You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH



HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG

MÃ HỌC PHẦN: POLI200421 – Đợt 2

ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH NGHÊ THUẬT NẮM THỜI CƠ GIÀNH
CHÍNH QUYỀN CỦA ĐẢNG TRONG CÁCH MẠNG
THÁNG 8 NĂM 1945

NHÓM 4

GIẢNG VIÊN: ThS. TÔ THỊ HẠNH NHÂN


A. GIỚI THIỆU THÀNH VIÊN
Thành viên nhóm 4:
Mã số sinh viên Tên thành viên
46.01.101.008 Phạm Quốc Bảo (Nhóm Trưởng)
46.01.101.045 Nguyễn Đình Phúc Hưng
46.01.101.058 Lê Khánh Huyền
46.01.101.107 Tạ Yến Nhi
46.01.101.116 Lê Bảo Phúc
46.01.102.056 Huỳnh Gia Phú

B. NỘI DUNG
Cách đây 77 năm - tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền của nhân
dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nổ ra trên toàn quốc và nhanh chóng giành
được những thắng lợi vẻ vang, ít tổn thất đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch
sử dân tộc - kỷ nguyên của độc lập, tự do và hạnh phúc. Đó không phải là một thắng lợi
“ăn may”, mà là một quá trình chuẩn bị công phu, lâu dài và khoa học của dân tộc Việt
Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Một trong những yếu tố góp phần làm nên thắng lợi to
lớn là bài học về chớp thời cơ và vận dụng đúng thời cơ cách mạng.

I) LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỜI CƠ CÁCH MẠNG


1) Khái niệm, vai trò của thời cơ
Thời cơ là thời gian, điều kiện, hoàn cảnh chủ quan và khách quan mang yếu tố
thuận lợi để tiến hành thắng lợi một việc gì đó. Trong chiến tranh, vấn đề thời cơ là vấn
đề vô cùng quan trọng. Bởi vì, bên nào nắm được thời cơ thì chắc chắn bên đó sẽ giành
được thắng lợi và Cách mạng tháng 8 năm 1945 chính là một minh chứng về việc chớp
thời cơ Cách mạng.
Thời cơ, một khái niệm rất quan trọng gắn liền với sự thành bại của mỗi cá nhân,
của các đảng phái chính trị và của mỗi cộng đồng với những quy mô khác nhau. Hồ Chí
Minh đã xác định tầm quan trọng có tính khái quát của khái niệm đó qua hai câu thơ
trong bài thơ Học đánh cờ:
Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành công.(1)
Trong cuộc sống thường nhật ta còn bắt gặp một số khái niệm khác có nghĩa
tương tự như “vận hội”, “cơ hội”. Liên quan tới chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945
đang bàn ở đây, xin được dùng khái niệm phổ biến và thông dụng nhất là “thời cơ”. Vậy,
thế nào là thời cơ và tại sao nó trở thành bài học lớn, bài học đi cùng năm tháng, bài học
xuyên nhiều thế kỷ mà mỗi người, đặc biệt những người đứng đầu các đảng phái chính
trị, đứng đầu xã tắc cần phải học thuộc nó và biết vận dụng nó trong đời sống chính trị -
kinh tế của đất nước?
Như trên đã nói, thời cơ xuất hiện và tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định.
Hoàn cảnh thuận lợi đến trong một thời gian nhắn, đảm bảo một việc nào đó nào đó có
thể tiến hành có kết quả.
Thời cơ là một khái niệm rất quan trọng, gắn liền với sự thành bại của mỗi cá nhân, của
các đảng phái chính trị và của mỗi cộng đồng với những quy mô khác nhau, khi ta biết
tận dụng được hết những thuận lợi để đem đến thành công.
2) Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong nghệ
thuật nắm thời cơ
Ôn lại bài học về thời cơ cách mạng trong bối cảnh quốc tế và đất nước hiện nay
càng có ý nghĩa quan trọng. Thế giới hiện nay đang tồn tại đan xen cả thời cơ và nguy cơ,
thuận lợi và thách thức. Đảng ta đã chỉ rõ những thời cơ, thuận lợi lớn là:
Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế chủ yếu của thế giới ngày nay; cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ,
Nền kinh tế tri thức, quá trình toàn cầu hóa đang tạo điều kiện chưa từng có cho các
quốc gia xích lại gần nhau, tăng cường hội nhập, phát huy lợi thế;
Xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội đang tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc
gia, tổ chức, cá nhân khẳng định và phát huy vai trò, vị trí của mình.
Bên cạnh đó, không ít những nguy cơ, khó khăn, thách thức mà chúng ta đang phải
đối mặt, đó là các thế lực phản động tăng cường chiến lược diễn biến hòa bình chống phá
nước ta; sự cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng khốc liệt hơn, trong khi đó nội tại
KT-XH của ta còn nhiều bất cập, yếu kém; nguy cơ tụt hậu càng xa; nhiều yếu tố phức
tạp nảy sinh có tác động tiêu cực đến sự giữ vững định hướng XHCN; đặc biệt tình trạng
tham nhũng, lãng phí, tệ nạn, tiêu cực xã hội vẫn còn diễn biến phức tạp làm xói mòn
niềm tin của nhân dân về sự lãnh đạo của Đảng và chế độ…
Những thời cơ và nguy cơ nêu trên đang tồn tại một cách khách quan và có những
yếu tố còn dưới dạng tiềm năng, việc có phát huy được thời cơ, hạn chế nguy cơ, thách
thức hay không lại phụ thuộc vào chính nhân tố chủ quan, do nhân tố chủ quan quyết
định; trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển
khai thực hiện của bộ phận tham mưu, lãnh đạo. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng, suy thoái
kinh tế thế giới đang diễn ra hiện nay không chỉ là một thách thức lớn, mà đồng thời cũng
mở ra một thời cơ, cơ hội, vận hội mới cho tất cả các quốc gia trên thế giới, nhất là những
nước đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, muốn tận dụng được thời cơ đòi hỏi
chúng ta phải đảm bảo giữ được sự ổn định, tăng trưởng kinh tế hợp lý, khắc phục triệt để
những bất cập, yếu kém trên tất cả các lĩnh vực, tăng cường thực lực để vượt qua khủng
hoảng và khi có thời cơ sẽ dồn toàn lực, tăng tốc, phát triển mạnh mẽ, không để nước
khác vượt lên cản đường, các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Lúc này hơn bao giờ
hết, vấn đề nắm bắt và tận dụng chớp thời cơ càng phải được coi trọng.

II) BỐI CẢNH LỊCH SỬ


1) Tình hình quốc tế
Vào lân cận năm 1945, cuộc Thế chiến II đang dần đi đến hồi kết:
Giai đoạn: Cuộc phản công của quân Mĩ - Anh ở mặt trận châu Á - Thái Bình
Dương.
Ở chiến trường châu Á - Thái Bình Dương, sau trận thắng ở Guađancanan
(từ tháng 8-1942 đến tháng 1-1943), Mĩ chuyển sang phản công trên toàn chiến
trường. Mở đầu là việc tái chiếm quần đảo Salômông bằng chiến thuật “nhảy cóc” (từ
tháng 1 đến tháng 11-1943).
Ở khu vực chung Thái Bình Dương, quân Mĩ lần lượt chiếm các đảo Ginbe
(11-1943) và Mácsan (2-1944). Dùng chiến thuật “nhảy cừu”, quân Mĩ đánh vào đảo
Saipan để chiếm quần đảo Marian tháng 6-1944, hải quân Nhật bị thiệt hại mất 3 tàu sân
bay và hơn 400 máy bay.
Ở Tây Nam Thái Bình Dương, quân Mĩ đánh chiếm lại Tân Ghinê (từ tháng
9-1943 đến tháng 7-1944). Chiến cuộc giành lại Philippin được bắt đầu bằng cuộc đổ bộ
vào đảo Lâycơ, diệt 7 vạn quân Nhật (tháng 10-tháng 12-1944). Chủ lực hải quân Nhật bị
tiêu diệt nặng nề trong trận hải chiến ở vùng biển Philippin: mất 4 tầu sân bay, 4 thiết
giáp hạm, 14 tầu tuần tiễu, 32 tầu phóng ngư lôi và 11 tầu ngầm; về phía Mĩ, mất 4 tầu
sân bay, 6 tầu chống ngư lôi, 3 tầu phóng ngư lôi, 1 tầu vận tải và 7 tầu ngầm.
=> Đây là trận hải chiến lớn nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai và qua
trận này lực lượng hải quân Nhật hầu như bị kiệt quệ. Cuộc chiến đấu ở Philippin
kéo dài tới 4-1945, Mĩ mới thu được thắng lợi, diệt 20 vạn quân Nhật.
Tại Đông Nam Á, đầu năm 1943, nhằm phối hợp với cuộc tấn công của Mĩ ở Thái
Bình Dương, liên quân Anh - Ấn và liên quân Mĩ - Hoa đã tiến vào Miến Điện, còn quân
Nhật tràn qua biên giới Ấn Độ. Cuộc tấn công của Nhật Bản vào Ấn Độ từ tháng 3
đến tháng 7-1944 đã bị đánh bại, một nửa trong số 15 vạn quân tham chiến bị tiêu
diệt. Quân Đồng minh tiếp tục tấn công ở Miến Điện, đến ngày 2-5-1945 giải phóng
được thủ đô Rangun và 3 tháng sau, quét sạch quân Nhật khỏi nước này (diệt 20
vạn quân Nhật).
Những trận đánh cuối cùng của Mĩ ở Thái Bình Dương là đánh chiếm đảo Ivôgima
(tháng 2 đến tháng 3-1945) và đảo Ôkinaoa (25-3-1945) nằm ở cửa ngõ đi vào Nhật Bản.
Đảo Ôkinaoa là một pháo đài rất kiên cố, án ngữ cửa ngõ đi vào đất Nhật (cách đất Nhật
600km), có quan hệ “sinh tử’ đến vận mệnh đế quốc Nhật nên quân Nhật chống cự rất
kịch liệt. Ở đây quân Nhật chỉ có 8 vạn người. Mĩ đã phải huy động 45 vạn quân, 1317
tầu chiến, 1727 máy bay. Qua 3 tháng chiến đấu ác liệt, ngày 21-6-1945, quân Mĩmới
chiếm được Ôkinaoa, nhưng phải chịu thiệt hại nặng nề (riêng máy bay đã mất hơn 1000
chiếc).
Ngoài ra, từ mùa thu 1944, máy bay Mĩ đã tiến hành ném bom ác liệt ở 70
thành phố Nhật, như Ôsaka, Nagôya, Yôkôhama … và nhất là thủ đô Tôkiô bị tàn
phá nặng nề (riêng cuộc ném bom napan đêm 9-3-1945 đã giết chết hàng vạn người).

Giai đoạn: Liên Xô tham chiến. Nhật Bản đầu hàng không điều kiện
Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, do đã kí với Nhật ''Hiệp ước trung lập''
(13-4-1941), Liên Xô đã đứng ngoài cuộc chiến. Tại Hội nghị Ianta (2-1945), theo đề
nghị của Mĩ, Anh, Liên Xô đã chấp thuận tham gia chiến tranh chống Nhật 3 tháng
sau khi chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
Ngày 8-8-1945, Liên Xô đã tuyên chiến với Nhật Bản. Sáng ngày 9-8-1945,
Hồng quân Liên Xô, với lực lượng 1,5 triệu quân (3 phương diện quân), 5500 xe tăng,
3900 máy bay, 2600 hạm đội Thái Bình Dương, đã mở cuộc tấn công như vũ bão vào đạo
quân Quan Đông của Nhật Bản (gồm 70 vạn quân chủ lực Nhật và hơn 30 vạn quân ngụy
của “Mãn Châu Quốc”, Nội Mông, Tuy Viễn…) đóng trải ra trên một trận tuyến kéo dài
hơn 4500 km từ Bắc Triều Tiên, Đông - Bắc Trung Quốc tới Nam đảo Xakhalin và quần
đảo Curin với việc giao thông, vận chuyển hết sức khó khăn.
Trước khi Liên Xô tiến quân đánh Nhật, ngày 6-8, Mĩ thả bom nguyên tử
xuống Hirôsima và ngày 9-8, quả bom nguyên tử thứ hai được thả xuống Nagadaki,
hủy diệt 2 thành phố này và làm chết hàng chục vạn thường dân vô tội (theo thống
kê của Nhật Bản, số người chết ở Hirôsima là 247.000 người và Nagadaki - 200.000
người, chưa kể những người bị nhiễm xạ chết sau này).
3 giờ sáng ngày 10-8, Chính phủ Nhật gửi cho Mĩ, Anh, Trung Quốc và Liên
Xô bản đề nghị xin chấp nhận đầu hàng theo Tuyên cáo Pốtxđam (công bố ngày 26-
7-1945, kêu gọi Nhật Bản đầu hàng nhưng Nhật khước từ). Liên Xô, Mĩ, Anh, Trung
Quốc đã buộc Nhật phải đầu hàng vô điều kiện.
Ngày 14-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng không điều kiện các nước
Đồng minh. Tuy thế, Bộ tư lệnh đạo quân Quan Đông không chịu đầu hàng, vẫn
tiếp tục chống cự quyết liệt với quân đội Liên Xô. Ngày 18-8, Hồng quân mới đổ bộ
lên được quần đảo Curin và ngày 20-8, đánh chiếm các thành phố lớn ở Đông Bắc Trung
Quốc (Cáp Nhĩ Tân, Cát Lâm, Trường Xuân); ngày 23-8, chiếm Đại Liên và Lữ Thuận.
Ngày 19-8, viên tư lệnh đạo quân Quan Đông chấp nhận đầu hàng. Nhưng ở một số nơi,
quân đội Liên Xô vẫn phải tiếp tục chiến đấu khoảng 2 tuần lễ nữa mới đánh bại
hoàn toàn quân địch (giết 8 vạn quân, bắt 60 vạn tù binh Nhật, trong đó có Tư lệnh
đạo quân Quan Đông và 148 tướng lĩnh khác).
Kết luận: Có thể nói rằng việc đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật là kết quả của
cả một quá trình chiến đấu nhiều năm của các nước Đồng minh và nhân dân các nước bị
Nhật thống trị, còn việc buộc Nhật Bản phải đầu hàng không điều kiện ngày 14-8-1945 là
do những nhân tố sau đây:
-Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít Đức và ltalia ở châu Âu đã làm cho Nhật
mất đi một chỗ dựa và đặt Nhật vào thế tuyệt vọng.
-Sự thất bại trên các đảo Thái Bình Dương, ở Đông Nam Á; sự thiệt hại nặng
nề về hải quân, không quân trong những trận hải chiến với Mĩ; việc oanh tạc liên
tiếp, dữ dội của không quân Mĩ kéo dài nhiều tháng xuống 70 thành phố lớn của
Nhật (kể cả thủ đô Tôkiô); việc Mĩ chiếm được đảo Ôkinaoa, cửa ngõ đi vào Nhật
Bản; 2 quả bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hirôsima và Nagadaki, dù là
một tội ác man rợ nhưng cũng đã gay ra tâm lí hoảng sợ và làm suy sụp tinh thần
của giới cầm quyền Nhật Bản.
-Việc Liên Xô tham chiến ở Viễn Đông và xuất kích với một lực lượng rất
hùng hậu đã đặt Nhật Bản vào một thế thất bại hoàn toàn không tránh khỏi được.
-Ở Trung Quốc, quân giải phóng nhân dân đã chuyển sang tổng phản công và
ở nhiều nước Đông Nam Á khác, phong trào chống Nhật đang lên sôi sục (Việt
Nam, Inđônêxia, Mã Lai, Miến Điện).
-Sức ép của nhân dân Nhật Bản và áp lực của phái “chủ hàng” trong nội bộ
giới cầm quyền Nhật.
2) Tình hình trong nước
Giai đoạn từ tháng 9/1939 đến 9/3/1945
- Từ tháng 9/1939 đến 5/1941
Dựa theo dự đoán của Đảng, thông qua các Hội nghị Trung ương lần thứ 6, tháng
9/1939 và Hội nghị Trung ương lần thứ 8, tháng 5/1941, Trung ương đảng đã đề ra,
hoàn chỉnh đường lối chung của cách mạng Việt Nam, Đông Dương và chủ trương
đường lối về vấn đề chính quyền trong thời kỳ vận động cách mạng tháng Tám năm
1945.
Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập, công bố Tuyên ngôn,
Chương trình, Điều lệ đoàn kết hết thảy lực lượng yêu nước toàn dân tộc đánh đuổi Pháp
– Nhật cứu nước
- Từ tháng 5/1941 đến 9/3/1945
Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Mặt trận Việt Minh vận
động, tổ chức quần chúng tham gia các hoạt động cứu quốc, chuẩn bị lực lượng
chính trị, vũ trang, xây dựng căn cứ địa. tổ chức của Mặt trận Việt Minh được xây
dựng, phát triển ở cứ địa Cao – Bắc – Lạng, Hà – Tuyên – Thái (Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), phát triển xuống các tỉnh trung du,
đồng bằng Bắc bộ, Trung bộ.
15/11/1942, Tổng bộ Việt Minh ra bản Chỉ thị, trong đó chỉ ra 3 bước khởi nghĩa
giành chính quyền ở nước ta: “Vấn đề chính quyền của cách mạng ở xứ ta có 3 bước:
a) Lúc vũ trang khởi nghĩa lấy được một địa phương phải thành lập ngay
được chính phủ nhân dân địa phương ấy. Trừ bọn Việt gian và bọn phản
động ra, toàn dân nam, nữ trong địa phương từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền
tuyển cử và ứng cử để bầu ra chính phủ nhân dân địa phương. Chính phủ nhân
dân địa phương làm ngay những việc sau này: Bỏ sưu thuế và bỏ phu; cho
nhân dân tự do; tổ chức công việc lợi ích cho dân như giáo dục, canh nông,
buôn bán, v.v... Tổ chức quân sự để đeo đuổi cuộc khởi nghĩa.
b) Lúc vũ trang khởi nghĩa lấy được một địa phương khá to thì thành lập
chính phủ nhân dân lâm thời toàn quốc
c) Lúc vũ trang khởi nghĩa, lấy được toàn quốc thì thành lập chính phủ
nhân dân chính thức toàn quốc do toàn dân bầu ra.”
Cuối năm 1944 đầu năm 1945, dưới ách thống trị bóc lột nặng nề của Pháp – Nhật
đã dẫn đến hậu quả nặng nề chính là xảy ra nạn đói khủng khiếp làm hơn 2 triệu đồng
bào miền Bắc chết đói.
 Kết luận: dựa vào những sự kiện xảy ra trên Đảng ta đã nêu rõ những điều kiện
phát động khởi nghĩa thành công – các dấu hiệu của thời cơ:
1. Mặt trận cứu quốc đã thống nhất được toàn quốc.
2. Nhân dân không thể sống nữa dưới ách thống trị của Pháp – Nhật
đỉnh điểm là nạn đói năm 1945. Họ đã sẵn sàng hy sinh bước vào con đường
khởi nghĩa.
3. Phe thống trị Đông Đương đã bước vào cuộc khủng hoảng phổ thông
đến cực điểm vừa về kinh tế, chính trị lẫn quân sự. (Nhật đang bị thua thảm
hại trong cuộc chiến thế giới thứ hai)
4.Những điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc khởi Đông Dương
như quân Tàu đại thắng quân Nhật, hai phe Pháp – Nhật có sự mẫu thuẫn nội
bộ gay gắt và Nhật có ý đồ lật đổ chính quyền Pháp.
Giai đoạn từ 9/3 đến 14/8/1945
Mâu thuẫn giữa Nhật – Pháp ngày càng tăng cao. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính
Pháp để nắm độc quyền Đông Dương. Cách mạng Đông Dương chỉ còn một kẻ thù là
Nhật. Nhưng Nhật vẫn còn mạnh nên thời cơ vẫn chưa chín muồi. Lãnh đạo nhân dân
tiếp tục đẩy mạnh công việc chuẩn bị mọi mặt cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền
toàn quốc khi thời cơ chín muồi.
Giữa tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc họp quyết định phát triển
lực lượng vũ trang việt Nam giải phóng quân thành lực lượng nòng cốt, xây dựng
chiến khu chống Nhật, …
16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị về việc hướng dẫn tổ chức Ủy ban dân
tộc giải phóng các cấp và trong phạm vi cả nước lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt
Nam.
15/5/1945, Việt Nam giải phóng quân được thành lập.
4/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc ra đời gồm các tỉnh Cao – Bắc – Lạng – Hà –
Tuyên – Thái. (Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên)
 Kết luận: giai đoạn này Đảng đã chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt chờ đợi thời cơ
chín muồi cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc thắng lợi (14/8-2/9/1945)
Trung tuần tháng 8, thời cơ chín muồi do Nhật bị tổn hại nặng nề bởi hai bom
nguyên tử của Mỹ và Nhật tuyên bố đầu hàng theo Tuyên bố Pốtxđam của phe Đồng
Minh khiến cho quân đội Nhật đang đóng quân ở Việt Nam hoang mang.
Đêm 13/8, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, ra Quân lệnh số 1 phát
động tổng khởi nghĩa.
14/8 -15/8, Hội nghị đại biểu Đảng quyết định tổng khởi nghĩa giành chính
quyền trước khi quân Đồng Minh tiến vào Đông Dương
16/8 – 17/8, Đại biểu Quốc dân Tân Trào họp do Hồ Chí Minh chủ trì, hưởng ứng
quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền toàn quốc của Đảng. Cử ra Ủy ban
dân tộc giải phóng Việt Nam (chính phủ lâm thời) do Chủ Tịch Hồ Chí Minh làm Chủ
tịch lãnh tạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
14/8 – 28/8, chỉ trong vòng 2 tuần Tổng khởi nghĩa giành độc lập và chính quyền
toàn quốc thắng lợi.
30/8, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị, báo hiệu
chính quyền nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ đồng thời cũng dập tắt một đầu mối
quan trọng mà các thế lực đế quốc, phản động muốn duy trì, sử dụng để mưu toan chống
phá chính quyền cách mạng.
2/9, tại quảng trường Ba Đình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn khai sinh
ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, nhà nước Dân chủ Nhân dân đầu tiên ở Đông
Nam Á.

III) THỜI CƠ TRONG CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945.


1) Đảng lãnh đạo Nhân dân nắm thời cơ trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945
Thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền là thời điểm hội tụ những điều kiện chủ quan và
khách quan chín muồi cho phép phát động cuộc tổng khởi nghĩa giành thắng lợi. Thời cơ
đến nhanh, chín muồi nhanh và trôi qua rất nhanh. Muốn có thời cơ thì phải biết tạo ra
thời cơ và khi thời cơ đến thì phải tận dụng và tranh thủ thời cơ, không được bỏ lỡ. Xác
định mục tiêu đúng mà không có thời cơ, hay không biết chủ động tạo ra thời cơ, thì
không thể tiến hành Tổng khởi nghĩa thắng lợi.
Tư tưởng lớn ấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát bằng những câu thơ trong bài Học
đánh cờ trích trong tác phẩm Nhật ký trong tù của Người:
“Phải nhìn cho rộng, suy cho kỹ,
Kiên quyết, không ngừng thế tấn công;
Lạc nước, hai xe đành bỏ phí,
Gặp thời, một tốt cũng thành công”.
Đảng lãnh đạo nhân dân nắm bắt thời cơ như thế nào?
Sự nhận định về thời cơ chính xác của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh:
(Sự khẳng định chắc chắn về cuộc chiến Tháng 8) Tháng 5/1941, lúc thế chiến
thứ đang bắt đầu diễn ra sôi nổi, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Tám
do Hồ Chí Minh chủ trì đã phân tích tình hình thế giới đang bị tác động sâu sắc bởi cuộc
Chiến tranh thế giới thứ hai và khẳng định rằng: “Nếu cuộc đế quốc chiến tranh lần trước
đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra
nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công”. Còn đối
với cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chủ trương “phải thay đổi
chiến lược” và đặt mục tiêu lên hàng đầu đó là phải tập trung tất cả mọi lực lượng yêu
nước trong dân tộc nhằm vào việc là đánh đuổi phát xít Nhật - Pháp giành lại độc lập cho
Tổ quốc, dân tộc.
(Điều kiện để thời cơ xuất hiện) Và trong Hội nghị Trung ương 8, Đảng ta cho
rằng “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang” và
phải có năm điều kiện phát động khởi nghĩa thành công:
Một là, xây dựng, phát triển và củng cố Mặt trận dân tộc thống nhất chống
phát xít Nhật - Pháp ở khắp nơi.
Hai là, gây một phong trào đấu tranh rộng rãi và quyết liệt để cứu nước, cứu
dân.
Ba là, chuẩn bị lực lượng vũ trang, phát triển và củng cố các đội tự vệ, các
đơn vị du kích, thành lập, phát triển và củng cố các căn cứ địa du kích. Tuyên
truyền binh lính của đế quốc.
Bốn là, vũ trang lý luận và kinh nghiệm khởi nghĩa giành chính quyền cho cán
bộ, đảng viên, nghiên cứu kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ,
Đô Lương...
Năm là, củng cố và phát triển Đảng ở cả thành thị và nông thôn, phải xây
dựng cho được những cơ sở của Đảng và cơ sở cứu quốc ở các nơi tập trung công
nhân, các đường giao thông chiến lược.
=> Những điều kiện trên giúp tăng cường thực lực cách mạng và làm chuyển biến
tình hình so sánh lực lượng có lợi cho ta, và ta thấy được thời cơ không phải tự nó xuất
hiện mà phải có điều kiện bảo đảm cho nó xuất hiện.
Đảng ta luôn xem xét việc xuất hiện một thời cơ chiến lược bao giờ cũng tùy thuộc
vào hàng loạt điều kiện: điều kiện khách quan và chủ quan, đó là những bối cảnh hiện giờ
ở trong và ngoài nước.
Điều kiện khách quan:
Như đã trình bày ở trên, điều kiện khách quan hay bối cảnh quốc tế đó được tóm tắt qua
dòng chữ:
Quân Tàu đại thắng quân Nhật, Cách mạng Pháp hay Cách mạng Nhật nổi dậy, phe dân
chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xô đại thắng, cách mạng các thuộc địa Pháp,
Nhật sôi nổi và nhất là quân Tàu hay quân Anh - Mỹ tràn vào Đông Dương.
Cụ thể và chủ yếu đó là:
Thứ nhất, khi Nhật Pháp chỉ vừa chớm hơi hướng chiến tranh vào ngày 08-3-1945,
với ý thức nhạy bén, Tổng Bí thư Trường Chinh nhận định việc Nhật luật Pháp đã
không còn cách xa nữa và lập tức quyết định họp Hội nghị Ban Thường vụ Trung
ương mở rộng. Toàn bộ Hội nghị được phản ánh một cách cô đọng, chính xác trong
bản Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Và việc Nhật đảo
chính Pháp ở Đông Dương đã tạo ra “một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc”,
nhưng “Những điều kiện khởi nghĩa chưa thực chín muồi”. Tuy thời cơ chưa chín
muồi nhưng cũng gần sắp chín muồi, và Ba cơ hội tốt giúp cho những điều kiện
khởi nghĩa mau chóng chín muồi được vạch rõ trong chỉ thị trên là:
“a) Chính trị khủng hoảng (quân thù không rảnh tay đối phó với cách mạng).
b) Nạn đói ghê gớm (quần chúng oán ghét quân cướp nước).
c) Chiến tranh đến giai đoạn quyết liệt (Đồng minh sẽ đổ bộ vào Đông Dương đánh
Nhật)”.
Thứ hai, diễn biến của những sự kiện nêu trong các điều kiện trên:
Về Nạn đói ở nước ta năm 1945: do quá bức xúc với chính quyền, quân Việt
Minh phát lệnh khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”, và được nhân dân
hưởng ứng, phong trào lan rộng ra khắp Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Và từ đó đã dần
dấy lên lòng căm phẫn trong nhân dân với bọn cướp nước.
Về việc Chính trị khủng hoảng: Như đã nêu trên về bối cảnh quốc tế, vào
ngày 12/8/1945, trên chiến trường châu Á - Thái Bình Dương, Nhật đã thua
thảm hại, và ngay sau đó “Mệnh lệnh khởi nghĩa” ở nước ta đã được phát ra.
Để tiếp sức thêm phần khủng về chính trị của phát xít, quân Đồng Minh, cụ
thể, Mỹ đã thả 2 trái bom xuống Hiroshima và Nagasaki vào 6-9/8/1945, thì
vào ngày 14/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào đã diễn ra và
nhận định “Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền độc lập đã tới”. và trên cơ sở đó,
Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chúng ta cần tranh thủ từng giây, từng phút. Tình
hình sẽ chuyển biến nhanh chóng. Không thể để lỡ cơ hội”.
Và khi tình hình chính trị của Nhật trở nên khủng hoảng thì việc đánh Nhật chỉ
là việc sớm muộn mà thôi.
Và điều kiện cuối cùng là quân Đồng Minh thật sự đang dần tiến vào Đông
Dương để đánh đuổi Nhật ra khỏi bờ cõi phía đông châu Á như đã nêu trên
phần bối cảnh và ngay khi đó, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã
thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc; đồng thời soạn thảo “Quân lệnh số 1”.
Đến 23 giờ đêm cùng ngày, bản “Quân lệnh số 1” hoàn thành và được phát đi
ngay, hạ lệnh Tổng khởi nghĩa trên toàn quốc.
Với kinh nghiệm và sự nhạy bén, Đảng ta nhận định “Những cơ hội tốt đang giúp cho
những điều kiện khởi nghĩa mau chín muồi” - vào ngày 18/8/1945, Hồ Chí Minh viết thư
kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc
đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Đồng thời Chủ tịch Hồ Chí
Minh còn khẳng định: “Lúc này thời cơ đã đến, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả
dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
Câu hỏi: Tại sao lại phải tiến hành Tổng khởi nghĩa ngay lúc trước khi quân Đồng Minh
tiến vào đánh Nhật ở Đông Dương: là vì đồng chí Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã
nhận định và nắm bắt được tình hình có sự chuyển biến nhanh chóng: phát xít Nhật đã
chết gục theo phát xít Đức; quân đội Nhật đã và đang tan rã, bị tước vũ khí trên khắp
các chiến trường; quân Đồng minh sắp kéo vào Đông Dương. Vì vậy nếu không khởi
nghĩa giành chính quyền từ tay quân Nhật, mà để đến khi quân Đồng minh kéo vào nhận
bàn giao chính quyền từ tay quân Nhật, thì nhân dân ta không thể tiến hành khởi nghĩa
được nữa, vì lúc này Việt Minh đang cùng phe với quân Đồng minh.
Về điều kiện chủ quan,
Thứ nhất, sự kiện Chính phủ cách mạng lâm thời yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị và
tiếp nhận sự thoái vị của nhà vua (ngày 30/8/1945 tại Huế) cũng là việc lực lượng
cách mạng đã chớp thời cơ, tranh thủ thời cơ và vận dụng đúng thời cơ. Việc vua
Bảo Đại thoái vị đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền phong kiến và đồng thời cũng
gián tiếp công nhận tính hợp pháp của chính quyền dân chủ nhân dân; không những
thế còn giúp triệt tiêu một đầu mối mà các thế lực đế quốc, phản động muốn duy trì,
sử dụng để mưu toan chống phá chính quyền cách mạng, đặt lại ách thống trị lên đất
nước ta.
Thứ hai, đây là điều quan trọng để làm nên cách mạng Việt Nam, Đảng ta cho
rằng: “Công việc giải phóng dân tộc của ta phải tự ta làm lấy, sức ủng hộ bên ngoài
nếu có thể chỉ là thêm vào mà thôi”. Có thể nói, đó chính là tinh thần chiến đấu, ý
chí đấu tranh của con người, của dân tộc Việt Nam ta. Một lòng hướng về ngày độc
lập của toàn quân và dân ta. Nhờ vào những ý nghĩa, điều kiện khách quan, Đảng ta
chỉ rõ: “Bổn phận ta là phải gấp rút chuẩn bị lực lượng để bất cứ trong trường hợp
nào cũng có thể lợi dụng khi quân Trung Quốc hay quân Anh, Mỹ vào Đông Dương
mà nổi dậy giành chính quyền, tự lực xây dựng cơ đồ cho dân tộc”. Hay tóm gọn đó
chính là Khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Qua đó, cho ta thấy được năng lực dự báo thời cơ cách mạng hết sức tài tình của Hồ
Chí Minh không dừng ở việc đánh giá, nhận định thời cơ tại thời điểm hiện tại, mà luôn
luôn nhìn nhận, phân tích thời cơ đó trong sự vận động, phát triển của tình hình thế giới
và trong nước, theo đúng tinh thần phép biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin. Điều đó lý
giải vì sao Người luôn đưa ra các dự báo chính xác về thời cơ cách mạng mỗi khi tình
hình thế giới và trong nước có những biến chuyển.
Tận dụng sự mâu thuẫn trong quân Đồng Minh:
Có thể nói trong cuộc “chạy đua” này, các nhà chiến lược của các nước Đồng minh
đã gặp khá nhiều mâu thuẫn, tuy bề ngoài quân Đồng Minh cùng hô hào chống Nhật,
nhưng nội bộ lục đục, vừa lợi dụng nhau lại vừa kiềm chế lẫn nhau, nên quân Nhật mới
tiến vào Đông Dương một cách thuận lợi như vậy. Mâu thuẫn đó đã một phần làm kiềm
chân, chậm bước tiến của quân Đồng Minh trong việc tiến vào Đông Dương, khi đó ta có
đủ thời gian cho việc chuẩn bị đầy đủ lực lượng tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa thắng
lợi.
Trên đà cách mạng tháng 8 thắng lợi và cùng sự chậm trễ tiến vào Đông Dương của
quân Đồng Minh, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chớp thời cơ, khẩn trương chỉ đạo sớm
tiến hành tổ chức Lễ Độc lập. Và vào 2/9/1945 tại vườn hoa Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc bản “Tuyên ngôn Độc lập” tuyên bố với toàn thể nhân dân Việt Nam và với thế
giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập và tự do đã ra đời; Chính phủ lâm thời
của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng đã chính thức ra mắt trước toàn thể quốc dân
đồng bào. Và vì nếu chúng ta chậm trễ không tuyên bố độc lập, chủ quyền trước khi quân
Đồng minh tiến vào thì cho dù có cướp được chính quyền và sau đó cũng phải bàn giao
lại cho quân Đồng minh tiếp quản. khi ấy quân Anh và quân Tưởng đã vào nước ta giải
giáp, tiếp quản chính quyền từ tay quân Nhật
Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn
quốc trước ngày 15-8-1945 và sau ngày 5/9/1945 thì sẽ ra sao. Đối với trước ngày 15-8-
1945 khi quân Nhật còn khá mạnh và sau ngày 5-9-1945 trên đất nước có nhiều kẻ thù,
dẫn đến cách mạng đều khó có khả năng thành công. Đảng và nhân dân ta đã chớp thời
cơ, tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong “ngưỡng thời gian khắc
nghiệt đó".
Qua đây ta có thể nhận định rằng Người có một tầm nhìn cực kì sâu sắc về thời
cuộc thế giới, cũng như sự thấm nhuần tư tưởng Mác Lênin về cách mạng và chính trị.
Và chính nhờ đó cùng với sự lãnh đạo tài tình đó đã đưa nước ta đến bờ độc lập.
Kết luận:
Để chớp được thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã có sự chuẩn bị suốt 15 năm về chủ trương, lực lượng và tập dượt qua các
phong trào cách mạng 1930-1931, 1936-1939, 1939-1945, cao trào kháng nhật cứu nước,
đặc biệt là cao trào cách mạng từ tháng 3 đến tháng 8-1945. Và vào tháng 5-1941, dựa
trên những dự đoán ban đầu của tình hình cách mạng trong nước và thế giới, Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đã nhận định: “Trong lúc này nếu không giải
quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân
tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi
của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi được”.
Vậy tóm lại, thời cơ trong cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945 xuất hiện rõ rệt nhất đó
chính là lúc Nhật thực hiện cuộc đảo chính Pháp tháng 3/1945, cùng với đó là sự thất thủ
của Nhật trên chiến trường Châu Á - Thái Bình Dương, và những khủng hoảng về chính
trị của quân Phát xít Nhật. Và không thể không kể đến việc xác định chính xác những dấu
hiệu của thời cơ và dự đoán chính xác thời điểm xuất hiện thời cơ, cũng như sự chỉ đạo
tích cực, chủ động để chờ đón thời cơ và thúc đẩy thời cơ nhanh chín muồi và nhạy bén
phát hiện thời cơ và chỉ đạo lực lượng cách mạng nhanh chóng chớp thời cơ khi thời cơ
đến. Như đã nói, thời cơ đến rồi sẽ đi, chỉ trong một phút chóc.
Việc chớp thời cơ, vận dụng và tận dụng tốt thời cơ để tiến hành thành công cuộc Cách
mạng Tháng Tám và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có nhiều ý nghĩa và bài
học sâu sắc không chỉ cho riêng dân tộc Việt Nam mà còn cho tất cả dân tộc thuộc địa
trên thế giới. Trong Cách mạng Tháng Tám, cùng với bài học về nghệ thuật chớp thời cơ,
chúng ta còn rút ra được nhiều bài học quý báu về việc biết tận dụng thuận lợi trong và
ngoài nước (yếu tố khách quan, chủ quan); tận dụng được mâu thuẫn của kẻ thù; có tầm
nhìn xa trông rộng cũng như lường trước trước được kết quả sẽ diễn ra; phát huy khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, với nòng cốt là lực lượng công - nông - binh hùng hậu; sự lãnh đạo
sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam đóng vai trò quyết định.
2) Nhận xét, đánh giá và bài học về nắm thời cơ trong giai đoạn hiện nay
Bàn về thời cơ và nắm bắt thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đã có không ít
học giả tiếp cận dưới nhiều phương diện, góc độ khác nhau. Song, dù ở góc độ nào cũng
đi đến khẳng định: Cách mạng Tháng Tám là biểu hiện mẫu mực của nghệ thuật
chớp thời cơ giành chính quyền cách mạng của Đảng ta. 75 năm trôi qua, nhưng bài
học về nắm bắt thời cơ vẫn có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và tính thời sự sâu sắc đối
với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Kế thừa, vận dụng bài học nắm bắt thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong
kháng chiến chống Pháp, nhờ biết nắm bắt thời cơ, phân tích tình hình, thế trận địch - ta,
nên quân dân ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và cuối cùng là chiến thắng
Điện Biên Phủ (7-5-1954) lịch sử.
Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã nhiều lần vận dụng thành công
bài học về nắm bắt thời cơ. Điển hình như năm 1972, chớp thời cơ nội bộ chính phủ Mỹ
có sự xáo trộn, phong trào phản đối chiến tranh trong nhân dân Mỹ dâng cao, Đảng đã
lãnh đạo tiến hành cuộc tiến công chiến lược thắng lợi, tiếp đó là đánh thắng cuộc tập
kích đường không trên bầu trời Hà Nội và một số tỉnh, thành phố miền Bắc cuối năm
1972, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh,
lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27-1-1973). Tiếp đó, khi thời cơ xuất hiện, ngay lập
tức, Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương đã họp, quyết định rút ngắn kế
hoạch chiến lược giải phóng miền Nam từ hai năm 1975-1976 xuống còn một năm
(1975) và cuối cùng là thực hiện thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân
1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta tiếp tục vận dụng thành công
bài học về nắm bắt thời cơ. Năm 1986, Đảng ta kịp thời nắm bắt tình hình, tận dụng
thời cơ có sự chuyển biến trong lý luận và nhận thức để tiến hành công cuộc đổi mới đất
nước, đưa Việt Nam thoát ra khỏi những khó khăn của thời kỳ bao cấp. Năm 1991, biến
cố chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu đã đặt chúng ta đứng trước nhiều thách thức
to lớn, nhưng Việt Nam đã vượt qua, chuyển hóa khó khăn thành cơ hội để giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng cũng uyển chuyển, linh hoạt "Dĩ bất biến, ứng vạn biến"
trong hoạt động ngoại giao để mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới.

Những năm sau đó, Việt Nam đã nắm bắt tốt thời thế để bình thường hóa quan hệ
ngoại giao với Hoa Kỳ (1995); gia nhập Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN - năm 1995); năm 2007 gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO);
được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ
2008-2009 và 2020-2021... Đến nay, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với trên 200 nước
và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó xác lập nhiều quan hệ đối tác chiến lược, đối tác
toàn diện; là thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực; tham gia nhiều
hiệp định thương mại tự do, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Vị thế, uy
tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế thông qua vai trò then
chốt trong những tổ chức khu vực và quốc tế, tổ chức thành công các sự kiện quan trọng,
thực hiện tốt nghĩa vụ tham gia các hoạt động giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc...
Nghệ thuật chớp thời cơ để giành thắng lợi trong Cách mạng tháng Tám năm 1945
trở thành bài học quý báu của Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng. Ở mỗi
giai đoạn cách mạng, việc kịp thời nhận diện và nắm bắt tốt thời cơ để giành thắng lợi
trong mọi nhiệm vụ cách mạng luôn được Đảng ta quan tâm. Hiện nay, thế giới và đất
nước đang bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nhiều cơ hội và
thách thức. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, ngày càng phức tạp,
tác động tiêu cực trên nhiều phương diện gây ra không ít khó khăn cho quá trình
phát triển đất nước. Tuy nhiên, phát huy những kết quả đạt được trong lãnh đạo thực
hiện “mục tiêu kép” trong thời gian qua, khắc phục những khó khăn trước mắt, nhất là
nắm lấy những cơ hội từ trong nước và quốc tế để đưa ra những chủ trương đúng đắn,
thực hiện mục tiêu “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa” theo tinh thần Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng đã xác định.
Có thể nói, sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay diễn ra
trong bối cảnh có nhiều thời cơ, vận hội mới; đồng thời, cũng phải đối mặt với
không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là những biến động nhanh chóng của tình hình
quốc tế, khu vực; những diễn biến phức tạp trên Biển Đông và dịch Covid-19, nhưng
chúng ta luôn tin tưởng, một Đảng đã biết phát huy sức mạnh của cả một dân tộc để dân
tộc đó đứng lên, đem hết tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giành và giữ
vững độc lập, tự do của Tổ quốc, thì Đảng đó nhất định sẽ lãnh đạo thành công sự nghiệp
đổi mới và hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Đó cũng chính là việc vận dụng thành công những bài học từ lịch sử, trong đó có
bài học nắm bắt thời cơ trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Kết luận: Thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng 8 năm 1945 không phải là sự thắng lợi ăn
may, mà để có thể chớp được thời cơ thắng lợi trong cuộc chiến giành độc lập Tổ quốc,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã có sự chuẩn bị suốt 15 năm về chủ trương, lực
lượng và tập dượt qua từng giai đoạn cách mạng và từng cuộc chiến nhỏ đến lớn. Sự
thấm nhuần lý luận Mac Lenin về mặt tư tưởng cũng như tầm nhìn sâu rộng của Chủ tịch
về thời cuộc lúc bấy giờ đã một phần rất lớn giúp cho C

77 năm trôi qua, nhưng bài học về nắm bắt thời cơ vẫn có ý nghĩa lý luận, thực tiễn
và tính thời sự sâu sắc đối với công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa hiện nay.

You might also like