You are on page 1of 10

BÀI TẬP KẾT THÚC HỌC PHẦN.

MÔN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG.


GIẢNG VIÊN: THS. TRỊNH HUỲNH QUANG CẢNH.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Thiện.


Lớp: IB008.
MSSV: 31181023839.
1. Quản trị dự án.
Giả định sơ đồ và những dữ liê ̣u trong bảng sau:

Hoạt động
Hoạt động NT (tuần) NC (VND) CT (tuần) CC (VND)
trước đó

A 4 35.000 3 70.000 -
B 5 140.000 4 200.000 A

C 4 70.000 2 90.000 A
D 3 80.000 2 120.000 A

E 5 100.000 3 300.000 B
F 8 60.000 6 78.000 D

G 9 90.000 7 120.0000 C,E,F

a. Xây dựng sơ đồ mạng lưới


b. Xác định các đường tới hạn và thời gian hoàn tất dự án dài nhất.
c. Ước tính tổng chi phí trực tiếp cho mỗi giai đoạn dự án dựa trên mức phí của mỗi
hoạt đô ̣ng. Xem xét các mốc thời gian hoàn thành: 23, 22, 21, 20, 19, 18, 17 tuần.
d. Với chi phí gián tiếp dự án 23 tuần là 400.000 VND, 22 tuần là 300.000 VND, 21
tuần – 19 tuần là 320.000 VND, 18 tuần là 330.000 VND, 17 tuần là 310.000 VND,
xác định mốc thời gian hoàn thành dự án sao cho chi phí là thấp nhất.
Bài làm:
a. Sơ đồ mạng lưới.

b. Xác định đường tới hạn và thời gian hoàn tất dự án dài nhất.
Ta có:
ABEG= 4 + 5 + 5 + 9= 23 (tuần)
ACG= 4+ 4 + 9= 17 (tuần)
ADFG= 4 + 3 + 8 + 9= 24 (tuần)
Như vậy, đường tới hạn là ADFG và thời gian hoàn tất dự án dài nhất là 24 tuần.
c. Ước tính tổng chi phí trực tiếp cho mỗi giai đoạn dự án dựa trên mức phí của mỗi
hoạt đô ̣ng. Xem xét các mốc thời gian hoàn thành: 23, 22, 21, 20, 19, 18, 17 tuần.
Bảng 1.
Cho
Hoạt NT NC CT CC CC/ tuần phép
động (tuần) (VND) (tuần) (VND) (VND) giảm
(tuần)
A 4 35.000 3 70.000 35.000 1

B 5 140.000 4 200.000 60.000 1


C 4 70.000 2 90.000 10.000 2

D 3 80.000 2 120.000 40.000 1


E 5 100.000 3 300.000 100.000 2

F 8 60.000 6 78.000 9.000 2


G 9 90.000 7 120.000 15.000 2

Tổng chi phí khi chưa cắt giảm= 35.000 + 140.000 + 70.000 + 80.000 + 100.000 +
60.000 + 90.000 = 575.000 VND
Bảng 2.

ABEG
23 23 22 21 20 19 18 17
(tuần)

ADFG
24 23 22 21 20 19 18 18
(tuần)

ACG
17 17 16 15 14 14 14 14
(tuần)

Hoạt
- F-1 G-1 G-2 A-1 B-1, F-2 E-1, D-1 E-2
động cắt

Chi phí
trước cắt 575.000 575.000 584.000 599.000 614.000 649.000 718.000 858.000
(VND)

Chi phí
sau cắt 575.000 584.000 599.000 614.000 649.000 718.000 858.000 958.000
(VND)
Chi phí
gián tiếp 400.000 300.000 320.000 320.000 320.000 330.000 310.000
(VND)

Tổng chi
1.268.0
phí 984.000 899.000 934.000 969.000 1.038.000 1.188.000
00
(VND)

 Tổng chi phí trực tiếp cho mỗi giai đoạn dự án với các mốc:
23 tuần: 584.000 (VND)
22 tuần: 599.000 (VND)
21 tuần: 614.000 (VND)
20 tuần: 649.000 (VND)
19 tuần: 718.000 (VND)
18 tuần: 858.000 (VND)
17 uần: 958 (VND)
d. Với chi phí gián tiếp dự án 23 tuần là 400.000 VND, 22 tuần là 300.000 VND, 21
tuần – 19 tuần là 320.000 VND, 18 tuần là 330.000 VND, 17 tuần là 310.000
VND, xác định mốc thời gian hoàn thành dự án sao cho chi phí là thấp nhất.
 Với các chi phí gián tiếp của dự án cho ở trên, ta đưa các số liệu này vào tính toán
như bảng 2. Kết quả là tại mốc thời gian 22 tuần thì chi phí của dự án đạt giá trị
thấp nhất (899.000 VND).

2. Quản trị dự án.


Dự án xây dựng đường cao tốc trông có vẻ rất đáng hứa hẹn khi đang vượt tiến đô ̣
và chi phí đang ở mức thấp nhất. Dự án đã vượt qua được giai đoạn quan trọng
nhất với 2 công viê ̣c đầu tiên đã được hoàn thành và hoạt đô ̣ng thứ 3 đã làm được
70% - trong khi Quản lý dự kiến tại cùng thời điểm đó, công viê ̣c 3 chỉ mới làm
được 57%. 3 công viê ̣c bao gồm A: chuẩn bị hiê ̣n trường xây dựng đường cao tốc,
dự kiến tốn 14.600.000.000 VND và chỉ tốn 13.590.000.000 VND. Hoạt đô ̣ng B:
xây dựng đường cao tốc, dự kiến tốn 2.500.000.000 VND nhưng chỉ tốn
1.200.000.000 VND. Hoạt đô ̣ng C: trải nhựa, sơn làn, hoàn tất đường cao tốc, dự
kiến tốn 450.500.000 VND, và hiê ̣n tại đã sử dụng khoảng 350.000.000 VND.
Tính toán Phương sai theo kế hoạch (Schedule variance), Chỉ số đúng tiến đô ̣ (Cost
Performance Index - SPI) và chỉ số hiê ̣u quả chi phí (Cost Index - CI) cho dự án
đến thời điểm hiê ̣n tại. Đánh giá về dự án hiê ̣n tại dựa theo SPI và CI?
Bài làm:
Tóm tắt dự án:
Dự án gồm 3 công việc:
- Hoạt động A: chuẩn bị hiê ̣n trường xây dựng đường cao tốc:
+ Đã hoàn thành (100%).
+ Chi phí dự kiến: 14.600.000.000 VND.
+ Chi phí thực tế đã tiêu tốn: 13.590.000.000 VND.
- Hoạt động B: xây dựng đường cao tốc:
+ Đã hoàn thành (100%).
+ Chi phí dự kiến: 2.500.000.000 VND.
+ Chi phí thực tế đã tiêu tốn: 1.200.000.000 VND.
- Hoạt động C: trải nhựa, sơn làn, hoàn tất đường cao tốc. Tại thời điểm đã thực
hiện xong 2 hoạt động A và B thì:
+ Trên dự kiến sẽ phải thực hiện được 57% công việc.
+ Thực tế đã thực hiện được 70% công việc.
+ Chi phí dự kiến: 450.500.000 VND.
+ Chi phí đã tiêu tốn: 350.000.000 VND.

Chi phí dự toán của công việc được thực hiện (BCWP):
- Hoạt động A- 100% của 14.600.000.000 VND= 100%* 14.600.000.000=
14.600.000.000 VND.
- Hoạt động B- 100% của 2.500.000.000 VND= 100%*2.500.000.000=
2.500.000.000 VND.
- Hoạt động C- 70% của 450.500.000 VND= 70%*450.500.000= 315.350.000
VND.
 Ta có, BCWP=∑chi phí các hoạt động được thực hiện= 14.600.000.000 +
2.500.000.000 + 315.350.000 = 17.415.350.000 VND.
Chi phí dự toán của công việc theo lịch trình (BCWS):
- Hoạt động A- 100% của 14.600.000.000 VND= 100%* 14.600.000.000=
14.600.000.000 VND.
- Hoạt động B- 100% của 2.500.000.000 VND= 100%*2.500.000.000=
2.500.000.000 VND.
- Hoạt động C- 57% của 450.500.000 VND= 57%*450.500.000= 256.785.000
VND.
 Ta có, BCWS=∑chi phí các hoạt động dự toán theo lịch trình= 14.600.000.000 +
2.500.000.000 + 256.785.000 = 17.356.785.000 VND.

Phương sai theo kế hoạch ( Schedule variance- SV):


SV= BCWP-BCWS= 17,415.350.000 - 17.356.785.000 = 58.565.000 VND.
Chỉ số đúng tiến độ ( Schedule Performance Index - SPI):
SPI= BCWP/BCWS= 17.415.350.000/ 17.356.785.000= 1,0034.
Chi phí thực (AC):
AC= ∑chi phí thực tế các hoạt động đã tiêu tốn=13.590.000.000 + 1.200.000.000 +
350.000.000= 15.140.000.000 VND.
Chỉ số hiệu quả chi phí ( Cost Performance Index - CPI)
CPI= BCWP/ AC= 17.415.350.000/ 15.140.000.000= 1,1503.
Đánh giá dự án hiện tại:
Với 2 chỉ số SPI= 1,0034 (chỉ số đúng tiến độ) và CPI= 1,1503 (chỉ số hiệu quả chi
phí) đều lớn hơn 1 điều này có nghĩa dự án có khả năng xong sớm hơn dự kiến và
chi phí của dự án đang được quản lí khá tốt, chi phí tiêu tốn ít hơn dự toán.

3. Quản trị năng lực sản xuất.


Công Ty Tnhh Sản Xuất Thương Mại Cà Phê Vietphin chuyên sản xuất các loại
sản phẩm café dành cho đại chúng, với 1 sản phẩm trong số đó là café sữa hòa tan.
Viê ̣c sản xuất café sữa được tóm gọn trong 3 công viê ̣c: chế biến café (A), chế
biến kem béo (B), in bao bì (C) sau đó đóng gói cả 2 chế phẩm, đóng hô ̣p để trở
thành thành phẩm (ABC). A và B được sản xuất trong cùng trung khu sản xuất,
sản xuất được khoảng 150 tấn café sữa dạng bô ̣t mỗi giờ. Công viê ̣c C dùng máy
ép nhiê ̣t để sản xuất gói nhỏ, chứa khoảng 250g café mỗi gói. Có tất cả 5 máy
nhưng hiê ̣n tại chỉ có 4 máy đang sử dụng được, với tốc đô ̣ sản xuất 100000 gói
nhỏ mỗi máy mỗi giờ. Bô ̣ phâ ̣n đóng gói cuối cùng đưa café sữa dạng bô ̣t vào mỗi
túi, có tốc đô ̣ thực hiê ̣n 350000 gói mỗi giờ. Hiê ̣n tại, dây chuyền đang làm viê ̣c 10
giờ mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Ban quản trị hiê ̣n tại cho phép tăng thêm 1 ca 10
tiếng thứ hai cho các dây chuyền sản xuất.
Chi phí nhân công sản xuất café là 8000 VND / mỗi 250g café cho mỗi dây
chuyền. Chi phí nhân công làm gói nhựa là 9000 VND / gói. Tổng chi phí sản xuất
chung mỗi tuần rơi vào khoảng 28.000.000 VND. Chi phí khấu hao thiết bị rơi vào
khoảng 780.000 VND/ tuần.
a. Vẽ biểu đồ quy trình (với hình tam giác: hàng hóa được tạo ra sau mỗi hoạt
đô ̣ng và hình chữ nhâ ̣t: hoạt đô ̣ng).
b. Tính toán năng suất hiê ̣n tại của Trung khu sản xuất AB, máy ép nhiê ̣t túi C, và
bô ̣ phâ ̣n đóng gói cuối cùng ABC. Năng suất hiê ̣n tại của quy trình khi không tăng
ca là bao nhiêu? Đâu là giai đoạn thắt cổ chai? Chi phí sản phẩm đầu ra lúc này
đang là bao nhiêu?
c. Trung khu sản xuất AB tăng thêm 1 ca 10 tiếng nữa, trong khi dây chuyền ABC
chỉ tăng thêm 8 tiếng. Tại dây chuyền C đưa cả 5 máy vào sử dụng trong 8 tiếng.
Đâu là công đoạn bị giới hạn công suất? Chi phí sản phẩm đầu ra lúc này đang là
bao nhiêu?
Bài làm:
Tóm tắt:
Quy trình sản xuất café sữa hòa tan của Công Ty Tnhh Sản Xuất Thương Mại Cà
Phê Vietphin gồm 3 giai đoạn:
- Chế biến café (A) và chế biến kem béo (B).
- In bao bì (C).
- Dóng gói 2 chế phẩm, đóng hộp để tạo thành phẩm (ABC).
Năng lực làm việc của 3 bộ phận:
- Trung khu sản xuất AB: 150 tấn café sữa dạng bột/ giờ. Tương đương với
600.000 gói/ giờ.
- Ép nhiệt túi C: mỗi gói chứa 250g café. Trong đó:
+ Có 5 máy, nhưng chỉ sử dụng 4 máy.
+ Tốc độ sản xuất túi C mỗi máy là 100.000 gói/ giờ.
- Đóng gói cuối cùng đưa café sữa dạng bột vào túi: tốc độ thực hiện là 350.000
gói/ giờ.
Năng suất dây chuyền làm việc:
- 1 tuần 5 ngày và ngày 10 tiếng.
- Ban quản trị hiê ̣n tại cho phép tăng thêm 1 ca 10 tiếng thứ hai cho các dây
chuyền sản xuất.
Chi phí:
- Chi phí nhân công sản xuất café: 8000 VND/ gói cho mỗi dây chuyền.
- Chi phí nhân công làm gói nhựa: 9000 VND/ gói.
- Tổng chi phí sản xuất chung: 28.000.000 VND.
- Chi phí khấu hao thiết bị: 780.000 VND.
a. Biểu đồ quy trình:

Trung khu sản xuất A, B Ép nhiệt túi C


Tồn kho Tồn
A, B kho C

Đóng gói cuối cùng


ABC

ABC

b. Tính toán năng suất hiê ̣n tại của Trung khu sản xuất AB, máy ép nhiê ̣t túi C, và
bô ̣ phâ ̣n đóng gói cuối cùng ABC. Năng suất hiê ̣n tại của quy trình khi không
tăng ca là bao nhiêu? Đâu là giai đoạn thắt cổ chai? Chi phí sản phẩm đầu ra
lúc này đang là bao nhiêu?

Năng suất hiện tại của các giai đoạn khi có tăng thêm 1 ca 10 tiếng thứ 2 cho
các dây chuyền:
- Trung khu sản xuất AB:
AB= 600.000 gói/ giờ *10*2 giờ*5 ngày= 60.000.000 gói/ tuần.
- Ép nhiệt túi C:
C= 4 máy*100.000 gói/ giờ/ máy *10*2 giờ*5 ngày= 40.000.000 gói/ tuần.
- Đóng gói cuối cùng ABC:
ABC= 350.000 gói/ giờ*10*2 giờ*5 ngày= 35.000.000 gói/ tuần.
Năng suất hiê ̣n tại của các giai đoạn khi không tăng ca:
- Trung khu sản xuất AB:
AB= 600.000 gói/ giờ*10 giờ*5 ngày= 30.000.000 gói/ tuần.
- Ép nhiệt túi C:
C= 4 máy*100.000 gói/ giờ/ máy *10 giờ*5 ngày= 20.000.000 gói/ tuần.
- Đóng gói cuối cùng ABC:
ABC= 350.000 gói/ giờ*10 giờ*5 ngày= 17.500.000 gói/ tuần.
So sánh năng suất của các giai đoạn khi không tăng ca, ta thấy năng suất của
bộ phận đóng gói cuối cùng thấp nhất (17.500.000 gói/ tuần), do đó:
- Năng suất của quy trình khi không tăng ca là 17.500.000 gói/ tuần.
- Giai đoạn đóng gói cuối cùng ABC chính là giai đoạn thắt cổ.
Chi phí sản phẩm đầu ra:
- Định phí= chi phí sản xuất chung + chi phí khấu hao thiết bị= 28.000.000 +
780.000= 28.780.000 VND/tuần.
- Biến phí= Chi phí công nhân sản xuất cafe + Chi phí công nhân làm gói nhựa
= 8.000*17.500.000 + 9.000*17.500.000= 297.500.000.000 VND/tuần.
Chi phí sản suất cho mỗi gói café sữa dạng bột= (28.780.000 +
297.500.000.000)/ 17.500.000= 17.001,64 gói/VND.
Như vậy chi phí sản phẩm đầu ra cho mỗi gói café là 17.001,64 VND.
c. Trung khu sản xuất AB tăng thêm 1 ca 10 tiếng nữa, trong khi dây chuyền
ABC chỉ tăng thêm 8 tiếng. Tại dây chuyền C đưa cả 5 máy vào sử dụng trong
8 tiếng. Đâu là công đoạn bị giới hạn công suất? Chi phí sản phẩm đầu ra lúc
này đang là bao nhiêu?

Năng suất của các giai đoạn khi có tăng ca:


- Trung khu sản xuất AB: tăng thêm 1 ca 10 tiếng.
AB= 600.000 gói/ giờ *10*2 giờ*5 ngày= 60.000.000 gói/ tuần.
- Ép nhiệt túi C: Đưa cả 5 máy vào sửa dụng 8 tiếng.
C= 5 máy*100.000 gói/ giờ/ máy*8 giờ*5 ngày= 20.000.000 gói/ tuần.
- Đóng gói cuối cùng ABC: tăng thêm ca 8 tiếng.
ABC= 350.000 gói/ giờ*(10+8) giờ*5 ngày= 31.500.000 gói/ tuần.
 So sánh năng suất của 3 giai đoạn ở trên, ta thấy năng suất của giai đoạn ép
túi nhựa là thấp nhất. Điều này có nghĩa đây là công đoạn bị giới hạn công
suất.
Chi phí sản phẩm đầu ra:
- Định phí= Chi phí sản xuất chung + chi phí khấu hao thiết bị= 28.000.000
+ 780.000= 28.780.000 VND/tuần.
- Biến phí= Chi phí nhân công sản xuất cafe + Chi phí sản xuất gói nhựa=
8000*20.000.000 + 9000*20.000.000= 340.000.000 VND/tuần.
Chi phí sản xuất mỗi gói Café sữa dạng bột= (28.780.000 +
340.000.000.000)/20.000.000= 17.001,44 VND.
Như vậy chi phí sản phẩm đầu ra cho mỗi gói café là 17.001,44 VND.

You might also like