You are on page 1of 21

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC


LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Chủ đề:Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, quá
trình thống nhất đất nước sau chiến tranh và thời kỳ bao cấp (trước
thời kỳ đổi mới năm 1986)?

Nhóm sinh viên : Đào Thu Hà - 1575020052


Trương Thị Khánh Huyền -1575020078
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - 15750200
Lớp : Dược 15-03
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Đăng Thu

Hà nội, tháng ... năm


PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nhận xét mức


TT Họ và tên Nhiệm vụ Điểm
độ hoàn thành

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XX đã chứng kiến cuộc đua tranh giữa hai hệ thống kinh tế, nói đúng
hơn là hai giải pháp vĩ mô đối lập nhau: nền kinh tế chỉ huy dựa trên sự kiểm soát
tập trung của Nhà nước và nền kinh tế thị trường dựa vào thành phần kinh tế tư
nhân. Thế nhưng, chỉ đến cuối thế kỷ XX thì câu trả lời cho sự phân tranh nói trên
mới trở nên rõ ràng: mô hình của nền kinh tế chỉ huy đã thất bại trong việc duy trì
tăng trưởng, trong việc tạo ra sự phồn vinh và thậm chí cả trong việc nâng cao đời
sống nhân dân. Trong khi đó, nền kinh tế thị trường lại tỏ ra thành công ở nhiều
nước từ Tây Âu đến Bắc Mỹ và cả Châu Á nữa. Tuy nhiên, mô hình kinh tế thị
trường vẫn là cái gì đó chưa thuyết phục và chưa được mọi nước chấp nhận một
cách dễ dàng.
Vấn đề đặt ra là, nếu thị trường và hệ thống thị trường là hiệu quả thì sao Nhà
nước vẫn phải can thiệp vào các hoạt động của nó? Tại sao không thực hiện một
chính sách để tư nhân được hoàn toàn tự do kinh doanh? Trả lời vấn đề này, có thể
khẳng định rằng, Nhà nước không thể thay thế cho thị trường nhưng nó có thể tác
động một cách có hiệu quả đến mọi hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Trong tất cả sự hiểu biết còn hạn chế của mình em xin được trình bày vấn đề
đặt ra của đề tài: “ Phân tích vai trò của nhà nước Việt nam trong nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay”. Với lòng mong muốn được
học hỏi, hiểu biết dưới sự chỉ bảo và hướng dẫn của cô giáo Nguyễn Thị Đăng
Thu. Để bài làm sau của em được hoàn thiện.

Em xin chân thành cảm ơn !


PHẦN MỞ ĐẦU
A. Khái quát Đại thắng mùa Xuân năm 1975
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã
đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, kết thúc cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta kéo dài gần 21 năm. Đại thắng Mùa xuân 1975 có ý
nghĩa hết sức sâu sắc, làm thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược và ách thống trị
thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam, giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc vẻ
vang cuộc chiến tranh cứu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và vĩ đại nhất trong lịch sử
chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là trận quyết chiến chiến lược
vĩ đại của quân dân ta, diễn ra liên tục trên chiến trường, mở đầu là Chiến dịch Tây
Nguyên với chiến thắng Buôn Ma Thuột, tiếp đó là đòn tiến công chiến lược giải phóng
Huế - Đà Nẵng, cuối cùng là đòn tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định bằng Chiến
dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng, nhân dân ta đã kết thúc và giành thắng lợi trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, cả dân tộc Việt Nam vang khúc khải hoàn, thắng
lợi đó đã chấm dứt 117 năm chống lại các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược, hoàn
thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, kết thúc cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân trên cả nước, thu giang sơn về một mối, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc,
hai miền Nam Bắc nối liền một dải.
B. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến công huy
hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình.
Lịch sử dân tộc việt nam từ ngàn xưa đến nay là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ
nước. Nội dung lịch sử dân tộc ta thật vô cùng rộng lớn, phong phú bao gồm các mặt hoạt
động khác nhau (kinh tế, chính trị, quân sư, văn hoá, xã hội…) của xã hội và con người
Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại. Chính vì thế với tinh thần luôn nâng cao tinh
thần hiểu biết về dân tộc đã đưa chúng tôi đến với chiến dịch cuối cùng của Quân đội
Nhân dân Việt Nam trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là
chiến dịch cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam – Chiến dịch Hồ Chí Minh.
C. Phương pháp nghiên cứu
Trong tiểu luận này chúng em nghiên cứu gồm 3 Chương:
Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử
Trong phần này chúng em nói về sơ lược về hoàn cảnh lịch sử cũng như tình hình nước ta
trước khi chiến dịch Hồ Chí Minh xảy ra.
Chương 2: Thực trạng vấn đề nghiên cứu, liên hệ vấn đề nghiên cứu trong thực tiễn Bao
gồm diễn biến của chiến dịch
Trong phần này diễn biến này nhóm chúng em nghiên cứu hai vấn đề chính đó là những
ngày đầu chiến dịch và diễn biến của chiến dịch tại sài gòn. Những ngày đầu chiến dịch
Hồ Chí Minh. Nói đến quết định mở đầu chiến dịch và một trận đáng mở màn chiến dịch.
Diễn biến của chiến dịch sài gòn nêu lên những diên biến chính của chiến dịch sài gòn,
quan ta tiến vào dinh độc lập, chính quyền Dương Văn Minh đầu hàng và kết thúc chiến
dịch.
Chương 3: Kết quả ,nguyên nhân, ý nghĩa lịch sử : đưa ra giải pháp, kiến nghị, liên hệ
bản thân.
Nói lên kết quả của chiến dịch Hồ Chí Minh, cũng như những tổn thất, mất mát cho quân
và dân nhân ta, đồng thời nêu lên nguyên nhân của sự tháng lợi và ý nghĩa của chiến dịch
đối với nước ta nói riêng và thế giới nói chung.
 Biết được và hiểu được đường lối đúng đắn của đảng cũng như về cuộc kháng
chiến gian khổ
 Rút ra bài học kinh nghiệm cũng như ý nghĩa lịch sử mà cuộc kháng chiến mang
lại và từ đó đem lại sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm cho bản thân
 Thấy được sự gian khổ, mất mát hy sinh trong chiến tranh đồng thời hãnh diện tự
hào về đảng về Bác và các anh hùng cũng như những trang lịch sử vàng dân tộc
ta.
 Qua tiểu luận giúp cho các nhóm thành viên trong nhóm hiêu nhau hơn, thể hiện
bản thân cũng như có trách nhiệm làm việc nhóm, giúp đỡ nhau trong học tập và
cuộc sống cố gắng phấn đấu thật nhiều hơn nữa…
NỘI DUNG
Chương 1: Hoàn cảnh lịch sử
Sau hiệp định pari (27-1-1973), trong hoàn cảnh Miền Bắc trở lại hoà bình, bọn xâm
lược buộc phải rút khỏi nước ta làm cho so sánh lực lương ở Miền nam thay đổi có lợi
cho cách mạng, Miền bắc có thêm những điều kiện thuận lợi để khắc phục hậu quả chiến
tranh, đẩy mạnh sản xuất và ra sức chi viện cho tiền tuyến. và với hiệp định này, những
tính toán lĩnh Mỹ cuối cùng rút khỏi miền nam Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế. Hiệp
định Pari không có hiệu lực hoàn toàn do mỹ và chính quyền.
Nguyễn văn thiệu đã có âm mưu phá hoại nước ta. Tuy nhiên phải rút khỏi việt
nam, nhưng mỹ vẫn không từ bỏ chính sách cơ bản của chúng ở Việt Nam là thực hiện
Học thuyết Nixon, âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Mỹ đã giữ lại hơn hai vạn cố vấn
quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho nguỵ quyền Việt Nam. Trước khi rút
quân Mỹ đưa vào miền nam 700 máy bay, 500 khẩu pháo, 400 xe thiết bị thiết giáp và
nhiều tàu chiến…Nhờ sự viện trợ đó chính quyền sài gòn ngang nhiên phá hoại hiệp định
Paris. Chúng ta liên tiếp mở các cuộc hành quân bình định, lấn chiếm vùng giải phóng,
qua đó nhằm tiêu diệt lực lượng của ta.
Trước tình hình nghiêm trọng do địch gây ra chúng ta ra sức đánh trả địch và chủ
trương chuẩn bị cuộc tấn tổng tiến công và thời cơ đã đến ngày 6-1-1975, quân dân ta đã
giải phóng tỉnh phước long. Chiến thắng phước long có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì
đây là tỉnh miền nam được hoàn tàon giải phóng. Hội nghị bộ chính trị phân tích sự suy
yếu của địch báo hiệu một thời cơ mang đến.
Chương 2: Diễn biến chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
Hội nghị Bộ chính trị ngày 31/3/1975 xác định "Từ giờ phút này trận quyết chiến
chiến lược cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu". Các nghị sĩ Mỹ theo dõi tình hình miền
Nam quả quyết, đã quá muộn để làm bất cứ việc gì nhằm lật ngược tình thế ở Việt Nam.
Ngày 1/4/1975 chiến dịch giải phóng Sài Gòn đã bắt đầu được chuẩn bị theo tư
tưởng chỉ đạo "thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng" với tốc độ "một ngày bằng 20
năm". Ngày 14/4/1975, bộ chỉ huy chiến dịch Giải phóng Sài Gòn nhất trí đề nghị Bộ
chính trị xin được đặt tên chiến dịch tổng công kích Giải phóng Sài Gòn với quy mô lớn
là Chiến dịch Hồ Chí Minh và phương án chiến dịch được thông qua lần cuối. Bộ đội và
dân nhân du kích, dân công và Thanh niên xung phong, những ngả đường tấp nập..., cả
dân tộc từ Bắc chí Nam đang hành quân, hậu phương đang dốc toàn lực ra tiền tuyến, nửa
miền Nam vừa được giải phóng cũng góp sức vào chuẩn bị giải phóng nửa còn lại. Đầu
tháng 4/1975 Trung ương cục miền Nam ra chỉ thị cho quân dân Nam bộ và Nam Trung
bộ (B2) hãy "táo bạo đánh các điểm theo chốt... khi có thời cơ". Bộ chỉ huy chiến dịch
giải phóng Sài Gòn quyết định mở chiến dịch chia cắt địch trong toàn B2 để bao vây cô
lập địch ở Sài Gòn. Vào lúc 8h25 phút ngày 8/4/1975 Nguyễn Thành Trung là trung úy
của ta lái máy bay không quân địch và hai sĩ quan khác nhận lệnh ném bom ở các miền
giải phóng nhân lúc sơ hở Nguyễn Thành Trung đã quay lại ném bom vào Dinh độc lập,
sau đó hạ cánh an toàn ở sân bay của tỉnh Phước Long.
Ngày 9 tháng 4, Quân đoàn 4 gồm Sư đoàn 7, Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 và lực lượng
Khu 7 do đồng chí Thiếu tướng Hoàng Cầm làm Tư lệnh và đồng chí Thiếu tướng Hoàng
Thế Thiện làm Chính uỷ, nổ súng tiến công vào Xuân Lộc.[t nhằm tiêu diệt địch ở vòng
ngoài, phá âm mưu phòng ngự từ xa, cắt phá giao thông, cô lập Sài Gòn, tạo thế có lợi
cho quân ta mở đường tiến công vào Sài Gòn.
Ngày 16/4/1975 ta đập tan phòng tuyến phòng thủ từ xa của địch ở Phan Rang.
Ngày 17/4/1975 Phnôm-pênh giải phóng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Campuchia đã
kết thúc thắng lợi. Trong khi đó ở Lào chính phủ liên hiệp đóng cửa sứ quán ngụy Sài
Gòn và ngụy Phnôm-pênh, cuộc đấu -5- tranh của quân và dân Lào bước hẳn sang thời kỳ
chính trị hiệp thương để giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 18/4/1975 tổng thống Mỹ.
G.Ford ra lệnh di tản người Mỹ khỏi Việt Nam. Cánh quân phía đông của ta ào ạt tiến,
ngày 19 tháng 4 cùng với bộ đội Khu 6 giải phóng Phan Thiết, và bộ phận đi đầu ngày
20-4 trên trục đường số 1 đã đến Rừng Lá gần Xuân Lộc. Đêm 20 tháng 4, toàn bộ các l
ực lượng địch ở Xuân Lộc, trước nguy cơ bị bao vây và bị tiêu diệt, đã phải bỏ chạy tán
loạn theo đường tỉnh số 2 về phía Bà Rịa. Xuân Lộc được giải phóng. Cánh cửa phía
đông Sài Gòn đã mở sẵn đón lực lượng của Quân đoàn 2, Quân đoàn 4 và Sư đoàn 3,
Quân khu 5 vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng. Sư đoàn 3 chuẩn bị tiến về Bà
Rịa, Vũng tàu. Ngày 20/4/1975 Mỹ buộc Nguyễn Văn Thiệu từ chức. Ngày 23/4/1975
Mỹ tuyên bố chiến tranh kết thúc, không thể giúp chính phủ Nam Việt Nam. Ngày
24/4/1975 Mỹ - Hương đề nghị xin ngưng bắn... Diễn biến dồn dập ấy diễn ra cùng lúc
với 5 cách quân gồm 270.000 bộ đội chủ lực và 180.000 người khác phục vụ chiến dịch
đang từng bước chiếm lĩnh các vị trí xuất phát tiến công vào Sài Gòn.
17 giờ ngày 26/4 đến 24 giờ ngày28/4/1975 ta đánh chiếm tuyến phòng thủ bên
ngoài của địch, cắt đứt đường số 15 và các tuyến đường khác, cô lập Sài Gòn, ném bom
sân bay Tân Sơn Nhất phá hủy 200 máy bay địch [Phụ lục2] dẫn đến tình hình Sài Gòn
ngày càng căng thẳng, hoảng loạn. Năm bắt thời cơ đó ngày 29/4, cuộc tổng kích đáng
chiếm Sài Gòn bắt đầu, ta tấn công trên toàn mặt trận, các mục tiêu tấn công ngập chìm
trong bão lửa .Tổng thống ngụy muốn xin "bàn giao chính quyền", các đại diện Mỹ, Pháp
tìm kế hoãn binh... Nhưng tất cả đã không thể ngăn cản được sức tiến công của lực lượng
vũ trang cách mạng trong "trận đánh cuối cùng" để kết thúc chiến tranh 30 năm.
2.1 Diễn biến chiến dịch tại sài gòn
Diễn biến chiến dịch tại Sài Gòn Tại Sài Gòn, sáng ngày 30 tháng 4, chuẩn tướng
Nguyễn Hữu Hạnh đi đến quyết định đơn phương ngừng bắn, chờ "bàn giao trong vòng
trật tự". Sau khi bàn luận, Vũ Văn Mẫu viết bản tuyên bố kêu gọi đơn phương ngưng bắn
và -6- bàn giao chính quyền cho cách mạng. Bản tuyên bố được phát trên đài phát thanh
Sài Gòn lú 9 giờ 30 phút.
Trên tất cả các hướng vào Sài Gòn, quân ta tiếp tục tiến công theo mệnh lệnh của
Bộ Chính trị "tiến quân với khí thế hùng mạnh nhất, giải phóng và chiếm lĩnh toàn bộ,
tước vũ khí quân đội địch, giải tán chính quyền các cấp c ủa địch, đập tan triệt để mọi sự
chống đối của chúng".
Địch từ phía Đông xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa bắn ra cắt đội hình lữ đoàn xe tăng 20.
Qua cầu Thị Nghè, nữ chiến sĩ liệt động Nga (lữ đoàn 16) lên xe tăng cùng Phạm Duy Đô
làm nhiệm vụ dẫn đường. Lữ đoàn 203 tiến vào Dinh Độc Lập theo đường Hồng Thập Tự
và Đại lộ Thống Nhất.
Dương Văn Minh đến đài phát thanh đọc bản tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
Trung tá Bùi Văn Tùng đọc lời chấp nhận đầu hàng của Dương Văn Minh.
Từ sáng ngày 30 tháng 4 cho đến lúc này tại trung tâm Sài Gòn đã có 34 điểm nổi
dậy của quần chúng và lực lượng tại chỗ. 11 giờ 30 phút Xe tăng 843 lao vào húc cánh
cổng phụ bên trái của dinh nhưng bị kẹt lại. Còn xe tăng 390 húc đổ cánh cổng chính và
tiến vào sân Dinh Độc Lập. Đại đội trưởng Bùi Quang Thận ra khỏi xe 843, lấy lá cờ trên
xe của mình đem vào treo lên cột cờ trên nóc Dinh Độc Lập. Vậy là lá cờ đỏ sao vàng của
tổ quốc bay cao giữa Dinh tổng thống và Chính quyền Sài Gòn, ngay bên cạnh đó đã có
lá cờ nữa xanh, nữa đỏ, ngôi sao vàng phấp phới – có cả “Thượng nghị sĩ ngụy” giao chìa
khóa dinh tổng tham mưu trưởng, các tài liệu nguyên vẹn cho quân ta nhưng họ đều là
cán bộ của Mặt trận Dân tộc giải phóng.
Ngay chiều 30 tháng 4 hàng trăm đồng bào xin nhận công tác theo yêu cầu của cách
mạng, hàng trăm người khác tự động ra đường thu gom vũ khí, quân trang, quân dụng
của địch. Đồng bào treo đầy cờ giải phóng trước nhà riêng, công sở và tự nguyện góp cấp
thời lương thực thực phẩm cho bộ đội.
Toàn bộ lực lượng địch ở Thủ Đức tan rã. Quần chúng xông vào chiếm giữ các căn
cứ quân sự của địch, tiến chiếm trụ sở quận. Toàn bộ ngụy quyền quận bỏ chạy. Với mọi
chuẩn bị từ trước, khi đại quân ta tiến vào Sài Gòn, cơ sở cách mạng và quần chúng lao
động nội thành kịp thời nổi dậy chiếm lĩnh, làm chủ và bảo vệ các cơ sở kinh tế, chính trị
văn hóa quan trong, bảo đảm mọi sinh hoạt bình thường của một thành phố mới giải
phóng. Ở nhà máy điện Chợ Quán, ngay lúc địch đang tồn tại và thiết quân luật, công
nhân đã thay phiên nhau đi sửa chữa đường dây, ổn định dòng điện. Anh em kêu gọi binh
lính ngụy quay về với chính nghĩa, ủng hộ hành động nổi dậy của công nhân. Tại xưởng
Ba Son, công nhân tháo gỡ hết chất nổ địch gài, bảo vệ nguyên vẹn nhà máy. Ở các hãng
Esso, Shell, công nhân thành lập các ủy ban công nhân võ trang bảo vệ kho xăng Nhà Bè.
Cán bộ, chiến sĩ cánh B của Thành ủy có mặt cùng nhân dân thực hiện nổi dậy giành
chính quyền, giành quyền làm chủ từ ấp, xã đến thị trấn ngoại thành, cũng đã hội tụ về
nhận nhiệm vụ tại dinh tỉnh trưởng Gia Định. 17 giờ ngày 30 tháng 4, tiếng súng đã thực
sự chấm dứt ở "thủ đô" ngụy quyền, trừ một số mục tiêu quân sự. Thành phố hơn 3 triệu
dân vừa qua cuộc chiến tranh 30 năm, vẫn nguyên vẹn đã chuyển sang trạng thái bình yên
đến độ gây ngạc nhiên cho mọi người trên thế giới đang có mặt: nước vẫn chảy đều trong
các đường ống; dòng điện chỉ tạm ngừng trong 2 giờ rồi mọi nhà lại sáng; công nhân nhà
máy vẫn sẵn sàng cho máy chạy; chợ búa, quán xá vẫn sẵn sàng mở; đường phố vẫn đông
người, xe cộ... Người dân Sài Gòn - Gia Định náo nức cắt dàn cờ hoa để xuống đường
ngày 1-5 mừng cuộc toàn thắng và chờ đêm hội pháo hoa.
2.3 Thực trạng và liên hệ trong thực tiễn
Thực trạng:
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 trở thành mốc son lịch sử dân tộc Việt Nam; là
chiến thắng chung của cả nước và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Để đi
đến thắng lợi to lớn và quyết định này, trước hết phải kể đến vai trò lãnh đạo của Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, yếu tố then chốt quyết
định trong suốt tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của Nhân dân ta
trải qua gần 21 năm, là cuộc chiến tranh ác liệt và phức tạp nhất trong lịch sử chống
ngoại xâm của dân tộc.
Bốn mươi bảy năm đã trôi qua, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm
1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta. Đánh giá về sự kiện lịch sử trọng đại
này, Nghị quyết Đại hội IV (12/1976) của Đảng khẳng định: “Thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước là thành quả tổng hợp của một loạt nhân tố tạo nên sức mạnh
vô địch của cách mạng Việt Nam. Nguồn gốc của mọi nhân tố ấy chính là sự lãnh đạo
đúng đắn của Đảng ta” mà “trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân
sự độc lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo của Đảng”2.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là cuộc đọ sức quyết liệt giữa dân tộc Việt
Nam với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Đó là một trong những cuộc chiến tranh giải phóng
lâu dài nhất, lớn nhất, vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của Nhân dân Việt Nam.
Xét toàn cục về mặt chiến lược, nhân tố quyết định làm nên thắng lợi vĩ đại đó là vai trò
lãnh đạo của Đảng với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện; cùng với đó là sự chỉ
đạo chiến lược tài tình, sắc sảo của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Để đến với Đại thắng mùa Xuân năm 1975, một trong những nguyên nhân, đồng
thời cũng là bài học sâu sắc nhất về sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược sáng suốt của Đảng ta
và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh
cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Liện hệ trong thực tiện:
Chúng ta có thể rút ra mấy bài học kinh nghiệm quý báu sau: Một là, Trung ương Đảng,
Bộ Chính trị đã sớm đánh giá đúng kẻ thù, có chủ trương, đường lối lãnh đạo đúng đắn,
sáng tạo từng bước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Ngay sau khi
Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông
Dương được ký kết. Đánh giá đúng bản chất, âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ, Hội
nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (tháng 7/1954) chỉ rõ: “Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của
nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp của
nhân dân Đông Dương”. Những hoạt động của Mỹ ở miền Nam nước ta đã bộc lộ rõ dã
tâm của chúng muốn biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa và căn cứ quân sự của
Mỹ để chuẩn bị chiến tranh xâm lược mới nhằm đánh chiếm cả miền Bắc Việt Nam, đè
bẹp phong trào giải phóng dân tộc và ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở khu
vực Đông Nam Á.
Đánh giá đúng kẻ thù, Hội nghị lần thứ 15 (1959) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa II) chỉ rõ: Mỹ - Diệm chẳng những là kẻ thù của nhân dân miền Nam đang bị
chúng thống trị mà còn là kẻ thù của cả dân tộc Việt Nam, của nhân dân miền Bắc đã
được giải phóng. Trong Diễn văn khai mạc Đại hội lần thứ III của Đảng họp tháng
9/1960, Đảng ta chỉ rõ: “Nhân dân ta từng chịu đau khổ vì bọn đế quốc và ngày nay còn
bị bọn Mỹ - Diệm chia cắt đất nước, giày xéo miền Nam. Ngày nào mà chưa đuổi được
đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị tàn
bạo của Mỹ - Diệm thì nhân dân ta vẫn chưa thể ăn ngon ngủ yên”3. Với quan điểm xem
xét khoa học, biện chứng và cách mạng, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 (khoá II) Đảng
ta chỉ rõ: “Lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là
chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong
kiến, dựng nên chính quyền cách mạng của nhân dân”4, Đảng ta khẳng định: Mỹ và tay
sai có quân đông nhưng không có cơ sở chính trị sâu rộng và vững chắc, tuy quân sự
chúng còn mạnh, nhưng chính trị của chúng lại rất yếu mà yếu nhất là ở nông thôn. Từ
đó, Đảng ta xác định: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền
Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”5. Với chủ trương đúng đắn đó,
phong trào Đồng Khởi ở miền Nam Việt Nam đã nổ ra và nhanh chóng phát triển thành
cao trào, khởi nghĩa từng phần và giành thắng lợi, đưa cách mạng miền Nam vượt qua
thử thách, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Hai là, về sự lãnh đạo, chỉ đạo nắm thời cơ giành thắng lợi quyết định trong Chiến dịch
Hồ Chí Minh lịch sử mùa Xuân năm 1975. Để đập tan ý chí xâm lược của Mỹ, cuộc
kháng chiến của quân dân ta phải trải qua đấu tranh lâu dài, gian khổ suốt 21 năm dòng
mới tạo được thời cơ kết thúc chiến tranh. Thời cơ trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa
Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử được tạo ra bởi sức
mạnh của Nhân dân trên cả hai miền đất nước.
Sau khi Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 được ký kết, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng ta đã nắm vững thời cơ chiến lược, hạ quyết tâm: “Động viên những nỗ lực
lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, trong thời gian 2 năm 1974-
1975... hoàn thành mọi mặt công tác chuẩn bị tạo điều kiện chín muồi tiến hành tổng
công kích, tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã ngụy quân, đánh đổ ngụy quyền từ
Trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam
trong năm 1975”6. Chiến thắng Chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Trị Thiên - Huế -
Đà Nẵng, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi cực kỳ to lớn, hàng chục tỉnh,
thành phố, thị xã đã được giải phóng, gần một nửa binh lực quân nguỵ trên toàn miền
Nam đã bị tiêu diệt và tan dã. Khả năng tập trung lực lượng để tăng cường phòng thủ Sài
Gòn bị hạn chế. Bộ Chính trị nhận định: “Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược
lớn, chưa bao giờ ta có đủ điều kiện đầy đủ về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời
cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở
miền Nam để tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc”7.
Ba là, nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, kết hợp
chặt chẽ giữa tiến công và nổi dậy. Đó là sự kết hợp giữa những đòn tiến công quân sự
bằng các trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn của bộ đội chủ lực đánh thẳng vào
các đô thị, trung tâm đầu não, căn cứ quân sự lớn của địch và kết hợp chặt chẽ với sự nổi
dậy mạnh mẽ của quần chúng cách mạng, đập tan bộ máy kìm kẹp của ngụy quân, ngụy
quyền ở địa phương, cơ sở để giành quyền làm chủ. Để chỉ đạo các lực lượng đẩy nhanh
tiến công, trong bức điện gửi vào chiến trường 18 giờ 00 ngày 27/3/1975, Bộ Chính trị đã
chỉ thị: “Phải nhanh chóng phát động quần chúng vũ trang nổi dậy, đập tan các lực lượng
kìm kẹp ở cơ sở, chiếm lĩnh các công sở... và vận động binh sĩ địch bỏ súng đầu hàng,
làm tan rã các đơn vị quân ngụy”8. Sự nổi dậy mạnh mẽ của đông đảo nhân dân trên các
địa bàn từ nông thôn đến thành thị đã tạo thuận lợi cho bộ đội chủ lực tập trung lực lượng
vào mục tiêu chủ yếu của cuộc Tổng tiến công, nhanh chóng đập tan sự kháng cự của
địch. Lực lượng du kích đã cùng nhân dân bao vây, bức hàng, vận động địch ra trình
diện, giữ trật tự an toàn vùng mới giải phóng, bảo vệ các nhà máy, công sở, không để
địch phá hoại... Để chuẩn bị cho giải phóng Sài Gòn - Gia Định, Trong bức điện gửi
Trung ương Cục miền Nam, 15 giờ 30 ngày 22/4/1975, Bộ Chính trị chỉ thị: “… Sẵn sàng
phát động quần chúng nổi dậy kết hợp với các cuộc tiến công của quân đội. Sự hợp đồng
giữa các hướng cũng như giữa tiến công và nổi dậy sẽ thực hiện trong quá trình hành
động”9.
Bốn là, nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết tiến hành
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giành thắng lợi trọn vẹn. Đầu năm
1975, trên cơ sở đánh giá, so sánh lực lượng giữa ta và địch, nắm bắt thời cơ chiến lược
để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trước thời cơ đó, Bộ Chính trị,
Quân uỷ Trung ương nhận định: “Nắm chắc thời cơ chiến lược mới, tranh thủ thời gian
cao độ nhanh chóng tập trung lực lượng vào phương hướng chủ yếu, hành động táo bạo
bất ngờ, làm cho địch không kịp dự kiến, không kịp trở tay, hoàn thành nhiệm vụ giải
phóng Sài Gòn trước mùa mưa”10. Ngày 14/4/1975, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch
giải phóng Sài Gòn mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. Sài Gòn - Gia Định là hướng tiến
công chiến lược chủ yếu và cũng là mục tiêu chiến lược cuối cùng của ta. Thực hiện tư
tưởng chỉ đạo “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, các đơn vị chủ lực của quân đội
ta đã thực hiện cuộc hành quân thần tốc, tiến về giải phóng Sài Gòn.
Trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, để thực hiện cách đánh “thần tốc,
táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, ta đã sử dụng đại bộ phận lực lượng tinh nhuệ thọc sâu kết
hợp các lực lượng tại chỗ đánh chiếm các địa bàn then chốt ven đô, mở đường cho các
binh đoàn đột kích cơ giới tiến nhanh theo các trục đường, đánh thẳng vào nội đô các
mục tiêu đã lựa chọn, kết hợp các lực lượng đánh từ ngoài vào với đánh từ trong ra khiến
cho quân địch bị chia cắt, phân tán và nhanh chóng bị đập tan. Đó là nét độc đáo sáng tạo
về nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo tiến công thần tốc, táo bạo và bất ngờ. Cách đánh đó đã
đưa lại hiệu quả to lớn, giành thắng lợi trong một thời gian ngắn. Thực hiện tư tưởng chỉ
đạo chiến lược Đảng, 5 cánh quân chủ lực hùng mạnh của ta tiến hành tổng tiến công vào
Sài Gòn - Gia Định cùng với sự phối hợp chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương và
phong trào nổi dậy mạnh mẽ của quần chúng nhân dân, chúng ta đã đập tan sự kháng cự
của địch, buộc nội các chính quyền Sài Gòn phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Đúng
11h30 ngày 30/4/1975, lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tung
bay trên nóc Dinh Độc lập, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử kết thúc thắng lợi.
Đánh chết cái nết không chừa
Sau khi ký Hiệp định Paris về Việt Nam, Mỹ và các nước phụ thuộc buộc phải rút hết
quân ra khỏi miền Nam Việt Nam vào ngày 29/3/1973, song đế quốc Mỹ vẫn âm mưu
tiếp tục dùng ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn làm công cụ để thực hiện chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh,” áp dụng chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam với chính
sách “Người Việt trị người Việt,” biến miền Nam thành một nước với “chế độ quốc gia”
thân Mỹ, có lợi cho Mỹ, mà thực chất là một thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Vì vậy, bằng
mọi cách, Mỹ-Ngụy ra sức bao vây, lấn chiếm vùng giải phóng của ta, cố tình tiêu diệt
Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Để thực hiện mục tiêu này, Mỹ ồ ạt đổ tiền của, vũ khí, phương tiện chiến tranh cho
Ngụy quyền Sài Gòn. Năm 1973, Mỹ đã viện trợ cho Ngụy 2.670 triệu USD, 700 máy
bay, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép, bổ sung vật tư dự trữ chiến tranh hơn 2
triệu tấn. Đồng thời, ráo riết bắt lính, tăng lực lượng vũ trang ở cơ sở để trực tiếp khống
chế nhân dân.
Cậy vào sức mạnh và sự viện trợ của Mỹ, quân Ngụy liên tiếp mở những cuộc hành quân
càn quét, “các chiến dịch tràn ngập lãnh thổ,” tàn sát đẫm máu đồng bào, chiến sỹ ta.
Cũng trong năm 1973, Ngụy quyền Sài Gòn đã tiến hành gần 10.000 cuộc tiến quân càn
quét, lấn chiếm vùng tranh chấp từ cấp tiểu đoàn trở lên cùng với 350.000 cuộc hành
quân cảnh sát-bình định trong vùng chúng kiểm soát để duy trì lực lượng răn đe của Mỹ ở
các vùng phụ cận Việt Nam, nhất là ở Lào và Campuchia. Đồng thời, tiếp tục tăng cường
các hoạt động ngoại giao để ngăn chặn sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Từ giữa
năm 1973, Mỹ không ngừng tiếp tay cho Ngụy lấn chiếm và bình định, điên cuồng đánh
phá hòng xóa bỏ vùng giải phóng, gây cho ta những tổn thất nhất định, tiến tới thực hiện
âm mưu quay trở lại xâm lược nước ta.
Bản lĩnh và trí tuệ của người việt với con đường khai mở đi đến đại thắng mùa xuân
năm 1975
Trước bối cảnh, tình hình ấy, Đảng ta kiên quyết đấu tranh để thực hiện Hiệp định Paris,
gìn giữ hòa bình và từng bước gây dựng, phát triển phong trào cách mạng Việt Nam.
Đồng thời, chuẩn bị lực lượng để chống trả sự can thiệp của không quân và hải quân Mỹ
khi Ngụy quân Ngụy quyền Sài Gòn lâm vào tình thế khốn cùng, bị ta tiêu diệt.
Có thể khẳng định rằng Nghị quyết Trung ương XXI là văn kiện lịch sử trực tiếp chỉ đạo
cách mạng và chiến tranh cách mạng giành thắng lợi trong giai đoạn kết thúc chiến tranh,
giải phóng miền Nam Việt Nam. Nó là cơ sở lý luận-thực tiễn đặc biệt quan trọng để Hội
nghị Quân ủy Trung ương (tháng 3/1974) đề ra chủ trương kiên quyết phản công và tiến
công địch, vận dụng linh họat trên cả ba vùng chiến lược. Nhờ đó đã góp phần quyết định
nhanh chóng việc xoay chuyển hẳn cục diện chiến trường miền Nam có lợi cho ta. Đến
giữa năm 1974, trên toàn miền Nam ta đã xóa được 3.600 đồn bốt, giải phóng thêm 850
ấp với 1,15 triệu dân. Miền Bắc vừa sẵn sàng chiến đấu, vừa tăng cường sức người, sức
của vào miền Nam nhiều hơn bất kì thời gian nào trước đó
Ta ngày càng mạnh lên, Ngụy càng suy yếu rõ rệt, nước Mỹ lâm vào khủng hoảng nội bộ
trầm trọng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó đã xuất hiện thêm một số khó khăn mới, cả
Trung Quốc và Liên Xô đều chấm dứt viện trợ cho ta; Liên Xô chưa muốn ta đẩy mạnh
ngay chiến tranh giải phóng miền Nam, còn Trung Quốc muốn giữ nguyên hiện trạng để
có điều kiện mặc cả với Mỹ. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã
họp nhiều lần để thống nhất quyết tâm chiến lược và thông qua kế hoạch giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước. Về chiến lược, Đảng ta hạ quyết tâm giải phóng miền Nam
trong thời gian hai năm 1975-1976. Về kế hoạch chiến lược, ta xác định mục tiêu trong
năm 1975 là làm cho quân đội ta lớn mạnh vượt bậc. Nếu thời cơ đến sẽ mở nhiều đợt tấn
công nổi dậy, làm cho địch suy yếu nhanh chóng, tiến tới tổng công kích, tổng khởi nghĩa
trong năm 1976, đánh lớn, đánh nhanh, đánh Sài Gòn là chỗ hiểm yếu nhất, giành thắng
lợi cuối cùng.
Đến 29/3/1975, ta giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng và năm tỉnh Bắc Trung Bộ. Đến ngày
mùng 3/4/1975, ta đã quét sạch quân địch và giải phóng toàn bộ đồng bằng ven biển miền
Trung. Ngày 1/4/1975, căn cứ vào sự tấn công dồn dập như vũ bão của ta trên chiến
trường, Bộ Chính trị lại tiếp tục bổ sung quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam
trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4/1975, trước mùa mưa, không thể để
chậm. Ngày 9/4/1975, ta bắt đầu cuộc chiến đấu tạo thế ở Đông Bắc, Tây Nam Sài Gòn
và đánh địch ở toàn miền Đông Nam Bộ với việc huy động lực lượng lớn nhất trong lịch
sử kháng chiến chống Mỹ, mở một chiến dịch tấn công quy mô nhất trong lịch sử chiến
tranh Việt Nam gồm bốn quân đoàn và một số đơn vị tương đương quân đoàn. Ngày
26/4/1975, ta bắt đầu chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tiến công giải phóng Sài Gòn-Gia
Định, buộc Tổng thống Ngụy Dương Văn Minh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện vào
11 giờ 30 ngày 30/4/1975, gây chấn động cực kỳ dữ dội đến đồng bằng sông Cửu Long
và Đông Dương.
Trong hai ngày 30/4-1/5/1975, đồng bào và chiến sỹ các tỉnh Đông Nam Bộ đã tiêu diệt,
bắt sống và làm tan rã toàn bộ lực lượng quân địch và giải phóng toàn bộ vùng Đồng
bằng sông Cửu Long rộng lớn. Đến đây ta đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc chiến
tranh chống Mỹ, cứu nước, hoàn thành trọn vẹn cách mạng dân chủ nhân dân trên cả
nước, thực hiện tốt lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu: "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy
nhào." Phát huy thắng lợi trên chiến trường miền Nam Việt Nam, được sự hỗ trợ của
quân và dân ta, nhân dân Campuchia dành thắng lợi ngày 17/4/1975, nhân dân Lào giành
thắng lợi vào tháng 12/1975. Đó là kết quả của hơn 21 năm dài đằng đẵng quân và dân ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng đã không tiếc máu xương, không sợ hy sinh, gian khổ, đã anh
dũng chiến đấu, giành thắng lợi, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; đưa giang
sơn gấm vóc về một mối; đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là thiên anh hùng ca vĩ đại
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, đại thắng mùa
Xuân 1975 là một trong những chiến công chói lọi nhất, đánh dấu bước ngoặt quyết định
đưa đất nước ta bước hẳn vào kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. 47 năm đã
qua kể từ ngày Đại thắng mùa Xuân năm 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Trong gần năm thập niên ấy có biết bao đổi thay và
biến động; nhân dân ta dưới sự lạnh đạo của Đảng đã tiến hành công cuộc đổi mới toàn
diện đất nước và đã đạt được những thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thời gian càng
lùi xa và những sự kiện chính trị, quân sự trong nước và thế giới càng làm chúng ta nhận
thức sâu sắc hơn tầm vóc, giá trị, ý nghĩa của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đối với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều đó cho phép chúng ta lý giải vì sao Việt Nam,
một nước nhỏ, đất không rộng, người không đông, kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã đánh
thắng đế quốc Mỹ, một cường quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn nhất trong các nước
tư bản.
Lý luận và thực tiễn quân sự thế giới đều khẳng định rằng chúng ta đánh thắng đế quốc
Mỹ vì cuộc chiến tranh của nhân dân ta chính nghĩa, chống lại cuộc chiến tranh xâm
lược, phi nghĩa do đế quốc Mỹ thực hiện để giành và giữ vững độc lập dân tộc, quyền
sống làm người. Cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ta là một
cuộc đấu tranh giai cấp cực kỳ quyết liệt. Ta nêu cao ngọn cờ độc lập, tự do, ngọn cờ giải
phóng dân tộc, quyết chiến và quyết thắng đế quốc Mỹ không chỉ để hoàn thành cuộc
cách mạng dân chủ nhân dân trong cả nước mà còn giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa
hai thế lực cách mạng và phản cách mạng, giữa một bên muốn biến miền Nam Việt Nam
thành “sân sau của chủ nghĩa tư bản,” đi theo con đường của chủ nghĩa tư bản với một
bên là chúng ta, kiên quyết đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Cho nên cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mà đỉnh cao là thắng lợi vẻ vang của Đại
thắng mùa Xuân năm 1975 sáng ngời chính nghĩa của nhân dân ta, vừa mang tính chất
giải phóng dân tộc, vừa mang tính chất bảo vệ Tổ quốc. Do đó, tiến hành kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước là một cuộc chiến tranh cứu nước của cả dân tộc ta, không thể chia
cắt, không thể tách rời Nam Bắc. Điều đó đã được nhân dân ta đồng thời thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược nhằm một mục tiêu chung là bảo vệ miền Nam, thống nhất Tổ quốc,
cùng đi lên chủ nghĩa xã hội. Biện chứng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước gần
21 năm do nhân dân ta tiến hành biểu hiện ở chỗ có kiên quyết chiến đấu để giải phóng
miền Nam mới bảo vệ được miền Bắc và có bảo vệ vững chắc miền Bắc mới có điều kiện
để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước với Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết quả sinh động của tình đoàn kết, của
liên minh chiến đấu giữa Việt Nam, Lào và Campuchia. Với bản chất, âm mưu xâm lược,
với tham vọng độc chiếm bán đảo Đông Dương, đế quốc Mỹ muốn xâm chiếm cả Việt
Nam, Lào và Campuchia, dùng nước này để làm bàn đạp và uy hiếp, xâm lược nước kia,
biến Đông Dương thành một chiến trường, thị trường có lợi cho Mỹ. Hiểu rõ âm mưu
thâm độc ấy, ba dân tộc láng giềng Việt Nam, Lào, Campuchia đã đoàn kết chung một
mục tiêu chiến đấu chống một kẻ thù chung là đế quốc Mỹ và tay sai. Kể từ khi Đảng
Cộng sản Đông Dương ra đời và lãnh đạo cách mạng ba nước, mối tình đoàn kết, gắn bó,
tự nguyện liên minh với nhau hình thành mặt trận nhân dân Đông Dương ngày càng vững
chắc, kết thành một khối liên minh kháng chiến chống đế quốc xâm lược. Đó là cội
nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng vẻ vang của mỗi dân tộc Việt Nam, Lào,
Campuchia.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975, dấu mốc quan trọng đánh dấu sự kết thúc cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta mang tính chất và ý nghĩa thời đại sâu sắc.
Bởi lẽ, xâm lược nước ta, đế quốc Mỹ không chỉ nhằm đánh bại cách mạng Việt Nam,
sâu xa hơn nó còn có mục đích thí nghiệm, rút kinh nghiệm qua thử nghiệm để đối phó
với cách mạng thé giới, răn đe, ngăn chặn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Qua đó, tranh giành ảnh hưởng với các đế quốc khác trên các lục địa để
thực hiện mục tiêu chiến lược toàn cầu, tiến tới thống trị châu Âu và thế giới.
Vì vậy, Việt Nam đã trở thành trung tâm đối phó chiến lược toàn cầu của Mỹ. Điều đó
thể hiện rất rõ mỗi thất bại của Mỹ ở Việt Nam đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến chiến
lược toàn cầu của Mỹ. Cho nên, đế quốc Mỹ không chỉ là kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta
mà còn là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới. Cách mạng Việt
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Đứng lên kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,
Việt Nam đã trở thành tuyến đầu của phong trào giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa
thực dân mới, bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới. Cho nên Đại thắng mùa Xuân
năm 1975 kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhân dân ta đã đánh thắng kẻ
thù lớn nhất của thời đại, kẻ thù chung của cả loài người tiến bộ. Vì lẽ đó, nhân dân yêu
chuộng hòa bình thế giới, đặc biệt nhân dân các nước chủ nghĩa xã hội anh em như Trung
Quốc, Liên Xô và các nước khác đã ủng hộ nước ta cả về vật chất và tinh thần. Đại thắng
mùa Xuân năm 1975 kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kết quả của
“thiên thời, địa lợi, nhân hòa.”
Sự lãnh đạo của Đảng - Nhân tố quyết định làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975
Bao trùm lên tất cả là sức mạnh lãnh đạo tài tình, thao lược và sáng tạo của Đảng ta.
Đảng đã biết khai thác, khơi dậy mọi tiềm năng thế mạnh của nhân tố con người và kết
hợp chặt chẽ các nhân tố đó với nhau thành một tổng hợp lực nhằm cùng một hướng để
tăng sức mạnh lên gấp bội.
Đó là sức mạnh của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, sức mạnh của đường lối đúng đắn, sáng
tạo, sức mạnh của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, của việc kết hợp chặt chẽ lợi ích
cơ bản của nhân dân ta với những mục tiêu của thời đại; kết hợp cả đường lối cách mạng
và phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng tổng hợp, kể cả lực lượng chính
trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân; tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nông
thôn và từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng; kết hợp đấu tranh quân sự
với đấu tranh chính trị và ngoại giao; kết hợp giữa tiến công và nổi dậy, nổi dậy và tiến
công’ đánh địch cả trên ba vùng chiến lược: rừng núi, nông thôn, đồng bằng thành thị;
đánh địch bằng ba mũi giáp công: quân sự, chính trị, binh vận; kết hợp ba thứ quân: bộ
đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Đồng thời, Đảng biết tạo thời cơ và
nắm vững thời cơ, biết mở những cuộc tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến
tranh, tiến lên thực hiện cuộc tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch và giành chiến
thắng cuối cùng là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước của nhân dân ta sau 21 năm dài đằng đẵng, thực hiện thống nhất Tổ quốc, Nam
Bắc xum họp một nhà, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Điều đấy khẳng định rằng nhân
dân ta đánh thắng đế quốc Mỹ là vì chúng ta mạnh hơn đế quốc Mỹ. Điều này đã được lý
luận và thực tiễn quân sự thế giới khẳng định trong chiến tranh, không bao giờ có chuyện
may rủi, tình cờ. Bên thắng phải là bên mạnh hơn, còn bên thua nhất định là yếu hơn.
Việc Mỹ phải quấn cờ về nước sau Hiệp định Paris được ký ngày 27/1/1973 và Đại thắng
mùa Xuân năm 1975 là minh chứng hùng hồn đầy thuyết phục, đã nói lên điều sâu sắc ấy.
Trong quá khứ đã là như vậy thì trong hiện tại và tương lai, chắc chắn, dưới sự lãnh đạo
sáng suốt, tài tình của Đảng, các thế hệ con cháu thời đại Hồ Chí Minh vẫn sẽ tiếp tục sự
nghiệp vẻ vang ấy. Tôi tin là như vậy vì ngoài hạnh phúc của Nhân dân, Đảng ta không
có lợi ích nào khác. Tin yêu và đi theo Đảng, chúng ta không thể làm khác, dân tộc Việt
Nam không thể sống khác, dù thời cuộc có thay đổi, song phẩm chất nhân cách, văn hóa
dân tộc của con người Việt Nam không thể đổi thay. Hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh để
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã nói lên điều ấy.
Chương 3
3 Kết quả ý nghĩa
Kết quà của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch quân
sự lớn nhất của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam trong toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam
đã kết thúc với sự tan rã hoàn toàn của quân đội và chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Kết
quả của chiến dịch này là sự thống nhất, độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trên đất
liền, vùng trời, vùng biển của Việt Nam sau hơn 100 năm bị nước ngoài chiếm đóng và
chia cắt. Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, riêng quân dân Sài Gòn - Gia Định đã diệt và
làm tan rã 31.000 tên địch, bắt sống 12.619 tù binh, chiếm 9 căn cứ quân sự, 5 chi khu,
21 phân chi khu và trụ sở tề... thu 12.275 súng và gần như toàn bộ hồ sơ các cơ quan từ
Phủ tổng thống trở xuống. Số ngụy quân lần lượt ra trình diện là 40 vạn và số công an
cảnh sát là 10 vạn. và Quân Đội Nhân Dân Việt Nam đã tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ
lực lượng chủ lực, địa phương, cảnh sát thuộc Quân khu 3 của QLVNCH và lực lượng dự
bị là tàn quân của Quân đoàn 1 và 2 của QLVNCH rút về, tổng cộng trên 45 vạn quân.
Thu 500 khẩu pháo, hơn 400 xe tăng, xe thiết giáp, 800 máy bay, 600 tàu chiến, 270.000
khẩu súng các loại, 3000 xe quân sự và toàn bộ kho tàng.
Nguyên Nhân thắng lợi
 Sức mạnh của tinh thần đoàn kết quân dân đoàn kết dân tộc
 Cuộc kháng chiến của nhân dân ta được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, có hiệu quả
của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, lại được sự đồng
tình và ủng hộ mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc
 Ta có miên Băc lam nghia vụ hâu phương lớn chi viên cho miền Nam
 Sự lãnh đạo tài tình của Đảng và nhà nước .Kết hợp với cách đánh phối hợp trong
lẫn ngoài của quân ta.
 Đó là toàn bộ những nhân tố tạo sức mạnh, bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.

3.1 ý nghĩa
Từ một đất nước bị thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm chiếm, từ một dân tộc bị nô lệ,
Việt Nam đã giành lại nền độc lập dân tộc sau gần một thế kỷ mất nước và trở thành một
quốc gia độc lập, thống nhất, có đầy đủ chủ quyền được quốc tế thừa nhận… Với đại
thắng mùa Xuân năm 1975, nhân dân ta đã vĩnh viễn thoát khỏi ách nô dịch của các nước
đế quốc, đất nước vĩnh viễn thoát khỏi họa bị chia cắt, giải phóng hoàn toàn miền Nam,
hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước, bảo vệ những thành
quả bước đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đưa cả nước bước vào kỷ
nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất và chủ nghĩa xã hội đứng vào hàng ngũ
các quốc gia,dân tộc tiên phong trên thế giới. Qua Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Đảng
ta, nhân dân ta, quân đội ta được rèn luyện cả về phẩm chất lẫn tài năng, càng nhận thức
sâu sắc hơn vị trí và sức mạnh của mình trong thời đại mới. Đồng thời, vị thế và uy tín
của Việt Nam được nâng lên ngang tầm các nước, các dân tộc trên thế giới. Đại thắng
mùa Xuân năm 1975 là sự kiện quan trọng vừa đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch
sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, lại còn có ý nghĩa quốc tế to
lớn. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta thắng lợi đã thức tỉnh, cổ vũ
các dân tộc bị áp bức trên thế giới đứng lên dũng cảm đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân cũ và mới.

You might also like