You are on page 1of 2

Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, để cứu vãn

cơ đồ chủ nghĩa thực dân


mới, ngăn chặn sự sụp đổ của chính quyền và quân đội Sài Gòn, chính quyền của tổng thống Mĩ L.Gionxon quyết
định tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ”( Local War Strantegy) ở Miền Nam. “Chiến tranh cục bộ” là một hình
thức chiến tranh trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt “ của đế quốc Mĩ, mục đích là đưa quân chiến đấu
Mỹ và quân các nước đồng minh của Mĩ vào trực tiếp tham chiến, đóng vai trò chủ yếu trên chiến trường miền
Nam; quân đội Sài Gòn đóng vai trò hỗ trợ quân Mĩ và thực hiện bình định. Ngày 8/3/1965, quân Mĩ đổ bộ vào Đà
Nẵng trực tiếp tham chiến ở miền Nam Việt Nam. đây là đại đội đầu tiên của tiểu đoàn thủy quân lục chiến số
9 của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Phú Lộc (nay thuộc quận Thanh Khê). Đến chiều cùng ngày, tiểu đoàn 2 thuộc
lữ đoàn nói trên được không vận từ căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng.

Ngày 14-4-1965, ba tiểu đoàn thủy quân lục chiến, một tiểu đoàn tên lửa HAWK, 3 chi đoàn cơ giới, 2 phi đội máy
bay phản lực, 1 đại đội pháo 155 ly và 203 ly thuộc lữ đoàn thủy quân lục chiến số 9 Mỹ tiếp tục đổ bộ vào Đà
Nẵng, triển khai việc thiết lập vành đai bảo vệ căn cứ này.

Do mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ đám tay sai chóp bu của Mỹ ở Sài Gòn, cái gọi là “Hội đồng quân sự”
do Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu đã ra lệnh cách chức trung tướng Nguyễn Chánh Thi, Tư
lệnh quân đoàn I, ngày 10-3-1966. Nhận được tin Thi bị cách chức, vào lúc 17 giờ ngày 11-3-1966, khoảng
300 sĩ quan và binh lính thuộc phe cánh ông ta ở miền Trung họp mít tinh ở hội trường Trưng Vương (Đà
Nẵng) “yêu cầu chính phủ trung ương phục chức cho trung tướng Nguyễn Chánh Thi”, đồng thời thành lập
“Ủy ban quân dân vùng I chiến thuật” để làm áp lực với chính quyền trung ương.
Lợi dụng cơ hội này, học sinh, công nhân, tiểu thương, tăng ni, phật tử… đã tổ chức xuống đường, bãi khóa, đình
công, bãi thị. Cơ sở bí mật của ta ở nội thành đã đưa người tham gia vào tổ chức ly khai của địch, nhằm lái phong
trào tập trung đấu tranh chống Mỹ-Thiệu.

Ngày 15-3, một cuộc mít tinh đông 10.000 người đã diễn ra ở công viên Diên Hồng. Nhiều đại biểu của quần chúng
lên diễn đàn công khai tố cáo tội ác của Thiệu-Kỳ và bè lũ tay sai.
Ngày 18-3, Tổng đoàn học sinh Đà Nẵng được thành lập. Ngày 19-3, Tổng hội sinh viên Huế cử người người vào
tiếp sức, tổ chức cuộc hội thảo tại hội trường Trưng Vương với chủ đề “Bán nước hay cứu nước?”. “Ủy ban quân
dân đấu tranh vùng I chiến thuật” được chuyển thành “Lực lượng nhân dân tranh thủ cách mạng Đà Nẵng”.

Ngày 20-3, “Lực lượng nhân dân tranh thủ cách mạng Đà Nẵng “ tổ chức lễ ra mắt trước 15.000 quần chúng tại
công viên Diên Hồng, công bố lập trường và mục tiêu đấu tranh của lực lượng, nêu rõ tình trạng Mỹ xâm phạm chủ
quyền quốc gia, đồng thời tuyên bố rút khẩu hiệu ủng hộ Nguyễn Chánh Thi.

Ngày 24-3, thanh niên chiếm đài phát thanh Đà Nẵng. Ở Hội An, Đài phát thanh cũng bị chiếm sau đó hai ngày.

Ngày 30-3, hơn 10.000 quần chúng xuống đường tuần hành thị uy, có hàng trăm xe ôtô các loại tham gia, mang
biểu ngữ chống Mỹ, chống Thiệu-Kỳ.

Ngày 1-4, các giới trong thành phố, công chức, binh lính ngụy, đồng bào các xã vùng ven thành phố đông đến
25.000 người tham dự lễ “giỗ Tổ Hùng Vương” tại công trường Quách Thị Trang.

Ngày 4-4, Thiệu-Kỳ điều đến Đà Nẵng 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến và một tiểu đoàn lính dù, nhưng chưa dám
đàn áp, vì chưa có lệnh của Mỹ.

Những ngày tiếp theo đã diễn ra các cuộc biểu tình của 2.000 công nhân khuân vác cảng Đà Nẵng, 1.000 ngư dân
sông Đà… Tuy nhiên, kể từ 19-4 trở đi, sự chỉ đạo phong trào bị lúng túng về phương hướng và kế hoạch phát
triển, thiếu năng động, kịp thời, do đó phong trào lắng xuống dần.

Chớp lấy thời cơ, Thiệu-Kỳ điều thêm hai tiểu đoàn thủy quân lục chiến từ Sài Gòn ra, dùng máy bay và xe bọc
thép chiếm lại các vị trí then chốt trong thành phố.
Nhật ký chiến trường ghi:
- Ngày 10-3-1975, vào lúc 1 giờ 45 phút, quân ta nổ súng tấn công thị xã Buôn Ma Thuột, mở đầu chiến dịch
quy mô ở Tây Nguyên.
- Ngày 11-3-1975, thị xã Buôn Ma Thuật hoàn toàn giải phóng.
- Ngày 14-3-1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu họp với Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn
Quang, Phạm Văn Phú ở Nha Trang, quyết định rút quân bỏ 3 tỉnh Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn.
- Ngày 18-3-1975, Bộ Chính trị họp, hạ quyết tâm giải phóng miền Nam trong năm 1975.
- Ngày 19-3-1975, thị xã Quảng Trị và toàn tỉnh hoàn toàn giải phóng.
- Ngày 24-3, Quảng Ngãi và thị xã Tam Kỳ (tỉnh lỵ tỉnh Quảng Tín) hoàn toàn giải phóng.
- Ngày 26-3-1975, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Đảng ủy mặt trận Quảng Đà (mật
danh 475), do Trung tướng Lê Trọng Tấn - Tổng tham mưu phó – làm Tư lệnh và Thượng tướng Chu Huy Mân –
Tư lệnh quân khu V – làm Chính ủy, trực tiếp chỉ huy quân đoàn 2 và các lực lượng vũ trang khác ở khu V đánh
chiếm căn cứ liên hợp quân sự hải lục không quân lớn thứ hai ở miền Nam là Đà Nẵng. Đến lúc này, tại Đà Nẵng,
lực lượng của quân ngụy còn khoảng 75.000 tên, gồm sư đoàn 3, sư đoàn thủy quân lục chiến, tàn quân của sư
đoàn 1 và 2, liên đoàn 12 biệt động quân, cùng 15 tiểu đoàn bảo an, 5.000 cảnh sát, sư đoàn 1 không quân với 373
máy bay các loại, 114 khẩu pháo, 70 xe tăng và xe bọc thép.

Sáng ngày 28-3-1975, bộ phận đầu não của Đặc khu ủy Quảng Đà hành quân áp sát vùng ven Đà Nẵng và quyết
định phát lệnh đồng loạt tấn công và nổi dậy, chiếm thành phố vào đêm 29 rạng ngày 30-3-1975.
Ngay chiều 28, Ngô Quang Trưởng cùng Bộ tư lệnh vùng 1 chiến thuật đã bí mật chuồn ra hạm đội 7 của Mỹ đậu ở
ngoài khơi, bỏ lại thành phố đang hoang mang, náo động, bất chấp lời kêu gọi “tử thủ Đà Nẵng” của Nguyễn Văn
Thiệu.
Được tin Ngô Quang Trưởng cùng Bộ chỉ huy đã chuồn khỏi Đà Nẵng, ban chỉ đạo khởi nghĩa ở nội thành đã có
quyết định sáng suốt và táo bạo là phát lệnh khởi nghĩa ngay trong đêm 28-3, mặt khác điện báo cho Bộ tư lệnh
chiến dịch điều lực lượng vũ trang vào ngay thành phố, không chờ đến ngày 30-3 theo như kế hoạch đã dự kiến:

Rạng sáng ngày 29-3-1975, các cánh quân chủ lực của ta theo ba hướng tiến vào thành phố. Đến 11 giờ 30 phút,
biệt động thành phố và sau đó đại đội 1 của trung đoàn 96 tiếp quản Tòa Thị chính.

Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Tòa Thị chính, trên sở chỉ huy Quân đoàn 1 ngụy.

Phối hợp với lực lực lượng nổi dậy, của quần chúng chiều 29-3, bộ đội chủ lực đã vượt qua cầu Trịnh Minh Thế
tiến vào cứ điểm Sơn Trà.
Đến chiều 29-3-1975, tiếng súng về cơ bản chấm dứt. Chiến dịch giải phóng thành phố lớn thứ hai ở miền Nam kết
thúc thắng lợi hoàn toàn.
Ta đã tiêu diệt và làm tan rã 10 vạn quân ngụy, thu và phá hủy 69.000 súng các loại, 138 xe tăng và xe bọc thép,
115 máy bay, hàng trăm tấn vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến tranh khác.

Chiến thắng của quân và dân ta trong chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng đã góp phần to lớn, và tạo điều kiện
thuận lợi cho chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn và cả miền Nam thân yêu kết thúc vào ngày 30-4-1975.

You might also like