 
Khách hàng sẽ thông qua những hoạt động cụ thể của ta làm cho họ để
đánh giá ta. Hoạt động truyền thông giá trị tạo cho khách hàng những kỳ
vọng. Đến khi khách hàng trải nghiệm thực tế, họ sẽ cảm nhận và đánh
giá giữa "cái ta nói, và cái ta làm" có nhất quán với nhau không.
 
Cà phê Trung Nguyên định hướng thương hiệu đến giá trị sáng tạo. Anh
Vũ muốn khách hàng khi nghĩ đến 2 chữ sáng tạo sẽ liên tưởng đến
Trung Nguyên. Đó là anh Vũ muốn. Nhưng thực tế trải nghiệm tại quán
cà phê Trung Nguyên ta chẳng thấy cái gì là sáng tạo. Nó không bật lên
được trong đầu ta hai chữ sáng tạo. Giữa cái anh Vũ nói và anh Vũ làm
khác xa nhau rất nhiều.
 
Sự hài lòng = Giá trị nhận được (thực sự trải nghiệm) > Kỳ vọng giá trị
(tác động của truyền thông).
 
Nếu ta làm thương hiệu tốt, khách sẽ đến với ta 1 lần. Nhưng khách có
đến lần 2 lần 3 hay không là do thiết kế dịch vụ và quá trình vận hành
dịch vụ của ta quyết định (service design, service operation). 
 
Service design, service operation là hai lĩnh vực rất quan trọng mà
anh/chị nào kinh doanh về dịch vụ cần phải biết. Thiết kế làm sao, vận
hành làm sao để bật ra được giá trị, để khách hàng cảm nhận được giá trị,
để tạo ra những trải nghiệm khác biệt, với chi phí tối ưu nhất là nhiệm vụ
của 2 hoạt động này. Tôi sẽ có vài bài riêng về hai lĩnh vực này sau.
 
>> 6. At a profit

Thước đo cuối cùng quyết định sự tồn tại là quá trình kinh doanh có lợi
nhuận không, ta có tích lũy được để phát triển không. Nó liên quan đến 2
vấn đề định giá và giá thành.
Trước đây làm kinh doanh hay định giá bằng công thức: giá bán = giá
thành + lợi nhuận kỳ vọng. Đó là những quan điểm sai lầm.
 
- Định giá 1 dịch vụ
Chúng ta không bán sản phẩm, hay dịch vụ. Cái chúng ta bán là giá trị.
Do đó, định giá là dựa trên cảm nhận giá trị từ khách hàng.
 
Một phòng khám có thể định giá mỗi lần khám là 80 ngàn hay 800 ngày
đều được. Nhưng có tồn tại hay không phải trả lời câu hỏi khách hàng ta
là ai và giá trị ta mang lại cho họ tới đâu. Với đối tượng khách hàng 80
ngàn là những giá trị cơ bản, còn đối tượng 800 ngàn là những giá trị
vượt trội khác.
 
Ai cũng muốn phục vụ người nhiều tiền. Nhưng để làm được điều đó
không dễ, đòi hỏi nhiều công sức, đặc biệt phải rất là tinh tế. Một đĩa rau
muống xào ở chuỗi nhà hàng của Khải Silk hơn 200 ngàn. Nhưng ngồi ở
Khải Silk mà tiếp khách thì ta tự tin vô cùng, vì vào đó ta có cảm giác ta
như ông hoàng bà chúa. Khó có đối tác nào có thể từ chối lời đề nghị của
ta nếu ta mời cơm tối họ ở chuỗi nhà hàng này. Nếu Khải Silk có thể hỗ
trợ tôi kiếm 1 cái hợp đồng vài chục tỷ, thì một bữa tối vài chục triệu đó
đáng là gì. Đó là giá trị vượt trội.
Đối với khách hàng, họ chỉ quan tâm là có đáng hay không. Đáng: giá trị
họ nhận được > những gì họ bỏ ra (tiền). Ngược lại, họ sẽ chê đắt.
 
- Giá thành dịch vụ
Để tạo ra được giá trị mà khách hàng cho là "đáng", chi phí ta bỏ ra thế
nào. Lợi nhuận còn lại bao nhiêu. Một quá trìnhh cải tiến liên tục theo
Lean Six Sigma sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này.
Câu c: Tìm sự khác biệt của marketing trong giai
đoạn hiện nay? cho ví dụ minh hoa.?

Marketing giai đoạn hiện nay có những điểm khác sau :

– Nghiên cứu thị trường rồi mới tiến hành sản xuất 

Theo đặc điểm Mar hiện đại thị trường là nơi quyết định toàn bộ quá
trình tái sản xuất hàng hóa .Trên thị trường người mua nhu cầu có
vai trò quyết định : nhu cầu là yếu tố quyết định của quá trình kết
thúc sản xuất.

– Marketing hiện đại có tính hệ thống, được thể hiện :

+ Nghiên cứu tất cả các khâu trong quá trình tái sản xuất, Mar
hiện đại bắt đầu từ nhu cầu trên thị trường đến sản xuất phân phối
hàng hóa và bán hàng để tiêu thụ những nhu cầu đó . Trong Mar
hiện đại tiêu thụ sản xuất, phân phối và trao đổi được nghiên cứu
trong thể thống nhất.

+ Nghiên cứu tất cả các lĩnh vực kinh tế chính trị văn hóa, xã
hội,thể thao..

+ Nó không chỉ nghiên cứu hành động đang diễn ra, mà nghiên
cứu được cả những suy nghĩ diễn ra trước khi hành động, và nó dự
đoán độ tương lai.

-Tối đa hóa trên cơ sở tiêu thụ những tối đa nhu cầu khách
hàng 

Như vậy các nhà Doanh Nghiệp thu được lợi nhuận.
Ngoài ra Marketing hiện đại còn có sự kiên kết giữa các Doanh
Nghiệp trong kinh doanh. ĐIều này không có trong Mar truyền
thống.
-Ví dụ:

Livestream sẽ là ví dụ về marketing hiện đại đầu tiên. Với sự phát


triển của công nghệ, thực hiện tiếp thị bằng Livestream đã trở nên
quen thuộc với người dùng hiện nay. Tính năng Livestream cho
phép người dùng tương tác trực tiếp với cửa hàng.

Mục đích tổ chức buổi Livestream có thể là bán hàng, giải đáp thắc
mắc, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới. Hình thức này khá phổ biến
vào những năm gần đây, nổi tiếng đến mức một số người dùng chỉ
sử dụng Facebook để xem Livestream bán hàng.

Phần II:

Câu 1: Cờ của các nước và ý nghĩa? Ví dụ cờ Hàn


quốc có ý nghĩa gì?Tại sao cờ EU chỉ có 12 sao?

Việt Nam
Quốc kỳ Việt Nam hiện nay được công nhận chính thức từ 1976. Lá cờ
mang nền đỏ tượng trưng cho màu cách mạng, màu máu của nhân dân đã
đổ xuống trong các cuộc chiến giành độc lập. Ngôi sao vàng tượng trưng
cho lí tưởng của Đảng với năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ,
nông, công, thương và binh cùng đoàn kết.

Campuchia

Đỏ và xanh là màu truyền thống của Campuchia, còn ngôi đền màu trắng
tượng trưng cho Angkor Wat. Đây là quốc kỳ duy nhất trên thế giới xuất
hiện một công trình xây dựng.

Áo

Đây là một trong những lá cờ cổ xưa nhất thế giới. Theo truyền
thuyết, vào năm 1191, sau trận chiến ác liệt trong cuộc Thập tự
chinh lần thứ ba, chiếc áo dài trắng của Công tước Áo Leopold V
bị dính đầy máu. Sau khi chiếc đai được bỏ ra để lộ một dải màu
trắng muốt không vấy máu. Sự kết hợp giữa màu đỏ - trắng - đỏ đã
được Công tước thiết kế cho mẫu cờ nước Áo.
Trung Quốc
Quốc kỳ của Trung Quốc còn được gọi là Ngũ tinh hồng kì với bốn
ngôi sao nhỏ tượng trưng cho lực lượng cách mạng gồm giai cấp công
nhân, nông dân, tiểu tư sàn thành thị và tư sản dân tộc dưới sự lãnh
đạo của đảng cộng sản Trung Hoa là ngôi sao lớn. Màu đỏ tượng
trưng cho màu của cách mạng.

Ethiopia

Màu xanh tượng trưng hy vọng và đất đai màu mỡ. Màu vàng
tượng trưng cho công lý và hòa hợp. Màu đỏ tượng trưng cho sự hy
sinh và chủ nghĩa anh hùng trong việc bảo vệ đất đai. Hình tròn
trung tâm được thêm vào năm 1996, tượng trưng cho hòa bình,
đoàn kết và bình đẳng của các dân tộc ở Ethiopia.
Triều Tiên

Dải màu đỏ lớn tượng trưng cho truyền thống cách mạng, dải màu
trắng hẹp tượng trưng cho sự trong sạch, sức mạnh và phẩm giá.
Còn dải màu xanh tượng trưng cho chủ quyền, hòa bình và tình hữu
nghị. Ngôi sao màu đỏ trung tâm tượng trưng cho chủ nghĩa xã hội.

Hàn Quốc

Quốc kỳ của Hàn Quốc được gọi là Taegukgi. Màu trắng là màu
truyền thống của quốc gia này, đại diện cho hòa bình và sự trong
sạch. Màu đỏ và xanh tượng trưng cho các lực lượng xấu và tốt
trong vũ trụ, hay còn gọi là âm và dương. 4 góc là 4 thẻ bài bát quái
thể hiện các nguyên tắc vận động và hài hòa như 4 mùa, 4 hướng...

Nhật Bản
Quốc kỳ Nhật Bản là một hiệu kỳ hình chữ nhật màu trắng với
một đĩa tròn màu đỏ lớn. Nền trắng đại diện cho sự trung thực,
liêm chính và trong sạch của người Nhật trong khi vòng tròn màu
đỏ là biểu tượng mặt trời.
Nepal

Đây là quốc gia duy nhất mà quốc kỳ không phải hình chữ nhật
hoặc hình vuông. Hai tam giác chồng lên nhau này đại diện cho Ấn
độ giáo và Phật giáo. Màu đỏ tượng trưng cho đỗ quyên, quốc hoa
của Nepal, đồng thời là ký hiệu của chiến thắng và hòa hợp. Mặt
trăng tượng trưng cho sự thanh thản và thời tiết mát mẻ trên dãy
Himalaya, còn mặt trời là hiện thân cho sức nóng của các khu vực
thấp của Nepal.

Argentina

Màu xanh nhạt và trắng đại diện cho bầu trời trong và tuyết trên
dãy Andes. Mặt trời với hình mặt người được biết đến như "Mặt
trời tháng 5", đại diện cho nền độc lập Argentina cũng như Inti,
thần mặt trời thời Inca

Vatican

Màu vàng tượng trưng cho sức mạnh tinh thần của Giáo hoàng, và
màu trắng đại diện cho sức mạnh vật chất của người. Ở giữa phần
trắng là huy hiệu của Tòa thánh gồm vương miện 3 tầng và hai chìa
khóa thánh gác chéo

Nam Phi

Chữ Y màu xanh lá cây đại diện cho sự thống nhất quốc gia và sự
trù phú, đất đai màu mỡ. Tam giác màu đen đại diện cho tầng lớp
nhân dân và màu đỏ, trắng xanh được lấy từ màu của người nhập
cư Boer.
Mexico
Màu đỏ quốc kỳ Mexico đại diện cho màu của quân đội giải phóng
quốc gia và ở giữa là quốc huy Mexico, dựa trên biểu tượng kinh đô
Tenochtitlan của nền văn minh Aztec.

.....................

+ Tại sao lá cờ của EU lại có 12 ngôi sao?

-Tại vì Liên minh châu Âu (Europe Union) có 12 nước?

Vừa đúng lại vừa sai. Đúng là bởi vì do một sự trùng lặp ngẫu
nhiên mà khi lá cờ EU được chính thức công bố thì EU quả thật có
12 thành viên. Sai bởi vì không lẽ khi EU cứ kết nạp thêm một thành
viên thì họ lại phải thêm một ngôi sao vào hay sao? Nếu như vậy thì
bây giờ cờ của EU phải có tới 27 ngôi sao rồi ý chứ?

-Để tìm hiểu lý do, chúng ta cần phải quay lại năm 1955 khi Bá tước
Coudenhove-Kalergi, người đứng đầu Ủy ban phê duyệt lá cờ của
Hội đồng châu Âu đề nghị chọn thánh giá làm biểu tượng cho lá cờ.
Ai cững biết Bá tước là một người Công giáo sùng đạo và chắc hẳn
bởi sự ảnh hưởng của ông mà cho dù thánh giá không được chọn thì
một biểu tượng khác của Công giáo, biểu tượng Đức thánh Đồng
trinh với 12 ngôi sao trên trán đã được chọn.
Lá cờ EU hiện nay có nền xanh đậm với 12 ngôi sao vàng tạo thành
một vòng tròn ở giữa, được họa sĩ Đức Arsene Heitz vẽ kiểu, và Hội
đồng châu Âu chọn vào năm 1955, nhưng mãi đến năm 1986 mới
được Cộng đồng châu Âu trở thành Liên minh châu Âu (EU) chọn.

Việc thành hình lá cờ này cũng gặp không ít khó khăn.

Nếu biểu tượng ngôi sao đều được nhất trí chọn, các nước thành
viên không đồng ý về số lượng ngôi sao. Thời ấy Hội đồng châu Âu
có 15 thành viên, nhưng Đức không đồng ý con số 15, vì một trong
15 thành viên là Sarre, vùng đất Đức dưới quyền cai trị của Pháp.
Đức đề nghị con số 14, nhưng Pháp không đồng ý. Con số 13 được
cho là xui xẻo cũng bị loại bỏ. Cuối cùng hội đồng chấp thuận con
số 12, vì đây là con số không có ý nghĩa chính trị và là một biểu
tượng chỉ sự trọn vẹn, đầy đủ và lệ thuộc nhau giữa các nước.

Ngoài ra, con số 12 có mặt trong nhiều nét văn hoá và truyền thống
của châu Âu, như: 12 ngôi sao trên vương miện đội của Nữ Vương
Thiên Đàng trong sách Khải Huyền, Chương 12; 12 tông đồ của
Chúa Giêsu Kitô; 12 ngày của Giáng Sinh; 12 người con trai của
Jacob; 12 bộ tộc của Israe; 12 tiên tri nhỏ trong Kinh Thánh; 12 bảng
của Luật La Mã; 12 vị thần Olympian; 12 lao động của Hercules; 12
Caesars ghi chép bởi Suetonius; 12 cuốn sách của Paradise Lost và
Aeneid; 12 biểu tượng của hoàng đạo; 12 màu sắc trong ngôi sao
màu sắc, bánh xe hoặc hình cầu (nghệ thuật phương Tây); 12 giờ
trên đồng hồ; 12 tháng trong một năm; 12 ounces trong một pound
troy; 12 semitones trong một quãng tám.
Câu 2: Tiền các nước? Nước nào sử dụng đồng đô la?

Đơn vị tiền tệ của các nước là sản phẩm tự phát của nền kinh tế
hàng hóa. Nó là sản phẩm của sự phát triển hình thái giá trị. Theo đó
thì mỗi quốc gia sẽ có một đồng tiền để lưu hành chung.
Châu Á
Châu Á là một châu lục lớn nhất trong các châu ở trên thế giới. Do
đó số quốc gia thuộc phạm vi lãnh thổ này cũng khá nhiều. Đồng
thời, ở mỗi quốc gia ở châu Á đều có một đồng tiền riêng biệt để sử
dụng. 

Quốc gia hay vùng


Đơn vị tiền tệ
lãnh thổ

Afghanistan Afghani

Armenia Dram Armenia

Azerbaijan Manat Azerbaijan

Bahrain Dinar Bahrain

Bangladesh Bangladeshi taka

Lãnh thổ Anh ở Ấn Độ


dollar Mỹ
Dương

Brunei dollar Brunei

dollar Singapore $

Myanmar kyat Myanmar

Campuchia riel Campuchia

Trung Quốc Nhân dân tệ


Đông Timor dollar Mỹ

None None

Gruzia lari Gruzia

Hong Kong dollar Hong Kong

Indonesia rupiah Indonesia

Iran rial Iran

Iraq dinar Iraq

Japan Japanese yen

Kazakhstan tenge Kazakhstan

CHDCND Triều Tiên Won Triều Tiên

Hàn Quốc Won Hàn Quốc

Lào kip Lap

Malaysia ringgit Malaysia

Maldives rufiyaa Maldives

Philippines peso Philippines

Qatar riyal Qatar

Đài Loan Tân Đài Tệ

Thái Lan Baht Thái


Việt Nam Đồng 

Châu Âu

Châu Âu được xem như một bán đảo hoặc tiểu lục địa. Châu Âu hình
thành ở cực tây của lục địa Á – Âu. Ở đây, một số quốc gia thống nhất
tạo thành liên minh EU và sử dụng chung một loại đồng tiền

Quốc gia hay vùng lãnh thổ Đơn vị tiền tệ

Abkhazia Abkhazia apsara

Euble Nga p

Alderney Bảng Guernsey

Andorra Euro

Anguilla Dollar Đông Caribbea

Antigua and Barbuda Dollar Đông Caribbea

Aruba Florin Aruba

Áo Euro

Belarus ruble Belarus

Bỉ Euro

Bosnia và Herzegovina mark Bosnia và Herzegovina


Quần đảo Virgin thuộc
dollar Quần đảo Virgin thuộc Anh
Anh

Bulgaria lev Bulgaria

Quần đảo Cayman dollar Quần đảo Cayman

Croatia kuna Croatia

Síp Euro

Séc koruna Séc

Đan Mạch krone Đan Mạch

Estonia Euro

Phần Lan Euro

Pháp Euro

Đức Euro

Gibraltar Bảng Gibraltar

Hy Lạp Euro

Guernsey British pound

Hungary forint Hungary

Iceland króna Iceland

Ireland Euro

Đảo Man British pound


Italy Euro

Jersey Bảng Anh

Kosovo Euro

Latvia Euro

Luxembourg Euro

Malta Euro

Châu Mỹ

Châu Mỹ là một châu lục nằm ở phía Tây bán cầu. Đa số những quốc gia
ở đây sử dụng đồng đô la là đơn vị tiền tệ của từng nước. Dưới đây là
danh sách đơn vị tiền tệ của từng nước ở châu Mỹ.

Quốc gia hay vùng lãnh


Đơn vị tiền tệ
thổ

Argentina Argentina

Bahamas Bahamian dollar

Barbados Barbadian dollar

Belize Belize dollar

Bermuda Bermudian dollar

Bolivia boliviano Bolivia

Bonaire dollar Mỹ
Brazil real Brazil

Canada dollar Canada

Chile peso Chile

Colombia peso Colombia

Cuba peso Cuba

Curaçao Netherlands Antillean guilder

Dominica Dollar Đông Caribbea

Cộng hòa Dominicana peso Dominicana

Ecuador dollar Mỹ

None None

El Salvador colón El Salvador

Quần đảo Falkland Bảng Quần đảo Falkland

Grenada Dollar Đông Caribbea

Guatemala quetzal Guatemala

Guyana dollar Guyana

Honduras lempira Honduras

Jamaica Jamaica

México peso Mexico


Liên Bang Micronesia dollar Microneisa

Châu Phi

Mỗi nước ở châu Phi cũng có một đồng tiền chung để sử dụng. Theo
đó, các đơn vị tiền tệ của các nước ở châu Phi bao gồm những quốc
gia sau đây.

Quốc gia hay vùng lãnh


Đơn vị tiền tệ
thổ

Algérie Dinar Algérie

Angola Kwanza Angola

Benin CFA franc Tây Phi

Bhutan ngultrum Bhutan

Botswana pula Botswana

Burkina Faso CFA franc Tây Phi

Burundi franc Burundi

Cameroon CFA franc Trung Phi

Cape Verde escudo Cape Verde

Cộng hòa Trung Phi CFA franc Trung Phi


Chad CFA franc Trung Phi

Comoros franc Comoros

Cộng hòa Dân chủ Congo Congolese franc

Cộng hòa Congo CFA franc Trung Phi

Costa Rica colón Costa Rica

Côte d’Ivoire CFA franc Tây Phi

Djibouti franc Djibouti

Ai Cập Bảng Ai Cập

Guinea Xích Đạo CFA franc Trung Phi

Eritrea nakfa Eritrea

Ethiopia birr Ethiopia

Gabon CFA franc Trung Phi

Ghana cedi Ghana

Guinea franc Guinea

Guinea-Bissau CFA franc Tây Phi

Haiti gourde Haiti

Ấn Độ rupee Ấn Độ

Kenya shilling Kenya


Lebanon Bảng Lebanon

Lesotho loti Lesotho

rand Nam Phi R

Liberia dollar Liberia


 

Châu Đại Dương và châu Nam Cực

Người dân ở châu Đại Dương và châu Nam Cực đa số là sử dụng


đồng tiền đô la. Tuy nhiên một số nước vẫn sử dụng riêng đồng tiền
của họ. Dưới đây là danh sách đơn vị tiền tệ của từng nước ở châu
lục này.

Quốc gia hay vùng lãnh


Đơn vị tiền tệ
thổ

Australia Dollar Úc

Quần đảo Cocos (Keeling) dollar Úc

Quần đảo Cook dollar New Zealand

Fiji dollar Fiji

Polynesia thuộc Pháp franc Thái Bình Dương

Gambia dalasi Gambia

Kiribati dollar Úc

dollar Kiribati None

Quần đảo Marshall Dollar Mỹ


Nauru dollar Úc

dollar Nauru $

Samoa tālā Samoa

Quần đảo Solomon dollar Quần đảo Solomon

Tonga paʻanga Tonga

Tuvalu dollar Tuvalu

Vanuatu vatu Vanuatu

Polynesia thuộc Pháp franc Thái Bình Dương

Đô la ( $ ), là đơn vị tiền tệ chính thức ở một số quốc gia, khu vực
và vùng phụ thuộc trên thế giới. Trong tiếng Việt, từ đô la nếu
không có tên quốc gia hay khu vực đặt đằng sau thường được dùng
để chỉ đô la Mỹ.
$ là ký hiệu đồng dollar Mỹ – hay gọi là Mỹ Kim (Viết tắt USD).
Thường đọc là Đô-la hoặc là tiền Đô. Ký hiệu $ chính là đơn vị tiền
tệ chính thức của Hoa Kỳ.
Tỷ giá đồng dollar hiện nay khoảng là: 1$ = 22,295.00 VND (Tỷ giá
này có thể thay đổi từng ngày) Ví dụ những nước sử dụng đồng đa la
là:
+ Bonaire (Hà Lan) - Đôla Mỹ

+ British Indian Ocean Territory (Anh) - Đôla Mỹ

+ Đảo Marshall - Đôla Mỹ

+ Zimbabwe - Đôla Mỹ,….....


Câu 3: Mã vạch của các nước?

Một số mã vạch các nước thường gặp:


 000 – 019 GS1 Mỹ (United States) USA.
 030 – 039 GS1 Mỹ (United States)
 050 – 059 Coupons.
 060 – 139 GS1 Mỹ (United States)
 300 – 379 GS1 Pháp (France)
 400 – 440 GS1 Đức (Germany)
 450 – 459 và 490 – 499 GS1 Nhật Bản.
 690 – 695 GS1 Trung Quốc.

Câu 4: GDP và GDP trên đầu người? Nợ của các


nước?

GDP bình quân đầu người (GDP Per Capita) hay còn gọi là tổng
sản phẩm quốc nội bình quân đầu người. GDP bình quân đầu người
là thước đo phổ quát trên toàn cầu để do lường mức độ giàu có của
các quốc gia.Trên toàn thế giới, nó được sử dụng bởi các nhà kinh tế
cùng với GDP để phân tích mức độ giàu có của một quốc gia và tăng
trưởng kinh tế của nó.

GDP bình quân của đầu người tại 1 thời điểm nào đó sẽ bằng chính
GDP của quốc gia đó chia cho dân số đang sống và làm việc tại quốc
gia đó (trong cùng 1 thời điểm).

GDP bình quân đầu người cho thấy giá trị sản xuất kinh tế có thể
được qui cho mỗi công dân. Nói cách khác, nó phản ánh mức độ
giàu có của quốc gia, vì giá trị thị trường GDP đầu người cũng có
thể đóng vai trò là thước đo sự thịnh vượng.

Một quốc gia có thể có tăng trưởng kinh tế nhất quán nhưng nếu dân
số tăng nhanh hơn GDP, tăng trưởng GDP bình quân đầu người sẽ là
âm. Đây không phải là một vấn đề đối với hầu hết các nền kinh tế
tiên tiến, vì tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ vẫn có thể vượt xa tốc
độ tăng trưởng dân số của họ. 

Tuy nhiên, các quốc gia có mức GDP bình quân đầu người thấp -
bao gồm nhiều quốc gia ở châu Phi - có thể có dân số tăng nhanh với
mức tăng trưởng GDP ít dẫn đến sự suy giảm dần dần về mức sống.

Chỉ số GDP đầu người sẽ phản ánh chính xác mức thu nhập bình
quân của đời sống quốc gia đó ở mức độ tương đối, những quốc gia
có chỉ số GDP cao chưa chắc mức sống của quốc gia đó sẽ cao.

Danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân
đầu người (dựa theo số dân năm 2018) 

GRDP bình quân


GRDP bình quân
Tên tỉnh, đầu người
STT đầu người
(triệu
thành phố (USD/người/năm)
VNĐ/người/năm)
Thành phố
1 154,84 6.588
hồ chí minh
2 Bắc ninh 150,10 6.387
6 Đồng nai 130,80 4.226
5 Quảng ninh 117,66 5.110
Bà rịa –
3 97,30 5.837
vũng tàu
7 Hải phòng 97,10 4.217
8 Hà nội 93,94 4.080
9 Vĩnh phúc 86,50 3.757
10 Đà nẵng 83,16 3.612
11 Cần thơ 80,50 3.496
12 Thái nguyên 77,70 3.375
Danh sách các đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân
đầu người (dựa theo số dân năm 2018) 

GRDP bình quân


GRDP bình quân
Tên tỉnh, đầu người
STT đầu người
(triệu
thành phố (USD/người/năm)
VNĐ/người/năm)
13 Long an 68,62 2.980
4 Bình dương 62,79 5.681
15 Khánh hòa 62,13 2.698
16 Lào cai 61,84 2.686
17 Quảng nam 61,07 2.652
18 Lâm đồng 59,74 2.595
14 Tây ninh 58,03 2.727
20 Quảng ngãi 57,80 2.510
19 Bình phước 56,85 2.520

Nợ của các nước :

1. Nhật Bản
Nợ công trên GDP: 237,6%
Nợ công danh nghĩa: 11.588 tỷ USD
Nợ công trên tổng nợ: 60,2%
Nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới đang phải đối mặt với tăng
trưởng chậm, lạm phát thấp và già hóa dân số. Để kích thích
kinh tế, Nhật Bản hiện còn áp dụng lãi suất âm. Nợ công của
Nhật Bản tuy lớn, nhưng rủi ro vỡ nợ thấp, do chủ yếu được
người dân trong nước nắm giữ.

2. Hy Lạp
Nợ công trên GDP: 181,8%
Nợ công danh nghĩa: 365 tỷ USD
Nợ công trên tổng nợ: 60,5%
Không như Nhật Bản, nợ của Hy Lạp chủ yếu trong tay thực
thể nước ngoài. Kinh tế Hy Lạp lao dốc từ sau cuộc khủng
hoảng nợ năm 2010, khiến họ phải nhiều lần nhận cứu trợ từ
các tổ chức quốc tế và chấp nhận thắt lưng buộc bụng. Tháng
8/2018, họ mới ra khỏi chương trình cứu trợ này.

3. Lebannon
Nợ công trên GDP: 146,8%
Nợ công danh nghĩa: 79 tỷ USD
Nợ công trên tổng nợ: 58,3%
Thâm hụt tài khóa triền miên khiến nợ trên GDP của quốc gia
Trung Đông này luôn thuộc nhóm cao nhất thế giới. Dù vậy,
theo CIA World Factbook, nợ công của Lebanon chủ yếu do
các ngân hàng nước này nắm giữ. Tăng trưởng giai đoạn 2011
- 2017 chỉ vào khoảng 1-2% càng co hẹp nguồn thu thuế của
chính phủ.

4. Italy
Nợ công trên GDP: 131,8%
Nợ công danh nghĩa: 2.557 tỷ USD
Nợ công trên tổng nợ: 53,6%
Kinh tế Italy vẫn khó khăn từ sau khủng hoảng tài chính vì
ngập trong nợ nần. Với quy mô GDP gấp 10 lần Hy Lạp, Italy
đang làm dấy lên mối lo về tương lai đồng euro và hệ thống tài
chính châu Âu. Khủng hoảng nợ cũng là tâm điểm của bất ổn
chính trị tại Italy, khi nhiều đời chính phủ vẫn chưa thể giải
quyết việc này.

5. Bồ Đào Nha
Nợ công trên GDP: 125,7%
Nợ công danh nghĩa: 281 tỷ USD
Nợ công trên tổng nợ: 42,2%
Bồ Đào Nha ra khỏi chương trình cứu trợ của IMF - EU từ
giữa năm 2014. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn đang phải khắc
phục hậu quả từ khủng hoảng nợ khu vực đồng euro.

6. Sudan
Nợ công trên GDP: 121,6%
Nợ công danh nghĩa: 55,9 tỷ USD
Nợ công trên tổng nợ: 93,4%
Nền kinh tế Sudan bị cô lập khỏi thị trường vốn quốc tế trong
nhiều năm, do lệnh trừng phạt của Mỹ với cáo buộc nước này
tài trợ khủng bố. Quốc gia này đang đối mặt với chi phí thực
phẩm tăng cao, tỷ lệ thất nghiệp cao và chính phủ cũng đã vài
lần vỡ nợ.

7. Singapore
Nợ công trên GDP: 111,1%
Nợ công danh nghĩa: 364 tỷ USD
Nợ công trên tổng nợ: 40,4%
Hồi tháng 8, Chính phủ Singapore hạ dự báo tăng trưởng GDP
năm nay xuống 0-1%, do điều kiện trong nước và quốc tế xấu
đi. Họ cũng là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng từ
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

8. Mỹ
Nợ công trên GDP: 105,2%
Nợ công danh nghĩa: 20.500 tỷ USD
Nợ công trên tổng nợ: 41,1%
Theo ước tính của Bộ Tài chính Mỹ hồi đầu năm, tổng nợ liên
bang của họ vào khoảng hơn 22.000 tỷ USD, phần lớn do các
thực thể trong nước nắm giữ. Trái phiếu chính phủ Mỹ là tài
sản rất được ưa chuộng, dù trả lãi thấp kỷ lục nhiều năm qua.
Nhật Bản và Trung Quốc hiện là hai chủ nợ nước ngoài lớn
nhất của Mỹ, với số trái phiếu nắm giữ tổng cộng hơn 2.200 tỷ
USD.

9. Bỉ
Nợ công trên GDP: 103,4%
Nợ công danh nghĩa: 511 tỷ USD
Nợ công trên tổng nợ: 32,2%
Bỉ đã áp dụng nhiều biện pháp giảm thâm hụt tài khóa, do chịu
sức ép từ EU khi khối nợ công tăng cao. Dù vậy, các biện pháp
này lại đang kéo tụt tăng GDP. Tốc độ tăng trưởng lương thấp
và lạm phát tăng cao cũng đang đe dọa tiêu dùng tại đây

10. Ai Cập
Nợ công trên GDP: 103%
Nợ công danh nghĩa: 245 tỷ USD
Nợ công trên tổng nợ: 78,9%
Khối nợ của Ai Cập tăng vọt sau khủng hoảng tài chính và sự
kiện Mùa xuân Arab. Họ sau đó đã phải nhận hàng tỷ USD
cứu trợ từ cả các nước vùng Vịnh và IMF, đồng thời chấp
thuận thắt chặt chi tiêu.

Câu 5:  Phong tục các nước? Ví dụ Halal là gì?

Một số phong tục, tập quán của Thái Lan :

Trong giao tiếp hàng ngày, người Thái có nhiều điểm mà bạn
cần lưu ý, đó là: Chào người Thái theo cách chắp 2 tay trước
ngực, đầu hơi cúi, khi bước vào nhà phải bỏ dày dép ra, đặc
biệt khi bước vào nhà người Thái cần tránh dẫm lên ngưỡng
cửa nhà họ vì người Thái cho rằng Thần linh cư ngụ ngay ở
ngưỡng cửa.

Người Thái cũng kiêng đụng chạm vào đầu của người khác,
không xoa đầu trẻ em, không vỗ vai người khác. Người Thái
cũng cho rằng, tỳ cánh tay lên lưng chiếc ghế đang ngồi hoặc
vỗ vai hay vỗ lưng người khác hoặc dùng ngón tay để chỉ vào
ai đó đều được coi là những cử chỉ xúc phạm. Người Thái
cũng rất coi trọng sự kiềm chế trong tiếp xúc, vì vậy trong việc
đàm phán với người Thái, điều kiêng kỵ nhất là hành động bức
xúc hay tức giận.

.....

Phong tục tập quán của Nhật Bản:

Ngâm người trong bồn tắm

Tắm bồn là 1 thói quen hàng ngày không thể thiếu được để
xua tan mệt mỏi của một ngày. Ở các nước khác thì tắm vòi
hoa sen hay tắm rửa trông bồn tắm là phổ biến, còn ở Nhật thì
họ sẽ ngâm người trong nước nóng trong bồn tắm. Phần lớn
người Nhật sẽ ngâm người hàng ngày để giữ cho cơ thể sạch
sẽ.

Đúng giờ

Người Nhật có thói quen đúng giờ. Đặc biệt thói quen này đã
được hình thành và ngấm vào máu ngay từ lúc còn nhỏ.

Thiệp chào năm mới

Nhân dịp năm mới, người gửi sẽ gửi thiệp chào năm mới để
cảm ơn tới những người đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong thời
gian qua. Thiệp cũng có thể gửi tới những người đã giúp trong
quá khứ dù không liên lạc hàng ngày nữa, hay gửi cho người
thân, bạn bè, để thống báo về tình hình trong năm qua và cũng
là cơ hội để tăng cường giao lưu.

Quà giữa năm/ Quà cuối năm

Đây là phong tục gửi quà tới người thân thiết hay là để cảm ơn
người khác đã giúp đỡ.

........

Phong tục tập quán ở Hàn Quốc :


Trang phục truyền thống của Hàn Quốc - Hanbok
Hanbok (한복) là trang phục truyền thống của Hàn Quốc và
trở thành đặc trưng riêng của đất nước này. Bộ trang phục này
có màu sắc sặc sỡ , các đường kẻ đơn giản và không có túi. Dù
tên gọi của nó là Hàn phục nhưng Hanbok chỉ đề cập đến trang
phục của triều đại Joseon và được mặc như là trang phục chính
thức trong các lễ hội truyền thống. 

Ăn uống ở Hàn Quốc


Các nhà hàng Hàn Quốc thường sẽ chuẩn bị sẵn các loại bàn
ghế ăn riêng mặc dù các phòng ăn riêng biệt luôn được thiết kế
chu đáo cho khách hàng. Người Hàn thường ít khi dùng ghế
ngồi ăn họ thường ngồi bệt trên sàn và họ thường dung thìa để
ăn cơm, đũa để ăn mì và các món khác, tay phải luôn dùng để
cầm thìa và đũa để ăn thức ăn và cũng đừng ngạc nhiên khi
bạn thấy người Hàn thổi bằng mũi vào thức ăn suốt bữa ăn.

.....

Một số phong tục, tập quán của Ma-lai-xi-a 

Khi gặp và chào người khác, người Mã lai hơi cúi đầu, đưa một
hoặc hai tay ra chạm vào một hoặc hai tay của người khác rồi đưa
bàn tay lên ngực.
Họ không bắt tay người khác giới đồng thời tránh những đụng
chạm kể cả ngẫu nhiên giữa những người không cùng giới. Khi
tiếp xúc với người Mã Lai, bạn cần có một số lưu ý: Tránh không
đụng chạm vào đầu người Mã Lai vì họ tin rằng đầu là nơi cư
ngụ của linh hồn hay thần linh, nếu đụng chạm vào đó đồng
nghĩa với việc bạn đã có hành động xúc phạm họ. Trước mặt
người Mã lai, bạn không đứng chống hai tay vào hông (chống
nạnh), vì đây là hành động biểu thị sự giận giữ. Khi ăn uống
không dùng tay trái vì phong tục người Mã lai chỉ dùng tay phải
để ăn uống. Đa số người dân Mã lai theo đạo Hồi vì vậy họ rất
giữ nghiêm giáo quy.

Họ không mời khách uống rượu mà chỉ mời trà, cà phê hoặc
nước ngọt, họ kiêng ăn thịt lợn, thịt chó. Trong giao tiếp người
Mã lai rất tuân thủ giờ giấc, coi trọng mũ áo chỉnh tề. Vì vậy nếu
bạn có những cuộc hẹn với người Mã lai vì bất cứ mục đích gì thì
tốt nhất là bạn nên đến thật đúng lúc.
 ........

Ví dụ Halal là gì ?

Halal (/həˈlɑːl/; tiếng Ả Rập: ‫حالل‬ ḥalāl), còn đánh vần halaal


là một từ tiếng Ả Rập, có nghĩa là "cho phép hoặc hợp pháp".

Trong kinh Quran, từ halal trái nghĩa với haram (bị cấm). Sự


đối lập nhị phân này được xây dựng thành một phân loại phức
tạp hơn được gọi là "5 phán quyết": Fard (Bắt buộc),
Mustahabb (khuyến nghị), Mubah (Trung lập), Makruh (khiển
trách), và Haram (Bị cấm).Faqīh (giới luật pháp Hồi giáo)
không đồng tình về việc thuật ngữ halal bao gồm hai hoặc bốn
loại đầu tiên trong số các loại này.Trong thời gian gần đây, các
phong trào Hồi giáo tìm cách huy động quần chúng và các tác
giả viết cho khán giả nổi tiếng đã nhấn mạnh sự phân biệt đơn
giản hơn của halal và haram .

Thuật ngữ halal đặc biệt liên quan đến luật ăn kiêng Hồi giáo,


và đặc biệt là thịt được chế biến và chuẩn bị theo các yêu cầu
đó.

Chứng nhận Halal là xác nhận rằng sản phẩm nào đó đạt yêu
cầu về các thành phần và hội đủ điều kiện trong sản xuất và
đáp ứng yêu cầu Tiêu chuẩn Halal.

Câu 6: Marketing trong GĐ CN 4.0 có đặc điểm gì?

Marketing trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang những
đặc điểm sau:
- Khách hàng trong thương mại điện tử được liên kết với nhau
qua mạng xã hội, do đó, doanh nghiệp không thể tiếp cận
người dùng một cách trực tiếp - như marketing 1.0 truyền
thống, mà buộc phải được sự chấp nhận của khách hàng.

- Tính kết nối trong mạng xã hội giúp khách hàng có quyền
chia sẻ và đánh giá dễ dàng về hoạt động của doanh nghiệp.
Chính vì thế, doanh nghiệp không thể tự định vị thương hiệu
của mình như các cách tiếp cận marketing trước đây, mà
quyền định vị thương hiệu của doanh nghiệp đã chuyển dịch
dần sang phía khách hàng.

- Marketing trong thời kì này không chỉ là marketing dưới góc


nhìn của doanh nghiệp (mô hình 4P phát triển lên mô hình 5P,
6P, 7P truyền thống) mà còn là marketing dưới góc nhìn của
khách hàng (mô hình 4C hiện đại: Co-creation - cùng thiết kê,
currency - chi phí, communal activation - lan truyền trong
cộng đồng, conversation – đối thoại với khách hàng).

Khách hàng trong marketing 4.0 có quyền tham gia vào tất cả
các khâu, từ thiết kế sản phẩm cho tới định giá và truyền thông
cho chính sản phẩm.

- Khác với các cách tiếp cận marketing trước đây, dịch vụ
chăm sóc khách hàng đã có sự thay đổi đáng kể. Doanh nghiệp
cho phép người dùng tham gia vào quá trình chăm sóc khách
hàng, sử dụng kết nối để chia sẻ với người dùng khác trong
quá trình hậu mãi.

- Khách hàng trong giai đoạn marketing 4.0 không chỉ đơn
giản là mua sản phẩm để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản
trong cuộc sống, mà còn để củng cố giá trị và cái tôi của bản
thân.

Trong xã hội số luôn phát triển không ngừng nghỉ, những cuộc
cách mạng công nghệ thông tin cho phép người tiêu dùng phát
triển nhu cầu cao hơn, tạo tiền đề cho sự chuyển dịch giữa thế
hệ marketing 3.0 sang 4.0.
Câu 7: Cho vài ví dụ thực tiễn về Marketing trên thị
trường Việt Nam...?

Bán kèm nhiều sản phẩm hơn

Một số tổ chức tập trung vào việc bán nhiều sản phẩm hơn cho
cùng một khách hàng. Chiến lược này hoạt động tốt cho các
công ty cung cấp văn phòng và ngân hàng, cũng như các nhà
bán lẻ trực tuyến. Bằng cách tăng số lượng sản phẩm được bán
cho mỗi khách hàng, bạn có thể tăng kích thước giỏ hàng trung
bình. Ngay cả một sự gia tăng nhỏ về quy mô giỏ hàng cũng
có thể có tác động đáng kể đến lợi nhuận mà không cần phải
chi tiền để có thêm khách hàng mới.

Lego – Rebuild the world ,Nó thực sự đặc biệt bởi vì,

Trong quảng cáo của họ, Lego nhìn xa hơn những đối thủ khác
trong ngành công nghiệp đồ chơi với những thách thức toàn
cầu như hiện nay.

Khi bạn xem quảng cáo, bạn sẽ có thể nhận thấy một số chủ đề
nổi cộm đang được thế giới quan tâm như:

 Săn bắt động vật hoang dã

 Nạn cháy rừng

 An ninh xã hội

 Không còn sự cá nhân hoá trong xã hội

Quảng cáo từ LEGO đã tập trung việc gửi đến một lời nhắn
một sự khuyến khích đến mọi người (những vị anh hùng) đang
có mong muốn phá vỡ điều đó, nhưng trước khi làm điều đó
thì hãy xây dựng lại thế giới lý tưởng của bạn thân bằng
LEGO.

Bằng cách nỗ lực cân bằng giữa hai yếu tố giải trí và vui nhộn
nhưng vẵn giữ lại được sự đặc biệt của Lego mà đoạn digital
marketing này đã thu hút được 12 triệu người xem ngay nền
tảng Youtube.

Thật sự phải nói rằng, ý tưởng cũng như cách tiếp cận vấn đề
của Lego đã mang đến một luồng gió mới trong nghệ thuật
marketing.

Bài học marketing

Chủ nghĩa tiêu dùng có đạo đức đang ngày càng phát triển
trong thời đại 4.0 hiện nay. Hãy thể hiện rằng bạn quan tâm
đến những thách thức mà người tiêu dùng phải đối mặt và tạo
sự khác biệt với đối thủ. Kết hợp kể chuyện vào các chiến dịch
của bạn để làm cho chúng trở nên đáng nhớ hơn.

HỌC ONLINE VÀ LÀM LMS BUỔI 3

* Từ trang 45 - 67 *
1. Phong tục lễ nghi một số nước mà bạn ưa thích;

2. Đơn vị đo lường quốc tế;

3. Nhãn hiệu, ký hiệu trên trái cây và các mặt hàng khác;

4. Mã vạch của Mỹ và Châu âu;

5. VIN,DUNS, JARN FORWARD.....là gì?

6. Ý nghĩa tên các nước?

7.Các trung tâm tài chính, chứng khoán quốc tế...

Bài làm

Câu 1: Phong tục lễ nghi một số nước mà bạn ưa


thích ?

  Mỗi nước trên thế giới đều có những phong tục tập quán riêng.
Trong đó có những phong tục lạ tạo nên nét văn hóa độc đáo. Sau
đây là những phong tục tập quán của một số nước mà e rất ấn
tượng :
+ Vài nét về phong tục tập quán của Nhật Bản :

- Ngâm người trong bồn tắm

Tắm bồn là 1 thói quen hàng ngày không thể thiếu được để xua tan
mệt mỏi của một ngày. Ở các nước khác thì tắm vòi hoa sen hay tắm
rửa trông bồn tắm là phổ biến, còn ở Nhật thì họ sẽ ngâm người
trong nước nóng trong bồn tắm. Phần lớn người Nhật sẽ ngâm người
hàng ngày để giữ cho cơ thể sạch sẽ.

- Đúng giờ

Người Nhật có thói quen đúng giờ. Đặc biệt thói quen này đã được
hình thành và ngấm vào máu ngay từ lúc còn nhỏ.

- Thiệp chào năm mới

Nhân dịp năm mới, người gửi sẽ gửi thiệp chào năm mới để cảm ơn
tới những người đã tạo điều kiện, giúp đỡ trong thời gian qua. Thiệp
cũng có thể gửi tới những người đã giúp trong quá khứ dù không
liên lạc hàng ngày nữa, hay gửi cho người thân, bạn bè, để thống báo
về tình hình trong năm qua và cũng là cơ hội để tăng cường giao lưu.

- Quà giữa năm/ Quà cuối năm

Đây là phong tục gửi quà tới người thân thiết hay là để cảm ơn
người khác đã giúp đỡ.
........

+ Vài nét về phong tục tập quán của nước Nga :

- Tục chúc sức khỏe ở Nga

Khi ai đó hắt hơi, sau đó sẽ có người nói với anh ta “Budte


zdorovy!” (chúc sức khỏe), dù người đó có quen biết hay không.
Điều đó làm mọi người xích lại gần nhau hơn và làm cho mối quan
hệ giữa họ trở nên thân thiết hơn.

Hắt hơi từ xưa được coi là điềm lành. Người ta cho rằng, nếu như
hắt hơi, tức là anh ta sẽ khỏe, còn mong muốn của anh ta thành sự
thật. Nếu như một người nói điều gì đó, và anh ta hắt hơi, có nghĩa là
điều anh ta nói là thật. Nếu như ai đó hắt hơi sau bữa tối, có nghĩa là:
con người hạnh phúc hắt hơi cho sự xuất hiện của một người mới
trong nhà, còn với người không hạnh phúc, ngược lại, là ai đó chết
hoặc đi xa. Nói “Bud zdorov!” cũng cho cả những con vật – chó và
mèo 

+ Tục ăn uống ở Afghanistan:

- Ở Afghanistan, một người khách nếu được chủ nhà mời đến ăn
tối cùng với gia đình họ thì đây hẳn là một vinh dự. Người khách đó
sẽ được đối xử như vua chúa, được ngồi ở khoảng cách xa nhất tính
từ cửa ra vào, chủ nhà sẽ gắp thức ăn cho khách đầu tiên. Những
phần thức ăn ngon nhất cũng sẽ được chủ nhà gắp dành phần đặt vào
chén (hoặc đĩa ăn) cho vị khách. Nếu trong quá trình ăn uống mà bạn
để rơi bánh mì trên bàn ăn, phải cúi xuống nhặt nó lên và… hôn nó,
sau đó đưa bánh mì chạm vào trán của bạn trước khi đặt nó đâu đó
trên sàn nhà.
 ........

Câu 2: Đơn vị đo lường quốc tế ?

+ Hệ đo lường quốc tế (SI):


(TiếngPháp: Système International
d'unités )
- là 1 hệ thống đo lường thống nhất được sử dụng rộng rãi
trên thế giới. Nó được sử dụng trong hoạt động kinh tế, thương
mại, khoa học, giáo dục và công nghệ của phần lớn
các nước trên thế giới ngoại trừ Mỹ, Liberia và Myanmar.

- Năm 1960, SI đã được chọn làm bộ tiêu chuẩn thu gọn của hệ


đo lường mét - kilôgam - giây hiện hành, hơn là của hệ thống
đo lường cũ xentimét - gam - giây.

Một số đơn vị đo lường mới được bổ sung cùng với sự giới


thiệu của SI cũng như vào sau đó. SI đôi khi được tham chiếu
tới như là hệ mét (đặc biệt tại Mỹ, là quốc gia vẫn chưa thông
qua việc sử dụng hệ đo lường này mặc dù nó đã được sử dụng
rộng rãi trong những năm gần đây, và tại Vương quốc Liên hiệp
Anh và Bắc Ireland, là quốc gia mà việc chuyển đổi vẫn chưa
hoàn thành). Hệ đo lường quốc tế tham chiếu đến các tiêu
chuẩn đặc trưng của đo lường có nguồn gốc hoặc mở rộng từ hệ
mét; tuy nhiên, không phải toàn bộ các đơn vị đo lường của hệ
mét được chấp nhận làm đơn vị đo lường của SI.

- Có 7 đơn vị cơ bản và một số đơn vị dẫn xuất, cùng với 1 bộ


các tiền tố. Các đơn vị đo lường phi SI có thể chuyển đổi sang
đơn vị đo lường của SI (hoặc ngược lại) phù hợp với các hệ số
chuyển đổi đơn vị đo lường. Hầu hết mọi đơn vị phi SI đã được
định nghĩa lại theo các đơn vị của SI.
Câu 3: Nhãn hiệu, ký hiệu trên trái cây và các mặt
hàng khác;

Tại quầy hoa quả của siêu thị hay các cửa hàng chuyên thực phẩm
nhập khẩu, người ta thường thấy trên mỗi trái táo, lê, cam... đều
được dán tem, nhưng rất ít người biết đến thông tin cần thiết đằng
sau những số kí tự kia.

+ Mã số trên tem được gọi là PLU code, viết tắt của từ Price
Look-up.

-Biết được mã PLU sẽ giúp bạn lựa chọn thực phẩm mà gia đình
mình ưu tiên dùng.
Phóng viên Trí Thức Trẻ đã tìm hiểu về vấn đề này, đồng thời
trực tiếp đi khảo sát tem dán trên hoa quả nhập khẩu bán tại siêu
thị và ghi lại những hình ảnh bên dưới đây.

+ 3###: Ứng dụng bức xạ i-on hóa

- Nếu trên tem có bốn chữ số, bắt đầu bằng số 3, thì đó là kí hiệu
của hoa quả được xử lý bằng công nghệ bức xạ i-on hóa.
-Công nghệ chiếu xạ thực phẩm này sử dụng chính nguồn năng
lượng bức xạ ion để xử lý thực phẩm, nâng cao chất lượng vệ
sinh an toàn thực phẩm và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.
-Tia bức xạ có tác dụng gây tổn thương cơ chất di truyền (phân tử
ADN) làm bất hoạt khả năng sinh sản của vi sinh vật gây bệnh,
gây hại, kể cả dạng sinh dưỡng và bào tử, các nang kí sinh trùng
và các siêu vi trùng.
-Công nghệ chiếu xạ thực phẩm đòi hỏi cơ sở chiếu xạ và cơ sở
chế biến thực phẩm phải tuân thủ những yêu cầu nhất định về
liều chiếu, quy cách bảo quản sản phẩm và điều kiện lưu kho, vận
chuyển, chế biến sau khi chiếu xạ.
Liều lượng chiếu này tùy thuộc theo luật của từng nước, ví dụ
như Mỹ theo quy định của FDA, Việt Nam theo quy định của Bộ
Y tế.
+ 4###: Phương pháp trồng trọt phổ thông

Nếu trên tem có bốn chữ số, bắt đầu bằng số 4 thì đó là kí hiệu
của trái cây được trồng bằng công nghệ thông thường, nghĩa là có
sử dụng các loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích
tăng trưởng, phân bón vô cơ, v.v... theo liều lượng đúng quy
chuẩn.

+ 9####: Phương pháp trồng hữu cơ

Nếu trên tem có năm chữ số bắt đầu bằng số 9, đó là sản phẩm
hữu cơ.
Nông sản hữu cơ không phải nông sản trồng tại vườn nhà.

+ Hiện nay, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản và
nhiều nước khác yêu cầu các nhà sản xuất để có được Chứng nhận
Hữu cơ đều phải tuân thủ theo các quy chuẩn nghiêm ngặt được thiết
lập bởi các nước và các tổ chức thương mại quốc tế, cụ thể là:
- Úc: NASAA
- Liên minh Châu Âu: EU - Eco
- Ấn Độ: NPOP (Chương trình quốc gia về sản xuất hữu cơ)
- Indonesia: BIOCert do Bộ Nông Nghiệp Indonesia cấp
- Nhật Bản: JAS
- Hoa kỳ: Chương trình Hữu cơ Quốc gia NOP
Đáng chú ý hiện nay trên thế giới, danh sách các quốc gia đã có quy
định và thực hiện đầy đủ quy định về nông nghiệp hữu cơ đang ngày
càng tăng.
Châu Á bao gồm các nước Nhật Bản, Đài Loan, Nam Triều Tiên,
Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam không nằm trong danh sách này
.
+ 8####: Biến đổi gen

- Nếu bạn thấy tem có năm chữ số bắt đầu bằng số 8, đó là sản
phẩm biến đổi gen.
- Hiện nay, nông sản biến đổi gen đang gây tranh cãi và vấp phải
phản đối trên diện rộng, đặc biệt là Liên minh Châu Âu và một vài
quốc gia Châu Á khác.
Bên cạnh đó, quy định về dán tem nhãn chưa hoàn toàn mình bạch,
nên từ lý thuyết đến thực tế vẫn còn là một khoảng cách, khi không
tìm thấy sản phẩm nào được dán nhãn năm chữ số, bắt đầu bằng số 8
(8####) ngoài thị trường.

- Đặc điểm chung của nhóm này là giá cả phải chăng, hình thức bắt
mắt, đa dạng từ màu sắc tới chủng loại vô cùng phong phú.

- Trong số đó có một loại Táo đỏ được dán nhãn "Hữu cơ"


(Organic), tuy nhiên không có dãy số 9#### như quy định.
- Các loại nông sản đạt chuẩn Organic với chứng nhận đạt chuẩn của
các nước thường có giá tương đối cao và chủ yếu bán tại một vài cửa
hàng chuyên kinh doanh trái cây, thực phẩm nhập khẩu.
- Giá của loại quả dao động từ trên 300.000đ đến 400.000đ/kg, hình
thức không có gì đáng chú ý, size quả tương đối nhỏ, không đồng
đều, mùi vị chưa thật sự đặc trưng.

- Biết được mã PLU có thể giúp bạn lựa chọn loại thực phẩm mà gia đình
ưu tiên dùng, tuy nhiên trong trường hợp quản lý kém, việc làm giả tem
PLU là điều có khả năng xảy ra

Câu 4: .Mã vạch của Mỹ và Châu âu:

+Mã vạch của Mỹ:

- Ngày nay, nhu cầu mua hàng xách tay hay trên các website thương
mại của Mỹ như Ebay, Amazon rất lớn.

- Tuy hàng của Mỹ rất tốt nhưng cũng bị làm giả rất nhiều. Do đó,
các bạn cần biết cách để kiểm tra đâu là hàng thật, đâu là hàng giả.
- Và một trong các cách kiểm tra nhanh, dễ và chính xác nhất đó là
dựa vào mã vạch Mỹ được in trên sản phẩm.

Nguyên nhân là bởi các sản phẩm chính hãng đều được in mã vạch
và mỗi mã vạch chỉ tương ứng duy nhất với một sản phẩm. Hơn nữa,
mã vạch cũng rất khó để làm nhái.
Dưới đây là mã vạch nước Mỹ mà các bạn cần biết để kiểm tra sản
phẩm dễ hơn:

Mã vạch Mục đích sử dụng

000 – 019  GS1 Mỹ (United States) USA

Phân phối giới hạn (Restricted distribution), mã vạch này thường chỉ cung cấp cho sử
020 – 029
dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)

030 – 039  GS1 Mỹ (United States)

Phân phối giới hạn (Restricted distribution), mã vạch này thường chỉ cung cấp cho sử
040 – 049
dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)

050 – 059 Coupons

060 – 139 GS1 Mỹ (United States)

200 – 299 Phân phối giới hạn (Restricted distribution), mã vạch này thường chỉ cung cấp cho sử
029 dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)

+ Các nước Châu Âu :

- Nước Đức:

Hiện nay trên thế giới đang áp dụng 2 hệ thống mã số hàng hóa đó là
Hệ thống UPC và hệ thống EAN. Và hàng hóa nước Đức thuộc hệ
thống EAN. Được biết mã vạch hàng hóa của Đức bắt đầu từ số 400
– 440. Khi mua hàng hóa bất kì, bạn hãy xem mã vạch của sản phẩm
đó có chữ số đầu có nằm trong khoảng 400 – 440 hay không để xác
minh mặt hàng đó có phải là của nước Đức không nước
Nước Anh: 500 – 509 GS1 Anh Quốc (UK)

Nước Bồ Đào Nha: 560 GS1 Bồ Đào Nha (Portugal),....

Câu 5:  VIN,DUNS, JARN FORWARD.....là gì?

+ VIN:

VIN (hay còn gọi là số khung) là từ viết tắt của Vehicle


Identification Number,

bao gồm 17 ký tự và được đánh số theo nhiều cách khác nhau. Hệ


thống VIN ở châu Âu khác Bắc Mỹ, khác với ký hiệu VIN quốc tế
và được quy định theo chuẩn ISO 3833. Đây là một trong những
thông tin quan trọng nhất mà người mua cần biết khi kiểm tra xe cũ.
Ký tự thứ 10 được ghi theo nguyên tắc sau: trước năm 2000 là chữ
cái còn sau đó là chữ số. Ví dụ, 1997(V), 1998(W), 1999(X),
2000(Y), 2001(1), 2002(2),...

Nói chung, VIN có thể xem như là "chứng minh thư" của một chiếc
xe sau khi xuất xưởng. Các cơ quan như cảnh sát, bảo hiểm, đăng
kiểm sẽ ghi tình trạng của chiếc xe theo VIN chứ không theo biển
số.
+ DUNS:

- Số DUNS (viết tắt của Data Universal Numbering System) là dãy


số gồm 9 chữ số có tính duy nhất, dùng để xác thực thông tin của
một doanh nghiệp. Mã số này được cấp cho các doanh nghiệp bởi
Tập đoàn Dun & Bradstreet (D&B), sau khi đã xác minh chắc chắn
các thông tin về doanh nghiệp đó. 

- Số DUNS còn có các tên gọi khác như: DUNS, D-U-N-S, mã


DUNS, mã số DUNS, DUNS number, mã số doanh nghiệp toàn cầu,
D-U-N-S Registered Seal, D-U-N-S® Registered™... 

- Mã số D-U-N-S® Registered™ cũng là mã số nhận dạng duy nhất


cho một thực thể kinh doanh và được công nhận toàn cầu. Đây cũng
là tiêu chuẩn toàn cầu để xác minh doanh nghiệp, được sử dụng bởi
mọi doanh nghiệp tham gia giao dịch quốc tế; được công nhận,
khuyến nghị hoặc yêu cầu bắt buộc phải có bởi 200 tổ chức chính
phủ, các hiệp hội thương mại và ngành nghề trên toàn thế giới. 

- Nếu một công ty muốn thực hiện giao dịch quốc tế, công ty đó bắt
buộc phải có mã DUNS. Đây sẽ là cơ sở để công ty đối tác có thể
xác định hồ sơ doanh nghiệp đó, cũng như giúp doanh nghiệp đó gia
tăng sự tin cậy và tín nhiệm toàn cầu.

+ JARN FORWARD:

- Quy tắc xuất xứ chủ đạo đối với hàng dệt may trong TPP là “yarn-
forward” (“từ sợi trở đi’), hay còn gọi là quy tắc “ba công đoạn”.
Quy tắc này được hiểu một cách chung nhất là tất cả các công đoạn
sản xuất hàng dệt may từ sợi trở đi, bao gồm (i) kéo sợi, dệt và
nhuộm vải; (ii) cắt và (iii) may quần áo phải được thực hiện trong
nội khối TPP.

Đây là quy tắc xuất xứ chặt chẽ nhất về dệt may mà Việt Nam từng
cam kết trong một FTA (các FTA trước đây của Việt Nam, quy tắc
xuất xứ đối với hàng dệt may chủ yếu là quy tắc đơn giản “cắt và
may” trừ FTA ASEAN-Nhật Bản và Việt Nam – Nhật Bản là áp
dụng quy tắc “từ vải trở đi”). TPP chỉ chấp nhận 03 mặt hàng được
áp dụng quy tắc “cắt và may” là vali, túi xách; áo ngực phụ nữ; và
quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp. Ngoài ra, Chương Dệt may của
TPP cũng quy định một số ngoại lệ và linh hoạt đối với quy tắc xuất
xứ “từ sợi trở đi” (ví dụ nguyên tắc tỷ lệ tối thiểu, các mã nguyên
liệu thuộc danh mục nguồn cung thiếu hụt<).

Câu 6: Ý nghĩa tên các nước?

+ Tên các nước Đông Nam Á:

Tên Nước Tên tiếng Việt Đầy Đủ Ý Nghĩa

Tên gọi Việt Nam là tên viết tắt của


Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam An Nam và Việt Thường, ý chỉ đất
Việt Nam
của người Việt ở phía Nam

Campuchia Vương quốc Campuchia  

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân


Lào Quốc gia triệu voi
Lào

Thái Lan vương quốc Thái Lan Quốc gia của người tự do

Khỏe mạnh, cường tráng hay vùng


Myanmar Cộng hòa liên bang Myanmar
rừng núi xa xôi

Malaysia Malaysia Đất nước của vùng núi non

Singapore Cộng hòa Singapore Là thành sư tử


Indonesia Cộng hòa Indonesia Đất nước nhiều quần đảo

Brunei Cộng hòa Indonesia Quả xoài

Tên của quốc gia này được đặt theo


Philippines Cộng hòa Philippines tên của vua Pilipinas II của Tây Ban
Nha

Tên gọi Đông Timor mang ý nghĩa


Cộng hòa Dân chủ Đông là phía Đông trong tiếng Indonesia,
Đông Timor
Timor trong tiếng Bồ Đào Nha nghĩa đen
là Đông Đông

+ Tên gọi các nước khu vực Đông Á :

Tên Nước Tên tiếng Việt Đầy Đủ Ý Nghĩa

Tên gọi Trung Hoa là tên ghép từ


Cộng hòa Nhân dân Trung Trung Quốc (đất nước nằm ở vị trí
Trung Quốc
Hoa trung tâm) và Hạ Hoa (dân tộc được
sinh ra tại núi hoa và sông Hạ)

đất nước có nguồn gốc mặt trời hoặc


Nhật Bản Nhật Bản quốc
đất nước mặt trời mọc

Mông Cổ Cộng hòa Mông Cổ  

Hàn Quốc Đại Hàn dân quốc Đại Hàn mang ý nghĩa là rất to lớn.
Còn Dân quốc có nghĩa là quốc gia
của nhân dân. Như vậy ý nghĩa của
tên nước Hàn Quốc là đất nước rộng
lớn của nhân dân

Bắc Triều Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Đất nước ánh sáng của mặt trời đầu
Tiên Triều Tiên tiên

Đài Loan Trung Hoa Dân Quốc  

+ Tên gọi của các nước khu vực Nam Á :

Tên Nước Tên tiếng Việt Đầy Đủ Ý Nghĩa

Tên của đất nước này lấy theo tên


Ấn Độ Cộng hòa Ấn Độ
sông Indus

Pakistan có nghĩa là đất nước tinh


Pakistan Cộng hòa Hồi giáo Pakistan
túy

Banglades Cộng hòa Nhân dân


Quê hương của người Bengal
h Bangladesh

Nepal Cộng hòa Liên bang Nepal  

Bhutan Vương quốc Bhutan Biên thùy nơi đất Tạng hay hiểu
một cách đơn giản thì đây là ý chỉ
điểm cuối của cao nguyên Tây Tạng

Cộng hòa dân chủ xã hội chủ


Sri Lanka Hòn đảo linh thiêng
nghĩa Sri Lanka (Ceylon)

Maldives Cộng hòa Maldives Đảo cung điện

Afghanist Nhà nước Hồi giáo


Vùng đất của người Afghan
an Afghanistan

Tên gọi của các nước khu vực Trung Á :

Tên
Tên tiếng Việt Đầy Đủ Ý Nghĩa
Nước

Kazakhsta
Cộng hòa Kazakhstan Đất nước của người tự do
n

Uzbekista
Cộng hòa Uzbekistan Đất nước của người Uzbek
n

Turkmeni
Turkmenistan Vùng đất của người Turkmen
stan

Ý nghĩa của Tajikistan là vùng đất


Tajikistan Cộng hòa Tajikistan
của người Tajik
Kyrgyzsta
quốc gia này là Kyrgyzstan  
n

+Tên các nước ở Tây Á và ý nghĩa:

Tên Nước Tên tiếng Việt Đầy Đủ Ý Nghĩa

Iran Cộng hòa Hồi giáo Iran Đất nước của người cao quý

Iraq Cộng hòa Iraq  

Ả Rập Xê
Vương quốc Ả Rập Saudi Ả Rập của tộc người Saud
Út

Kuwait Nhà nước Kuwait Tòa thành nhỏ

Qatar Nhà nước Bahrain  

Bahrain Nhà nước Bahrain Hai nguồn nước

Palestine Nhà nước Palestine Đất nước của người Philistines

Nhà nước Israel (hay Nhà


Israel Kẻ vật nhau với Chúa
nước Do Thái)

UAE Tiểu vương quốc Ả Rập  


thống nhất

Oman vương quốc Oman Vùng đất yên tĩnh

Yemen Cộng hòa Yemen Yemen là tay phải

Vương quốc Hashemite Quốc gia này là cuộn chảy (ý chỉ


Jordan
Jordan nước chảy Mạnh từ trên cao xuống

Syria Cộng hòa Ả Rập Syria  

Lebanon quốc gia này cũng là Lebanon Núi trắng

Thổ Nhĩ Đất nước của những con người


Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ
Kỳ dũng cảm

...........

Câu 7: Các trung tâm tài chính, chứng khoán quốc


tế...

Trong bối cảnh thế giới kinh tế thế giới có nhiều biến động do dịch
bệnh, thiên tai thì các trung tâm tài chính lớn nhất thế giới vẫn đủ
khả năng chống chọi và đứng vững. Trong xếp hạng của Chỉ số
Trung tâm tài chính toàn cầu (GFCI), do tập đoàn tư vấn Z/Yen của
Anh thực hiện thì hiện nay các trung tâm tài chính lớn tập trung chủ
yếu tại một số nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Nhật
Bản…

Sau đây là top 10 các trung tâm tài chính lớn nhất thế giới:
1.Toronto (GFCI 707) – Canada :

Toronto là thành phố danh tiếng của Canada, nơi đây tập trung nhiều
tập đoàn tài chính đa quốc gia cùng các công ty bảo hiểm lớn của
Bắc Mỹ và thế giới. Ngành tài chính Toronto chủ yếu tập trung ở
Bay Street, một con đường lớn nằm trên Thành phố Toronto. Thị
trường trứng khoán của Toronto cũng nằm tại con đường này và là
thị trường chứng khoán lớn thứ 7 trên thế giới. Ngoài tài chính,
Toronto cũng phát triển truyền thông, viễn thông, xuất bản, công
nghệ thông tin và công nghiệp sản xuất phim.

2. Boston (GFCI 709) – Mỹ


Boston là một thành phố thuộc nước Mỹ, Boston phát triển mạnh các
hoạt động tài chính, dịch vụ, công nghệ tin học, công nghệ thông tin.
Đặc biệt nền công nghiệp tài chính của Boston đặc biệt phát triển rất
mạnh các quỹ tương hỗ và bảo hiểm.
3. San Francisco (GFCI 711) – Mỹ
San Francisco là thành phố và là một quận, là một trung tâm văn hóa
và tài chính hàng đầu của Bắc California và vùng vịnh San
Francisco. San Francisco có nền kinh tế phát triển khá đa dạng từ tài
chính đến du lịch, công nghệ. Ở đây cũng tập trung nhiều tập đoàn
tài chính lớn, ngân hàng đa quốc gia, các công ty tài chính đầu tư
mạo hiểm, các công ty của Fortune 500.

4. Thủ đô Washington (GFCI 712) – Mỹ


Washington là thủ đô của nước Mỹ, được thành lập vào năm 1790
đây là trung tâm văn hoá chính trị, ngoại giáo, kinh tế lớn của nước
Mỹ. Washington phát triển ngành công nghiệp trong lĩnh vực tài
chính, giáo dục, chính sách công và nghiên cứu khoa học. Nơi đây
cũng đặt các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng thế giới WB, Quỹ
Tiền tệ quốc tế, Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ , Ngân hàng phát
triển liên Mỹ.
5. Zurich (GFCI 714) – Thụy Sĩ
Zurich là thành phố lớn nhất Thuỵ Sĩ, cũng là trung tâm tài chính,
văn hoá lớn của Thuỵ Sĩ và cũng là một trong những thành phố toàn
cầu thế giới. Thị trường chứng khoán đặt tại Zurich là thị trường
chứng khoán lớn thứ 4 toàn cầu. Tuy thanh phố này chỉ có 1,3 triệu
người nhưng đây là nơi đặt trụ sở của những tập đoàn tài chính lớn
và các ngân hàng khổng lồ.

6. Tokyo (GFCI 728) – Nhật Bản


Tokyo là thủ đô của Nhật Bản, đây là trung tâm văn hoá, chính trị,
ngoại giao và kinh tế của nước Nhật. Và hơn thế nữa nó còn là trung
tâm tài chính lớn của thế giới. Đây là nơi đặt trụ sở của các ngân
hàng đầu tư, các công ty bảo hiểm lớn nhất thế giới. Ngoài ra nơi
đây còn tập trung các ngành công nghiệp giao thông vận tải, sản
xuất, điện tử và phát thanh truyền hình của Nhật Bản.
7. Hong Kong (GFCI 753)
Hong Kong là một đặc khu hành chính của Trung Quốc, những vẫn
duy trì luật pháp và quyền tự trị riêng theo mô hình “một quốc gia
hai chế độ”. Hong Kong ngay nay vô cùng phát triển, đặc biệt là nền
công nghiệp dịch vụ tài chính. Đây là một trong những trung tâm tài
chính lớn nhất thế giới khi có tới 100 ngân hàng lớn nhất thế giới
đều có mặt tại Hong Kong.

8. Singapore (GFCI 755) – Singapore


Singapore là một đất nước nhỏ nằm ở khu vực Đông Nam Á nhưng
lại vượt qua nhiều trung tâm tài chính lớn trên thế giới để trở thành
là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới. Singapore
là trung tâm ngoại thối, trao đổi hàng hóa, trung tâm quản lý tài sản
đồng thời là trung tâm chính tạo thu nhập thương mại ổn định cho
châu Á.
9. New York (GFCI 792) – Mỹ
New York là một trong những thành phố toàn cầu và trung tâm tài
chính hàng đầu thế giới mà đại diện là Wall Street. Thành phố New
York có tầm ảnh hướng rất lớn đến thương mại, tài chính, văn hóa,
thời trang và giải trí toàn cầu. Được xem là một trong những trung
tâm thương mại lớn nhất về tài chính công nợ, chứng khoán công,
chứng khoán tư, quản lý quỹ đầu tư, khối lượng tiền tệ sáp nhập và
mua lại lớn nhất thế giới.

10. London (GFCI 800) – Anh


Từ thế kỷ 19, Thành phố London đã chiếm vị thế trong ngành tài
chính của thế giới và đến nay nó vẫn giữ vị trí đó. London là một
trong những thành phố toàn cầu, có ảnh hưởng trực tiếp đến nền
kinh tế của toàn thế giới. Là trung tâm lớn nhất về thị trường phái
sinh, ngoại hối, tiền tệ, bảo hiểm, tín dụng. Nhờ vị trí thuận lợi giữa
châu Á và khu vực Bắc Mỹ, lại nằm ngay trung tâm của châu Âu.
HỌC ONLINE VÀ LÀM LMS BUỔI 4
* Từ trang : 68 -114 *

1. Phân biệt hành vi, động thái, nhu cầu của khách hàng;

2. Phân loaị khách hàng theo các tiêu chí khác nhau;

3. MBTI là gì? Bạn thuộc nhóm nào?

4. Phân biệt khách hàng là DN và cá nhân( B to B và B to C);

5. Cách nhìn người đoán tướng;

6. Phân biệt đặc tính của nam và nữ...;

7. Cách thiết kế và kinh doanh 1 cửa hàng dành cho thiếu nhi
trong thực tiễn...

Bài làm

Câu 1: Phân biệt hành vi, động thái, nhu cầu của
khách hàng
+ Hành vi khách hàng :

“The dynamic interaction of affect and cognition, behaviour, and


environmental events by which human beings conduct the exchange
aspect of their lives”.

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ, hành vi khách hàng được định nghĩa
là những tương tác qua lại của các yếu tố sự kiện, hành vi, tri thức,
ảnh hưởng từ môi trường tác động làm thay đổi nhận thức, suy nghĩ,
hành vi của con người.

“The study of how individuals, groups and organisations select, buy,


use and dispose of goods, services, ideas, or experiences to satisfy
their needs and wants.”

“ Theo Kotler và Keller, hành vi khách hàng là nghiên cứu lựa chọn,
mua, sử dụng, vứt bỏ sản phẩm, dịch vụ trải nghiệm của cá nhân,
nhóm, tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ. Nó đề cập tới những
hành vi của người mua hàng trên thị trường và những động cơ sâu
bên trong của những hành vi đó.”

+ Động thái của khách hàng :

là hành động thực tế, toàn bộ hành động mà người tiêu dùng bộc lộ


ra trong quá trình tìm hiểu, mua sắm, đánh giá cho sản phẩm dịch vụ
nhằm thoả mãn nhu cầu của họ. ... liên quan đến việc mua sắm và sử
dụng hành hoá, dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân

Ví dụ :

+ Đối với xịt khử mùi, nhãn hàng có thể phân phối nhiều sản phẩm
với các mùi khác nhau. Như có mùi nhẹ nhàng, mùi hương liệu, mùi
mặn nồng,…

+ Khách hàng A trước khi mua nhẫn cặp trên shopee, họ sẽ


tham khảo các shop bán trang sức loại đó. Tiếp theo đó là đọc
qua phản hồi của người khác, được đánh giá mấy sao,…. Cuối
cùng mới chọn mua sản phẩm ưng ý nhất.

MÔ HÌNH HÀNH VI MUA


CỦA KHÁCH HÀNG B-C
Tác động marketing Đặc điểm Quá trình ra QĐ Quyết định của
& các tác động khác Người mua của người mua người mua

+ Nhu cầu của khách hàng:

Nhu cầu là mong muốn thúc đẩy người tiêu dùng mua bán một sản
phẩm hoặc dịch vụ. Các công ty muốn bán được hàng cần phải tập
trung vào việc đáp ứng nhu cầu này của khách hàng thông qua việc
hỗ trợ họ giải quyết các vấn đề hoặc cung cấp những thông tin, giá
trị hữu ích.

Dưới đây là 16 dạng cơ bản nhu cầu của khách hàng :

Đối với sản phẩm:

1. Chức năng

Khách hàng mong muốn sản phẩm sẽ hoạt động theo đúng chức
năng nó được giới thiệu để giúp họ xử lý các vấn đề của mình.

2. Giá cả

Khách hàng thường có những giới hạn chi tiêu cho các sản phẩm
mình cần mua
3. Sự tiện lợi

Sản phẩm cần là một giải pháp tiện lợi và dễ dàng để khách hàng xử
lý vấn đề của mình

4. Cách sử dụng

Cách sử dụng sản phẩm nên rõ ràng và dễ hiểu để không tạo thêm
những trở ngại không cần thiết cho khách hàng

5. Thiết kế

Khách hàng muốn thiết kế của sản phẩm phù hợp và dễ dàng để sử
dụng

6. Sự tin cậy

Sản phẩm cần thể hiện các tính năng đúng như quảng cáo và giới
thiệu mỗi khi khách hàng sử dụng nó

7. Khả năng thể hiện

Sản phẩm cần thể hiện chính xác để giúp khách hàng đạt được mục
tiêu

8. Sự hiệu quả

Khách hàng muốn sản phẩm hoạt được hiệu quả để tránh lãng phí
thời gian không cần thiết

9. Khả năng tương thích

Khách hàng cần những sản phẩm có khả năng tương thích và phù
hợp cao với những sản phẩm khách mà họ đang sử dụng.
Đối với dịch vụ:

10. Sự đồng cảm


Khi khách hàng tìm mua các hàng hóa và dịch vụ, họ muốn nhân
viên bán hàng sẽ là những người hiểu vấn đề họ đang gặp phải và
thông cảm với họ

11. Sự công bằng

Từ các vấn đề về giá cả, dịch vụ đến các điều khoản hợp đồng,
khách hàng đều muốn nhận được sự công bằng từ các công ty

12. Sự minh bạch

Khách hàng muốn công ty cung cấp sản phẩm phải thật minh bạch.
Khi thay đổi giá cả, dịch vụ hay có những mất mát xảy ra, khách
hàng cũng xứng đáng nhận được các thông báo chính xác và cởi mở
của doanh nghiệp

13. Khả năng kiểm soát

Khách hàng muốn cảm thấy họ có quyền kiểm soát mối liên hệ với
doanh nghiệp kể từ khi bắt đầu đến lúc mua hàng và cả sau đó, vì
vậy hãy tạo cơ hội giúp họ dễ dàng quay lại sau khi mua hàng, như
đổi trả hàng, thay đổi các lựa chọn,..

14. Có sự lựa chọn

Khách hàng cần những lựa chọn khi họ đã quyết định mua từ một
doanh nghiệp. Hãy cung cấp cho họ các lựa chọn về sản phẩm, cách
thanh toán, các gói sử dụng,.. để khách hàng tự do lựa chọn

15. Thông tin

Khách hàng cần thông tin kể từ khi họ bắt đầu tiếp cận được với
nhãn hàng đến vài tháng sau khi mua. Vì vậy, các doanh nghiệp nên
đầu tư vào việc cung cấp các nội dung cung cấp và hướng dẫn khách
hàng, giao tiếp với họ để đảm bảo khách hàng đã có đầy đủ các
thông tin mình cần
16. Khả năng tiếp cập dịch vụ
Khách hàng muốn được tiếp cận các dịch vụ và hỗ trợ. Điều này gợi
ý các doanh nghiệp cung cấp các kênh thông tin tương tác hai chiều
trong các dịch vụ khách hàng.

Tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách để thu hút và giữ chân
khách hàng dựa trên việc cung cấp các giá trị và đáp ứng những nhu
cầu của khách hàng mà chúng ta đã biết ở trên

Câu 2 : Phân loại khách hàng theo các tiêu chí khác
nhau:

5 tiêu chí phân loại khách hàng cơ bản của doanh nghiệp :

Phân loại khách hàng đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu
trong chăm sóc khách hàng. Phân loại khách hàng hiệu quả sẽ giúp
doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, nắm bắt được tâm lý và nhu cầu của
khách hàng để đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
 
1, Phân loại theo nguồn lợi khách hàng đem lại cho công ty :

- Khách hàng siêu cấp: khách hàng hiện hữu (là những khách hàng
có mối quan hệ trên một năm hoặc đã từng giao dich với doanh
nghiệp). Căn cứ vào lợi nhuận để xếp thứ tự thì những khách hàng
đem lại trên 1% lợi nhuận cho doanh nghiệp được gọi là khách hàng
siêu cấp.

- Khách hàng lớn: Những khách hàng tiếp theo chiếm dưới 4%
trong khách hàng hiện có được gọi là khách hàng lớn. Khách hàng
siêu cấp và khách hàng lớn có thể đem lại giá trị rất lớn cho doanh
nghiệp nhưng số lượng lại không nhiều bằng khách hàng vừa và nhỏ,
hơn nữa giá trị này chỉ thực hiện được trong tương lai. Vì thế đòi hỏi
các nhân viên phục vụ khách hàng phải có con mắt nhìn xa trông
rộng để nhận ra những khách hàng này, doanh nghiệp cũng phải
nhẫn nại để mở ra sự hợp tác trong tương lai.
 
- Khách hàng vừa: 15% trong số khách hàng hiện có gọi là khách
hàng vừa. Khách hàng này không mang lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp như khách hàng lớn nhưng khách hàng này đem lại giá trị
thực tại rất lớn cho doanh nghiệp.
 
2, Phân loại khách hàng căn cứ vào tiêu chuẩn tính chất khác
nhau của khách hàng :
 
- Khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân
 
- Khách hàng là các cửa hàng bán buôn, các cửa hàng kinh doanh
tiêu thụ và người tiêu dùng cuối cùng.
 
- Khách hàng là doanh nghiệp mô hình lớn, vừa và nhỏ.
 
- Khách hàng là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ và các cơ quan quản
lý Nhà nước cấp trung ương, địa phương.
 
Việc lựa chọn tiêu chuẩn để phân loại khách hàng căn cứ vào nhu
cầu quản lý nguồn thông tin khách hàng khác nhau của doanh
nghiệp để đưa ra quyết định nhằm thỏa mãn nhu cầu kinh doanh
không giống nhau của từng doanh nghiệp.
 
3, Phân loại khách hàng theo khu vực sở tại :
 
- Căn cứ vào khu vực sở tại có thể chia thành: khách hàng bản địa,
khách hàng ngoại tỉnh và khách hàng quốc tế...
 
- Căn cứ vào vùng trực thuộc có thể chia thành khách hàng thành
phố, khách hàng thị trấn và khách hàng nông thôn.
 
4, Phân loại theo giai đoạn bán hàng :

+ Theo định nghĩa truyền thống thì khách hàng là bên có nhu cầu
mua sản phẩm hoặc dịch vụ, cùng với sự coi trọng công tác phục vụ
sau bán hàng và sự phát triển các hình thức khách hàng trên thị
trường, các doanh nghiệp ngày nay ngày càng chú trọng duy trì
khách hàng vốn có và mở rộng những khách hàng tiềm ẩn. Vì
thế,doanh nghiệp có thể căn cứ vào sự khác nhau củ giai đoạn trước,
trong và sau khi bán hàng để phân loại thông tin khách hàng : thông
tin khách hàng tiềm năng, thông tin khách hàng hiện thời và thông
tin khách hàng trước đây.
 
5, Phân loại khách hàng theo mối quan hệ của khách hàng
với công ty :
 
+ Khách hàng trung thành: Là khách hàng trung thành với sản
phẩm của công ty nhưng khả năng bán hàng không lớn.

+ Khách hàng tăng trưởng mạnh: Là khách hàng có khả năng bán
hàng lớn.
 
+ Khách hàng không có tiềm năng : Là những khách hàng vốn có
của công ty nhưng bán hàng chậm và không thây sự phát triển trong
tương lai.
 
+ Khách hàng cần quan tâm và chăm sóc.

Câu 3: MBTI là gì? Bạn thuộc nhóm nào?


MBTI là tên viết tắt của thuật ngữ “Myers Briggs Type Indicator”.
Đây là tên gọi của một bộ công cụ khám phá tính cách con người
qua 16 câu hỏi trắc nghiệm và 4 tiêu chí đánh giá.

(16 nhóm tính cách trong phương pháp khám phá tính
cách MBTI)

Trắc nghiệm tính cách MBTI dựa trên câu trả lời của mỗi người cho
các câu hỏi để suy ra những cá tính, cách riêng biệt của họ. MBTI
dựa trên sự phát triển của nền tảng của nghành tâm lý học có độ
chính xác rất cao. MBTI đang trở nên phổ biến gần đây với nhiều
người tham gia test này và xuẩ hiện những khóa học chuyên sau về
nó.

+ Các tiêu chí đánh giá trong MBTI :

1, Xu hướng tự nhiên:

- Hướng ngoại (Extraversion)     >< Hướng nội (Introversion)


- Hướng nội là hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí
tưởng tượng. Người hướng nội thường tập trung suy nghĩ,
không thể hiện ra ngoài nhiều.

- Hướng ngoại là hướng về thế giới bên ngoài gồm những hoạt
động, con người, đồ vật. Người hướng ngoại thường cởi mở,
hay nói cười nhưng suy nghĩ nhiều khi còn nôn nóng, chưa cặn
kẽ.

 2,Nhận thức về thế giới:

Giác quan (Sensing)     ><     Trực giác (iNtuition)

-  Những người thuộc nhóm S nhận thức thế giới qua các giác quan
cụ thể như mắt thấy, mũi ngửi, tai nghe những màu sắc, hình ảnh,
mùi vị, âm thanh. Họ sắc bén với thực tế, tin vào thế giới dưới cái
cách họ đang tiếp nhận qua 5 giác quan.

 - Ngược lại, thế giới của những người thiên về trực giác sẽ gồm các
mô hình, tưởng tượng mà họ suy luận, sắp xếp từ dữ liệu họ thu thập
được.

 3, Quyết định và lựa chọn:     

Lý trí (Thinking)     ><     Cảm xúc (Feeling)

- Người lý trí sẽ ra quyết định dựa trên việc xác định các thông tin
liên quan, các tiêu chí đúng sai trái phải. Họ luôn suy luận logic đưa
ra đáp án cụ thể nhất, có căn cứ khoa học nhất.

 - Thay vào đó, người cảm xúc sẽ lựa chọn dựa vào cảm tính, ví dụ
như yêu, ghét, thương, thù,...

4, Cách thức hành động:

Nguyên tắc (Judging)     >< Linh hoạt (Percieving)

-  Não bộ của người có cách thức hành động dựa trên nguyên tắc có
thiên hướng lập kế hoạch và đưa ra lộ trình để đạt được mục tiêu.
 - Ngược lại, nhóm người linh hoạt đôi lúc chấp nhận những thay đổi
bất chấp kế hoạch ban đầu để điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh
nhất, đem lại kết quả tối ưu nhất tại một thời điểm xác định.

==>> Từ 4 tiêu chí trên, chúng ta kết hợp tạo thành 16 nhóm tính
cách khác nhau tượng trung cho 16 kiểu người trong MBTI:

1. ENFJ – Người cho đi

Nhóm tính cách ENFJ rất ấm áp, tình cảm, dễ hòa hợp và luôn
quan đến cảm nhận mọi người. Trẻ thuộc nhóm này có khả năng
nhận thấy năng lực của người khác và chủ động giúp họ phát triển
tiềm năng của mình. Đồng thời, trẻ có tác động quan trọng tới sự
phát triển của cá nhân và cả nhóm.

Ưu điểm:

 Luôn quan tâm đến mọi người, có lòng đồng cảm và khoan
dung.
 Trẻ ở nhóm ENFJ khéo léo và có kỹ năng đối nhân xử thế rất
tốt. Đặc biệt khả năng duy trì và tạo dựng mối quan hệ tài tình.
 Nhóm tính cách này thường rất kiên nhẫn và nỗ lực khi làm
việc mình thích.

Nhược điểm:

 Đặc tính của ENFJ thường khá khép kín và không thích đám
đông.
 Hành động quá duy tình, dễ bị tổn thương và lay động.
 Đôi khi thiếu tính quyết đoán khi phải đưa ra quyết định quan
trọng

Trẻ thuộc nhóm ENFJ phù hợp với môi trường làm việc luôn được
giúp đỡ và động viên tinh thần. Đặc biệt giỏi trong các công việc
giao tiếp và thấu hiểu mọi người, như:

 Nhà ngoại giao


 Nhà tâm lý học
 Nhà xã hội học
 Nhà tư vấn
 …

2. ENFP – Người truyền cảm hứng

Trong các loại tính cách MBTI trẻ thuộc nhóm ENFP rất thông
minh, tương tác tốt và giàu trí tưởng tượng. Nhóm ENFP nhìn nhận
mọi thứ đầy tính khả thi. Trẻ tự tin làm mọi điều dựa trên những
mẫu mà nó nhìn thấy. Tuy nhiên, trẻ cũng cần nhiều lời khẳng định,
đánh giá và hỗ trợ của người khác để quyết tâm. Nhóm trẻ ENFP
thường tự phát, linh hoạt theo hướng ứng biến.
Ưu điểm:

 Tràn đầy năng lượng, nhiệt tình trong đời sống cá nhân và
công việc
 Mạnh mẽ và sẵn sàng thách thức chính mình với những trải
nghiệm mới
 Giỏi truyền thông và điều hướng các cuộc giao tiếp

Nhược điểm:

 Dễ nhàm chán với mọi công việc mình làm


 Khả năng làm tốt nhiều thứ nhưng lại thường bị lỡ đãng, phân
tán trong công việc
 Năng lực thực hành không tốt như lời nói
Trẻ thuộc nhóm ENFP phù hợp với công việc sáng tạo mà họ không
bao giờ hết ý tưởng. Đặc biệt, khi nó có một lượng khán giả của
mình để nỗ lực. Một số công việc như:

 Nhà báo, phóng viên


 Nhà văn, nhà thơ
 Diễn viên
 Nhà giáo
 …

3. ENTJ – Nhà điều hành

Trẻ thuộc nhóm ENTJ rất thẳng thắn, quyết đoán và có năng lực
đảm nhận tốt công việc lãnh đạo. Trẻ hứng thú với các kế hoạch dài
hạn và xây dựng mục tiêu. Trong nhóm, trẻ ENTJ thường là người
nắm bắt tin tức, đọc nhiều, học hỏi kiến thức và truyền lại cho các
thành viên.

Ưu điểm:

 Tự tin vào năng lực của bản thân và không ngần ngại thể hiện
quan điểm
 Tiếp cận tốt các vấn đề toàn diện
 Nghị lực, ý chí và quyết tâm theo đuổi mục tiêu cuối cùng

Nhược điểm:

 Tính cách khuôn khổ và kiêu ngạo


 Chỉ tập trung vào mục tiêu của mình mà không quan tâm đến
cảm xúc người khác
 Ít đồng cảm, dễ làm tổn thương người có năng lực thấp hơn

Trẻ thuộc nhóm ENTJ sẽ làm tốt công việc tổ chức và lãnh đạo.
Không chấp nhận những công việc phải phục tùng người khác.
Ví dụ như:

 Doanh nhân
 Giám đốc điều hành
 Quan tòa
 Giảng viên


4. ENTP – người có tầm nhìn

Trẻ ENTP có tính cách khéo léo, cảnh giác và dễ bộc phát. Có khả
năng giải quyết các vấn đề mới và đầy thử thách. Nhóm ENTP thích
nhìn nhận vấn đề một cách khái niệm. Sau đó, phân tích chúng thành
một chiến lược. Tuy nhiên, thói quen lặp lại sẽ khiến trẻ chán nản và
dễ hình thành sở thích mới. Trẻ giỏi đọc vị người khác.

Ưu điểm:

 Dễ dàng nảy sinh ra ý tưởng mới mà không cần phải nỗ lực


nhiều
 Luôn nhiệt tình và tràn đầy năng lượng một khi đã đam mê với
công việc
 Thích học hỏi và tích lũy nhiều kiến thức mới

Nhược điểm:

 Thường suy nghĩ các vấn đề quá rộng mà khó tập trung vào cái
then chốt
 Thường giỏi đưa ra ý tưởng nhưng không tốt khi triển khai
trên thực tế
 Nhanh chóng cảm thấy chán nản với công việc

Trẻ ENTP có khả năng đa dạng và phù hợp với nhiều lĩnh vực. Đặc
biệt tốt với những công việc không gò bó, tự do và sáng tạo. Một số
công việc như:

 Diễn viên
 Cố vấn
 Nhà khoa học
 Doanh nhân
 …

5. ESFJ – Người quan tâm


Trẻ thuộc nhóm ESFJ có suy nghĩ thương người nhất trong các loại
tính cách MBTI. Nhóm ESFJ quan tâm đến toàn bộ vấn đề của mọi
người, dù là nhỏ nhất. Sở hữu nhiều năng lượng ấm áp nhưng lại
thích làm việc một mình. Trẻ ESFJ có xu hướng làm việc rất quyết
tâm và trách nghiệm. Trẻ thuộc tính cách quan tâm luôn muốn được
mọi người đánh cao về những gì chúng làm.

Ưu điểm:

 Tính cách trung thành và có trách nhiệm với công việc của
mình
 Luôn hoàn tốt các công việc thực tế
 Khá nhạy cảm, ấm áp và dễ kết nối với mọi người

Nhược điểm:

 Quá duy tình và thiếu quyết đoán


 Tâm hồn dễ nhạy cảm và tổn thương
 Không giỏi điều khiển mọi người xung quanh. Nếu cố làm sẽ
dễ bị mất thiện cảm

Trẻ thuộc nhóm tính cách ESFJ sẽ làm tốt những công việc phục vụ
mọi người. ESFJ cũng phù hợp với công việc sáng tạo hoặc tuân
theo trật tự. Một số công việc như:

 Y tá
 Chăm sóc trẻ em
 Giáo viên
 Công tác xã hội
 …

6. ESFP – Người trình diễn

ESFP là nhóm có thiên hướng hướng ngoại nhất trong nhóm tính
cách MBTI. Trẻ thuộc nhóm ESFP yêu thích điều mới mẻ và luôn
muốn làm tâm điểm của sự chú ý. ESFP có khả năng giao tiếp tốt,
lạc quan. Đặc biệt có khiếu nhận thức thẩm mỹ rất tốt.
Ưu điểm:

 Sẵn sàng bước ra khỏi vùng an toàn để thể hiện bản thân và
trải nghiệm điều mới
 Kỹ năng giao tiếp thường rất tốt
 Có cảm nhận thẩm mỹ và cái đẹp tuyệt vời

Nhược điểm:

 Thiếu kiên nhẫn và tập trung trong công việc


 Ít tận tâm với công việc
 Tư duy lên kế hoạch hạn chế
 Thường đưa bản thân vào thế khó khi không đạt được mục tiêu

Trẻ thuộc nhóm tính cách ESFP phù hợp với những công việc giao
tiếp với công chúng. Trẻ cũng sẽ làm tốt những công việc chứa
nhiều thách thức mới và không bị gò bó. Một số công việc như:

 Nhà thiết kế thời trang


 Nhiếp ảnh gia
 Diễn viên
 Trang trí
 …

7. ESTJ – Người bảo hộ

Nhóm ESTJ suy nghĩ rất thực tế và nhận thức trách nhiệm cao. Trẻ
ESTJ có tính quyết đoán và ra quyết định nhanh chóng. Những đứa
trẻ thuộc nhóm tính cách này hay chú ý đến tiểu tiết. Chúng làm việc
luôn tuân theo chuẩn logic và hệ thống đã đề ra.

Ưu điểm:

 Chỉn chu và tận tâm với công việc


 Kiên nhẫn, kiên trì và đáng tin cậy
 Tính tổ chức rất cao và luôn chấp hành tốt nội quy

Nhược điểm:
 Suy nghĩ quá nhiều địa vị xã hội của bản thân
 Phản ứng và suy nghĩ thái quá về các lỗi lầm của người khác
 Quá cứng nhắc và đề cao các quy tắc

Trẻ ESTJ phù hợp với những công việc đòi hỏi phải duy trì trật tự và
cấu trúc. Một số công việc phù hợp:

 Nhà quản lý
 Lãnh đạo quân đội
 Quan tòa
 Cảnh sát
 …

8. ESTP – Người thực thi

Trẻ thuộc nhóm ESTP thường linh hoạt và khoan dung. Chúng luôn
tiếp cận vấn đề từ thực tế và tập trung vào kết quả. Trẻ ESTP dễ bị
chán nản bởi lý thuyết khái niệm. Chúng thích thú với hiện tại, tính
chủ động và học nhanh khi trực tiếp làm.
Trẻ thuộc nhóm ESTP rất thân thiện và thẳng thắn. Thường lan
truyền năng lực tích cực và cũng nắm bắt tốt động cơ của các loại
tính cách MBTI khác.

Ưu điểm:

 Trẻ thể hiện trung thực và thẳng thắn


 Có khả năng kết nối, hợp tác và tương tác với mọi người tuyệt
vời
 Thích thử nghiệm và sáng tạo những điều mới

Nhược điểm:

 Gặp nhiều hạn chế với những việc đòi hỏi tính kiên nhẫn
 Không cái nhìn toàn diện và thường bỏ lỡ các vấn đề lớn
 Tính cách thiếu nghiêm túc và quy tắc

ESTP sẽ thích hợp với vai trò suy nghĩ tại chỗ. Tuy nhiên vị trí đó
lại không có quá nhiều những quy định phức tạp. Một số công việc
phù hợp:
 Quân đội, cảnh sát
 Quản lý
 Nhà giáo
 Vận động viên thể thao
 …

9. INFJ – Người che chở

Trẻ thuộc nhóm INFJ có tư duy trực giác tuyệt vời. Chúng thích lý
giải ý nghĩa, sự kết nối trong tư tưởng, mối quan hệ và vật chất sở
hữu. Trẻ INFJ luôn tò mò về những gì kích thích con người hành
động. Trẻ tận tâm chu đáo và phù hợp với phương hướng làm việc vì
lợi ích chung.

Ưu điểm:

 Luôn làm việc chăm chỉ


 Khả năng tư duy tưởng tượng sinh động và sâu sắc
 Sở hữu phong cách viết truyền cảm
 Giao tiếp với mọi người linh hoạt nhưng cũng rất quyết đoán

Nhược điểm:

 Tâm lý dễ tổn thương bởi các lời phê bình và xung đột
 Luôn đề phòng và ít tin tưởng người khác
 Đôi khi rất bảo thủ, cứng nhắc và thay đổi

Trẻ thuộc nhóm INFJ sẽ làm tốt những công việc mà nó có thể sống
với những giá trị của chính mình. Hay làm một công việc lớn lao và
ý nghĩa nào đó. Một số công việc phù hợp:

 Bác sĩ
 Nhà tâm lý học
 Giáo viên
 Nhạc sĩ, họa sĩ
 Thiết kế
 …

10. INFP – Người lý tưởng hóa


Nhóm INFP sẽ rất chu đáo, nhiệt tình, thấu cảm và biết lắng nghe.
Trẻ INFP thường rất cầu toàn và đặt ra yêu cầu cao trong công việc.
Chúng mong muốn một cuộc sống bên ngoài phù hợp với giá trị của
mình. Đồng thời, trẻ cũng có tính thích nghi tốt và rất linh hoạt.

Ưu điểm:

 Đam mê, ngập tràn năng lượng và luôn cống hiến hết mình
 Luôn hướng đến sự hòa hợp cao nhất
 Tư duy thoáng và linh hoạt
 Khả năng thấu hiểu các ý nghĩa khái niệm tốt

Nhược điểm:

 Không giỏi xử lý dữ liệu


 Hay mơ mộng và lý tưởng hóa quá mức
 Mang tư tưởng cá nhân cao dễ bị cô lập với mọi người

Trẻ thuộc nhóm INFP phù hợp với công việc phù hợp với giá trị của
chính mình và đóng góp được nhiều giá trị tốt đẹp cho nhân loại.
Một số công việc phù hợp:

 Nhà văn
 Nhà tâm lý học
 Giáo viên
 Nhạc sĩ
 …

11. INTJ – Nhà khoa học

Trẻ thuộc nhóm INTJ có thiên hướng tư duy logic và hoạch định
chiến lược rõ ràng. Trẻ thường suy nghĩ độc lập, đa nghi, cầu toàn và
đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân. Một khi đã quyết định làm việc
gì, INTJ sẽ quyết tâm để hoàn thành nó. Ngoài ra, trẻ INTJ phát triển
tư duy bao quát và mô phỏng lại các sự kiện xung quanh nó rất tốt.

Ưu điểm:
 Năng lực phân tích và áp dụng trên thực tế tuyệt vời
 Tư duy nhanh nhạy và linh hoạt
 Rất sáng tạo và giàu trí tưởng tượng
 Suy nghĩ thông thoáng và quyết đoán trong mọi việc mình làm

Nhược điểm:

 Tính cách quá cầu toàn thường gây khó chịu và mâu thuẫn với
mọi người xung quanh
 Ít quan tâm để cảm xúc của người khác và dễ làm tổn thương
họ

Trẻ INTJ phù hợp với công việc yêu cầu tư duy độc lập và có tầm
nhìn sâu về lĩnh vực đó. Một số công việc phù hợp như:

 Cố vấn
 Nhà hoạch định chiến lược
 Lãnh đạo
 Luật sư
 …

12. INTP – Nhà tư duy

INTP có thiên hướng tư duy lý thuyết, trừu tượng và lưu tâm nhiều
đến các tương tác xã hội. Trẻ thuộc nhóm tính cách này thường yên
tĩnh nhưng rất linh hoạt và có tính thích nghi tốt. Do luôn tư duy lý
thuyết, trẻ INTP có khả năng tập trung tư duy sâu trong mọi vấn đề.
Tuy nhiên, nhóm trẻ này thường đa nghi và bình phẩm người khác.

Ưu điểm:

 Nhân cách thẳng thắn, khách quan và trung thực


 Tư duy sáng tạo và giàu trí tưởng tượng
 Có suy nghĩ thông thoáng và sẵn sàng tiếp nhận những tư
tưởng khác họ
 Rất nhiệt tình và cuốn hút với những gì trẻ quan tâm

Nhược điểm:
 Thường bỏ qua các vấn đề xung quanh nếu chúng không quan
tâm
 Khả năng xử lý các vấn đề cảm xúc không tốt
 Ngại ngùng và nhút nhát trong môi trường đám đông

Trẻ INTP phù hợp với những công việc đi tìm kiếm và phân tích một
khái niệm hay vấn đề nào đó. Một số công việc phù hợp:

 Nhà khoa học


 Chiến lược gia
 Luật sư
 …

13. ISFJ – Người nuôi dưỡng

ISFJ có tính cách thân thiện, dễ gần, thích yên tĩnh và trách nhiệm
với công việc của mình. Trẻ ISFJ xử lý công việc kỹ lưỡng, chăm
chỉ và chính xác. Nhóm trẻ này sống rất tình cảm, thường quan tâm
đến cảm xúc của mọi người. Chúng luôn cố gắng tạo dựng một trật
từ hài hòa giữa các mối quan hệ, công việc và tình cảm.

Ưu điểm:

 Nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ với mọi người


 Siêng năng với công việc
 Cảm nhận tình cảm tốt, có thể nhận biết cảm xúc của người
khác qua những dấu hiệu nhỏ nhất
 Khả năng thực hành tốt

Nhược điểm:

 Quá siêng năng đến nỗi quá tải trong công việc
 Thường gặp nhiều vấn đề trong việc tách biệt công việc và tình
cảm
 Khó khăn khi phải thích nghi với sự thay đổi
 Nhút nhát

Trẻ ISFJ phù hợp với công việc yêu cầu khả năng quan sát và xác
định nhu cầu của người khác. Một số công việc phù hợp:
 Chăm sóc trẻ em
 Y tá
 Công tác xã hội
 …

14. ISFP – Người nghệ sĩ

ISFP có tính cách thân thiện, nhạy cảm và tốt bụng. Trẻ thuộc nhóm
tính cách này thích tận hưởng mọi khoảnh khắc xung quanh nó.
Chúng thích tìm kiếm không gian riêng để cảm nhận cuộc sống và
làm việc. Trẻ ISFP ghét sự bất đồng và không bao giờ ép suy nghĩ
của mình lên người khác. Đồng thời, nhóm ISFP rất có năng khiếu
nghệ thuật và bị cuốn hút bởi cái đẹp.
Ưu điểm:

 Rất nhạy cảm và dễ nhận ra cảm xúc của người khác


 Giỏi nắm bắt và tạo ra xu hướng cho xã hội
 Cực kỳ đam mê với những thứ cuốn hút mình

Nhược điểm:

 Không có năng khiếu với các tri thức khoa học và nghiên cứu
 Thường tiêu cực khi giải quyết các vấn đề xung đột và căng
thẳng
 Không đề cao lòng tự trọng của bản thân

Trong các loại tính cách MBTI, ISFP là nhóm sản sinh ra nhiều nghệ
sinh nổi tiếng nhất. Trẻ ISFP phù hợp với tự do sáng tạo và có không
gian riêng. Một số công việc phù hợp:

 Nhạc sĩ
 Nghệ sĩ
 Nhà thiết kế
 Nhà văn, nhà thơ
 …

15. ISTJ – Người có trách nhiệm


Đây là nhóm tính cách thực tế và có trách nhiệm với công việc của
mình. Trẻ ISTJ khá nghiêm túc, kỹ lưỡng trong công việc và thích
sự yên tĩnh. Nhóm ISTJ thích thú mọi thứ có trật tự và tổ chức.
Ngoài ra, trẻ thuộc nhóm này rất coi trọng các giá trị truyền thống và
lòng trung thành.

Ưu điểm:

 Có khả năng làm việc tốt ở nhiều lĩnh vực


 Rất có trách nghiệm và luôn đề cao bổn phận của bản thân
 Có tư duy tổ chức và lập bảng phân công công việc chỉn chu
 Hành động bình tĩnh và thực tế

Nhược điểm:

 Đôi khi ấu trĩ và khó chấp nhận một quan điểm khác mình
 Suy nghĩ có phần quá sách vở và khó hòa nhập với môi trường
mới
 Tâm hồn nhạy cảm và dễ bị tổn thương

Trẻ ISTJ phù hợp với những giá trị truyền thống, công việc an toàn
và ổn định. Hoặc những công việc trình tự trong tổ chức. Một số
công việc phù hợp:

 Quân đội, công an


 Bác sĩ
 Thẩm phán
 Luật sư
 …

16. ISTP – Nhà cơ học

ISTP là nhóm biết quan sát, linh hoạt và khoan dung. Trẻ thuộc
nhóm ISTP thường thầm lặng quan sát cho đến khi ra vấn đề. Khi
giải quyết vấn, trẻ có xu hướng tìm giải pháp và hành động nhanh
chóng. ISTP phân tích kỹ lượng những việc mình làm và sẵn sàng
kiểm tra chất lượng công việc mọi lúc. Chúng quan tâm đến mối
quan hệ nguyên nhân – kết quả, tính logic cao và đề cao hiệu quả.
Ưu điểm:

 Vui vẻ và ngập tràn năng lượng


 Kỹ năng giải quyết các tình huống khủng hoảng tốt
 có nhiều năng lực và linh hoạt
 Trí tưởng tượng phong phú và thực tế

Nhược điểm:

 Dễ bị căng thẳng, nổi cáu khi bị kích động


 Khó tập trung vào một vấn đề trong khoảng thời gian dài
 Ít để tâm đến cảm xúc của người khác nên dễ làm tổn thương
người xung quanh
 Không thích phải cam kết hay giằng buộc với điều gì

Trẻ ISTP phù hợp với môi trường làm việc linh hoạt và áp dụng
những kỹ năng đã học vào thực tế. Một số công việc phù hợp:

 Kỹ sư
 Thợ cơ khí
 Lập trình viên công nghệ
 Thợ mộc
 …

Với mỗi nhóm các loại tính cách MBTI khác nhau, trẻ sẽ mang một
màu sắc, ưu điểm nhược điểm riêng. Các phụ huynh nên sử dụng
công cụ MBTI cho trẻ để biết con mình thuộc nhóm tính cách nào?
Từ đó, định hướng tương lai phát triển và công việc phù hợp với trẻ.
-Em thuộc nhóm số 15 ISTJ: người có trách nhiệm

Câu 4: Phân biệt khách hàng là DN và cá nhân( B to


B và B to C)

+ B2C là viết tắt của business to customer bao gồm các giao dịch
thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà
trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua
hàng. Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức
nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua
Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân.

+ B2B là viết tắt của business to business. Mô hình kinh doanh


thương mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp giữa các
doanh nghiệp với nhau. Giao dịch của các công ty với nhau thường
được bắt đầu từ các giao tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua các
sàn giao dịch điện tử.

+ Phân biệt B2B  và B2C:

1. Khác biệt về đối tượng khách hàng

Khách hàng của các giao dịch B2B là các công ty còn khách hàng
của B2C là các cá nhân. Sự khác nhau nằm ở chữ B và C, nếu như
đối với B2B thì khách hàng sẽ là các doanh nghiệp, họ mua sản
phẩm để tạo ra sản phẩm khác hoặc kinh doanh còn đối với B2B thì
khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng (end users). Xét về tổng
thể, các giao dịch B2B phức tạp hơn và đòi hỏi tính an toàn cao hơn.

2. Khác biệt về đàm phán, giao dịch

Việc bán hàng cho các doanh nghiệp phải bao gồm cả các yếu tố như
đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách, các
đặc tính kỹ thuật của sản phẩm còn bán hàng cho người tiêu dùng
cuối cùng không nhất thiết phải bao gồm tất cả các yếu tố như
vậy. Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa
lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của họ để mở một siêu thị trực
tuyến. Đó cũng chính là lý do tại sao những ứng dụng Thương mại
điện tử B2B đầu tiên được phát triển chỉ cho những hàng hóa và sản
phẩm hoàn chỉnh, đơn giản trong khâu mô tả đặc tính và định giá.

3, Khác biệt về vấn đề tích hợp


Các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ
thống của họ với hệ thống của khách hàng. Trái lại các công ty khi
bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) cần phải đảm bảo rằng các hệ
thống của họ có thể giao tiếp được với nhau mà không cần sự can
thiệp trực tiếp của con người dẫn đến nhu cầu phải tích hợp hệ thống
của doanh nghiệp bán hàng và doanh nghiệp mua hàng.

4. Khác biệt về quá trình làm Marketing

Marketing hướng tới doanh nghiệp (B2B) và hướng đến người tiêu
dùng (B2C) là khác nhau. Một số người nghĩ rằng marketing là
marketing và cho dù bạn đang tiếp thị đến người tiêu dùng hay đang
tiếp thị đến các doanh nghiệp thì bạn vẫn chỉ là đang tiếp thị đến con
người mà thôi. Vâng, họ đều là con người nhưng một cá nhân riêng
lẻ mua một sản phẩm cho bản thân họ so với mua cho công ty của họ
là khi họ đang có những kinh nghiệm, trải nghiệm, cảm xúc rất khác
nhau.

Trong thực tế, có những khác biệt sâu sắc mà bạn phải ghi nhớ khi
phát triển các hoạt động tiếp thị của bạn. B2B phụ thuộc vào những
nỗ lực tiếp thị xây dựng mối quan hệ. Sử dụng chiến lược tập trung
vào người tiêu dùng để chinh phục thị trường kinh doanh B2B sẽ chỉ
làm lãng phí ngân sách của bạn. Thậm chí trong một số trường hợp,
nó có thể làm bạn mất đi khách hàng.

5. Khác biệt về quá trình bán hàng


- Mục tiêu cuối cùng của Marketing B2C là chuyển đổi người ghé
thăm cửa hàng hay website của bạn thành những người mua hàng
xông xáo và kiên định thật sự. Các công ty B2C sử dụng nhiều hơn
các hoạt động khuyến khích bán hàng như là phiếu giảm giá, sự
trưng bày, các cửa hàng và những lời chào hàng để giành được thị
trường mục tiêu.
- Mục đích của Marketing B2B là chuyển đổi những người tiềm
năng thành khách hàng nhưng quá trình này lâu hơn và nhiều phức
tạp hơn với B2C. Một công ty B2B cần tập trung vào xây dựng mối
quan hệ và quảng bá bằng cách sử dụng những hoạt động tiếp thị tạo
ra những dẫn dắt có thể được duy trì trong chu trình bán hàng.

Câu 5: Cách nhìn người đoán tướng:

Để nhìn người đoán tướng chúng ta cần phải trông thấy khuôn
mặt của họ hay đó còn gọi là “ Nhân tướng học”.

+ Nhân tướng học là đoán số mệnh Sướng, Khổ của con người qua
diện mạo. Việc coi tướng này đã được đúc kết từ kinh nghiệm hàng
ngàn năm của Trung Quốc. Do đó, nó gần như ăn sâu vào tiềm thức
của nhiều người.

+ Thêm vào đó, các nhà nghiên cứu nhân tướng học hiện đại cũng đã
chú ý rất nhiều đến các tướng biểu lộ ra bên ngoài (ngoại biểu) để
xét đoán về tâm lý, cá tính và có thể cả tương lai của một người. Có
câu: “Đức năng thắng số” Số mệnh là điều hoàn toàn có thể thay đổi:
tùy thuộc vào đức của mỗi người, đức do ông bà cha mẹ truyền lại.

+ Chúng ta có thể xem qua các cách nhìn người đoán tướng sau
đây:

1. Cách nhìn mặt đoán người đoán số phận :


Để xem tướng mạo của một người, bạn cũng có thể dựa qua việc
xem đường nét khuôn mặt, cụ thể như sau:
- Người có trán cao hầu hết là người thông minh, có địa vị trong xã
hội và tài chính ổn định. Tuy nhiên, những người này có đường tình
duyên, đường hôn nhân không mấy tốt đẹp, dễ bị người khác hãm
hại.

- Xem tướng khuôn mặt nếu có tướng mày thấp thì là người có sự
nghiệp kém may may mắn, tính tình nhút nhát và khả năng giao tiếp
kém. Ngược lại, người có đôi lông mày sắc sảo là người đào hoa và
có tài. Nếu phần đuôi chân mày mọc lộn xộn sẽ có cuộc đời vất vả,
tài chính không ổn định. Còn lông mày to thể hiện tướng số người
không may mắn, sống vô tình vô nghĩa.

- Xem tướng mạo con người nếu có 2 tai cao áp sát đầu thì chỉ người
giỏi giang, được nhiều người yêu mến, quý trọng. Cuộc sống của họ
thường gặp nhiều may mắn. Thế nhưng, họ lại có lối sống bạc bẽo,
lạnh lùng và có trái tim sắt đá. 

- Tướng người có ánh mắt sáng là những người có tướng làm quan,
sự nghiệp phát triển tốt, thuận lợi.

- Người có tướng mũi lệch là người có tâm địa bất chính, thích phá
hoại cuộc sống gia đình người khác. Còn với người có tướng mũi
đầy đặn, cao thường có lộc dồi dào, cuộc sống thịnh vượng, sung túc
và sự nghiệp thăng tiến tốt.

- Nhìn tướng đoán người nếu khuôn miệng đẹp sẽ có tâm hồn trong
sáng, lương thiện. Nếu miệng méo, những người này thường rất
nham hiểm nên cần đề phòng. Còn những người khi cười bị hở lợi
thường hay đặt điều các chuyện thị phi, không có hậu.

- Coi tướng mạo con người có hai má bầu bĩnh là người hiền lành,
phúc hậu. Còn nếu có gò má cao, mắt lồi là người có tâm địa độc ác,
xảo quyệt và không được lòng mọi người.
- Những người có mặt hồng hào thường sống rất tốt, nhiệt tình, biết
cách ứng xử. Nếu sắc mặt trắng xanh thì đây là người thực dụng,
luôn đi hãm hại người khác. Người có sắc mặt đỏ tía thì lại gặp
nhiều trắc trở và nếu có sắc mặt bóng, tài lộc dồi dào và có vận thế
tốt.
- Cằm đầy đặn chỉ người phúc hậu. Cằm gầy xương không có thịt thì
hậu vận không có số hưởng. Còn người có cằm tròn thường có hậu
vận tốt ngược với cằm nhọn, hậu vận không tốt.

- Những người có tướng mạo nhỏ nhắn thường sống thực dụng,
nhiều mưu kế. Chính vì vậy, khi tiếp xúc những người này bạn cần
hết sức cẩn thận.

- Người sở hữu tướng mặt nhìn ngu thường có thần trí mờ tối, phần
xương mặt to ngang.
2. Cách nhìn người qua tướng mạo đoán tính cách

- Người ôn hòa: Ngũ quan chính trực.


- Kẻ thủ đoạn: Quyền cốt cao, mặt xanh xanh.
- Bọn cơ hội: Đầu nhọn mắt nhỏ.
- Kẻ nhìn mặt gian xảo: Đầu mũi nhọn, không có thịt.
- Kẻ bất nghĩa: Tướng da mặt đen hơn da người. (Chú ý không nên
nhầm với nước da)
- Mặt mỏng nhân tướng học: Dễ thay đổi lòng dạ.
- Người huyết dũng: Lúc giận thì sẽ có tướng người mặt đỏ.
- Người mạnh dũng: Lúc giận thì mặt xanh.
- Người cốt dũng: Lúc giận thì mặt trắng bệch.
- Người thân dũng: Vui buồn không lộ ra nét mặt .
- Người lộ hầu: Dễ xảy ra nhiều tai ách.
- Đầu nhỏ: Nghèo nàn.
- Người có dáng đi như rắn bò (Lắc người, uốn lượn): Bôn ba lao
khổ.
- Người nguy hiểm, gian tham: Môi mỏng, căng bóng, tóc ít nhưng
phần da đầu dày.
- Người đố kỵ: Phần má và xương hàm mỏng. Da cằm màu trắng,
mu mắt có gam nâu.
- Người gian hiểm: Phần tóc và lông mày có gam màu dữ như nâu
xỉn..
- Kẻ tiểu nhân đắc chí: Miệng láu táu, lép nhép, đầu gật gù và vai
rung rung khí giao tiếp.
- Quý tướng: Khi di chuyển, 2 bàn tay hướng ra sau 
- Tiện tướng: Khi di chuyển, tay vòng ra trước và 2 bàn tay hướng ra
ngoài
3. Cách nhìn người qua đôi mắt

Một trong những cách xem tướng con người đơn giản nhất chính là
nhìn vào đôi mắt. Sau đây là ý nghĩa của một số loại mắt phổ biến:

- Mắt sáng, linh hoạt: Người thông minh, gan dạ.

- Mắt ôn hòa: Là tướng người quân tử

- Kẻ gian ác: Mắt ba góc, có những tia đỏ đầy sắc khí.

- Kẻ dung tục: Nhãn quang trầm trệ.

- Người kiêu căng: Mắt ưa nhìn lên.

- Kẻ ích kỷ hại nhân: Mắt ưa nhìn xuống.

- Kẻ âm mưu bất chính: Mắt có tà thị , không dám nhìn thẳng.


- Kẻ ngạo ngược bất nhân: Mắt dê (Dương nhãn)

4. Cách xem tướng người qua ngôn ngữ

Cách nói chuyện cũng thể hiện lên phần nào tính cách con người. Do
đó, cách xem tướng đơn giản là xem cách người đó nói chuyện:

- Chính nhân quân tử: Nói điềm đạm , mạch lạc. Âm phát ra nghe
mạnh.

- Người ngay thẳng bác ái:  Nói năng ôn tồn thư thái.

- Người mềm yếu bạc nhược: Nói bầy nhầy, âm thanh phát ra như đi
trong bùn.

- Người đa nghi , thiếu nghị lực: Nói quanh co, ậm ừ.

- Người cố chấp: Âm thanh phát ra nghe như tiếng cắt sắt, nghe lạnh,
vô tình.
- Tướng người hay nói dối: Họ sẽ sở hữu gương mặt trong với khuôn
miệng lệch, mũi cong, gồ ghề. Bên cạnh đó, phần răng cửa thưa,
huyệt giữa trán hẹp, nhỏ.

5. Cách xem vận mệnh con người qua cách sống

Cụ thể:
-Thấy hoạn nạn hay giúp người nhưng không kể công: Là người
chuộng nghĩa. Những người này thương hay hy sinh nhận phần thiệt
thòi về mình để nhường phần lợi cho người khác. (Họ có thể nói dối.
Nhưng câu nói dối đó lại có lợi cho người khác. Thí dụ: Trong một
lần ăn cơm, thấy cơm trong nồi còn ít, họ nói với anh bạn: “Tôi ăn
no rồi, anh ăn nốt đi!” Nhưng thực ra họ chưa ăn. Loại người này
thường khỏe mạnh và thọ lâu, ít ốm đau bệnh tật.
-Thấy lợi hay tranh giành: Là những người ti tiện hẹp hòi. (Tất nhiên
hiện nay trong kinh doanh là phải cạnh tranh, nhưng đó là sự cạnh
tranh lành mạnh. Trong thể thao người ta hay dùng từ “fairplay” để
chỉ những người có tinh thần thượng võ.
- Nay phải, mai trái, hồ nghi bất quyết: Đó là bọn gian trá.
- Người quân tử: An phận thủ kỷ.
- Kẻ ngu xuẩn: lúc nào cũng gây sự.
6. Xem tướng dáng người qua thái độ

Thông qua thái độ và sắc thái của gương mặt, bạn cũng có thể nhìn
người.

- Chính nhân quân tử: Thái độ và cách cư xử trang nghiêm đứng


đắn.

- Lão thành kinh lịch: Thái độ và cách cư xử trước sau như một.

- Người cương trực: Thái độ và cách cư xử cẩn thận nhưng không


câu nệ 

- Tướng mặt tiểu nhân: Nói khéo ưa làm thân, quen cầu cạnh.
Câu 6: Phân biệt đặc tính của nam và nữ:

Giới và giới tính


Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối
quan hệ xã hội.
Những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là không thể thay
đổi được. Những đặc điểm có thể hoán đổi cho nhau giữa nam và nữ
được coi là thuộc về khía cạnh Giới. Ví dụ: Phụ nữ cũng có thể
mạnh mẽ và quyết đoán. Phụ nữ có thể trở thành lãnh đạo, phi công,
thợ máy/kỹ sư… Ngược lại nam giới có thể dịu dàng và kiên nhẫn,
có thể làm đầu bếp, nhân viên đánh máy, thư ký… Những đặc điểm
có thể hoán đổi đó là những khái niệm, nếp nghĩ và tiêu chuẩn mang
tính chất xã hội. Đó là sự khác biệt về Giới và nó thay đổi theo thời
gian, không gian…
- Giới tính là bẩm sinh và đồng nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế
giới đều có chức năng/cơ quan sinh sản giống nhau), không thể thay
đổi được (giữa nam và nữ), do các yếu tố sinh học quyết định.
Chúng ta sinh ra là đàn ông hay đàn bà: chúng ta không thể lựa chọn
và không thể thay đổi được điều đó.
- Giới phản ảnh sự khác biệt giữa nam và nữ về khía cạnh xã hội.
Những sự khác biệt này là do quá trình học[1] mà thành, đa dạng, và
có thể thay đổi. Chúng thay đổi theo thời gian, từ nước này sang
nước khác, từ nền văn hoá này sang nền văn hoá khác trong một bối
cảnh cụ thể của một xã hội, do các yếu tố xã hội, lịch sử, tôn giáo,
kinh tế quyết định. (Địa vị của người phụ nữ phương Tây khác với
địa vị của người phụ nữ phương Đông, địa vị xã hội của phụ nữ Việt
Nam khác với địa vị xã hội của phụ nữ Hồi giáo, địa vị của phụ nữ
nông thôn khác với địa vị của phụ nữ vùng thành thị).
Quá trình thay đổi các đặc điểm Giới thường cần nhiều thời gian bởi
vì nó đòi hỏi một sự thay đổi trong tư tưởng, định kiến, nhận thức,
thói quen và cách cư xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội. Sự
thay đổi về mặt xã hội này thường diễn ra chậm và phụ thuộc vào
mong muốn và quyết tâm thay đổi của con người.

Các Vai trò giới


Trong cuộc sống, nam và nữ đều tham gia vào mọi hoạt động của
đời sống xã hội, tuy nhiên mức độ tham gia của nam và nữ trong các
loại công việc là khác nhau do những quan niệm, các chuẩn mực xã
hội quy định. Những công việc mà họ đảm nhận được gọi là vai trò
giới.
Vai trò giới: là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở
nam và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà
xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ (trẻ em trai
hoặc trẻ em gái) trong một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể nào
đó.
Vai trò giới được quyết định bởi các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội.
Phụ nữ và nam giới thường có 3 vai trò giới như sau:
- Vai trò sản xuất
- Vai trò tái sản xuất
- Vai trò cộng đồng
·Vai trò sản xuất là các hoạt động làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc
dịch vụ để tiêu dùng và trao đổi thương mại. Đây là những hoạt
động tạo ra thu nhập, được trả công. Cả phụ nữ và nam giới đều có
thể tham gia vào các hoạt động sản xuất, tuy nhiên do những định
kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của họ không như nhau và
giá trị công việc họ làm cũng không được nhìn nhận như nhau. Xã
hội coi trọng và đánh giá cao vai trò này.
·Vai trò tái sản xuất là các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy
dỗ...giúp tái sản xuất dân số và sức lao động bao gồm sinh con, các
công việc chăm sóc gia đình,nuôi dạy và chăm sóc trẻ con, nấu ăn,
dọn dẹp, giặt giũ, chăm sóc sức khoẻ gia đình… Những hoạt động
này là thiết yếu đối với cuộc sống con người, đảm bảo sự phát triển
bền vững của dân số và lực lượng lao động; tiêu tốn nhiều thời gian
nhưng không tạo ra thu nhập, vì vậy mà ít khi được coi là “công việc
thực sự”, được làm miễn phí, không được các nhà kinh tế đưa vào
các con tính. Xã hội không coi trọng và đánh giá cao vai trò này.
Hầu hết phụ nữ và trẻ gái đóng vai trò và trách nhiệm chính trong
các công việc tái sản xuất.
·Vai trò cộng đồng: bao gồm một tổ hợp các sự kiện xã hội và dịch
vụ: ví dụ như thăm hỏi động viên gia đình bị nạn trong thảm họa,
thiên tai; nấu cơm hoặc bố trí nhà tạm trú cho những gia đình bị mất
nhà ở; huy động cộng đồng đòng góp lương thực, thực phẩm cứu trợ
người bị nạn… Công việc cộng đồng có ý nghĩa quan trọng trong
việc phát triển văn hoá tinh thần của cộng đồng. Có lúc nó đòi hỏi sự
tham gia tình nguyện, tiêu tốn thời gian và không nhìn thấy ngay
được. Có lúc nó lại được trả công và có thể nhìn thấy được (ví dụ: là
thành viên phân phối hàng cứu trợ sau bão).
Cả nam và nữ đều có khả năng tham gia vào cả ba loại vai trò trên.
Tuy nhiên, ở nhiều địa phương, phụ nữ hầu như đều phải đảm nhiệm
vai trò tái sản xuất đồng thời cũng phải tham gia tương đối nhiều vào
các hoạt động sản xuất. Gánh nặng công việc gia đình của phụ nữ
cản trở họ tham gia một cách tích cực và thường xuyên vào các hoạt
động cộng đồng. Kết quả là, đàn ông có nhiều thời gian và cơ hội
hơn để đảm nhận vai trò cộng đồng và rất ít khi tham gia vào các
hoạt động tái sản xuất.
Sự hiểu biết sâu sắc về vai trò giới giúp chúng ta thiết kế các hoạt
động phù hợp cho cả nam và nữ, từ đó thu hút được sự tham gia một
cách hiệu quả của họ và đồng thời góp phần làm giảm sự bất bình
đẳng trên cơ sở giới trong việc phân chia lao động xã hội
Thực tế cho thấy sự phân công lao động trong một xã hội nhất định
thường có xu hướng dựa vào đặc điểm giới tính. Theo đó, công việc
đảm nhiệm có tác động tới vị thế của mỗi người, cơ hội và chất
lượng sống của họ. Khi xem xét vai trò giới chính là xem xét phụ nữ
và nam giới trong 3 vai trò: vai trò sản xuất, tái sản xuất, cộng đồng.

Định kiến giới


Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực
về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ
Định kiến giới là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và
nam giới có khả năng làm và loại công việc mà họ có thể làm và nên
làm; là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm người, một cộng đồng cụ
thể nào đó gán cho là thuộc tính của nam giới hay nữ giới.
Các định kiến giới thường theo xu hướng nhìn nhận ít tích cực,
không phản ánh đúng khả năng thực tế của từng cá nhân dẫn đến
việclàm sai lệch và hạn chế những điều mà một cá nhân nam, nữ có
thể làm, cần làm hoặc nên làm. Ví dụ: Quan niệm cho rằng người
phụ nữ không thể tham gia vào các hoạt động quản lý giảm nhẹ thiên
tai, chỉ nên coi họ là một trong những đối tượng cần quan tâm đặc
biệt trong thiên tai.
Nhạy cảm giới

Nhạy cảm giới là nhận thức được các nhu cầu, vai trò, trách nhiệm
mang tính xã hội của phụ nữ và nam giới nảy sinh từ những đặc
điểm sinh học vốn có của họ. Đồng thời hiểu được điều này dẫn đến
khác biệt giới về khả năng tiếp cận, kiểm soát nguồn lực và mức độ
tham gia, hưởng lợi trong quá trình phát triển của nam và nữ.
Để giúp làm rõ Nhạy cảm giới trong quản lý giảm nhẹ rủi ro thiên
tai, có thể lấy ví dụ: Khi một người làm công tác thông tin truyền
thông hiểu được rằng: Phụ nữ ít có cơ hội thu nhận thông tin nói
chung và thông tin dự báo thời tiết, cách phòng tránh thảm họa nói
riêng do các bản tin này thường được phát vào thời gian nấu ăn khi
phụ nữ đang ở trong bếp.

Trách nhiệm giới


Trách nhiệm giới là có nhạy cảm giới và có những biện pháp hoặc
hành động thường xuyên, tích cực và nhất quán trong công việc để
loại trừ nguyên nhân bất bình đẳng giới nhằm đạt được bình đẳng
giới.
Ví dụ: Khi người cán bộ làm công tác truyền thông có được nhạy
cảm giới, họ đã điều chỉnh bằng cách phát lại thông tin dự báo thời
tiết nhiều lần trong ngày thay vì chỉ phát một lần vào đúng giờ nấu
cơm. Như vậy, có thể cho rằng họ đã có trách nhiệm giới trong quá
trình triển khai tổ chức thực hiện công tác thông tin truyền thông.

Số liệu có tách biệt giới


Số liệu giới là số liệu tách biệt nam, nữ trong các chỉ tiêu, các lĩnh
vực cụ thể. Các số liệu này cho thấy mức độ của các khoảng cách
giới và được thể hiện dưới nhiều dạng bảng biểu khác nhau. Số liệu
giới chỉ cho thấy sự khác biệt giữa nam và nữ mang tính định lượng
bằng con số hoặc tỷ lệ cụ thể mà không cho biết tại sao lại tồn tại
những khác biệt đó.
Hiện nay những thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra thường là trung
tính về giới,
ví dụ số người bị chết không có số liệu là bao nhiêu nam giới tử
vong, bao nhiêu nữ giới tử vong do thiên tai, do vậy việc tìm hiểu
nguyên nhân trực tiếp và sâu xa gây nên sự thiệt mạng đối với phụ
nữ và nam giới cũng rất chung.
Nếu số liệu được tách biệt theo nam và nữ thì việc tìm hiểu nguyên
nhân và nhu cầu của phụ nữ và nam giới trong ứng phó và phòng
chống thiên tai cũng sẽ xác thực hơn, theo đó sẽ giảm nhẹ hơn
những thiệt hại do thiên tai cho phụ nữ, nam giới và cộng đồng.
Nếu số liệu cho thấy trong lũ lụt, phụ nữ bị chết nhiều hơn nam
giới, thì phải chăng do phụ nữ không biết bơi, hay họ là những gia
đình neo người có phụ nữ làm chủ hộ nên không có người hỗ trợ khi
lũ lụt ập tới, hay họ bị tàn tật không kịp di chuyển đến nơi an toàn...
Nếu nam giới bị thiệt hại nhiều hơn thì phải chăng họ đều là những
người đi đánh cá ở ngoài khơi mà không kịp tìm nơi trú ẩn, phải
chăng họ không có đủ các phương tiện thông tin, liên lạc, phải chăng
vì lợi ích kinh tế nên họ nhất định không quay về khi biết có bão...sẽ
có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến vai trò của phụ nữ và nam
giới, liên quan đến nhu cầu của phụ nữ và nam giới và đôi khi liên
quan đến những định kiến xã hội mà họ quen thuộc từ khi sinh ra.
Những thông tin và số liệu như vậy sẽ giúp ích cho việc lên kế hoạch
phòng chống và ứng phó giảm thiểu rủi ro thiên tai đáp ứng nhu cầu
của cả nam và nữ.

Bình đẳng giới


Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được
tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển
của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả
của sự phát triển đó.
Các yếu tố cấu thành bình đẳng giới:
-Quan tâm đến sự khác biệt về giới tính giữa nam và nữ cũng như
những bất hợp lý về giới có thể tồn tại trên thực tế.
-Chú trọng đến tác động của phong tục, tập quán như là những
nguyên nhân sâu xa và cơ bản của tình trạng phân biệt đối xử.
-Các chính sách, pháp luật không chỉ quan tâm đến những quy định
chung mà còn quan tâm đặc biệt đến các quy định thể hiện được hai
khía cạnh: phân biệt hợp lý yếu tố ưu tiên, bình đẳng hoặc vừa ưu
tiên, vừa bình đẳng cho một nhóm cụ thể hoặc là nam hoặc là nữ để
đạt được bình đẳng giới trên thực tế.

Bất bình đẳng giới


Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị thế, điều
kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con
người, đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất
nước.
Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam
giới và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn
lực khác nhau, sự thụ hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Các dạng tồn tại bất bình đẳng giới: Gánh nặng công việc, sự phân
biệt đối xử, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến dập
khuôn và bạo lực trên cơ sở giới tính

Câu 7: Cách thiết kế và kinh doanh 1 cửa hàng dành


cho thiếu nhi trong thực tiễn...

Kinh doanh một cửa hàng đồ chơi lắp ráp ( LEGO TOYS )
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mặt hàng đồ chơi cực kì phong
phú và đa dạng. Hầu như cả người lớn và trẻ em đều thích đồ chơi
đặc biệt là những loại đồ chơi lắp ráp, sắp xếp và tùy thích sáng tạo
theo ý mình bởi mặt hàng này cần sự kiên trì và sự thông minh
nhanh nhậy, đôi với trẻ thì đây là đồ chơi phát triển trí thông minh
và các đức tính khác như kiên trì, cẩn thận và sáng tạo.
Để mở một cửa hàng đồ chơi đắt khách, hiệu quả cao thì:

1. Lựa chọn dòng đồ chơi chủ đạo cho cửa hàng

Dòng đồ chơi chính cho cửa hàng là Lego và của Hãng Bandai
(Japan) bởi :

-Lego là dòng sản phẩm làm từ Nhựa cững, và có hình dạng


khối, có các khớp để lắp ráp lại với nhau tạo thành một khối
hoàn chỉnh, chất liệu là nhựa cứng nên ta bảo quản được lâu,
mặt hàng này rất phù hợp với trẻ em và người lớn.

-Đồ chơi lắp ghép Bandai là một dòng sản phẩm chất lượng
cao, là loại đồ chơi lắp ráp các chi tiết nhỏ lại với nhau thành
một khối hoàn chỉnh,thành phần chính là nhựa cứng, có các
khớp để lặp ráp với nhau, với độ khó cực kì cao.
-Bên cạnh đó, cửa hàng sẽ nhập thêm các mặt hàng đồ chơi
dành trẻ em sơ sinh cho đến trẻ vị thành niên ví dụ như:
2. Chi phí mở cửa hàng đồ chơi

Một kế hoạch mở cửa hàng đồ chơi rõ ràng là điều cần thiết để


thành công trong kinh doanh nói chung và mở cửa hàng đồ chơi
nói riêng. Nó giúp bạn vạch ra các chi tiết cụ thể về doanh nghiệp
của mình và chú ý tới những gì trước đây bạn chưa biết. Một
vài kinh nghiệm mở hiệu sách, xác định nguồn vốn đầu tư mà bạn
cần biết bao gồm:

2.1. Mở cửa hàng đồ chơi cần bao nhiêu vốn


Chi phí khởi nghiệp của bạn sẽ rất khác nhau dựa trên vị trí,
quy mô và chi phí lao động tại địa phương. Một số khoản tiền
bạn cần bỏ ra là phí thuê địa điểm, trang trí, lắp đặt hệ thống
đèn, giá trưng bày, bảng hiệu, khuyến mãi khai trương.
Dĩ nhiên, bên cạnh những chi phí cố định trên, bạn còn cần tự
trả lương cho bản thân và nhân viên (nếu có).

Như với bất kỳ loại hình kinh doanh nào, bạn phải bắt đầu
bằng cách viết một kế hoạch kinh doanh thực tế. Sau đó nhìn
vào tỷ suất lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm và ước tính số
lượng đồ chơi bạn sẽ bán mỗi ngày để hòa vốn.

2.2. Chi phí duy trì hoạt động của cửa hàng đồ chơi

Tiền thuê địa điểm và nhập hàng sẽ là hai chi phí liên tục lớn
nhất của bạn. Tiền thuê rất dễ ước tính, nhưng đồ chơi tồn kho
của bạn sẽ thay đổi tuỳ theo doanh số thực tế.

3. Chọn địa điểm mở cửa hàng đồ chơi phù hợp nhất

Nhìn chung, địa điểm mở cửa hàng đồ chơi phụ thuộc rất nhiều
vào đối tượng khách hàng mục tiêu và dòng sản phẩm bạn cung
cấp, không khí bạn muốn khách hàng của mình cảm nhận được.

4. Xây dựng không gian, thiết kế cử hàng nhỏ đẹp

Không gian cửa hàng là một trong những yếu tố thu hút
khách hàng. Bạn có thể tự mình thiết kế hoặc thuê thiết kế
để sắp xếp các mô hình, sản phẩm, bố trí không gian cho
tổng thể cửa hàng. Thông thường, với cửa hàng đồ chơi,
bạn có thể chọn màu tường là gam trắng hoặc những màu
nền nã, sang trọng. Hoa tươi, cây xanh, đồ trang trí, ánh
sáng,..., cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến tổng thể không gian
nhà sách của bạn.
Một số khách hàng của cửa hàng mong đợi nhiều hơn ở
các trải nghiệm các mô hình trước khi mua, ta có thể mở
thêm quầy bán cafe hoặc một không gian mà các bạn thiêu
nhi hay là các bác các chú có thể giao lưu các mô hình độc
nhất của mình.

5. Kết hợp bán các mặt hàng như phụ kiện, các vật dụng theo
kèm đồ chơi

Rất ít hiệu sách chỉ bán mỗi đồ chơi. Hầu hết đều cung cấp
thêm sản phẩm theo kèm, quà lưu niệm, thậm chí là đồ uống
đơn giản. Khi có nhiều đồ hơn, khách hàng có thể dành nhiều
thời gian hơn để trải nghiệm. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ có
thêm lợi nhuận từ việc bán các mặt hàng khác.

Nếu có đủ vốn và không gian, bạn cũng có thể bắt đầu cửa
hàng của mình theo hình thức giao lưu, trao đổi và có thể bán
nếu bạn muốn. đặc biệt, đầu tư thêm các loại DVD cốt truyện
bởi các loại mô hình đều có nguyên do mà nó được sản xuất
ra.

6. Phát triển song song cửa hàng đồ chơi online và offline

Trong thời đại công nghệ như hiện nay, bạn sẽ rất khó phát
triển cửa hàng đồ chơi của mình nếu chỉ bán đồ chơi trực tiếp
tại cửa hàng. Cách tốt nhất là phát triển song song, cả cửa hàng
đồ chơi trực tiếp và trực tuyến.

Kết hợp bán trên nền tảng thương mại điện tử Tiki, Shopee,
Lazada,..., và bán trên fanpage Facebook. Cửa hàng online ta
tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, đạt doanh số cao hơn.

7. Bảo quản đồ chơi

Mở cửa hàng đồ chơi, bạn cần biết chính là bạn cần thành thạo
các kỹ năng bảo quản đồ chơi. Các mô hình có thể bị dính bụi,
và tệ nhất là bị bay màu . Do đó, ưu tiên hàng đầu của bạn là
phải thường xuyên dọn dẹp, kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ
trong cửa hàng phù hợp để tránh trường hợp bẩn, bụi hoặc có
mùi khó chịu.

8. Xây dựng kết nối cộng động người đam mê đồ chơi lắp ráp

Bạn có thể lập các hội, nhóm trên Facebook cho những người
yêu thích dòng sản phẩm bạn cung cấp. Ngoài ra, cửa hàng của
bạn cũng nên tham gia các đơn vị lớn, tổ chức các chương
trình trưng bay,giao lưu cho trẻ em mỗi lần một tuần, tặng các
phần quà cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng lại
cực kì đam mê dòng sản phẩm này

Cuối cùng, bạn đừng quên duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các
nhà phân phối, đơn vị cung cấp sản phẩm. Trong lĩnh vực kinh
doanh đồ chơi, duy trì kết nối tích cực với nhà cung cấp, bạn
sẽ có thể chớp thời cơ nhập được các bản mô hình hót và
hiếm, bán chạy và kiếm lời hiệu quả.
HỌC ONLINE VÀ LÀM LMS BUỔI 5
* Từ trang : 115 - 171 *

1. Liệt kê  10 thương hiệu nổi tiếng nhất của thế giới.

2. Liệt kê 10 mặt hàng mà bạn ưa thích

3. Liệt kê 10 món ăn đặc sản của Việt Nam

4. Giải thích 10 tên địa danh Việt Nam, ví dụ Đà nẳng là sông lớn...

5. Ý nghĩa tên 10 nước lớn, ví dụ Canada là...

6. Chọn 10 loại chai nhựa và xem xét số bên dưới đáy chai..., loại nào
không dùng đưng thực phẩm?

7. Chọn 10 sản phẩm chỉ có ở Việt Nam

8. Nêu 10 chiến lược Marketing của các doanh nghiệp trên thị trường

9. Giá của 10 loại sản phẩm quan trọng nhất trên thị trường Việt Nam
10. Liệt kê tên 10 loại cửa hàng trên thị trường Tp HCM...ý nghĩa của
chúng

Câu 1 : Liệt kê  10 thương hiệu nổi tiếng nhất của thế
giới
Top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới vào năm 2021 là
Câu 2 : Liệt kê 10 mặt hàng mà bạn yêu thích

1. Đồ handmade thủ công

Với nhiều kiểu dáng độc đáo, sáng tạo, các mặt hàng làm từ đồ
handmade luôn có sức hút kỳ lạ, được mọi người thích thú và ưa
chuộng. Vì vâ ̣y, mặt hàng bán online chạy nhất vẫn chiếm ở “thế
thượng phong” vẫn là đồ handmade. Đây là một ý tưởng tuyệt vời
cho những bạn có chút khéo tay và óc sáng tạo. Với số vốn ít nhưng
lại thu lại lợi nhuận đáng kể, bạn có thể bán hàng online trên
Facebook, hội nhóm, diễn đàn… nhất là vào các dịp lễ lớn sẽ vô
cùng hiệu quả. Những món đồ handmade có mức giá không quá đắt,
lại rất đặc biệt và ít bị đụng hàng nên được lựa chọn rất nhiều

2, Đồ ăn vặt
 Đồ ăn vặt rất đa dạng và phong phú có thể là các loại chè, hay đồ
uống, đồ ăn của các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, bánh ngọt…
Đặc biệt vào mùa mưa, đồ ăn vặt là món vô cùng đắt khách.. Đồ ăn
ngon, hấp dẫn với giá cả hợp lý, cũng như chất lượng vệ sinh, đảm
bảo nguồn lợi sẽ không hề nhỏ chút nào từ những món đồ ăn vặt này

3, Phụ kiện điện thoại

Các món phụ kiện điện thoại như tai nghe, ốp lưng, dây đeo, miếng
dán điện thoại, gậy selfie.... là những mặt hàng dễ bán, được tiêu thụ
nhiều và có tốc độ mua xoay vòng nhanh (do người dùng có nhu cầu
đổi phụ kiện đẹp hơn theo sở thích của họ). Đặc biệt, các mặt hàng
phụ kiện điện thoại lại có khá nhiều nguồn cung cấp giá sỉ với mức
khá rẻ.
4, thức uống, thực phẩm giải khát

Ở Việt Nam, đồ ẩm thực, đồ uống giải khát đang đứng hàng top
trong các mặt hàng bán online chạy nhất hiện nay. Trên thị trường
hiện nay ,  bạn sẽ thấy hàng loạt apps, web order đồ uống giải khát
online như: Foody, Lozi, Now, GrabFood, GoFood, Bammi… để
thõa mãn nhu cầu của người tiêu dùng

5, Mỹ Phẩm

Mỹ phẩm là mặt hàng mùa nào cũng cần dùng đến, đối tượng dùng
đa dạng cho cả nam lẫn nữ, độ tuổi…Với một chút kinh nghiệm
chăm sóc da, cũng như hiểu biết về sản phẩm thì lợi nhuận từ mặt
hàng mỹ phẩm này luôn là niềm mơ ước của nhiều người
6, Nuôi thú cưng

 Nuôi thú cưng đã trở thành một trào lưu và vì vậy thú cưng đã trở
thành mặt hàng bán chạy nhất hiện nay.
Bên cạnh đó, bạn có thể phát triển ngành kinh doanh của mình bằng
cách mở những Spa dành cho thú cưng bao gồm những dịch vụ như :
tỉa lông, cắt móng, tắm, tiêm thuốc hoặc huấn luyện nó. Đây hứa hẹn
sẽ là một hình thức kinh doanh thu được lợi nhuận rất cao trên thị
trường.
7, Quần áo thời trang

Thời trang được ví như là thiên đường của những tín đồ mua sắm .
Vì cơ bản, quần áo là nhu cầu cần thiết, theo đổi theo thời gian, theo
xu hướng và cả theo mùa. Bên cạnh đó, áo quần mang đến lợi nhuận
vô cùng hấp dẫn, có khá nhiều mặt hàng đa dạng để người bán lựa
chọn.

8, Sách truyện

Trước thời đại công nghệ, tưởng chừng nhu cầu đọc sách và truyện
không còn nhưng đâu đó vẫn tồn tại tín đồ nghiện sách. Việc thưởng
thức và nghiền ngẫm một quyển sách trực tiếp mang lại cảm giác thú
vị hơn là dán mắt vào màn hình để đọc online.
Các dòng sách được khách hàng khá quan tâm như sách dạy kỹ
năng mềm, bài học kinh doanh, sách học ngoại ngữ…
9, Đồ công nghệ

Thời đại công nghệ phát triển chóng mặt nên kinh doanh đồ dùng
công nghệ rất dễ thành công như “diều gặp gió”. Chúng luôn thu hút
sự quan tâm của người tiêu dùng kể cả nam và nữ giới.

10, Đồ chơi trẻ em

Vì ở Việt Nam, trẻ em chiếm 40% dân số, nhóm đối tượng này
tương đối dễ tính và ít đòi hỏi cao khi chọn đồ chơi. Chỉ cần mẫu mã
bắt mắt, thú vị và màu sắc đủ hấp dẫn là hoàn toàn chinh phục được
nhóm đối tượng này.

Ngoài ra, các loại đồ chơi mang tính tư duy, suy luận logic, thúc
đẩy tăng khả năng phát triển trí tuệ luôn được săn đón nồng
nhiệt bởi các bậc phụ huynh. Điển hình là các món trò chơi
logo, robot và mô hình, cờ vua, cờ tướng.

Câu3. Liệt kê 10 món ăn đặc sản của Việt Nam

Ẩm thực Việt Nam là một trong những nền ẩm thực đặc sắc của
khu vực Đông Á, ngày càng được quốc tế đánh giá cao. Bún chả
được nhiều nhà phê bình ẩm thực danh tiếng lựa chọn, phở được yêu
thích tại Nhật Bản, bánh mì mở cửa hàng ở Hàn Quốc, món ăn
đường phố Việt Nam góp mặt trong chương trình Street Food của
Netflix... Điều này cho thấy nền ẩm thực Việt Nam rất đa dạng, mới
lạ, thu hút những người "sành ăn" trên toàn thế giới.
1. Phở Hà Nội - Đặc sản nổi tiếng nhất của Việt nam
Phở là một trong những món ngon Việt Nam lâu đời nhất tại Hà Nội.
Phở Việt Nam, đặc biệt  là Phở Hà Nội đã từng lọt vào danh sách 50
món ngon thế giới do CNN bình chọn vào tháng 3/2018. Với bàn tay
khéo léo của những người chế biến lâu năm, các nguyên liệu tưởng
chừng dân dã và quen thuộc như bún gạo, nước dùng, thịt bò hay thịt
gà, các loại rau gia vị,... được hòa quyện với nhau tạo nên một
hương vị hài hòa và vẹn tròn.

2. Gỏi cuốn Sài Gòn – Đặc sản Việt Nam đơn giản nhưng lại
cực kỳ nổi tiếng
Món gỏi cuốn đơn giản với phong phú các nguyên liệu đi kèm khiến
người ăn cứ muốn thưởng thức hoài không chán. Gỏi cuốn gồm có
bánh tráng, bánh mướt, tôm luộc bóc vỏ, thịt ba chỉ, các loại rau
thơm, xà lách, dưa chuột,... cuốn lại với nhau rồi ăn với nước chấm.

Mắm nêm được lựa chọn cho gỏi cuốn Sài Gòn được làm từ ớt giã
nhuyễn, chanh, đường, một chút trái dứa (thơm) để tạo độ thơm và
chua ngọt thanh thanh . Nếu bạn không quen ăn mắm nêm thì có thể
sử dụng nước mắm hoặc tương hột qua bàn tay chế biến khéo léo
cũng đem đến hương vị hấp dẫn không hề kém.
3. Cơm tấm Sài Gòn - Thưởng thức đến miếng cuối cùng
Cơm tấm Sài Gòn từ xưa là món ăn dân dã quen thuộc của người
dân Sài Thành. Thế nhưng ngày nay, cơm tấm lại trở thành món đặc
sản mà mỗi khi ghé đến vùng đất này du khách không thể bỏ qua.

Cơm tấm Sài Gòn thường ăn kèm cùng với một số các món ăn mặn
như sườn nướng, chả, bì, trứng ốp la,... Cơm tấm Sài Gòn vàng giòn,
bốc khói nghi ngút được chế biến công phu kèm với miếng thịt sườn
đậm đà hay sợi chả, bì dai ngon chính là cảm giác vô cùng ấn tượng
khi thưởng thức món ăn này.
4. Bánh đa cua Hải Phòng - Đậm hương đất cảng
Bánh đa cua là một món ăn có nguồn gốc từ thành phố hoa phượng
đỏ - Hải Phòng. Có rất nhiều nơi cũng có Bánh đa cua Hải Phòng
nhưng không nơi đâu sánh được với quê hương của nó.

Một bát bánh đa cua Hải Phòng vừa hài hòa về màu sắc, hương vị
lẫn nguyên liệu. Màu nâu sậm của bánh đa, màu gạch của cua âu
hồng, màu xanh của rau muống, lá lốt, màu đỏ của ớt tươi, vàng
đượm của hành khô phi vàng,... tất cả tạo nên một món ngon Việt
Nam vô cùng hoàn hảo.

5. Cơm cháy Ninh Bình - Nồng nàn vị quê hương


Cơm cháy Ninh Bình cũng là một cái tên không thể bỏ qua khi nhắc
đến danh sách đặc sản Việt Nam. Những miếng cơm cháy được nấu
từ gạo nếp hương bằng nồi gang và than củi sao cho thật đều rồi đem
đi phơi nắng. Khi thưởng thức, miếng cơm cháy được rán giòn rồi ăn
cùng với thịt bò hoặc tim cật heo xào cùng với nấm rơm, cà chua, cà
rốt, hành tây,... và nước sốt đậm đà.

Nước sốt cũng chính là bí quyết thơm ngon của món cơm cháy Ninh
Bình. Được pha chế từ nhiều nguyên liệu như nước mắm, mỡ hành,
ruốc, tương nếp,... hay từ thịt dê để tạo nên sự khác biệt so với
những nơi khác. Cơm cháy Ninh Bình có thời gian bảo quản lâu nên
bạn có thể mua món đặc sản Việt Nam làm quà tặng cho bạn bè và
người thân

6. Miến lươn Nghệ An - Ngọt lành như sông Lam


Nghệ An là một món ăn đặc sản Việt Nam cầu kỳ trong cách chế
biến trở thành món ăn hấp dẫn du khách khi đến với Việt Nam.
Lươn được làm sạch sau đó tẩm ướp với nhiều loại gia vị rồi xào
hoặc chiên giòn lên. Các loại rau gia vị như rau răm, hành lá được
thái nhỏ. Miến trần qua nước dùng để thấm được độ đậm đà trước
khi cho ra bát.

Miến sau khi khô được xào kỹ cùng thịt lươn đã được chiên giòn.
Miến mềm lại được làm theo cách khi miến còn ướt sẽ trộn với thịt
lươn hấp. Sợi miến trong quá trình nấu luôn giữ được độ trong và
dai, không bị nát ăn kèm với thịt lươn đậm đà rất tuyệt vời
7. Mì Quảng - Ấm áp vị xứ Quảng
Khi ghé thăm vùng đất Quảng Nam, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức
món mì Quảng đặc sản Quảng Nam thơm ngon. Nhiều người nhận
xét rằng mì Quảng giống với món phở, bún thông thường. Thế
nhưng món ăn này vẫn mang trong mình nét độc đáo khác biệt.

Gạo ngon được ngâm với nước sau đó đem đi xay mịn và tráng
thành các lớp bánh mỏng. Khi các lớp mì chín sẽ được vớt ra rồi đặt
lên mâm và dùng hành lá được nhúng qua lớp dầu và thoa lên mì.
Xắt mì thành sợi mỏng rồi trộn cùng các nguyên liệu khác để sợi mì
dai và giòn hơn khi thưởng thức.
8. Bánh khọt Vũng Tàu - Chinh phục mọi vị giác Khi nhắc
đến

Vũng Tàu, người ta sẽ nghĩ ngay đến những món ăn ngon được
chế biến từ hải sản tươi sống. Thế nhưng một món ăn khá độc
đáo được nhiều du khách lựa chọn thưởng thức đó chính là món
bánh khọt. Đây là món ngon Việt Nam nhất định bạn nên thử
một lần.

Những chiếc bánh khọt được làm từ bột gạo, khéo léo qua bàn
tay của người làm. Bánh khọt Vũng tàu có độ dai và giòn vừa
phải và được trang trí bởi tôm đã bóc vỏ và hành lá đã được xắt
nhuyễn.

Nước chấm của món bánh ngọt được pha cân đối với vị chua
ngọt rất vừa miệng. Bánh khọt Vũng Tàu được chấm với nước
chấm cho thêm những sợi cà rốt, đu đủ ngâm cùng với giấm,
đường, ăn kèm với xà lách, húng quế, tía tô, ngò gai,... nên
không hề bị ngán mà rất thơm ngon.
9, Bánh cuốn

Bánh cuốn được làm bằng cách tráng bột gạo mỏng thành vỏ bánh,
khi vỏ bánh bắt đầu kết dính lại thì đổ nhân gồm thịt băm, mộc nhĩ,
nấm hương, hành khô. Sau đó cuộn bánh lại, tạo thành chiếc bánh
cuốn thơm ngon, đẹp mắt. Khi tráng xong, bánh cuốn sẽ được bày
ra đĩa, rắc hành khô, ăn cùng rau sống, chả lợn và chấm nước mắm.
Nước mắm chấm bánh cuốn thường được pha nhạt hơn và pha thêm
dưa góp, tỏi, ớt, tiêu...

Ngày nay, bánh cuốn vẫn là món ăn đặc trưng ở miền Bắc, đặc biệt
là ở Hà Nội, trong đó, món bánh cuốn Thanh Trì là nổi tiếng nhất.

10, Bánh mì

Có nguồn gốc từ bánh mì của Pháp mang sang, người Việt Nam đã
rạch bụng ổ bánh mì và nhồi vào đó nhiều loại nhân khác nhau, tạo
nên một loại bánh mì Việt Nam đặc trưng, khác biệt so với bánh mì
Pháp, vốn dùng để cắt lát ăn với bơ sữa. Nhân bánh mì rất đa dạng:
chả lợn, giò lợn, thịt lợn nướng, trứng tráng, xúc xích, lạp xưởng...
tuy nhiên, nổi tiếng nhất chính là bánh mì nhân patê. Patê là một
món ăn xay nguyễn từ gan lợn đun nóng, khi kẹp bánh mì thường
được đi kèm với rau sống.

Bánh mì ở Việt Nam rất đa dạng, có thể được kẹp với nhiều loại
nhân khác nhau, bởi vậy mỗi hàng bánh mì có thể sẽ có công thức và
vị khác nhau. Bánh mì thâp cẩm là bánh có nhân tổng hợp nhiều
loại nhân khác nhau. Do giá thành không cao, bánh mì thường được
bán ở đường phố hoặc một số cửa tiệm, thích hợp với mọi tầng lớp.

Câu 4 : Giải thích 10 tên địa danh Việt Nam, ví dụ Đà


nẳng là sông lớn...

1, Sài gòn ( Thành phố Hồ Chí Minh)


Chúng ta biết đến Sài Gòn với hình ảnh một thành phố năng động,
nhộn nhịp, dòng người tất bật ngược xuôi,...Vậy còn cái tên Sài
Gòn có từ đâu? Liên quan đến cái tên này thì có nhiều cách lí giải   

 Thầy Gòn là nguồn gốc của Sài Gòn  

Theo giả thuyết này thì người ta cho rằng ngày xưa có một ông thầy
làm thuốc hoặc dạy học tên Gòn sống ở vùng đất này. Ông rất nổi
tiếng cho nên người ta lấy chức danh và tên ông đặt cho vùng đất
là Thầy Gòn về sau đọc chệch thành Sài Gòn

 Đê Ngạn, Đề Ngạn, Tây Cống là nguồn gốc của Sài Gòn

Giả thuyết cho rằng năm 1778, một số người Hoa di chuyển xuống
vùng Chợ Lớn, lập nên một thành phố gọi theo âm Hán Việt là Đê
Ngạn, Đề Ngạn, Tây Cống và họ gọi theo giọng Quảng Đông và
Triều Châu là Tai Ngon, Thầy Ngồn, Thì Ngòn,...Về sau người Việt
gọi trại thành Sài Gòn.

 Có thuyết nói rằng"Sài Gòn" bắt nguồn từ chữ "Sài"


theo chữ Hán là củi và "Gòn" là chữ Nôm chỉ cây bông gòn

Nhưng thuyết được cho là đúng và hợp lí nhất đó là  Brai Nagara là


nguồn gốc của Sài Gòn.  Bởi vì:
Launay cho biết năm 1747 vùng Gia Định xưa có hai địa danh Rai-
gon thong (Sài Gòn thượng) và Rai-gon ha ( Sài Gòn hạ). Mà nguồn
gốc của Rai gon là Brai Nagara hay Prey Nokor. Hơn nữa, địa danh
này không có ý nghĩa trong tiếng Việt nên khả năng phiên âm từ
tiếng dân tộc khác là có cơ sở.
2, Thành Phố Đà Lạt

Là một thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, gồm 12 phường, 3 xã. 


Đà có nghĩa là nước hoặc suối. Lạt là tên một nhóm người thuộc
dân tộc Kơho sống ở đây. 

3, Phan Thiết

Phan Thiết là tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn


hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Bình Thuận. 
Phan Thiết do từ tổ Hamu Lithit mà thành.
 Hamu là ruộng, Lithit là gần biển. 
Vậy Hamu Lithit là vùng ruộng ở ven biển. 

Đó cũng là ý nghĩa của địa danh Phan Thiết.


4, Củ Chi
Củ Chi là một huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, có
sông Sài Gòn chảy qua. Củ Chi nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ
Chí Minh, nơi đây có địa đạo Củ Chi là một khu di tích lịch sử nổi
tiếng. 
Củ Chi là tên gọi khác của cây mã tiền. Vùng này có nhiều cây củ
chi nên có địa danh như trên.
5, Thủ Đức

Thủ Đức là một quận ở thành phố Hồ Chí Minh.


Thủ là đồn canh, đồng thời là chức danh của người đứng đầu một
thủ; Đức là tên người.Vậy Thủ Đức là cách gọi theo chức danh và
tên của người trưởng thủ đầu tiên.

6, Bà Rịa

Về địa danh Bà Rịa có 2 cách lý giải khác nhau: 

 Một bà tên Rịa có công với vùng này trong thế kỷ 19 nên tên
bà được đặt cho địa phương.   

 Do phiên âm tên một nữ thần của người Chăm Po Riyak (thần


trấn sóng). 

Tuy nhiên thuyết thứ nhất thiếu tư liệu lịch sử nên không có cơ sở
khoa học. Hơn nữa địa danh này đã có từ  trước thế kỷ 19 (Gia Định
thành thông chí của Trịnh Hoài Đức khắc in khoảng năm 1820 đã
nói tới). 
Thuyết thứ hai có lý hơn vì có cơ sở ngữ âm và lịch sử. Từ địa
danh Bà Rịa sinh ra hai địa danh Bà Biên và Bà Chợ.
 

7, Tây Ninh

Tây Ninh cũng là một địa danh Hán Việt như Biên Hòa kể trên. Là
một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam nổi tiếng với địa điểm
du lịch núi Bà Đen. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố
Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia và là
một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 
Và Tây Ninh có nghĩa là yên ổn về chính trị ở phía tây. 
8, Quảng Nam

Là một tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam mà
người ta vẫn hay gọi là " Quảng Nôm". Nổi tiếng với nhiều địa du
lịch như phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn,...
Có thể thấy được miền Trung có khá nhiều địa danh mang yếu
tố quảng. Bởi vì đây là một dải đất hẹp nên việc đặt tên các địa danh
mang yếu tố quảng là với mong muốn sự rộng lớn, bao la vì
từ quảng mang nghĩa như vậy.
Quảng Nam ở đây thì mang ý nghĩa mở rộng về phía nam

9, Trà Vinh

Trà Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Tiền, là tỉnh lỵ tỉnh Trà
Vinh. Thành phố Trà Vinh nằm trên Quốc lộ 53 cách thành phố Hồ
Chí Minh khoảng 200 km. Trà Vinh xuất phát từ "prha trapenh" có
nghĩa là ao, ao Phật hay ao linh thiêng. Vì cho rằng ngày xưa người
ta đã đào được tượng Phật dưới ao ở vùng đất này. Đây là một địa
danh gốc Khmer.
10,Kon Tum và Plei Ku ( Play Ku)

Là hai trong năm tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên. 

Trong đó Kon trong Kon Tum có nghĩa là làng, Tum có nghĩa là hồ


ao. Vậy Kon Tum có nghĩa là làng có nhiều ao, hồ. Địa danh Kon
Tum là địa danh có gốc dân tộc thiểu số mà cụ thể là dân tộc Ba Na.

Plei cũng mang nghĩa là làng, Ku có nghĩa là cái đuôi, phần


cuối. Địa danh Plei Ku có nghĩa là làng cuối. Đây là địa danh gốc
dân tộc Gia Rai
Câu 5 : Ý nghĩa tên 10 nước lớn . Ví dụ canada là ....

S Quốc gia và
Tên gọi chính
T vùng lãnh Tên gọi khác Ý nghĩa tên gọi quốc gia
thức
T thổ
Trung Quốc
Tàu
Trung Hoa được ghép từ 2 tên gọi:
Cathay
Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (đất nước nằm ở trung
 Trung Quốc Serica
1 Trung Hoa tâm) và Hoa Hạ (dân tộc sinh sống ở
Trung Hoa
núi Hoa, sông Hạ)
Hoa Quốc

Oa Quốc
Yamatai
Đại Hòa Đất nước của nguồn gốc mặt trời; đất
2  Nhật Bản Nhật Bản Quốc
Đông Doanh nước mặt trời mọc
Phù Tang

Nguyên
3  Mông Cổ Cộng hòa Mông Cổ
Cao Ly Đại Hàn có nghĩa là "rất to lớn"
Tân La Dân Quốc là "quốc gia của nhân dân",
Tam Hàn theo chủ nghĩa tam dân
4  Hàn Quốc Đại Hàn Dân Quốc Đại Hàn Đại Hàn Dân Quốc có nghĩa là "quốc
Nam Hàn gia rộng lớn của nhân dân"
Nam Triều Tiên (Hàn ở đây không mang nghĩa là lạnh,
nó có nghĩa là "lớn")
Cao Ly
Tân La
Bắc Triều Tiên
 Bắc Triều Cộng hòa Dân chủ Bắc Hàn
5 Đất nước đón ánh Mặt trời đầu tiên
Tiên Nhân dân Triều Tiên Cộng hòa Triều
Tiên
Cao Câu Ly

Trung Hoa Đài


Bắc
6  Đài Loan Trung Hoa Dân Quốc
Đài Loan

Đặc khu hành chính


7  Hồng Kông Hương Cảng Hải cảng hương liệu
Hồng Kông
S Quốc gia và
Tên gọi chính
T vùng lãnh Tên gọi khác Ý nghĩa tên gọi quốc gia
thức
T thổ
Đặc khu hành chính
8  Ma Cao Áo Môn Cảng của nữ thần Ma Tổ
Ma Cao

Đại Việt
Đại Cồ Việt
tên gọi tắt của các từ An Nam và Việt
Đại Nam
Cộng hòa Xã hội chủ Thường[4]
9  Việt Nam An Nam
nghĩa Việt Nam đất nước của người Việt ở phương
Đại Ngu
Nam[
Văn Lang
Âu Lạc

Đức Ý Chí
Cộng hòa Liên bang
10  Đức Lê Măng Nha Đất nước của người German
Đức
Kê Măn Nha

Câu 6 :.Chọn 10 loại chai nhựa và xem xét số bên dưới đáy
chai..., loại nào không dùng đưng thực phẩm?

1, Nước uống aquafina


thuộc loại đồ nhựa số 1 PET (Polyethylene terephtalate).
Loại nhựa này được đánh giá là khá an toàn và không gây ra những
tác hại xấu cho sức khỏe nên có thể dùng để chứa đựng thực phẩm.
Tuy nhiên các chai nhựa có kí hiệu này chỉ nên sử dụng một lần.

2 - Sữa tắm

Đây là loại nhựa có tỷ trọng polyethylen cao, hay còn được gọi là
HDPE.
Nhựa HDPE thường được dùng làm bình sữa, bình đựng chất tẩy
rửa, đồ chơi và một số loại túi nhựa hoặc các vật có độ tinh khiết
cao.… .
Theo các chuyên gia, bạn nên chọn mua những chai nước có kí hiệu
HDP hoặc HDPE dưới đáy chai, vì loại nhựa này được xem là an
toàn nhất, vi khuẩn khó tích tụ do bề mặt khá trơn láng.
Tuy không thải ra chất độc nào nhưng khi được tái sử dụng chúng,
loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi
khuẩn.

3, Chai sữa chua


Được làm từ polypropylene, PP là một loại nhựa cứng và an toàn, có
khả năng chịu nhiệt tuyệt vời cùng với độ bền cao.
Nếu bạn muốn dùng hộp nhựa để đựng thực phẩm thì nên chọn loại
có ký hiệu số 5 để đảm bảo không có hóa chất độc hại
PP có màu trắng, trong suốt, thường được dùng trong việc sản xuất
hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng sirô hay
nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút…
Loại nhựa này được xem là an toàn, rất dễ tái chế.

5. Hộp mì
Đây là loại nhựa có chứa polyethylen mật độ thấp (viết tắt là LDPE),
thường đươc sử dụng để làm các loại túi nhựa, dây buộc, vỏ đĩa CD,
vỏ ổ đĩa cứng, các loại chai có thể bóp, một số loại chai nhựa, giấy
gói thực phẩm, hộp đựng thực phẩm…
Mặc dù không rỉ ra các chất độc hại khi sử dụng cũng như chưa có
bằng chứng nào cho thấy LDPE có tác hại đến sức khỏe con người,
nhưng các chuyên gia cũng khuyên người sử dụng không nên lạm
dụng loại nhựa số 4 này để đựng thức ăn.

6. Xốp , hộp
Nhựa polystyren (viết tắt PS) hay còn gọi là styrofoam hoặc được
gọi là xốp.
Được sử dụng để làm ra các ly, hộp, đĩa thức ăn nhanh (dùng 1 lần
rồi bỏ) hay các hộp thức ăn mang về. Chúng có khả năng chịu nhiệt
và lạnh cao.
Tuy nhiên, khi ở nhiệt độ cao, loại nhựa này lại phát sinh các chất
hóa học độc hại. PS (Polystyrene) chứa chất độc styrene gây ung thư
và vô sinh. Việc tái chế PS rất khó khăn. Do đó, nên hạn chế sử dụng
các loại đồ nhựa mang ký hiệu số 6 càng tốt.
7. Bình đựng nước

 
+ Đây là loại nhựa rẻ tiền nhưng cực kỳ độc hại.
+ Thường dùng để sản xuất: bình đựng nước, các thùng nhựa đựng
hóa chất.. Hoặc các hộp đựng thức ăn như sữa chua, hộp mì, hộp
nhựa đựng bơ…
+ Điều đáng lưu ý ở đây là một số loại nhựa trong nhóm này cũng có
chứa chất BPA rất độc hại.
+ Nhựa số 7 đại diện cho các loại nhựa không an toàn cho sức khỏe,
đặc biệt khi tiếp xúc với đồ nóng sẽ thôi nhiễm vào thức ăn

8, Hộp đựng mỹ phẩm


Nhựa HDPE (High-density polyethylene)
HDPE hay còn gọi là nhựa PE tỷ trọng cao dùng để sản xuất nắp
chai, tuýp mỹ phẩm, hộp đựng

9, Hộp đựng thức ăn

Hộp Nhựa PP – chất liệu nhựa an toàn nhất trong các loại nhựa.
Không chứa BPA, khả năng chịu nhiệt cao (165 độ C)

10, Tương ớt, tương cà

Nhựa PET giúp ngăn cản chất lỏng và khí, không để cho bên ngoài
xâm nhập vào bên trong thứ được bảo quản

Câu 7: Chọn 10 sản phẩm chỉ có ở Việt Nam


1, Dầu gió

Hầu hết những loại dầu gió này được chiết xuất từ tinh dầu bạc hà,
mô ̣t số khác có chiết xuất từ quế, thông, khuynh điê ̣p… Những loại
dầu này được dùng ngoài để giảm đau, giảm sưng nề, đỏ da, chống
buồn nôn và mang đến cảm giác dễ chịu.

2, Nón lá

Chiếc nón lá dãi nắng dầm mưa cùng người Việt

3, Áo dài
Vượt qua giá trị của chính mình trong vai trò một sản phẩm tiêu
dùng, chiếc áo dài đã đạt đến một vai trò quan trọng hơn đó là một
sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, là biểu
tượng của phụ nữ Việt Nam.

4, Bánh mì

Bánh mì là món ăn đường phố hút khách bậc nhất tại Việt Nam.
Bánh mì phá lấu tai heo, bánh mì chảo... là những phiên bản ẩm thực
thơm ngon 

5, Bánh chưng
Phong tục gói bánh chưng ở nước ta gắn với truyền thuyết từ thời
Vua Hùng mang giá trị văn hóa truyền thống trường tồn với thời
gian. Trải qua ngàn năm Bắc thuộc và thời kỳ đô hộ của thực dân
phương Tây, phong tục gói bánh chưng dâng cúng tổ tiên ngày Tết
vẫn không hề mai một trong tâm thức mỗi người dân đất Việt

GIF.

6. Mắm tôm 

Mắm tôm là thứ nước chấm đặc sản của đất Bắc, có mùi vị vô cùng
đặc trưng. Loại mắm này được làm từ tôm hoặc moi và muối ăn.
Trải qua quá trình lên men tạo màu tím thẫm và mùi nồng đặc trưng.
Người Việt không chỉ yêu thích đến loại mắm này mà còn sử dụng
nó như một tiếng lóng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

7, Măng cụt
Măng cụt là trái cây nhiệt đới thuộc họ bứa, được coi là một trong
những loại trái cây ngon nhất thế giới. Là một siêu sao trái cây, nó đi
kèm với một loạt các lợi ích sức khỏe do sự phong phú của các chất
dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Phần thịt mềm, có hương vị ngọt
và axit được cân bằng. Lớp vỏ bên ngoài có màu tím, dày.

8, Sầu riêng

Kích thước lớn hơn năm hoặc sáu lần so với xoài, sầu riêng là loại
trái cây độc đáo với vỏ dày và sần sùi, phủ đầy gai nhọn. Lúc đầu,
người ta có thể thấy mùi sầu riêng cực kỳ khó chịu (đến mức hầu hết
các hãng hàng không phải cấm hành khách mang trái cây này lên
máy bay). Tuy nhiên, một khi bạn đã ăn sầu riêng thì bạn sẽ nghiện
luôn đấy

Chỉ sau khi cắt cạnh bên ngoài một cách nhẹ nhàng, người ta sẽ bị
mê hoặc bởi những lớp thịt màu vàng sáng như bơ. Nó có hương vị
đặc biệt của mật ong được giữ tốt và giàu dinh dưỡng. Mùi giống
như địa ngục, hương vị như thiên đường, đó là những gì mọi người
nói về sầu riêng.

9, Bòn bon
Bòn bon là một trong những loại trái cây ít được biết đến ở Việt
Nam. Loại quả này có kích thước nhỏ, vị ngọt, thịt mềm. Bòn bon có
thể hơi dính vì nó có chứa nhựa nên khi ăn bạn cẩn thận không dính
vào quần áo.

10, Phở

Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, có nguồn gốc từ Hà
Nội và Nam Định,

được xem là một trong những món ăn tiêu biểu cho nền ẩm thực
Việt Nam.
Câu 8 : Nêu 10 chiến lược Marketing của các doanh
nghiệp trên thị trường?

1. Chiến lược marketing của Vinamilk

Chiến lược Marketing của Vinamilk

Trải qua bao nhiêu năm mà Vinamilk vẫn đứng vững và dẫn đầu thị
trường sữa Việt Nam thực chất là do chiến lược marketing của
Vinamilk áp dụng thành công chiến lược 4P.
 Về sản phẩm (product)
Các dòng sản phẩm của Vinamilk cung cấp đầy đủ các vitamin và
khoáng chất cần thiết cho sức khoẻ và sự phát triển của cả gia đình.
Tinh khiết từ thiên nhiên, những điều tốt lành đến với bạn mỗi ngày
một cách thật dễ dàng và đơn giản. Củng cố xây dựng chiến lược
marketing và phát triển một hệ thống các thương hiệu mạnh đáp
ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người  Việt Nam.
Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường nước giải khát
có lợi cho sức khỏe mà thương hiệu chủ lực là VFresh nhằm đáp ứng
xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng nước giải khát
có nguồn gốc từ thiên nhiên và có lợi cho sức khỏe con người. Phát
triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định,
chất lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy

 Về quảng bá (promotion)
Vinamilk quảng bá sản phẩm rộng rãi tới người tiêu dùng qua các
phương tiện thông tin đại chúng: tivi, tạp chí, internet, poster…
Thường xuyên thay đổi các nội dung, hình thức quảng cáo mới lôi
kéo sự chú ý và quan tâm của người tiêu dùng. Thực hiện các
chương trình khuyến mãi lớn dành cho khách hàng: tăng thể tích sữa
giá không đổi, tặng kèm đồ chơi trẻ em. Bên cạnh đó công ty còn
thực hiện các chương trình dùng thử sản phẩm ở những nơi công
cộng: siêu thị, trường học… Bên cạnh kinh doanh công ty còn quan
tâm tới các hoạt động xã hội, từ thiện như: quỹ khuyến học, tài trợ
và phát động chương trình từ thiện.

 Về giá (price)
Giá cả là mối quan tâm chủ yếu vì đây là yếu tố cạnh tranh và khích
lệ người tiêu dùng quyết định lựa chọn sản phẩm. Với chiến lược
kinh doanh của Vinamilk thì trong tương lai giá các sản phẩm sẽ
được điều chỉnh phù hợp với thu nhập của người lao động. Thường
xuyên có những đợt giảm giá, tăng dung tích sữa nhân những ngày
kỷ niệm.

 Về hệ thống phân phối (place)


Hệ thống phân phối nội địa trãi rộng của Vinamilk, với độ bao phủ
125000 điểm bán lẻ hiện nay. Hệ thống tủ đông, tủ mát, xe lạnh
cũng được đầu tư mở rộng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của
nhóm sữa chua. Trong năm 2008, Vinamilk đã đầu tư hơn 7000 tủ
đông, tủ mát cho hệ thống phân phối hàng lạnh và hơn 300 xe tải
nhỏ cho các nhà phân phối. Mở rộng thị trường nội địa đến người
tiêu dùng thông qua 2 kênh: người tiêu dùng điểm bán lẻ và thị
trường xuất khẩu: Công ty luôn tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất
khẩu qua các nước khác trong khu vực và trên thế giới nhằm duy trì
và phát triển doanh thu xuất khẩu. Củng cố hệ thống và chất lượng
phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị trường mà Vinamilk
có thị phần chưa cao đặc biệt là vùng nông thôn và đô thị nhỏ.

2. Chiến lược marketing của Grab

Giống như Vinamilk thì Grab cũng đã và đang rất thành công nhờ
chiến lược marketing mix. Nhờ đó mà Grab đã ”vượt mặt” đối thủ
của mình là Uber để chiếm lĩnh nhiều thị trường đầy tiềm năng của
khu vực.

 Về sản phẩm (product)


Grab luôn phát triển sản phẩm của mình song song với nhu cầu của
khách hàng từ đó thích nghi và thay đổi theo chiều hướng tích cực
hơn. Sản phẩm dịch vụ của Grab khá đa dạng, khởi đầu với
GrabTaxi, GrabCar, GrabBike, GrabExpress và gần đây nhất là
GrabShare. Ưu điểm của Grab có thể kể đến ứng dụng dễ cài đặt,
minh bạch, nhanh gọn, các hình thức khuyến mãi hay chào mừng
khách hàng mới luôn được chú trọng. Hơn thế nữa, Grab luôn để
tâm đến muôn vàn lợi ích của khách hàng khi họ lựa chọn sử dụng
dịch vụ như Grab Pay, Grab Award hay Grab Chat. 

 Về quảng bá (promotion)
Thương hiệu này truyền thông đến khách hàng mục tiêu bằng chiến
lược đa kênh, tận dụng mạng xã hội, YouTube, Instagram… nơi họ
có thể giao tiếp và tương tác với khách hàng. Đặc biệt, mọi người
khá “quen mắt” với màu xanh lá – ngôn ngữ màu sắc mà Grab tận
dụng để khắc ghi vào tâm trí khách hàng từ đó lưu giữ hình ảnh
thương hiệu và thông điệp bằng Visual Marketing. Bộ nhận diện
thương hiệu được duy trì nhất quán trong các chiến dịch truyền
thông chinh phục tâm lý cũng như mức độ tin cậy ở khách hàng. 

 Về giá (price)
Có thể nói trước khi Uber rời khỏi Đông Nam Á, Grab đã cùng đối
thủ “chiếm lĩnh” thị trường, bỏ xa các hãng taxi truyền thống chỉ sau
3 năm thâm nhập vào Việt Nam. Nhưng nếu so sánh với Uber, Grab
tuy có mức giá gần như tương đương nhưng luôn được duy trì ở mức
ổn định, và khách hàng hoàn toàn biết chính xác giá tiền phải trả
trong khi Uber chỉ mang đến một con số ước lượng. Grab thông
minh ở chỗ họ cho phép người đi xe thanh toán bằng tiền mặt thay vì
thẻ tín dụng như Uber, một thói quen phổ biến trong văn hóa tiêu
dùng ở Đông Nam Á. Vì lẽ đó Grab càng “hút” khách về mình nhiều
hơn. Khuyến mãi, mã giảm giá là “vũ khí lợi hại” của thương hiệu
này, Grab khuyến khích bạn đi nhiều hơn, rẻ hơn và tiện lợi hơn.
Điều này thúc đẩy hành vi sử dụng của khách hàng đồng thời tiếp
cận một cách gần gũi với họ.

Hệ thống hoạt động của Grab sở hữu hình thức phân phối trực tiếp
và gián tiếp. Với một chiếc smart-phone cùng kết nối Internet là bạn
đã có thể sử dụng ứng dụng được tải về từ App store hay Google
play. Giao diện rõ ràng, push-notification, các tính năng linh hoạt
giúp Grab được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, thật không khó
khi bắt gặp những tài xế với chiếc áo xanh quen thuộc trên đường
phố, ở những trung tâm thương mại, khu vui chơi, nói không ngoa
khi Grab phủ sóng ở khắp mọi nơi, trên nhiều tỉnh thành ở Việt
Nam. 

3. Chiến lược marketing của Coca Cola

Chiến lược Marketing của Coca-cola thành công lớn là từ chính


cách mà hãng xây dựng thương hiệu từ cách đây hàng trăm năm trở
về trước. Khi mà những sự nhất quán về thương hiệu từ màu sắc đến
phông chữ hay những cách thiết kế chai khiến cho người dùng cảm
thấy dễ dàng nhận biết. Logo màu đỏ và trắng của họ được công
nhận ở khắp nơi và mọi người rất dễ nhận diện thương hiệu Coca-
Cola vì nó mang lại cảm giác tuyệt vời và mới mẻ. Họ đã giữ bản
sắc thương hiệu và sản phẩm của họ phù hợp trong hơn 130 năm.
Đây được xem chiến lược kinh điển của hãng tạo ra tấm gương cho
các thương hiệu khác noi theo.
4. Chiến lược marketing của Biti's Hunter

Chiến lược Marketing của Biti’s Hunter dựa trên mô hình AIDA


trải qua 4 quy trình chiến lược:

 Bước 1: Awareness (Gây chú ý)


Chiến lược truyền thông của Biti’s nhắm vào việc quảng bá, gây chú
ý đến thương hiệu, sản phẩm mới. Mục tiêu: người người nhà nhà
biết đến và nói về Biti’s Hunter. Để thực hiện mục tiêu này Biti’s đã
lựa chọn Viral Video, là MV “Lạc Trôi” của Sơn Tùng MTP và MV
“Đi để trở về” của Sobin Hoàng Sơn, chính là những Video đang
gây sốt cộng đồng mạng những ngày gần đây. Đặc biệt với sự lan
tỏa của MV “Lạc trôi” hơn 17 triệu lượt xem sau 4 ngày đăng tải có
thể khẳng định Biti’s đã thành công với chiến lược đầu tiên này. Chỉ
cần seeding, vài câu khích đến anti fan của Sơn Tùng “Sơn Tùng
mặc đồ cổ trang nhưng lại đi giày sneaker”, cuộc chiến sẽ bùng nổ
giữa fan và anti fan, và chẳng khó khăn gì để mọi thứ được viral, nhà
nhà người người chú ý đến Biti’s.

 Bước 2: Interest (Gây thích thú đối với thương hiệu, sản
phẩm)
Biti’s rất thông minh khi sử dụng kênh KOL để truyền thông cho
chiến lược tiếp theo, kích thích sự yêu thích, yêu mến của khách
hàng đối với sản phẩm. Với đặc điểm tập khách hàng tiềm năng là
các bạn trẻ, qua kênh KOL là các ngôi sao, thần tượng Hot trên
mạng, Biti’s đã educate thị trường, tạo thành một trào lưu đi giày
mới.

 Bước 3: Desire (Kích thích, mong muốn, nhu cầu của


khách hàng)
Đây là lúc Biti’s sử dụng hàng loạt các bài PR cho chiến lược kích
thích nhu cầu, mong muốn sử dụng sản phẩm của khách hàng. Đầu
tiên là các bài PR ngầm, đánh vào lòng yêu nước: Xuất khẩu da giày
top đầu thế giới nhưng người Việt đang ngày càng ít đi giày Việt.
Sắp tới đây hệ thống Metro Cash & Carry và Big C đã hoàn toàn
thuộc về các tập đoàn bán lẻ Thái Lan thì viễn cảnh người Việt đi
giày Thái là hoàn toàn không thể tránh khỏi. Tiếp đó là loạt bài PR
trực diện nhắm trực tiếp vào sản phẩm, đăng tải trên những site báo
lan truyền xu hướng làm đẹp của giới trẻ 
 Bước 4: Action (Kích thích khách hàng phát sinh hành
động đối với sản phẩm)
Để kích thích hành động cho những khách hàng còn đang băn khoăn
với quyết định mua Biti’s Hunter, Biti’s đã tung ra các chương trình
ưu đãi giảm giá. Chiến lược này càng thành công hơn khi Biti’s kết
hợp với các website thương mại điện tử cùng các mã giảm giá trong
khung thời gian nhất định.

5. Chiến lược marketing của Pepsi 


Pepsi cũng theo đuổi chiến lược 4P để tạo nên thương hiệu như ngày
nay:

 Về sản phẩm (product)

Tuy Coca đã định vị mình là thứ thiệt trong ngành nước uống giải
khát nhưng với chiến lược marketing của Pepsi, họ có thể chứng
minh rằng sản phẩm của họ có hương vị ngon hơn. Sự thách thức
của Pepsi thể hiện qua cuộc thử nghiệm hương vị kiểu "bịt mắt" với
sự tham gia của 800.000 người trong năm 1983. Kết quả là 60% số
người tham gia thử nghiệm đã cho rằng Pepsi ngon hơn Coca-Cola.

  Về quảng bá (promotion)


PepsiCo là một trong số ít các công ty dành một số tiền tương đương
chi phí sản xuất để đánh bóng thương hiệu ngay từ khi mới thành
lập. Tiêu biểu là việc đổi tên bài hát thành "Pepsi-Cola Hits The
Spot" - năm 1940 được tạp chí LIFE đánh giá là bài hát bất hủ; "Be
Sociable, Have A Pepsi"; "Thế hệ Pepsi" - từ năm 1946-1964; "Joy
of Pepsi" - năm 1999; và gần đây nhất là "Say bão Pepsi", "Đã quá
Pepsi ơi!" ở thị trường Việt Nam. PepsiCo còn đến với khách hàng
qua các phương tiện như phiếu thường, kì thi có thưởng, những cuộc
triển lãm thương mại và các hoạt động khuyến mãi khác...Trong
nhiều năm, với chiến lược marketing của Pepsi còn tiến hành "Lời
mời Pepsi" để so sánh với Coca-Cola. Khách hàng đã bị thu hút bởi
những chiêu trò phiếu thưởng, xổ số của PepsiCo. 

Một ví dụ điển hình đó là việc "đánh" vào tâm lý yêu thích bóng đá
và tâm lý tự hào dân tộc của người Việt trẻ, Pepsi tổ chức "ngày hội
bóng đá" thông qua show quảng cáo trên truyền hình, với hình ảnh
cầu thủ bóng đá Việt Nam được yêu thích nhất thời bấy giờ, biểu
diễn "tâng bóng" cùng với các danh thủ hàng đầu thế giới. Khẩu hiệu
"Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam vươn ra đấu
trường quốc tế" cùng show quảng cáo lập tức khiến doanh số bán ra
của Pepsi tăng vọt, đồng thời chiếm cảm tình của người tiêu dùng.
Các hội chợ thương mại là thành tố chủ chốt trong những nỗ lực
trong chiến lược marketing của Pepsi của hầu hết các công ty. 

 Về giá (price)
Chiến lược giá trong chiến lược marketing của Pepsi chỉ nổi bật
trong hai giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất là khi Pepsi mới tiếp cận thị
trường Việt Nam và giai đoạn thứ 2 là khi Coke vào Việt Nam với
sản phẩm Coca-Cola, Pepsi đều phải điều chỉnh giá thành để tăng
sức cạnh tranh. 

Giai đoạn 1: Khi Pepsi ký hợp đồng xâm nhập vào thị trường Việt
Nam thì với nguồn lực dồi dào, sức mạnh thương hiệu cùng chiến
lược marketing của Pepsi, ngay lập tức sản phẩm Pepsi thống lĩnh
thị trường Việt Nam từ Bắc đến Nam. Bằng hình thức khuyến mãi
hạ giá thành sản phẩm, trong một tháng đầu triển khai, Pepsi đã
nhanh chóng hạ gục các đối thủ cạnh tranh nhỏ lẻ trong nước cũng
như đẩy Tribeco xuống đà phá sản, buộc phải chuyển đổi hình thức
kinh doanh thành sữa đậu nành.

Giai đoạn 2: Khi Coca-Cola xâm nhập vào thị trường Việt Nam -
một hãng nước giải khát có uy tín, chất lượng trên thế giới, Coca
nhanh chóng hạ giá thành sản phẩm để chạy đua thị phần với Pepsi.
Nhưng tại thời điểm này, pháp luật Việt Nam đã có những điều
khoản trong việc hạn chế sự chạy đua giá để giành thị phần, đồng
thời lúc bấy giờ với chiến lược marketing của Pepsi đủ sức cạnh
tranh linh hoạt và cuộc chiến giá không còn là yếu tố quyết định đến
thị phần của Pepsi tại Việt Nam.

 Về hệ thống phân phối (place)


Các doanh nghiệp hiện nay đều mang sản phẩm đến người tiêu dùng
cuối cùng trên thị trường Việt Nam thông qua các trung gian phân
phối. Những trung gian phân phối này hợp thành một hệ thống kênh
phân phối - tập hợp những cá nhân hay những cơ sở kinh doanh phụ
thuộc lẫn nhau liên quan đến quá trình tạo ra và chuyển sản phẩm
hay dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Pepsi cũng tiếp
cận với người tiêu dùng Việt Nam thông qua các trung gian như vậy.
Nối tiếp bước ngoặt ngoạn mục đánh tan các đại lý nước ngọt nội
địa của Việt Nam, Pepsi tiến tới thiết lập hệ thống phân phối trên
toàn cõi Việt Nam, nhằm giúp sản phẩm Pepsi có sức ăn sâu bám rễ
lớn vào thị trường. Bên cạnh các đại lý và tổng đại lý, Pepsi còn xâm
nhập hầu hết các quán cà phê, quán nhỏ đến quán lớn.

5. Chiến lược marketing của Điện máy xanh

Có thể nói đây là một thương hiệu làm mưa làm gió trong năm qua
với chiến lược Marketing được xếp vào hàng kinh điển. Đây cũng là
thương hiệu đến từ Việt Nam, hơn thế nữa với một ngành bán lẻ như
các đồ dùng gia dụng thì Điện máy xanh đã tạo ra một cuộc cách
mạng lớn, hãng biết chiến lược là gì, biết được nước đi của mình là
gì. Điện máy xanh đã tạo ra được Viral Video quảng cáo thực sự
“khuấy đảo” cộng đồng mạng tại Việt Nam một thời gian rất dài, và
chính nó đã làm độ nhận diện của thương hiệu này tăng lên đáng kể,
độ “reach” tại thời điểm đó thuộc hàng Top tại Việt Nam. Đây được
coi là chiến lược được xếp vào hàng kinh điển tại Việt Nam, người
khơi mào chiến lược Marketing “Ám ảnh” nhưng dễ đi vào tâm trí
khách hàng.

6. Chiến lược marketing của Shopee

Chiến lược marketing của Shopee sử dụng Viral Video quảng cáo
như Điện máy xanh để tạo ra chiến lược khác biệt cho mình với các
đối thủ còn lại.  Dựa vào bài “Baby Shark” của trẻ em mà hãng đã
chế ra một trong những bài hát gây nghiện nhất năm ở nhiều nước
Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam, giai điệu đã tạo ra trào lưu
lớn trong nửa đầu năm 2018 với “Shopee…pee…pee”. Baby Shark
đã đưa Shopee bay cao khắp Đông Nam Á nhờ giai điệu ngắn gọn
nhưng bắt tai và góp phần không nhỏ trong đó là sử dụng người nổi
tiếng để quảng cáo.

7. Chiến lược marketing của Apple


Chiến lược marketing của Apple được mệnh danh là chiến lược
tạo ra tin đồn. Từ lâu Apple đã không phải chi quá nhiều tiền cho
việc quảng bá sản phẩm mới với các chiến lược marketing nổi tiếng
của mình. Họ đã dựa vào chiến lược tạo ra tin đồn hay còn gọi là
marketing truyền miệng khiến cho người dùng sốt sắng và mong chờ
sản phẩm mới của Apple. Không cần công ty phải quảng cáo, giới
truyền thông cũng đã đua nhau khai thác tin về sản phẩm mới. Dù
cho Apple chưa mảy may tiết lộ thông tin về sản phẩm nhưng những
lời đồn thổi từ giới truyền thông đã khiến cho chiếc Iphone nào sắp
ra mắt cũng trở thành một “siêu phẩm”. Apple tạo cho người dùng
cảm giác “chậm chân thì không đến lượt” (scarcity marketing) và
tâm lý “ăn theo” (social proof) cho khách hàng.

Bên cạnh đó, Apple cũng dựa dẫm khá nhiều vào phim ảnh và các
chương trình truyền hình, phim điện ảnh để tăng nhận diện thương
hiệu trước người dùng. Bởi trong tay những ngôi sao luôn là chiếc
Iphone đời mới cộng với tiếng chuông đặc trưng khiến người tiêu
dùng rất dễ nhận dạng.

9. Chiến lược marketing của Starbucks


Starbucks là một ví dụ minh chứng cho việc tận dụng tốt social
media trong các chiến lược marketing nổi tiếng của mình. Họ khai
thác những gì mà người hâm mộ của họ muốn. Họ có một tài khoản
Facebook, Twitter và Instagram cực kỳ thành công. Một trong
những lý do tạo nên sự thành công cho Starbucks đó là:

 Kết nối cùng một chủ đề trên nhiều phương tiện Social media
khác nhau
 Chia sẻ về chiến dịch của bạn trên social media
 Tiếp xúc với khách hàng
 Quảng cáo các sản phẩm giảm giá
 Tổ chức sự kiện có các nghệ sĩ
 Sử dụng hình ảnh, video, Gif rất tinh tế
 Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của Social media,
Starbucks đã tận dụng tốt nền tảng này giúp gắn kết mối quan hệ
giữa thương hiệu và người dùng cũng như tạo nên những trải
nghiệm thú vị cho khách hàng tại đây.
10. Chiến lược marketing của Colgate

Chiến lược marketing của Colgate là chiến lược tạo niềm tin.

Họ bắt đầu từ việc tập trung chăm sóc răng miệng, cung cấp những
thông tin và video về vệ sinh răng miệng đúng cách. Họ chia sẻ
những thông tin giá trị cho người dùng về cách chải răng, giữ gìn
răng miệng khỏe mạnh, cách dùng chỉ nha khoa hiệu quả, cách ngăn
chặn sâu răng...Người tiêu dùng nhận được thông tin hữu ích và
miễn phí, họ tìm hiểu, áp dụng vào cuộc sống của họ và những
người xung quanh. Một thương hiệu giúp người dùng giải quyết vấn
đề trong cuộc sống của họ sẽ tăng khả năng đặt hàng trong tăng lai
cũng như khả năng truyền miệng về thương hiệu của bạn. Colgate
dành ngân sách Marketing hàng triệu đô la để đầu tư các video, hình
ảnh, nội dung vô cùng hấp dẫn, đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng

Câu 9 . Giá của 10 loại sản phẩm quan trọng nhất trên
thị trường Việt Nam?

Top mặt hàng Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất tháng 4/2020 
Theo số liệu Tổng Cục Hải quan, tháng 4 có 4 nhóm hàng hóa chính
tăng so với tháng 3 gồm chè, phân bón các loại, chất dẻo nguyên liệu
và đá quí, kim loại quí và sản phẩm. 
Các nhóm hàng còn lại đều giảm mạnh, trong đó giảm mạnh nhất là
điện thoại các loại và linh kiện giảm 2,81 tỉ USD tương ứng giảm
52,9%; hàng dệt may giảm 729 triệu USD, tương ứng giảm 31,2%;
máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 652 triệu USD,
tương ứng giảm 17,7%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm
314 triệu USD, tương ứng giảm 16%... so với tháng 3.
Đồ họa: TV

Tổng trị giá xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm 2020 tăng 2%, tương
ứng tăng 1,62 tỉ USD so với cùng kì năm trước. 
Trong đó các mặt hàng có biến động tăng gồm máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện tăng 2,51 tỉ USD, tương ứng tăng 26%;
máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 1,46 tỉ USD, tương ứng
tăng 27,4%; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 308 triệu
USD, tương ứng tăng 76,9%, dây điện và dây cáp điện tăng 202 triệu
USD, tương ứng tăng 38,9%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 159 triệu
USD, tương ứng tăng 5,1%...

Câu 10 : Liệt kê tên 10 loại cửa hàng trên thị trường Tp


HCM...ý nghĩa của chúng?

1. CIRCLE K 
 
Circle K là chuỗi cửa hàng đến từ nước Mỹ với 13.000 cửa hàng do
công ty quản lý và 1.200 cửa hàng nhượng quyền trên khắp thế giới.
Circle K Việt Nam bắt đầu cửa hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí
Minh và cũng là đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 20 tháng 12 năm
2008. Sau 10 năm hoạt động, Circle K Việt Nam đã có 300 cửa hàng
tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và sẽ còn
tiếp tục phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở
khắp mọi nơi. 
 
Với mong muốn trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi được ưa chuộng
nhất tại Việt Nam, Circle K cam kết mang lại dịch vụ 4(Fs). Tạm
dịch: Fresh - Tươi ngon, Friendly - Thân thiện, Fast - Nhanh chóng,
Full - Đầy đủ. Có tất cả các dịch vụ mua sắm, ăn uống, thanh toán
thẻ cào điện thoại, thẻ game, ATM, giặt ủi... phục vụ 24/7, Circle K
chắc sẽ không làm bạn thất vọng. 
 

 
2. FAMILY MART 
 
Đúng 1 năm sau khi đối thủ Circle K xuất hiện, chuỗi cửa hàng tiện
lợi Family Mart đến từ Nhật Bản cũng không chịu kém cạnh, đã khai
trương cửa hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy là thương
hiệu cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản, nhưng Family Mart lại gặp
không ít khó khăn tại thị trường Việt Nam. Song, với bản chất cần
cần cù, chăm chỉ của người Nhật Bản, Family Mart đã hồi sinh vào
tháng 7 năm 2013. Thương hiệu đến từ xứ sở hoa anh đào đặt mục
tiêu “cán đích” 300 cửa hàng vào năm 2018. 
 
Không chỉ có các sản phẩm tiêu dùng phổ thông, dịch vụ tiện ích, ăn
nhanh...Family Mart còn có rất nhiều các sản phẩm đến từ đất nước
mặt trời mọc. Chắc hẳn sẽ không làm bạn thất vọng. Tin rằng với sứ
mệnh đến gần hơn mọi người, luôn tạo cảm giác thân thiện, thoải
mái như những thành viên trong gia đình, Family Mart sẽ không chỉ
“hồi sinh” mà còn thực sự “khởi sắc” hơn nữa. 
 

3. 7 - ELEVEN
 
 Cuối cùng thì “gã khổng lồ” của chuỗi các cửa hàng tiện lợi cũng đã
đến Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2017. Được biết đến
là chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới với 62.000 cửa hàng tại
19 quốc gia, 7 - Eleven đang phục vụ hàng triệu người tiêu dùng
khắp mọi nơi trong đó có Việt Nam. 
 
Cũng là những sản phẩm cơ bản như nhiều cửa hàng tiện lợi khác,
nhưng 7 - Eleven lại tạo nên sự khác biệt ở thực đơn đồ ăn nhanh. 7 -
Eleven mang đến cho bạn đầy đủ các thực đơn từ bữa sáng đến bữa
tối, từ bữa ăn xế đến bữa ăn khuya, từ các món bánh mì kẹp, khoai
tây chiên kiểu Mỹ đến các món xôi, chè kiểu Việt. Luôn không
ngừng xây dựng một môi trường làm việc cởi mở, thân thiên, cung
cấp các sản phẩm uy tín, chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, 7 - Eleven
đang là sự lựa chọn của nhiều người dân Thành phố Hồ Chí Minh. 
 
7 - ELEVEN đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 6 năm 2017

7-

4. VINMART 
 
Vinmart - Thương hiệu Việt của người Việt đang vươn lên là hệ
thống cửa hàng tiện lợi, siêu thị lớn nhất Việt Nam. Hiện tại, đang có
1000 cửa hàng Vinmart trên khắp cả nước và mục tiêu mỗi tháng mở
mới 50 cửa hàng cũng không phải là quá khó với “ông trùm”
VinGroup.
 
 Chọn cho mình những vị trí đắc địa nhất, giao thông thuận tiện nhất
nên Vinmart đang dần trở thành thương hiệu quen thuộc của người
dân Việt Nam nói chung và người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng. Khác với các chuỗi cửa hàng tiện lợi khác, không chỉ có các
cửa hàng mini ở khắp mọi nơi, Vinmart còn có chuỗi siêu thị lớn
cung cấp rau xanh, thực phẩm truy xuất nguồn gốc rõ ràng, an toàn
chất lượng. Vinmart đã và đang nỗ lực không ngừng để hoàn thành
sứ mệnh của mình: NƠI AN TÂM MUA SẮM cho mọi nhà, góp
phần phát triển ngành bán lẻ rộng khắp tại Việt Nam. 
 
 

5. SHOP & GO 


 
Xuất hiện vào năm 2005, Shop & Go được xem là một trong những
chuỗi cửa hàng tiện lợi đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến
nay Shop & Go đã có hơn 100 cửa hàng với mạng lưới rộng khắp. 
 
Thương hiệu đến từ Singapore này phục vụ khách hàng 24/24, bán
các mặt hàng tiêu dùng, đồ ăn, cung cấp các dịch vụ tiện ích, phù
hợp với nhu cầu của từng khu vực dân cư xung quanh mỗi cửa hàng,
bao gồm: máy rút tiền tự động ATM, thẻ nạp điện thoại, thẻ gọi điện
thoại đường dài IDD card. 
Với nhũng cửa hàng nhỏ xinh, sạch sẽ, thuận tiện, Shop & Go đang
nhận được nhiều sự ủng hộ của người tiêu dùng.
 
 

6. B’S MART
 
Cửa hàng tiện lợi mang phong cách Thái Lan này đã khai trương cửa
hàng đầu tiên vào năm 2013. Tuy xuất hiên khá muộn so với các
chuỗi cửa hàng tiện lợi khác, nhưng B’S Mart đã nhanh chóng đạt
được con số ấn tượng - 150 cửa hàng trải dài khắp thành phố Hồ Chí
Minh.
 
 Dù sáng sớm hay đêm khuya, B’S Mart cũng sẽ đáp ứng tốt các nhu
cầu mua sắm, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
B’S Mart luôn chú trọng xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình,
năng động, nhằm phục vụ quý khách hàng chu đáo, đón chào khách
bằng nụ cười trân trọng, tiên khách đi bằng sự niềm nở, ân cần. 
 
 

7. MINISTOP 
 
Đây là thương hiệu của tập đoàn AEON Nhật Bản. Ministop - Điểm
dừng chân ở góc phố mong rằng mỗi lần ghé qua, khách hàng sẽ có
cảm giác giản dị, ấm áp như trong chính ngôi nhà của mình. 
 
Số lượng cửa hàng tuy còn khiêm tốn. Nhưng với phong cách ân
cần, chu đáo, tận tậm, Ministop đang chiếm được nhiều tình cảm của
người tiêu dùng. Ministop cam kết xây dựng xã hội tràn ngập nụ
cười bằng sự “tươi ngon”, “tiện lợi”, “độc đáo".
 
8. CO.OP FOOD
 
Ra đời vào tháng 12 năm 2008, Co.op Food là chuỗi cửa hàng thực
phâm tiện lợi, trực thuộc Sài Gòn Co.op. Hiện tại, Co.op Food có
150 cửa hàng trên khắp cả nước, luôn nỗ lực "thỏa mãn khách hàng,
hướng đến sự hoàn hảo".
 
Co.op Food là giải pháp cung cấp thực phẩm an toàn, tiện lợi, tươi
ngon, bình ổn giá, mang phong cách dịch vụ hiện đại, phục vụ nhu
cầu thực phẩm hằng ngày của những bà nội trợ bận rộn.
 
 
 
9. ZAKKA MART
 
Cũng giống như nhiều cửa hàng tiện lợi khác, Zakka Mart mở cửa
24/24, phục vụ hàng tiêu dùng, thức uống và đồ ăn nhanh. Thành lập
năm 2014, Zakka Mart đang có khoảng 20 cửa hàng phục vụ chu
đáo, sản phẩm phong phú, thanh toán tiện lợi.
 
Tuy có nhiều đối thủ cạnh tranh, nhưng Zakka Mart đang dần khẳng
định được vị thế bởi giá cả phải chăng, dịch vụ khách hàng tận tình.
Zakka Mart người bạn tin cậy của mọi gia đình, đồng nghiệp, bạn
bè, đối tác...
 
 
 
10. GS25
 
Chuỗi cửa hàng mang phong cách Hàn Quốc này đã xuất hiện tại TP
Hồ Chí Minh vào tháng 1 năm 2018. GS25 - một trong những
thương hiệu bán lẻ lớn nhất xứ sở kim chi đã chọn Việt Nam là thị
trường nước ngoài đầu tiên. GS-25 đặt mục tiêu mở 50 cửa hàng
trong năm 2018 và 2.500 cửa hàng trong 10 năm tới. GS25 bán các
sản phẩm Hàn Quốc và Việt Nam theo tiêu chí Friendly (Thân
Thiện) - Fresh (Tươi mới) - Fun (Vui vẻ). GS25 hướng đến những
người trẻ hiện đại, bận rộn nhưng biết cách tận hưởng cuộc sống
thông qua các dịch vụ tiện ích cao cấp. Thực đơn có các món nóng
do đầu người Hàn Quốc chế biến sẽ tạo nên sự khác biệt cho GS25.
 
HỌC ONLINE VÀ LÀM LMS BUỔI 6

* Từ trang : 172-

1. Nắm vững định nghĩa mặt hàng thiết yếu...

2.Tìm X trong dãy số:

88X50109001123; Đây là mặt hàng của nước nào? Cách tính số


kiểm tra?

3. Liệt kê các từ gắn liền với từ Giá...

4. Giá tâm lý, giá hớt váng là gì?

5. Incoterms 2020 có gì thay đổi...

6.Liệt kê các loại cửa hàng trên địa bàn thành phố HCM..

Bài làm
Câu 1 : Nắm vững định nghĩa mặt hàng thiết yếu ?

Để giải đáp câu hỏi Hàng hóa thiết yếu là gì thì hiện theo Điều
4 Luật giá 2012 có quy định:

“ 1.Hàng hóa là tài sản có thể trao đổi, mua, bán trên thị trường,
có khả năng thỏa mãn nhu cầu của con người, bao gồm các loại
động sản và bất động sản.

[…] 3.Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ
không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao
gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản
xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người
và quốc phòng, an ninh”.

Có thể thấy việc quy định hàng hóa thiết yếu hiện rất chung chung
và theo quy định trên thì danh mục các mặt hàng thiết yếu cực kỳ đa
dạng. Hàng hóa thiết yếu có thể hiểu là hàng hóa quan trọng và cần
thiết, đặc biệt là không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của
con người.
Sau đây là các nhóm hàng hóa thiết yếu được lưu thông trong
những ngày giãn cách

+ Nhóm thực phẩm (bao gồm các mặt hàng theo danh mục phụ lục
II, phục lục III và mục 3, 4, 5, 6, 7, 8 phụ lục IV ban hành kèm nghị
định số 15/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của chính phủ hướng dẫn
một số điều của Luật An toàn thực phẩm, cụ thể tại phụ lục đính
kèm.
+ Nhóm hàng hóa nguyên liệu phục vụ (bao gồm các mặt hàng như
sắt, thép, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi...)
+ Nhóm nhiên liệu, năng lượng (như xăng dầu, khí dầu mỏ hóa
lỏng, than...).
+ Và các mặt hàng khác theo nhu cầu phục vụ sản xuất, sinh hoạt
của địa phương.

Câu 2: Tìm X trong dãy số:


88X50109001123; Đây là mặt hàng của nước
nào? Cách tính số kiểm tra?
Cách tính số kiểm tra :
Để thực hiện kiểm tra nguồn gốc, tình trạng hàng hóa thì sẽ áp dụng
cách tính dưới đây.
Bước 1: Chọn ra những số ở vị trí lẻ trong dải mã vạch rồi cộng từ
phải sang trái. 
Bước 2: Lấy kết quả vừa tính được nhân với 3.
Bước 3: Cộng các số còn lại ở vị trí chẵn
Bước 4: Cộng hết tất cả kết quả của bước 2 và bước 3 với nhau. 
Bước 5: Lấy số tròn chục gần với kết quả bước 4 nhất trừ đi kết quả
của bước 4 để ra số kiểm tra cần tính

+ Tìm X trong dãy số :


88X50109001123

Bước 1 : 3 + 1 + 0 + 9 + 1 + 5 + 8 = 27
Bước 2 : 27 * 3 = 81
Bước 3 : 2 + 4 + 0 + 0 + 0 + 8 = 14
Bước 4 : 81 + 14 = 95
Bước 5 : 100 - 95 = 5

==>> Dãy số là 885 50109 00112 3


Đây là mã vạch của nước Thái Lan

Câu 3. Liệt kê các từ gắn liền với từ Giá...

1. Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (A-B)

Nhiều thuật ngữ dưới đây dựa trên tài liệu chuẩn nội bộ và danh mục
các định nghĩa của tờ Wall Street Journal. Các định nghĩa khác được
chọn từ cuốn Hướng dẫn viết tin kinh tế Columbia Knight-Bagehot,
do Pamela Hollie Kluge biên soạn.

Nhiều thuật ngữ cần được điều chỉnh cho phù hợp với các nền kinh
tế và thông lệ tại các quốc gia khác nhau:

Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (A-B)

Accounts payable – Nợ phải trả.


Khoản nợ của một doanh nghiệp cần phải thanh toán sớm, thường là
trong vòng 1 năm.

Accounts receivable – Khoản thu.


Khoản doanh nghiệp được nhận từ khách hàng cho hàng hóa bán ra
hoặc dịch vụ cung cấp.
Antitrust laws – Luật chống độc quyền.
Luật bảo vệ cạnh tranh bằng cách không cho phép các thông lệ độc
quyền hoặc chống cạnh tranh.

Appreciation – Tăng giá trị của tài sản.


Các nhà đầu tư, ví dụ như những người sở hữu nhà, đầu tư để chờ
tăng giá, và điều này có thể làm cho giá ngang bằng với mức lạm
phát, làm tăng nhu cầu nhà cửa hoặc thiếu nhà cửa.

Arbitrage, arbitrager (risk arbitrager) – Kinh doanh chênh lệch giá


hoặc tỷ giá.
Một thủ thuật mua và bán chứng khoán để tranh thủ mức chênh lệch
nhỏ về giá – chẳng hạn mua một cổ phiếu với giá 50$ trên thị trường
chứng khoán và đồng thời bán nó hoặc một cổ phiếu tương đương
với giá 51$ cho người khác. Thuật ngữ kinh doanh chênh lệch rủi ro
xuất hiện để áp dụng cho những người kinh doanh đầu cơ mua cổ
phiếu của các công ty có tin đồn là mục tiêu bị mua lại, với hy vọng
kiếm lợi khi việc chuyển nhượng hoàn tất.

Balance of trade – Cán cân thương mại.


Chênh lệch giữa hàng hóa-dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu của một
quốc gia trong khoảng thời gian nhất định. Có thể áp dụng cho
thương mại giữa hai quốc gia hoặc giữa một quốc gia và những nước
khác trên thế giới. Nếu xuất khẩu thấp hơn nhậu khẩu thì có nghĩa là
thâm hụt mậu dịch. Nếu xuất khẩu cao hơn nhập khẩu có nghĩa là
thặng dư mậu dịch.

Balance of payments – Cán cân thanh toán.


Thống kê giao dịch kinh tế giữa một quốc gia và các nước khác trên
thế giới. Về cơ bản, nó là toàn bộ nguồn tiền vào-ra của một đất
nước.

Bank reserves – Dự trữ ngân hàng.


Khoản tiền mặt của các ngân hàng để bảo đảm cho số tiền gửi của
khách hàng.

Bank reserves requirement – Yêu cầu dự trữ ngân hàng.


Tỷ lệ tiền gửi của khách hàng mà các ngân hàng thương mại phải
giữ bằng tiền mặt để bảo đảm số tiền gửi, theo quy định của chính
phủ. Tăng yêu cầu dự trữ sẽ làm giảm lượng tiền gửi mà một ngân
hàng có thể cho vay hoặc đầu tư; còn giảm yêu cầu dự trữ có tác
động ngược lại.

Barter – Chuyển đổi hàng hóa.


Buôn bán hàng hóa không cần dùng tiền. Đây là một trong những
thông lệ buôn bán sớm nhất, nhưng vẫn được sử dụng tại các nền
kinh tế mà người dân không tin hoặc ít tin tưởng vào hệ thống ngân
hàng hoặc giá trị của đồng tiền. Trong buôn bán quốc tế, chuyển đổi
hàng hóa là thông lệ phổ biến giữa các nước có đồng tiền không hấp
dẫn.

Bear market – Thị trường đầu cơ hạ giá.


Giai đoạn giá cổ phiếu giảm kéo dài, thông thường là hậu quả của
việc hoạt động kinh tế giảm sút hoặc dự đoán kinh tế sẽ đi xuống.

Blue-chip stocks – Cổ phiếu thượng hạng.


Cổ phiếu của các công ty nổi tiếng là luôn đạt lợi nhuận cao và luôn
thanh toán cổ tức đúng hạn.

Bond – Trái phiếu.


Chứng nhận do một công ty hoặc một chính phủ phát hành cho
người nào đó mà công ty hoặc chính phủ đó vay tiền. Trái phiếu ghi
rõ số tiền vay, lãi suất phải trả, thời hạn thanh toán và thế chấp nếu
không thanh toán được. Thời hạn thanh toán thường lâu, khoảng 7
năm trở lên.

Book value – Giá trị trên sổ sách.


Trong các công ty, giá trị trên sổ sách của cổ phiếu là chênh lệch
giữa các tài sản của công ty và các khoản nợ. Nó có thể không liên
quan đến giá bán của cổ phiếu.

Bottom line – Lợi nhuận hoặc khoản lỗ tịnh của một giao dịch hoặc
hoạt động kinh doanh của một công ty. Nó thường đề cập đến thông
báo thu nhập của các công ty và có nghĩa là thu nhập tịnh, hoặc lợi
nhuận sau thuế, chi phí và các khoản chi bất thường.

Broker – Người môi giới.


Một đại lý chuyên xử lý các lệnh phát hành công khai để mua và bán
chứng khoán, hàng hóa, bất động sản hoặc các tài sản tài chính hoặc
hữu hình khác. Người môi giới thường hoạt động theo kiểu hưởng
hoa hồng.

Bull market – Thị trường đầu cơ tăng giá.


Giai đoạn giá cổ phiếu tăng kéo dài, thông thường do hoạt động kinh
tế tăng mạnh hoặc dự đoán

2. Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (I-O)

Nhiều thuật ngữ dưới đây dựa trên tài liệu chuẩn nội bộ và danh mục
các định nghĩa của tờ Wall Street Journal. Các định nghĩa khác được
chọn từ cuốn Hướng dẫn viết tin kinh tế Columbia Knight-Bagehot,
do Pamela Hollie Kluge biên soạn.

Inflation – Lạm phát.


Tăng giá hàng hóa và dịch vụ. Nói chung, giả định về kinh tế là sức
mua giảm đi vì có thừa tiền mặt lưu thông, thường là do hậu quả của
việc chính phủ chi tiêu quá nhiều.

Initial Public Offering (IPO) – Phát hành công khai lần đầu (chứng
khoán).
Lần đầu tiên một công ty chào bán cổ phiếu cho công chúng. Còn
gọi là “going public”.

Insider trading – Giao dịch nội bộ.


Giao dịch cổ phiếu trong nội bộ công ty một cách bất hợp pháp dựa
trên những thông tin không công bố.

Institutional investor – Pháp đoàn đầu tư.


Một tổ chức đầu tư tài sản riêng hoặc những tài sản do các tổ chức
khác uỷ thác nắm giữ. Những nhà đầu tư như vậy thường là các quỹ
hưu trí, các công ty bảo hiểm, ngân hàng và các trường đại học.

Interest – Lãi suất.

International Monetary Fund (IMF) – Quỹ Tiền tệ Quốc tế


Trụ sở tại Washington, D.C., có chức năng giám sát nguồn cung tiền
tệ của các nước thành viên, với mục đích ổn định việc trao đổi quốc
tế và khuyến khích thương mại cân bằng và có trật tự.
Junk bond – Trái phiếu bấp bênh.
Thuật ngữ bình dân dùng để mô tả các loại chứng khoán có lãi suất
cao nhưng nhiều rủi ro, do các công ty bị nợ nần chồng chất phát
hành để có thể thanh toán các khoản vay ngân hàng, để mua quyền
quản lý cổ phần hoặc để tài trợ cho các vụ mua lại công ty.

Leverage – Đầu cơ vay nợ.


Việc một công ty sử dụng tài sản đi vay để tăng lợi suất trên vốn cổ
phần của các cổ đông, với hy vọng lãi suất phải chịu sẽ thấp hơn lợi
nhuận trên số tiền đi vay.

Leveraged buyout – Sự mua lại công ty, được cấp vốn bằng nợ.
Việc mua lại một công ty của một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, chủ yếu
được cấp vốn bằng nợ. Cuối cùng, các khoản vay của nhóm này
được thanh toán bằng các quỹ phát sinh từ hoạt động của công ty
mua được hoặc việc bán tài sản của công ty đó.

Liquidity – Thanh khoản.


Mức độ mà tài sản có thể chuyển thành tiền mặt.

Market share – Thị phần


Tỷ lệ tổng doanh số của một sản phẩm mà một người bán có. Một
công ty sẽ cố gắng mở rộng thị phần của mình (tức là giảm thị phần
của các đối thủ) bằng cách quảng cáo, đưa ra mức giá hợp lý và các
thủ thuật cạnh tranh khác. Thị phần càng lớn thì nhà sản xuất càng
dễ kiểm soát giá và lợi nhuận.

Market capitalization – Thị giá vốn.


Giá trị của một công ty được xác định bởi giá thị trường đối với các
cổ phiếu thường đã phát hành còn lại.

Maturity – Kỳ hạn.
Thời hạn phải thanh toán trái phiếu và kỳ phiếu.

Microchip – Vi mạch kiểm soát hầu hết các sản phẩm điện tử.

Monetary policy – Chính sách tiền tệ.


Tác động của chính phủ đối với nền kinh tế bằng cách kiểm soát
nguồn cung cấp tiền tệ và lãi suất.
Monopoly – Độc quyền.
Sự kiểm soát của một công ty đối với một sản phẩm tại một thị
trường nhất định, cho phép công ty này ấn định giá vì không hề có
cạnh tranh.

Mutual fund – Quỹ tương hỗ


Điều hành bởi một công ty đầu tư huy động tiền từ các cổ đông để
đầu tư vào trái phiếu, cổ phiếu, các quyền chọn, các hàng hóa hoặc
các loại chứng khoán khác. Các quỹ này thường cho phép các nhà
đầu tư lựa chọn một chiến lược mạo hiểm hoặc một chiến lược thận
trọng để kiếm lời.

Net income/net profit – Thu nhập ròng/Lãi ròng


Cũng được gọi là “bottom line” hay lợi nhuận, là khoản còn lại sau
khi trừ mọi chi phí và thuế trong thu nhập của một công ty.

Note – Kỳ phiếu
Chứng nhận do một công ty hoặc chính phủ phát hành ghi rõ số
lượng một khoản vay, lãi suất phải trả và thế chấp trong trường hợp
không thanh toán được. Thời hạn thanh toán thường là trên 1 năm kể
từ khi phát hành nhưng không được lâu hơn 7-8 năm. Thời hạn
thanh toán ngắn hơn là điểm khác biệt chính giữa kỳ phiếu và trái
phiếu.

Organization for Economic Cooperation and


Development (OECD) – Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.
Một tổ chức gồm 24 nước có nền kinh tế thị trường tự do thường
xuyên thu thập con số thống kê và đưa ra các báo cáo kinh tế về các
nước thành viên.

Oil future market – Thị trường dầu giao sau.


Các thị trường tại New York và Luân Đôn nơi người ta cam kết mua
hoặc bán dầu với giá thỏa thuận cho một thời điểm nào đó trong
tương lai.

Oil spot market – Thị trường dầu giao ngay.


Các vụ giao dịch hàng ngày đối với dầu thô hoặc các sản phẩm đã
tinh lọc bởi các thương nhân trên khắp thế giới, cam kết khối lượng
chuyển giao với giá cụ thể.
Option – Quyền chọn.
Trong giới tài chính, đây là thỏa thuận cho phép một nhà đầu tư mua
hoặc bán cái gì đó, ví dụ như cổ phiếu, trong một khoảng thời gian
định trước với giá nhất định.

Ovesubscribed – Đặt mua vượt mức.


Thuật ngữ áp dụng trong việc phát hành công khai cổ phiếu, khi đơn
đặt mua vượt quá số lượng cổ phiếu rao bán cho công chúng.

Paper profit – Lãi lý thuyết.


Khoản lãi chưa có thực trong một khoản đầu tư. Khoản lãi này được
tính toán dựa trên so sánh giá thị trường hiện tại với chi phí của nhà
đầu tư.

Poison pill – Chiến thuật thuốc độc.


Một thủ thuật để chống trả việc mua lại quyền kiểm soát công ty,
được đưa ra để làm cho việc mua lại công ty trở nên quá tốn kém.

Price-earnings ratio – Tỷ suất thị giá-doanh lợi.


Giá của một cổ phiếu chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong thời
gian 12 tháng. Ví dụ một cổ phiếu bán với giá 60$/cổ phiếu và lợi
nhuận 6$/cổ phiếu sẽ được bán với tỷ suất thị giá-doanh lợi 10/1. Tỷ
suất thị giá-doanh lợi cao khiến các nhà đầu tư tin tưởng rằng lợi
nhuận của công ty trong tương lai sẽ cao hơn nhiều.

Prime rate – Lãi suất ưu đãi.


Lãi suất cơ bản mà các ngân hàng thương mại áp dụng cho một loạt
khoản cho vay lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như cho
cá nhân.

Privatization – Tư nhân hóa.


Nói chung nghĩa là việc chuyển sở hữu công ty từ các nhà đầu tư
công cộng sang các nhà đầu tư tư nhân. Tư nhân hóa thường gắn liền
với tái cơ cấu kinh tế trong đó các doanh nghiệp nhà nước được bán
cho khu vực tư nhân.

Revenue – Thu nhập.


Toàn bộ số tiền mà một doanh nghiệp hoặc chính quyền thu được
trong một khoảng thời gian nhất định.
Short sale – Bán khống.
Bán một lượng cổ phiếu tạm vay, không thuộc quyền sở hữu của
mình với hy vọng kiếm lời bằng cách mua một lượng cổ phiếu tương
đương sau đó với giá thấp hơn để thay thế.

Stock (shares) – Cổ phiếu.


Các đơn vị của một công ty đại diện cho một phần sở hữu. Mua các
phần này sẽ có quyền như các chủ sở hữu và có thể có thu nhập
thông qua cổ tức. Có thể mua hoặc bán cổ phiếu mà không ảnh
hưởng đến hoạt động của một công ty. Tại thị trường chứng khoán,
giá cổ phiếu do người mua và người bán cổ phiếu đó ấn định.

Stock exchange – Thị trường chứng khoán.


Nơi giá cổ phiếu được người mua và người bán cổ phiếu ấn định.

Underground economy – Nền kinh tế ngầm.


Một bộ phận không được tính đến của nền kinh tế bao gồm cả hoạt
động hợp pháp và bất hợp pháp. Hầu hết các giao dịch là bằng cách
chuyển đổi hàng hóa hoặc thanh toán tiền mặt để tránh thuế hoặc
tránh bị các cơ quan thi hành pháp luật phát hiện.

Venture capital – Vốn mạo hiểm.


Khoản tài chính cần thiết để bắt đầu một doanh nghiệp, thông
thường là các doanh nghiệp mới nhiều rủi ro. Đổi lại vốn, nhà đầu tư
được sở hữu một phần doanh nghiệp này. Vốn mạo hiểm càng rủi ro
thì càng có khả năng thu lợi lớn.

White knight – Hiệp sĩ trắng.


Người cứu một công ty đang bị nguy cơ mua quyền kiểm soát bởi
một công ty khác.

3. Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (P-W)

Nhiều thuật ngữ dưới đây dựa trên tài liệu chuẩn nội bộ và danh mục
các định nghĩa của tờ Wall Street Journal. Các định nghĩa khác được
chọn từ cuốn Hướng dẫn viết tin kinh tế Columbia Knight-Bagehot,
do Pamela Hollie Kluge biên soạn.
Paper profit – Lãi lý thuyết. Khoản lãi chưa có thực trong một
khoản đầu tư. Khoản lãi này được tính toán dựa trên so sánh giá thị
trường hiện tại với chi phí của nhà đầu tư.

Poison pill – Chiến thuật thuốc độc.


Một thủ thuật để chống trả việc mua lại quyền kiểm soát công ty,
được đưa ra để làm cho việc mua lại công ty trở nên quá tốn kém.

Price-earnings ratio – Tỷ suất thị giá-doanh lợi.


Giá của một cổ phiếu chia cho lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu trong thời
gian 12 tháng. Ví dụ một cổ phiếu bán với giá 60$/cổ phiếu và lợi
nhuận 6$/cổ phiếu sẽ được bán với tỷ suất thị giá-doanh lợi 10/1. Tỷ
suất thị giá-doanh lợi cao khiến các nhà đầu tư tin tưởng rằng lợi
nhuận của công ty trong tương lai sẽ cao hơn nhiều.

Prime rate – Lãi suất ưu đãi.


Lãi suất cơ bản mà các ngân hàng thương mại áp dụng cho một loạt
khoản cho vay lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như cho
cá nhân.
Privatization – Tư nhân hóa.
Nói chung nghĩa là việc chuyển sở hữu công ty từ các nhà đầu tư
công cộng sang các nhà đầu tư tư nhân. Tư nhân hóa thường gắn liền
với tái cơ cấu kinh tế trong đó các doanh nghiệp nhà nước được bán
cho khu vực tư nhân.

Revenue – Thu nhập.


Toàn bộ số tiền mà một doanh nghiệp hoặc chính quyền thu được
trong một khoảng thời gian nhất định.

Short sale – Bán khống.


Bán một lượng cổ phiếu tạm vay, không thuộc quyền sở hữu của
mình với hy vọng kiếm lời bằng cách mua một lượng cổ phiếu tương
đương sau đó với giá thấp hơn để thay thế.

Stock (shares) – Cổ phiếu.


Các đơn vị của một công ty đại diện cho một phần sở hữu. Mua các
phần này sẽ có quyền như các chủ sở hữu và có thể có thu nhập
thông qua cổ tức. Có thể mua hoặc bán cổ phiếu mà không ảnh
hưởng đến hoạt động của một công ty. Tại thị trường chứng khoán,
giá cổ phiếu do người mua và người bán cổ phiếu đó ấn định.
Stock exchange – Thị trường chứng khoán.
Nơi giá cổ phiếu được người mua và người bán cổ phiếu ấn định.

Underground economy – Nền kinh tế ngầm.


Một bộ phận không được tính đến của nền kinh tế bao gồm cả hoạt
động hợp pháp và bất hợp pháp. Hầu hết các giao dịch là bằng cách
chuyển đổi hàng hóa hoặc thanh toán tiền mặt để tránh thuế hoặc
tránh bị các cơ quan thi hành pháp luật phát hiện.

Venture capital – Vốn mạo hiểm.


Khoản tài chính cần thiết để bắt đầu một doanh nghiệp, thông
thường là các doanh nghiệp mới nhiều rủi ro. Đổi lại vốn, nhà đầu tư
được sở hữu một phần doanh nghiệp này. Vốn mạo hiểm càng rủi ro
thì càng có khả năng thu lợi lớn.

White knight – Hiệp sĩ trắng.


Người cứu một công ty đang bị nguy cơ mua quyền kiểm soát bởi
một công ty khác.

4. Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (C-D)

Nhiều thuật ngữ dưới đây dựa trên tài liệu chuẩn nội bộ và danh mục
các định nghĩa của tờ Wall Street Journal. Các định nghĩa khác được
chọn từ cuốn Hướng dẫn viết tin kinh tế Columbia Knight-Bagehot,
do Pamela Hollie Kluge biên soạn.

Capital gain – Lợi nhuận vốn.


Chênh lệch giữa giá mua và giá bán một cái gì đó được mua như là
khoản đầu tư – ví dụ như bất động sản hoặc cổ phiếu.

Capital flight – Di chuyển vốn.


Sự di chuyển của một khoản tiền lớn từ quốc gia này sang quốc gia
khác để tránh biến động chính trị hoặc kinh tế hoặc để kiếm lợi từ
các khoản đầu tư với lợi nhuận cao.

Capitalism – Kinh tế thị trường tự do/Chủ nghĩa tư bản.


Một hệ thống kinh tế dựa trên giả định rằng thị trường quyết định
lượng hàng hóa sản xuất ra cũng như giá của các hàng hóa này.
Trung tâm của nền kinh tế thị trường tự do là sở hữu cá nhân về tư
liệu sản xuất và tài sản, và sự tham gia tối thiểu của chính phủ. Một
nền kinh tế thị trường tự do hoàn toàn không tồn tại mà nói chung
được pha trộn, với sự can dự đến chừng mực nào đó của chính phủ.
Cartel – Cácten.
Một nhóm các doanh nghiệp hoặc các quốc gia thỏa thuận gây tác
động đến giá cả bằng cách tác động đến sản xuất và việc đưa một
loại sản phẩm ra thị trường. Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu mỏ
(OPEC) là cácten đương đại nổi tiếng nhất.

Cash cow – “Bò cái” tiền mặt.


Một doanh nghiệp tạo được nguồn tiền vào ổn định và có thể dự
đoán trước được. Một doanh nghiệp như vậy thường có tên hiệu lâu
đời và được người tiêu dùng thừa nhận. Cổ phiếu của những doanh
nghiệp này có mức cổ tức đáng tin cậy.

Cash flow – Lưu kim (Nguồn tiền vào).


Đối với hầu hết các công ty nghĩa là khoản thu nhập tịnh sau thuế
nhưng trước khi khấu hao.

Central bank – Ngân hàng trung ương.


Cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của một quốc gia và được
phép ban hành tiền tệ.

Centrally planned economy – Nền kinh tế kế hoạch tập trung.


Ngược lại với nền kinh tế thị trường tự do vì không phải thị trường
mà chính quyền trung ương mới chịu trách nhiệm về nền kinh tế, kể
cả việc sản xuất cái gì với khối lượng bao nhiêu và bán cho người
tiêu dùng với giá nào.

Closely held – Đề cập đến những công ty mà cổ phiếu và quyền


kiểm soát bỏ phiếu tập trung trong tay một vài nhà đầu tư, nhưng cổ
phiếu vẫn được giao dịch tới một mức độ hạn chế.

Collateral – Thế chấp.


Cổ phiếu hoặc tài sản mà người vay phải trao cho người cho vay nên
không có khả năng thanh toán một khoản vay.

Commercial paper – Thương phiếu.


Những trách nhiệm ngắn hạn mà các công ty công nghiệp hoặc tài
chính sử dụng để có tiền mặt. Người vay đồng ý thanh toán một
lượng tiền cụ thể vào một thời hạn định rõ.

Commodity – Hàng hóa.


Xét theo ý nghĩa chung, đó là bất cứ thứ thì được mua và bán. Xét ý
nghĩa trên thị trường tài chính, đó là một sản phẩm khai mỏ hoặc
nông nghiệp trước khi chế biến.

Commodity option – Quyền, nhưng không phải trách nhiệm, mua


hoặc bán hợp đồng hàng hóa giao sau tại một thời điểm cụ thể trong
khoảng thời gian cụ thể.

Commodity futures – Hợp đồng hàng hóa kỳ hạn.


Hợp đồng mua hoặc bán một lượng hàng hóa nhất định với giá thỏa
thuận trong một khoảng thời gian cụ thể.

Convertible bond – Trái phiếu có thể chuyển đổi.


Một trái phiếu mang giả định rằng có thể được đổi lấy một lượng cổ
phiếu cụ thể trong công ty phát hành trái phiếu đó.

Coupon – Phiếu trả lãi.


Mẩu giấy gắn vào trái phiếu mà người nắm cổ phiếu tập hợp lại vào
các thời điểm cụ thể và giao cho bên phát hành trái phiếu để được
thanh toán lãi suất.

Currency controls – Các biện pháp kiểm soát tiền tệ.


Khi sử dụng các biện pháp kiểm soát tiền tệ, tiền tệ không thể
chuyển đổi được nữa vì mọi hoạt động mua-bán ngoại tệ được tiến
hành thông qua một cơ quan do chính phủ chỉ định nhằm quy định tỷ
giá có lợi cho các sản phẩm và hoạt động kinh doanh mà chính phủ
muốn bảo hộ.

Currency devaluation – Phá giá tiền tệ


Tiền tệ của một quốc gia bị phá giá khi chính phủ nước này cố tình
giảm giá so với tiền tệ của các nước khác. Khi một quốc gia phá giá
tiền tệ của mình, hàng nhập khẩu sẽ đắt hơn trong khi hàng xuất
khẩu rẻ đi ở nước ngoài và nhờ đó mang tính cạnh tranh hơn.

Currency depreciation – Giảm giá tiền tệ


Tiền tệ của một quốc gia bị giảm giá khi giá trị của nó bị xuống giá
so với tiền của các nước khác hoặc so với giá trị trước đó.

Debtor nation – Nước thiếu nợ.


Một quốc gia có các khoản nợ các chủ nợ nước ngoài nhiều hơn số
mà các nước khác nợ họ. Ngược lại gọi là “creditor nation” - nước
chủ nợ.

Default – Vỡ nợ.
Một người, công ty hay chính phủ bị coi là vỡ nợ nếu không đáp ứng
được các điều khoản thanh toán.

Deficit financing – Tài trợ bằng thâm hụt ngân sách.


Chủ trương chấp nhận thâm hụt ngân sách của chính phủ để tăng
thêm chi tiêu cho các công trình công cộng. Nó kích thích kinh tế
trong một thời gian nhưng cuối cùng trở thành trở ngại kinh tế vì đẩy
lãi suất lên.

Deficits – Thâm thủng.


Thâm thủng hoạt động là khoản tiền mà tổng chi phí và chi tiêu vượt
tổng thu nhập. Trong tài chính công, thâm thủng là khoản mà mức
chi của chính quyền vượt quá thu nhập.

Depreciation – Khấu hao.


Mức giảm giá trị tư liệu sản xuất do sử dụng làm cũ đi, hỏng hoặc
lỗi thời. Khoản khấu hao dự tính có thể được khấu trừ từ thu nhập
hàng năm như là chi phí để tiến hành hoạt động kinh doanh. Theo
cách phương pháp tính toán khấu hao dần, chi phí máy móc và thiết
bị được trừ những khoản đều nhau trong mỗi năm sử dụng tài sản đó
đã được quy định trước. Theo phương pháp khấu hao nhanh, chi phí
máy móc thiết bị được trừ trong vài năm đầu sử dụng.

Dividend – Cổ tức.
Khoản tiền chi cho mỗi cổ phần sau mỗi năm cho người giữ cổ phiếu
thông thường. Cổ tức là một phần của thu nhập trên mỗi cổ phần.
Tuy nhiên, nếu một công ty cho thấy không có lãi trong một khoảng
thời gian nhất định thì có thể dùng khoản lãi từ các khoảng thời gian
có lãi để thanh toán cổ tức theo đúng kế hoạch.

Dumping – Phá giá.


Việc xuất khẩu hàng hóa của một công ty với mức giá thấp quá mức,
thường để đánh vào doanh số của các công ty cạnh tranh tại nước
nhập khẩu.

Durable goods – Hàng bền.


Hàng hóa như máy móc và đồ dùng gia đình được coi là có thể sử
dụng tốt trong ít nhất 3 năm.

5. Các thuật ngữ kinh tế thường dùng (E-H)

Nhiều thuật ngữ dưới đây dựa trên tài liệu chuẩn nội bộ và danh mục
các định nghĩa của tờ Wall Street Journal. Các định nghĩa khác được
chọn từ cuốn Hướng dẫn viết tin kinh tế Columbia Knight-Bagehot,
do Pamela Hollie Kluge biên soạn.

Earnings per share – Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu.


Lợi nhuận ròng sau thuế được chia cho số lượng các cổ phần thường.

Equity – Vốn cổ phần


Khi sử dụng với ý nghĩa tài chính, vốn cổ phần có nghĩa là giá trị
của tài sản đang nắm giữ trừ đi số nợ. Vốn cổ phần của một cổ đông
trong một công ty là giá trị cổ phiếu mà anh ta đang giữ. Vốn cổ
phần của một người sở hữu nhà là chênh lệch giữa giá trị của căn
nhà và giá trị thế chấp chưa thanh toán.

Exchange rate – Tỷ giá hối đoái.


Tỷ giá đổi một loại tiền tệ này lấy một loại tiền tệ khác.

Financial market – Thị trường tài chính.


Các thị trường đề đổi vốn và tín dụng, ví dụ như các thị trường
chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường hối đoái và thị trường
hàng hóa.
Fiscal, monetary – Tài chính áp dụng cho các vấn đề ngân sách.
Tiền tệ áp dụng cho việc cung ứng tiền tệ.

Fiscal policy – Chính sách tài chính.


Ảnh hưởng của chính phủ đối với nền kinh tế thông qua tiến trình
ngân sách – tức là bằng cách ấn định mức chi và mức dự định huy
động thông qua các khoản thuế.
Fiscal year – Tài khóa.
Giai đoạn 12 năm mà một công ty hoặc một cơ quan chính phủ sử
dụng cho mục đích lập sổ sách. Khi đề cập đến tài khóa của một
công ty, cần luôn nêu rõ thời điểm khởi đầu và kết thúc nếu tài khóa
không trùng với năm theo lịch.

Floating exchange rate – Tỷ giá hối đoái thả nổi.


Giá trị tiền tệ tăng hoặc giảm tùy theo cung cầu trên thế giới. Các tỷ
giá này được dựa trên một số yếu tố, trong đó có mức dự trữ quốc
gia về ngoại tệ hoặc vàng, và liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ lạm phát
hoặc các mức lãi suất ở một quốc gia.

Fortune 500 – 500 công ty hàng đầu của Mỹ, dựa theo doanh số, do
tạp chí Fortune tổng kết.

Franchise – Quyền đại lý kinh tiêu.


Giấy phép điều hành một cơ sở kinh doanh, ví dụ như các nhà hàng
trong một chuỗi nhà hàng bán kem. Cơ sở được cấp phép có quyền
sử dụng logo và các sản phẩm cũng như dịch vụ của công ty mẹ.

Going public – Phát hành công khai


Thuật ngữ mô tả việc một công ty tư nhân lần đầu tiên bán cổ phiếu
cho công chúng.

Golden parachute – Dù vàng (Phụ cấp thôi việc).


Một hợp đồng mang lại những lợi ích hào phóng cho các giám đốc
từ chức. Cũng liên quan đến các biện pháp chống việc bị mua quyền
kiểm soát vì nhiều thỏa thuận mang lại lợi ích to lớn cho những giám
đốc bị buộc phải rời công ty sau khi bị mua lại và những hợp đồng
như thế khiến cho việc mua lại quá tốn kém.

Greenmail – Thư xanh


Một biệt ngữ chỉ thông lệ mà những người ngoài mua cổ phiếu của
một công ty sau đó buộc công ty phải mua lại các cổ phiếu đó với
giá ưu đãi để tránh bị chiếm quyền kiểm soát.

Gross national product – Tổng sản phẩm quốc dân.


Tổng giá trị sản lượng sản phẩm và dịch vụ của một quốc gia.

G7 – Nhóm gồm Mỹ, Anh, Canađa, Nhật Bản, Đức, Pháp và Italia,
với mục tiêu hợp tác trong các vấn đề tiền tệ quốc tế.

Hedge – Mua bán đối xung.


Hành động, thường là trên thị trường hàng hóa, để bù lại khả năng
thua lỗ do thay đổi giá cả đối với việc mua bằng cách thực hiện một
hành động bán tương ứng, hoặc ngược lại.

Câu 4. Giá tâm lý, giá hớt váng là gì?


Định giá hớt váng (Price Skimming)

Giá hớt váng là cách các doanh nghiệp dùng để có thể tối đa hóa
doanh số cho hàng hóa và dịch vụ. Ở mức ban đầu, các doanh
nghiệp thường đặt giá ở mức cao và sau đó, họ hạ thấp giá hơn so
với hàng hóa của đối thủ trên thị trường. Một trong những lợi ích
của chiến lược giá hớt váng là nó cho phép doanh nghiệp tối đa hóa
lợi nhuận ban đầu với những khách hàng dễ dàng chấp nhận giá và
sau đó là giảm giá dần dần để thu hút những khách hàng “ham giá
rẻ”. Chiến lược này không những giúp doanh nghiệp chi trả được
phần nào những chi phí phát triển sản phẩm ban đầu mà còn tạo ra
một ảo giác về chất lượng và sự độc quyền khi hàng lần đầu tiên ra
mắt trên thị trường.

Định giá theo tâm lý (Psychology Pricing)

Chiến lược định giá theo tâm lý của khách hàng được coi như một
hình thức “ảo thuật”, các Marketers dùng chiến lược này để đánh
vào mặt cảm xúc của khách hàng hơn là về mặt logic.

Ví dụ, thiết lập giá của 1 chiếc đồng hồ đeo tay là $199 chứng minh
việc thu hút nhiều người tiêu dùng hơn là thiết lập giá là $200, thậm
chí sự khác biệt thật sự ở đây là rất nhỏ. Sự giải thích cho điều này
khá đơn giản, bởi vì phần lớn tâm lý khách hàng sẽ dựa vào những
con số đầu tiên của giá để đi đến quyết định mua hàng. Mục tiêu của
định giá theo tâm lý là để tăng thêm nhu cầu bằng cách tạo ra một ảo
giác về giá trị gia tăng cho người tiêu dùng.
Câu 5: Incoterms 2020 có gì thay đổi...

Incoterms 2020 sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2020 và sẽ có một


số thay đổi chính so với Incoterms 2010.

Như đã có các văn bản, dự thảo trước đó về sự ra đời của Các điều
kiện Thương mại quốc tế 2020, gọi tắt là Incoterms 2020 của Phòng
Thương mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC).
DACO sẽ tóm lược 1 vài sự thay đổi trong Incoterms 2020 so với
Incoterms 2010 để các đối tác cũng như khách hàng của DACO có
thể cập nhật kịp thời.

Ngoài một số thay đổi chính liên quan đến các điều kiện thương mại
quốc tế, Ủy ban soạn thảo Incoterms 2020 dự định sẽ đơn giản hóa
các quy tắc, loại bỏ những từ ngữ và các cụm từ khó hiểu để những
người với tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính có thể dễ dàng
hiểu đúng các điều kiện Incoterms. Vậy tóm lại, Incoterms 2020 có
gì khác

1. Loại bỏ các điều kiện: EXW, FAS và DDP:

 Vì các điều kiện EXW và FAS không được áp dụng rộng rãi
đối với vận chuyển quốc tế, chủ yếu được sử dụng trong
thương mại nội địa bởi các công ty có ít kinh nghiệm. Ngoài
ra, 1 vài cách sử dụng các điều kiện trên lại mâu thuẫn với Bộ
luật Hải quan mới của EU.
 Đối với điều kiện FAS (giao dọc mạn tàu) có thể hoàn toàn
được thay thế bởi điều kiện FCA vì bến tàu là một phần của
bến cảng hàng hải. Mặt khác, điều kiện FAS trước nay luôn
tồn tại các hạn chế như trong trường hợp tàu đến trễ, hàng hóa
phải nằm chờ trên bến tàu đến vài ngày hoặc trong trường hợp
tàu đến sớm mà người bán vẫn chưa chuẩn bị xong hàng hóa
lại gây bất cập cho cả 2 phía.
2. Tách DDP thành 2 điều kiện mới:

 Như đã nói ở phần 1, DDP sẽ bị loại bỏ khỏi Incoterm 2020 và


thay thế bằng 2 điều kiện mới là DTP (Delivered at Terminal
Paid – Giao tại ga đến đã thông quan) và DPP (Delivered at
Place Paid – Giao tại nơi đến đã thông quan)
 DTP (Delivered at Terminal Paid) yêu cầu người bán chịu
trách nhiệm về chi phí bao gồm cả chi phí vận tải và hải quan
cho đến khi hàng hóa được giao đến ga (cảng biển, cảng hàng
không,…)
 DPP (Delivered at Place Paid) yêu cầu người bán chịu trách
nhiệm về chi phí bao gồm cả chi phí vận tảu và hải quan cho
đến khi hàng hóa được giao đến bất kỳ địa điểm đã thỏa thuận
không phải là ga vận tải.

3. Mở rộng điều kiện FCA:

 FCA hiện đang là điều kiện được sử dụng rộng rãi nhất trong
giao dịch thương mại quốc tế. Với nơi giao hàng linh hoạt và
hầu như sử dụng được cho tất cả các hình thức vận tải nên hơn
40% giao dịch thương mại quốc tế áp dụng điều kiện FCA. Vì
vậy nên trong Incoterms 2020, ICC dự định sẽ mở rộng điều
kiện FCA thành 2 điều kiện nhỏ bao gồm FCA dành cho vận
tải đường bộ và FCA dành cho vận tải đường biển.
 Việc mở rộng FCA giúp nhà xuất khẩu kiểm soát và hiểu rõ
các nghĩa vụ và trách nhiệm thông quan xuất khẩu. Phân chia
chuyển giao rủi ro cân bằng hơn giữa người bán và người mua.

4. Sửa đổi điều kiện FOB và CIF:

 FOB (Free On Board) và CIF (Cost, Insurance and Freight) là


2 điều kiện thường được sử dụng trong giao dịch thương mại
quốc tế. Tuy nhiên, trong bản Incoterms 2010 có quy định với
2 điều kiện này là không sử dụng cho hàng hóa được vận
chuyển bằng container, nếu như hàng hóa vận chuyển bằng
container thì chuyển sang các điều kiện thay thế tương ứng là
FCA và CIP. Tuy nhiên hiện các doanh nghiệp thực hiện mua
bán quốc tế vẫn chưa nắm rõ quy định và vẫn còn sử dụng
FOB và CIF cho hàng hóa được vận chuyển bằng container
thay vì sử dụng điều kiện phù hợp là FCA và CIP.
 Vì lý do trên mà trong Incoterms 2020, ICC dự định sẽ sửa đổi
điều kiện FOB và CIF trở thành điều kiện có thể sử dụng cho
hàng hóa vận chuyển bằng container như các phiên bản trước
đó.
5. Bổ sung điều khoản CNI:

 CNI (Cost and Insurance) là điều kiện mới gia nhập trong
Incoterms 2020. CNI được tạo ra nhằm mục đích lấp khoảng
trống giữa FCA và CFR/CIF. Không giống như FCA bao gồm
bảo hiểm hàng hóa do người bán chịu, và trái với CFR/CIF
bao gồm cước phí vận chuyển, CNI là điều kiện “arrival
incoterms”, tức là các rủi ro và trách nhiệm được chuyển giao
từ người bán sang người mua tại cảng đi nhưng người bán chịu
trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa còn người mua thì chịu rủi ro
vận chuyển.

6. Một số thay đổi khác:

 Như đã có đề cập ở phần tiêu đề Incoterms 2020 có nhiều thay


đổi khác ngoài điều chỉnh các điều kiện Incoterms hiện có, loại
bỏ các điều kiện không còn phù hợp và bổ sung các điều kiện
Incoterm mới. Uỷ ban soạn thảo Incoterms 2020 dự định đưa
vào 1 vài thay đổi có liên quan đến:

+ An ninh giao thông

+ Các quy định về bảo hiểm vận tải

+ Mối quan hệ giữa Incoterms và Hợp đồng mua bán quốc tế

 Incoterm 2020 là bản điều chỉnh phù hợp và đơn giản hóa các
vấn đề còn tồn đọng của Incoterm 2010 vậy nên mục tiêu của
Incoterm 2020 là đơn giản. Các thuật ngữ trong phiên bản
2020 này cũng sẽ được sử dụng dễ hiểu và đa dạng minh họa
hơn cho người sử dụng.
Câu 6 :Liệt kê các loại cửa hàng trên địa
bàn thành phố HCM...

1. CIRCLE K 
 
Circle K là chuỗi cửa hàng đến từ nước Mỹ với 13.000 cửa hàng do
công ty quản lý và 1.200 cửa hàng nhượng quyền trên khắp thế giới.
Circle K Việt Nam bắt đầu cửa hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí
Minh và cũng là đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 20 tháng 12 năm
2008. Sau 10 năm hoạt động, Circle K Việt Nam đã có 300 cửa hàng
tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và sẽ còn
tiếp tục phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở
khắp mọi nơi. 
 
Với mong muốn trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi được ưa chuộng
nhất tại Việt Nam, Circle K cam kết mang lại dịch vụ 4(Fs). Tạm
dịch: Fresh - Tươi ngon, Friendly - Thân thiện, Fast - Nhanh chóng,
Full - Đầy đủ. Có tất cả các dịch vụ mua sắm, ăn uống, thanh toán
thẻ cào điện thoại, thẻ game, ATM, giặt ủi... phục vụ 24/7, Circle K
chắc sẽ không làm bạn thất vọng. 
 

 
2. FAMILY MART 
 
Đúng 1 năm sau khi đối thủ Circle K xuất hiện, chuỗi cửa hàng tiện
lợi Family Mart đến từ Nhật Bản cũng không chịu kém cạnh, đã khai
trương cửa hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy là thương
hiệu cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản, nhưng Family Mart lại gặp
không ít khó khăn tại thị trường Việt Nam. Song, với bản chất cần
cần cù, chăm chỉ của người Nhật Bản, Family Mart đã hồi sinh vào
tháng 7 năm 2013. Thương hiệu đến từ xứ sở hoa anh đào đặt mục
tiêu “cán đích” 300 cửa hàng vào năm 2018. 
 
Không chỉ có các sản phẩm tiêu dùng phổ thông, dịch vụ tiện ích, ăn
nhanh...Family Mart còn có rất nhiều các sản phẩm đến từ đất nước
mặt trời mọc. Chắc hẳn sẽ không làm bạn thất vọng. Tin rằng với sứ
mệnh đến gần hơn mọi người, luôn tạo cảm giác thân thiện, thoải
mái như những thành viên trong gia đình, Family Mart sẽ không chỉ
“hồi sinh” mà còn thực sự “khởi sắc” hơn nữa. 
 

3. 7 - ELEVEN
 
 Cuối cùng thì “gã khổng lồ” của chuỗi các cửa hàng tiện lợi cũng đã
đến Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2017. Được biết đến
là chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới với 62.000 cửa hàng tại
19 quốc gia, 7 - Eleven đang phục vụ hàng triệu người tiêu dùng
khắp mọi nơi trong đó có Việt Nam. 
 
Cũng là những sản phẩm cơ bản như nhiều cửa hàng tiện lợi khác,
nhưng 7 - Eleven lại tạo nên sự khác biệt ở thực đơn đồ ăn nhanh. 7 -
Eleven mang đến cho bạn đầy đủ các thực đơn từ bữa sáng đến bữa
tối, từ bữa ăn xế đến bữa ăn khuya, từ các món bánh mì kẹp, khoai
tây chiên kiểu Mỹ đến các món xôi, chè kiểu Việt. Luôn không
ngừng xây dựng một môi trường làm việc cởi mở, thân thiên, cung
cấp các sản phẩm uy tín, chất lượng, nguồn gốc rõ ràng, 7 - Eleven
đang là sự lựa chọn của nhiều người dân Thành phố Hồ Chí Minh. 
 
7 - ELEVEN đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 6 năm 2017

7-

4. VINMART 
 
Vinmart - Thương hiệu Việt của người Việt đang vươn lên là hệ
thống cửa hàng tiện lợi, siêu thị lớn nhất Việt Nam. Hiện tại, đang có
1000 cửa hàng Vinmart trên khắp cả nước và mục tiêu mỗi tháng mở
mới 50 cửa hàng cũng không phải là quá khó với “ông trùm”
VinGroup.
 
 Chọn cho mình những vị trí đắc địa nhất, giao thông thuận tiện nhất
nên Vinmart đang dần trở thành thương hiệu quen thuộc của người
dân Việt Nam nói chung và người dân Thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng. Khác với các chuỗi cửa hàng tiện lợi khác, không chỉ có các
cửa hàng mini ở khắp mọi nơi, Vinmart còn có chuỗi siêu thị lớn
cung cấp rau xanh, thực phẩm truy xuất nguồn gốc rõ ràng, an toàn
chất lượng. Vinmart đã và đang nỗ lực không ngừng để hoàn thành
sứ mệnh của mình: NƠI AN TÂM MUA SẮM cho mọi nhà, góp
phần phát triển ngành bán lẻ rộng khắp tại Việt Nam. 
 

5. SHOP & GO 


 
Xuất hiện vào năm 2005, Shop & Go được xem là một trong những
chuỗi cửa hàng tiện lợi đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đến
nay Shop & Go đã có hơn 100 cửa hàng với mạng lưới rộng khắp. 
 
Thương hiệu đến từ Singapore này phục vụ khách hàng 24/24, bán
các mặt hàng tiêu dùng, đồ ăn, cung cấp các dịch vụ tiện ích, phù
hợp với nhu cầu của từng khu vực dân cư xung quanh mỗi cửa hàng,
bao gồm: máy rút tiền tự động ATM, thẻ nạp điện thoại, thẻ gọi điện
thoại đường dài IDD card. 
Với nhũng cửa hàng nhỏ xinh, sạch sẽ, thuận tiện, Shop & Go đang
nhận được nhiều sự ủng hộ của người tiêu dùng.
 

6. B’S MART
 
Cửa hàng tiện lợi mang phong cách Thái Lan này đã khai trương cửa
hàng đầu tiên vào năm 2013. Tuy xuất hiên khá muộn so với các
chuỗi cửa hàng tiện lợi khác, nhưng B’S Mart đã nhanh chóng đạt
được con số ấn tượng - 150 cửa hàng trải dài khắp thành phố Hồ Chí
Minh.
 
 Dù sáng sớm hay đêm khuya, B’S Mart cũng sẽ đáp ứng tốt các nhu
cầu mua sắm, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.
B’S Mart luôn chú trọng xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình,
năng động, nhằm phục vụ quý khách hàng chu đáo, đón chào khách
bằng nụ cười trân trọng, tiên khách đi bằng sự niềm nở, ân cần. 
 
 

7. MINISTOP 
 
Đây là thương hiệu của tập đoàn AEON Nhật Bản. Ministop - Điểm
dừng chân ở góc phố mong rằng mỗi lần ghé qua, khách hàng sẽ có
cảm giác giản dị, ấm áp như trong chính ngôi nhà của mình. 
 
Số lượng cửa hàng tuy còn khiêm tốn. Nhưng với phong cách ân
cần, chu đáo, tận tậm, Ministop đang chiếm được nhiều tình cảm của
người tiêu dùng. Ministop cam kết xây dựng xã hội tràn ngập nụ
cười bằng sự “tươi ngon”, “tiện lợi”, “độc đáo".
 
8. CO.OP FOOD
 
Ra đời vào tháng 12 năm 2008, Co.op Food là chuỗi cửa hàng thực
phâm tiện lợi, trực thuộc Sài Gòn Co.op. Hiện tại, Co.op Food có
150 cửa hàng trên khắp cả nước, luôn nỗ lực "thỏa mãn khách hàng,
hướng đến sự hoàn hảo".
 
Co.op Food là giải pháp cung cấp thực phẩm an toàn, tiện lợi, tươi
ngon, bình ổn giá, mang phong cách dịch vụ hiện đại, phục vụ nhu
cầu thực phẩm hằng ngày của những bà nội trợ bận rộn.
 
9. ZAKKA MART
 
Cũng giống như nhiều cửa hàng tiện lợi khác, Zakka Mart mở cửa
24/24, phục vụ hàng tiêu dùng, thức uống và đồ ăn nhanh. Thành lập
năm 2014, Zakka Mart đang có khoảng 20 cửa hàng phục vụ chu
đáo, sản phẩm phong phú, thanh toán tiện lợi.
 
Tuy có nhiều đối thủ cạnh tranh, nhưng Zakka Mart đang dần khẳng
định được vị thế bởi giá cả phải chăng, dịch vụ khách hàng tận tình.
Zakka Mart người bạn tin cậy của mọi gia đình, đồng nghiệp, bạn
bè, đối tác...
 
 
 
10. GS25
 
Chuỗi cửa hàng mang phong cách Hàn Quốc này đã xuất hiện tại TP
Hồ Chí Minh vào tháng 1 năm 2018. GS25 - một trong những
thương hiệu bán lẻ lớn nhất xứ sở kim chi đã chọn Việt Nam là thị
trường nước ngoài đầu tiên. GS-25 đặt mục tiêu mở 50 cửa hàng
trong năm 2018 và 2.500 cửa hàng trong 10 năm tới. GS25 bán các
sản phẩm Hàn Quốc và Việt Nam theo tiêu chí Friendly (Thân
Thiện) - Fresh (Tươi mới) - Fun (Vui vẻ). GS25 hướng đến những
người trẻ hiện đại, bận rộn nhưng biết cách tận hưởng cuộc sống
thông qua các dịch vụ tiện ích cao cấp. Thực đơn có các món nóng
do đầu người Hàn Quốc chế biến sẽ tạo nên sự khác biệt cho GS25.
 
11. OKMart - Cửa Hàng Tiện Lợi TP. HCM
SĐT:  0773249999
Website: https://www.sieuthikorea.com.vn -
www.okmart.vn
Facebook:
https://www.facebook.com/sieuthiokmartvietnam/

12. Vistar - Cửa Hàng Tiện Lợi Tại TP. HCM


Website: https://www.foody.vn

You might also like