You are on page 1of 12

NHÓM 3

1. Nguyễn Ngọc Lan Anh 48.01.608.003


2. Võ Nguyễn Hồng Đức 48.01.608.011
3. Nguyễn Thị Bích Khoa 48.01.608.026
4. Nguyễn Thị An Lành 48.01.608.032
5. Lê Thuỳ Linh 48.01.608.034
6. Nguyễn Việt Thành 48.01.608.066
7. Nguyễn Ngọc Cẩm Thư 48.01.608.071
8. Trần Thị Bích Trâm 48.01.608.076

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN


1975
Lịch sử Việt Nam – QTH.A
MỤC LỤC

1. Hoàn cảnh lịch sử


2. Diễn biến Đại thắng mùa xuân 1975
2.1 Chiến dịch Tây Nguyên (4/3- 24/3/1975)
2.2 Chiến dịch Huế- Đà Nẵng (21/3- 3/4/1975)
2.3 Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4- 30/4/1975)
3. Đánh giá
3.1 Nghệ thuật quân sự
3.2 Nguyên nhân thắng lợi
3.3 Ý nghĩa lịch sử
ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN 1975
I. Hoàn cảnh lịch sử
Sau khi Hiệp định Paris kí kết, cuối năm 1974 đầu 1975, tình hình so sánh lực
lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng. Nắm bắt thời cơ, Đảng
Lao Động Việt Nam tiến hành triệu tập Hội nghị Bộ Chính trị (30/9-
7/10/1974) và Hội nghị Bộ chính trị mở rộng (18/12-8/1/1975) bàn kế hoạch
giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước với quyết tâm: “Động
viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền,
mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy cuối cùng, giải phóng hoàn toàn miền
Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới
thống nhất nước nhà”
Giữa lúc Bộ Chính trị mở rộng đang được tiến hành thì quân và dân ta giành
thắng lợi và giải phóng đường số 14 và toàn tỉnh Phước Long (6/1/1975)
Từ 12/12/1974 đến 6/1/1975, ta diệt và bắt giữ hơn 4.000 địch, phá hủy 15
máy bay, 4 khẩu pháo, 3 xe bọc thép, thu giữ 3.125 súng các loại, 2 máy bay
(C-113), 100 xe ô tô, 10.000 viên đạn pháo; giải phóng toàn tỉnh Phước Long
với 50.000 dân. Chính quyền Sài Gòn tỏ ra bất lực, chấp nhận “bỏ rơi” Phước
Long. Chính phủ Mỹ chỉ tuyên bố đe dọa ngoại giao. Như vậy, Phước Long
là tỉnh đầu tiên mở đầu cho Đại thắng mùa xuân 1975 và là địa bàn đầu tiên ở
miền Nam được hoàn toàn giải phóng.
Dưới thắng lợi của Phước Long, Bộ Chính trị và Trung ương Đảng có thêm
quyết tâm chiến lược, bổ sung và hoàn chỉnh kế hoạch 2 năm (1975-1976).
+ Bước 1- năm 1975: Mở nhiều đợt tiến công và nổi dậy, làm cho lực lượng
địch suy yếu nhanh chóng, tạo điều kiện cho năm 1976; hướng tiến công
chiến lược đầu tiên là Tây Nguyên, cụ thể là Nam Tây Nguyên;
+ Bước 2- năm 1976: Tổng tiến công và nổi dậy, đánh chiếm Sài Gòn, giành
toàn thắng.

Khi thảo luận và thông qua dự thảo kế hoạch lần cuối, Bộ Chính trị nhận
định:’’ Cả năm 1975 tiến công quân sự mạnh, tạo nên phong trào chính trị,
thúc đẩy thời cơ,… có thể tạo ra thời cơ mới với nhiều thuận lợi mới, thậm
chí có thể tạo ra thời cơ phát triển đột biến mà ta chưa lường hết được. Thời
cơ lớn tạo ra một ngày bằng 20 năm, nếu bỏ lỡ thời cơ là có tội với dân tộc.’’
Trên cơ sở đó, Bộ Chính trị dự kiến: Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm
1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975. Do đó, bên cạnh kế
hoạch hai bước trên đây (kế hoạch cơ bản), Tổng hành dinh còn xây dựng
một kế hoạch thời cơ, giải phóng miền Nam sớm hơn hai năm.
Những quyết định của Hội nghị Bộ chính trị cuối 1974 đầu 1975 là ngọn
đuốc soi đường dẫn đến đại thắng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa
xuân 1975. Hội nghĩ đã phân tích, đánh giá chính xác về tình hình tiến công,
phương án hành động với tinh thần quyết tâm cao độ chờ đợi thời cơ.

II. TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY MÙA XUÂN 1975


Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 diễn ra trong vòng 2 tháng mùa xuân
năm 1975. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy trong thời gian ngắn nhưng đầy sôi
nổi. Tiêu biểu là 3 chiến dịch lớn: Chiến dịch Tây Nguyên, Chiến dịch Huế- Đà
Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào Sài Gòn.

1. CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN ( 4/3- 24/3/1975):


- Lí do ta chọn Tây Nguyên làm nơi mở màn Tổng tiến công và nổi dậy mùa
Xuân 1975?
+ Nằm ở vùng cao nguyên Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là địa bàn chiến lược
quan trọng nhất miền Nam.
+ Đây là nơi địch có sơ hở trong chiến lược phòng ngự: do địch nhận định sai
hướng tiến công của ta, ít chú ý phòng thủ Tây Nguyên mà chú trọng vùng
chung quanh Sài Gòn và khu vực Huế- Đà Nẵng. Lực lượng địch ở Tây Nguyên
có quân đoàn 2, nhưng phải chia nhỏ ra giữ nhiều vị trí. Địch ở Tây Nguyên chú
trọng Kontum mà không chú ý phòng thủ ở Buôn Mê Thuột.
+ Tây Nguyên là nơi ta có nhiều lợi thế về địa hình, cơ sở hậu cần vững mạnh
với lòng yêu nước, trung thành với cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.
- Mục đích?
Tiêu diệt một phận sinh lực địch, chiếm thị xã Buôn Mê Thuột, giải phóng hoàn
toàn Tây Nguyên, phát triển cuộc tiến công sang các tỉnh ven biển miền Trung,
thực hiện chia cắt chiến lược.
- Diễn biến:
 Từ ngày 1 đến ngày 9/3/1975, bộ đội Tây Nguyên bí mật triển khai thế
địch, tạo thế bao vây, cô lập, sẵn sàng đánh phủ đầu vào Buôn Mê Thuột.
Ta đánh nghi binh quy mô vừa và nhỏ vào Playku- Kon Tum nhằm thu
hút sự chú ý của đối phương. Đồng thời phân tán lực lượng để mở những
cuộc tiến công cắt đứt đường số 19, đường số 21 nối Tây Nguyên với
đồng bằng liên khu V. Tiến công đánh chiếm khu quân sự Đức Lập- Núi
Lửa, cô lập hoàn toàn Buôn Mê Thuột.
 Ngày 10/3/1975, quân ta tấn công Buôn Mê Thuột. Sau hai ngày đêm
chiến đấu, ta tiêu diệt toàn bộ lực lượng địch ở đây, làm chủ hoàn toàn
Buôn Mê.
 Mất đi Buôn Mê, địch điều hai trung đoàn còn lại của Sư đoàn 23 và một
tiểu đoàn biệt động phản kích nhằm chiếm lại Buôn Mê nhưng không
thành.
 Nguyễn Văn Thiệu rút quân về Sài Gòn, bắt đúng ý đồ đó. Ngày 13/3,
Quân uỷ Trung ương và Bộ chỉ huy lên kế hoạch tiêu diệt chúng trên
đường tháo chạy.
 Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu đến Cam Ranh, ra lệnh cho Phạm
Văn Phú- Tư lệnh quân đoàn II rút khỏi Playku, Kon Tum và toàn bộ Tây
Nguyên về chiếm giữ Nam Trung Bộ
 Ngày 16/3/1975, bộ đội chủ lực truy kích địch trên đường số 7 và tiêu
diệt chúng. Đến 24/3/1975, Tây Nguyên được giải phóng.

- Chiến thắng Tây Nguyên đã đẩy đối phương vào thế bị động, lúng túng,
tác động đến tinh thần binh sĩ địch trên khắp chiến trường; cổ vũ, động
viên mạnh mẽ tinh thần và khí thế tiến công của quân, dân ta ở tiền tuyến
và hậu phương, củng cố quyết tâm chiến đấu và lòng tin của toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta vào thắng lợi cuối cùng.
- Chiến thắng Tây Nguyên chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ của quân
và dân ta sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát
triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

2. CHIẾN DỊCH HUẾ- ĐÀ NẴNG (21/3- 3/4/1975)


Ngay sau khi giải phóng Buôn Ma Thuột và thắng lớn trên chiến trường
Tây Nguyên, trên cơ sở phát hiện những lúng túng và sai lầm trong chỉ
đạo chiến lược của địch. Ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị đã khẳng định:
Thời cơ chiến lược đã đến, hạ quyết tâm chuyển cuộc tiến công chiến
lược thành cuộc tổng tiến công chiến lược, chuyển phương án cơ bản
sang phương án thời cơ, hoàn thành kế hoạch trong hai năm 1975 - 1976
ngay trong năm 1975, với hướng tiến công chiến lược chủ yếu là Sài
Gòn. Nhưng trước mắt nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ quân địch trong
Vùng chiến thuật 1, từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, giải phóng Huế, Đà
Nẵng. Như vậy, với ba đòn tiến công chiến lược chủ yếu (Tây Nguyên,
Trị - Thiên - Huế và Đà Nẵng, Sài Gòn), mục tiêu giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước được thực hiện trọn vẹn. Và chiến dịch Huế- Đà
Nẵng được khơi mào ngay khi chiến dịch Tây Nguyên vẫn còn đang tiếp
diễn.
- Công tác chuẩn bị?
Bộ Chính trị thành lập Hội đồng chi viện cho tiền tuyến do Thủ tướng
Phạm Văn Đồng làm chủ tịch, nhằm động viên sự nỗ lực của cả nước vào
cuộc chiến thắng, đồng thời quyết định thành lập thêm quân đoàn III.
Hợp lực với quân đoàn I, II, IV để tham gia giải phóng Sài Gòn.
- Diễn biến:
 Ngày 21/3/1975, quân ta tấn công vào căn cứ của địch và chặn
đường lui của chúng. Bao vây và tiêu diệt địch khắp trong và ngoài
thành Huế.
 Ngày 25/3/1975, ta tiêu diệt và làm tan rã lực lượng địch tại cửa
biển Thuận An và Tư Hiền. Lực lượng vũ trang phối hợp lực lượng
chính trị chiếm giữ các căn cứ quân sự, cơ sở chính trị, kinh tế, văn
hoá và truy lùng bọn ác ôn ngoan cố.
 Ngày 26/3/1975, thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên được giải
phóng
 Trong khi đó, các lực lượng vũ trang của Quân khu V phối hợp
quần chúng tiêu diệt Sư đoàn II, giải phóng Tam Kì (24/3), Quảng
Ngãi (25/3) và Chu Lai (26/3). Giải phóng hoàn toàn khu vực phía
Nam quân khu I, uy hiếp Đà Nẵng.
 Sáng 28/3, Quân đoàn I cùng lực lượng Quân khu V chia thành 5
cánh quân: Bắc, Tây- Bắc, Tây- Nam, Nam, Đông-nam đồng loạt
tiến vào Đà Nẵng. Tiêu diệt lực lượng địch và làm chủ sân bay,
quân cảng, Toà thị chính,…
 15h ngày 29/3/1975, Đà Nẵng giải phóng.
 Trên cơ sở thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Đà Nẵng được
giải phóng, quân và dân ta đã thừa thắng đánh và giải phóng được
các tỉnh ven biển miền Trung, nổi dậy giải phóng tỉnh Bình Định
và thành phố Quy Nhơn, tỉnh Phú Yên và thị xã Tuy Hoà, tỉnh
Khánh Hoà và thành phố Nha Trang cùng cảng Cam Ranh.
- Chiến dịch tiến công giải phóng Trị - Thiên - Huế và Đà Nẵng là chiến
dịch tác chiến hiệp đồng binh chủng quy mô lớn, diễn ra trong thời gian
ngắn, công tác chuẩn bị gấp là một thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược
và chính trị rất quan trọng.
- Kết quả của chiến dịch giải phóng Trị - Thiên - Huế, Đà Nẵng đã làm
thay đổi hẳn tương quan lực lượng địch - ta trên hướng tiến công chiến
lược phía bắc, cùng với đòn tiến công Tây Nguyên đã làm thay đổi hẳn so
sánh lực lượng về mặt chiến lược, tạo ra sự nhảy vọt về cục diện chiến
tranh hoàn toàn có lợi cho ta. Chiến dịch tiến công giải phóng Trị - Thiên -
Huế, Đà Nẵng làm cho địch suy sụp lớn về tinh thần, đẩy chúng đứng
trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn không gì có thể cứu vãn nổi, mở ra cho ta
thời cơ, điều kiện mới giải phóng Sài Gòn - Gia Định và giải phóng hoàn
toàn miền Nam.

3. CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH (26/4-30/4/1975)

Sau khi mất hoàn toàn Quân khu I và Quân khu II. Nguyễn Văn Thiệu ra
sức phòng vệ cho quân khu III và Quân khu IV. Chúng tập hợp tàn quân,
củng cố lực lượng và bố phòng từ xa với quyết tâm giữ lại Phan Rang trở
vào Nam, ngăn chặn hướng tiến công của quân ta cho đến mùa mưa 1976.
Nguyễn Văn Thiệu cho rằng cầm quân đến lúc đó, ta sẽ suy yếu và Quân
đội Sài Gòn có thời gian để phản kích chiếm lại một số vùng và chèn ép
ta trên bàn đàm phán.
Về phía Mĩ, để giúp chính quyền Sài Gòn, Pho cho lập cầu hàng không
khẩn cấp chuyên chở vũ khí, trang bị cho quân đội Sài Gòn.
Thời cơ đã chín muồi, lực lượng địch đang nao núng, Bộ Chính trị Trung
ương Đảng nhận định:’’ Thời cơ đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm
quyết tâm giải phóng miền Nam’’. Quyết định mở cuộc tổng công kích,
tổng khởi nghĩa vào Sài Gòn- Gia Định và nhấn mạnh:’’ Phải tập trung
nhanh nhất lực lượng, binh khí kĩ thuật và vật chất, giải phóng miền Nam
trước mùa mưa.’’
Để chuẩn bị, Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ tư lệnh và Đảng uỷ
mặt trận vào ngày 3/4. Quyết định tên chiến dịch đánh vào Sài Gòn- Gia
Định là ‘Chiến dịch Hồ Chí Minh’
Đầu tháng 4/1975, nhân dân đã sống trong những ngày hào hùng, quyết
thắng. Cả dân tộc rộn ràng trong mùa Xuân với tinh thần ‘ Đánh nhanh
đến, đánh nhanh thắng’ với khẩu quyết ‘Thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chiến
thắng’.
- Diễn biến:
 Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, ta tiến công
Xuân Lộc, Phan Rang từ ngày 9/4/1975
 Ngày 21/4, thị xã Xuân Lộc và tỉnh Long Khánh hoàn toàn
giải phóng, cánh cửa phía đông Sài Gòn đã mở sẵn đón quân
ta tiến vào trận chiến quyết liệt cuối cùng.
 Quân đoàn II tiến vào Sài Gòn, trong quá trình hành quân, ta
tiêu diệt căn cứ phòng thủ của địch ở Phan Rang (16/4), giải
phóng tỉnh Ninh Thuận, một số ven biển khu VI và một loạt
hải đảo miền Trung, trong đó có các đảo thuộc quần đảo
Trường Sa- Việt Nam.
 Do các phòng tuyến phòng thủ bị chọc thủng và Phnom Penh
được giải phóng, nội bộ Mĩ và chính quyền Sài Gòn càng
thêm hoảng loạn. Ngày 18/4/1975, tổng thống Mĩ ra lệnh di
tàn hết người Mĩ khỏi Sài Gòn. Ngày 21/4, Nguyễn Văn Thiệu
từ chức tổng thống.
 17h ngày 26/4, năm cánh quân, với lực lượng 5 quân đoàn và
tương đương quân đoàn, nhanh chóng vượt qua các tuyến
phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn,
đánh chiếm cơ quan đầu não của địch.
 10h45’ ngày 30/4/1975, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào
Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Chính phủ trung ương Sài Gòn,
Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
 11h30’, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập, báo
hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
 Cùng thời gian đó, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh
còn lại tiến công và nổi dậy, theo phương thức xã giải phóng
xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh. Ngày
2/5/1975, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải
phóng.
Đây là chiến dịch tiến công chiến lược binh chủng hợp thành có quy mô
lớn nhất trong lịch sử chiến đấu của quân đội ta. Chiến dịch được thực
hiện trong tình huống hai bên mặt đối mặt, cùng biết rõ ý đồ và lực lượng
của nhau, khó tạo nên yếu tố bất ngờ ngay cả trong phạm vi chiến thuật,
do đó, là bước phát triển về nghệ thuật chỉ huy. Ta tiến công trên tất cả
các hướng, tạo thành thế hợp vây ngay từ đầu, khiến địch chỉ còn cách
chấp nhận tác chiến hoặc đầu hàng. Trong đột phá chiến dịch ta vừa đánh
địch phòng ngự vòng ngoài, vừa dùng các binh đoàn mạnh thọc thẳng vào
chiều sâu và đầu não địch, đánh quỵ địch nhanh chóng. Lần đầu tiên ta sử
dụng bộ đội tăng thiết giáp tập trung ở quy mô binh đoàn (lữ đoàn), đảm
nhiệm một hướng tiến công chủ yếu với tính chất là đoàn (lữ đoàn), đảm
nhiệm một hướng tiến công chủ yếu với tính chất là cụm cơ động thọc
sâu phát huy được sức đột kích nhanh và tăng cường khả năng tác chiến
trong hành tiến. Về chỉ đạo chiến lược, ta đã kết hợp chiến dịch với tiến
công chiến lược trên toàn chiến trường, giành thắng lợi hoàn toàn.
III- ĐÁNH GIÁ
1. Nghệ thuật quân sự
1. Nghệ thuật quân sự áp đảo quân số. Dù quân địch đông hơn và trang bị
vũ khí hiện đại nhiều hơn nhưng ta chọn chiến thuật tập trung vào điểm
yếu mà địch sơ hở. Ví dụ: chiến dịch tây nguyên.
2. Nghệ thuật kết hợp trên ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao. Đặt
dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng tạo của Đảng. Chiến thắng về chính trị
và quân sự tạo điều kiện cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao và thắng
lợi trên mặt trận ngoại giao phản ánh thắng lợi trên mặt trận chính trị và
quân sự.
3. Nghệ thuật kết hợp tấn công và nổi dậy 3 thứ quân. Ta vừa kết hợp
những đợt tấn công trực tiếp với các đợt nổi dậy từ trong lòng địch. Ví dụ
trong cả 3 chiến dịch trên thì công của những người hoạt động dưới lòng
địch tình báo. Hay như nhiều người dân giúp đỡ cho bộ đội giải phóng.
4. Nghệ thuật kết hợp hiệp đồng binh chủng: Đây là lần đầu tiên ta kết
hợp các quân đoàn cùng nhau tác chiến. Bộ binh pháo binh binh chủng
tăng thiết giáp... Từng bước đập tan hệ thống phòng thủ địch.
5. Nghệ thuật "đánh liên hồi" đánh sáng tạo. Ta theo dõi tình hình chiến
sự kỹ càng khi có cơ hội thì mở đồng loạt chiến dịch kế tiếp. Tiêu biểu là
khi đang tiếp diễn chiến dịch tây nguyên, ta lại mở thêm Huế -Đà Nẵng.
6. Nghệ thuật đánh sáng tạo: Bộ chính trị có lối đánh cô cụm tiêu diệt
địch. Chiến dịch tây nguyên và Huế- Đà Nẵng là ví dụ điển hình.
7. Kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Từ đấu tranh
chính trị phát triển lên khởi nghĩa, sau đó là chiến tranh giải phóng. Khởi
nghĩa từng phần ở nông thôn và từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh
cách mạng.
Còn ở chiến dịch Hồ Chí Minh thì ta vừa đánh địch ở hệ thống phòng thủ
ngoài vừa kết hợp lực lượng bên trong làm địch tan rã.

2. Nguyên nhân thắng lợi.


2.1 Nguyên nhân chủ quan
- Có sự lãnh đạo tài tình của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc
lập, tự chủ, đúng đắn và sáng tạo. Tư tưởng chiến lược tiến công,
phương pháp đấu tranh linh hoạt, kết hợp đấu tranh quân sự- chính trị-
ngoại giao.
- Ý chí tự lực tự cường, sự thông minh sáng tạo trong nghệ thuật quân
sự.
- Nhân dân giàu lòng yêu nước, đoàn kết nhất trí, lao động cần cù, chiến
đấu dũng cảm vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, xây dựng và bảo vệ
miền Bắc, thống nhất đất nước.
- Hậu phương miên Bắc, đáp ứng kịp thời nhu cầu của cuộc chiến
2.2 Nguyên nhân khách quan
- Có sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Đông Dương
- Sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước
xã hội chủ nghĩa, các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà bình trên thế
giới và cả người Mĩ tiến bộ.
3. Ý nghĩa lịch sử
3.1 Ý nghĩa chủ quan
- Đại thắng mùa xuân 1975 đập tan âm mưu bán nước của quân đội Sài
Gòn và âm mưu cướp nước của bọn thực dân xâm lược.
- Đại thắng mùa Xuân 1975 kết thúc cuộc chiến tranh chống Mĩ cứu
nước đầy ác liệt trong lịch sử dân tộc. Tố cáo những hành vi độc ác, man
rợ và dã tâm xâm chiếm lãnh thổ của bọn độc tài đế quốc Mĩ. Chúng vơ
vét, bóc lột nhân dân ta, khiến nhân dân lâm vào cảnh lầm than, chết
chóc. Chiến thắng của ta trong những năm 1975 đã như ngọn đuốc soi
sáng vào những thương đau của một thời kì đau thương trong lịch sử.
- Thắng lợi của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 nói riêng và kháng chiến
chống Mĩ cứu nước nói chung là giai thoại kinh điển, ‘mãi mãi được ghi
vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lòi nhất, một biểu
tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng
và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại
của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và tính thời
đại sâu sắc.’ ( Đảng CSVN- Báo cáo chính trị của BCHTW Đảng tại
Đại hội đại biểu lần IV, trang 5-6)
- Đại thắng mùa xuân 1975 kết thúc cuộc chiến chống Mĩ cứu nước, kết
thúc 21 năm chiến đấu, 30 năm giải phóng dân tộc, cứu lấy Tổ Quốc từ
sau CMT8/1945. Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của đế quốc, thế lực
tay sai ở Việt Nam, rửa sạch nỗi nhục và nỗi đau mất nước hơn 1 thế kỉ.
- Góp phần hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả
nước, bảo vệ và phát triển thành tựu cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền
Bắc, xoá bỏ trở ngại trên con đường thống nhất đất nước.
- Góp phần mở ra kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam- kỉ nguyên độc
lập, tự do, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
3.2 Ý nghĩa khách quan
- Góp phần đập tan âm mưu phản kích vào lực lượng cách mạng sau
Chiến tranh thế giới thứ 2 trên toàn cầu.
- Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng của chủ nghĩa đế quốc, phá vỡ
phòng tuyến quan trọng ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á
của những tên đế quốc đầu sỏ. Góp phần đảo lộn chiến lược toàn cầu
của chúng.
- Tác động mạnh tới nội bộ các nước đế quốc, điển hình là Mĩ và cục
diện thế giới.
- Là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. Là tấm
gương sáng cho các dân tộc vùng lên thoát khỏi áp bức, giành độc lập,
giải thoát thân phận chính mình.

PHỤ LỤC TRÍCH DẪN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lê Mậu Hãn, Đại cương lịch sử Việt Nam tập III, NXB Giáo dục Việt Nam,
tái bản lần thứ mười chín, 1945-2006.
2. Báo Quân khu 4, chuyên mục Quốc phòng an ninh, Tiến công giải phóng
Huế, Đà Nẵng - Bước tạo đà trực tiếp cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thứ 3,
23/03/2021
3. Báo Quân đội Nhân dân, chuyên mục Quốc phòng an ninh, Chiến dịch Tây
Nguyên - 47 năm nhìn lại, Chủ nhật, 27/03/2022
4. Báo Quân đội Nhân dân, chuyên mục Hồ sơ- sự kiện, Kế hoạch chiến lược
hai năm hoàn thành trong hai tháng, Thứ 4, 29/04/2022
5. Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Hệ thống tư liệu - văn kiện Đảng,
chuyên mục Hồ sơ- Sự kiện- Nhân chứng, Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4 –
30/4/1975) giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Thứ 6,
26/1/2018.
6. Thạc sĩ Dương Thị Huyền, Ôn thi THPT môn Lịch Sử, Bài tập So sánh,
NXB Đại học Thái Nguyên, năm 2020.
7. Báo Quân khu 7, Nét nổi bật của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong tác
chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, Thứ ba, 30/04/2019
Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2022

You might also like